Tổng quan về một số cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư - 15


5 2 2 2 Tình hình nghiên cứu về chi Hedyotis trên thế giới Nghiên cứu đầu tiên 1


5.2.2.2. Tình hình nghiên cứu về chi Hedyotis trên thế giới


Nghiên cứu đầu tiên về chi Hedyotis được công bố năm 1933 ở Ấn Độ bởi Dey và Lakshminarayan [37]. Hiện nay có khoảng 15 loài thuộc chi Hedyotis đã được nghiên cứu, chiếm khoảng 3% tổng số 500 loài. Chứng tỏ có rất nhiều loài còn chưa được khám phá, mở đầu cho công cuộc tìm kiếm các hợp chất mới từ đó phát triển thành thuốc mới.

Một số tác dụng dược lý đã được nghiên cứu:


Cây lưỡi rắn có tên khoa học là Hedyotis corymbosa thuộc họ Rubiaceae đã được Lại Kim Dung, Trần Văn Sung, Phạm Gia Điền của Viện Hóa Học - Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia nghiên cứu và chứng minh có hoạt tính chống ung thư. Theo kinh nghiệm dân gian ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines,... cây có tác dụng chữa rắn cắn rất hiệu quả, thanh nhiệt, giải độc, tẩy xổ, rối loạn chức năng gan,...[10]

Cây an điền cỏ có tên khoa học là Hedyotis herbacea theo Phạm Hoàng Hộ có tác dụng trị suyễn, sốt, tê thấp, trị nọc cắn, long đờm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Theo y học cổ truyền Malaysia, thân và lá cây Hedyotis capitellata được dùng để trị bệnh thận và phục hồi sau khi sinh. [37]

5.2.2.3. Tình hình chiết xuất, phân lập, định tính, định lượng

Phương pháp chiết tách:


Cây bạch hoa xà thiệt thảo nuôi trồng trong tự nhiên được thu hoạch, rửa sạch và sấy khô ở 40 - rồi xay nhuyễn thành bột. Bột nguyên liệu được cho vào túi vải và ngâm dần trong methanol. Mẫu được ngâm 5 lần, mỗi lần khoảng 24 giờ, dịch chiết từ các lần ngâm được thu lại cô quay tách dung môi được cao methanol tổng. Cao chiết bạch hoa xà thiệt thảo được xác định có chứa alkaloid, flavonoid, glycoside, tanin và triterpenoid. [6]

Định lượng polyphenol tổng bằng thuốc thử Folin–Ciocalteu:


Hàm lượng polyphenol được xác định theo phương pháp của Singleton et al. (1999) có hiệu chỉnh. Hỗn hợp phản ứng gồm 250mL cao methanol trong 250 mL nước và 250 mL thuốc thử Folin Ciocalteu, lắc đều. Sau đó, thêm vào 250 mL Na2CO3 10% rồi ủ 30 phút ở 400C trong bể điều nhiệt. Độ hấp thụ quang phổ của hỗn hợp phản ứng được đo ở bước sóng 765nm. Gallic acid (2 - 10

µg/mL) được sử dụng như chất đối chứng dương để xây dựng phương trình đường chuẩn. Hàm lượng polyphenol tổng trong cao chiết bạch hoa xà thiệt thảo được xác định dựa trên phương trình đường chuẩn gallic acid. Hàm lượng polyphenol tổng (TPC) với chất chuẩn là gallic acid trong khoảng nồng độ từ 2 đến 10 µg/mL có phương trình hồi quy tuyến tính y = 0,083x + 0,112 (R² = 0,98). [6]

Phương pháp định lượng flavonoid:


Hàm lượng flavonoid toàn phần được xác định bằng phương pháp so màu AlCl3 của Bag et al. (2015) có hiệu chỉnh. Hỗn hợp phản ứng gồm 1 mL cao chiết ở nồng độ khảo sát pha trong 1 mL nước cất rồi lắc đều. Sau đó, hỗn hợp phản ứng được thêm vào 200 µL NaNO2 5%. để yên 5 phút tiếp tục thêm 200

µL AlCl3 10%, lắc đều. Hỗn hợp phản ứng sau khi ủ 6 phút được thêm 2 mL

NaOH 1 M. Cuối cùng hỗn hợp phản ứng được thêm nước cho đủ 5 mL. Hỗn hợp phản ứng được đo độ hấp thu quang phổ ở bước sóng 510nm. Quercetin (20-120 µg/mL) được sử dụng như chất đối chứng dương. Hàm lượng flavonoid toàn phần trong cao chiết được xác định dựa vào phương trình đường chuẩn quercetin. Hàm lượng flavonoid toàn phần (TFC) với chất chuẩn quercetin trong dãy nồng độ từ 20 đến 120 µg/mL với phương trình hồi quy tuyến tính y = 0,005x – 0,009 (R² = 0,99). [6]

→ Nhận xét và kết luận:


Dựa trên các đường chuẩn thấy cây bạch hoa xà thiệt thảo có hàm lượng polyphenol và flavonoid tổng lần lượt tương đương 83,58+- 1,38mg GAE/g cao chiết và 398,53+-7,13mg QE/g cao chiết. [6]


5.2.3. Về tác dụng sinh học


5.2.3.1. Tác dụng dược lý đã được nghiên cứu


Tác dụng ức chế sự phát triển của TB ung thư


Hedyotis Diffusa Willd đã được sử dụng như một thành phần chính trong một số công thức thuốc Trung Quốc để điều trị lâm sàng ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, cơ chế phân tử của hoạt động chống ung thư của Hedyotis Diffusa Willd vẫn chưa rõ ràng. [33] Theo nghiên cứu của Rui Chen et al (2016), cao chiết ethanol Hedyotis diffusa có thể gây ra quá trình apoptosis và ức chế sự gia tăng của các tế bào ung thư ruột kết HT29 và ức chế hình thành mạch khối u bằng cách điều chỉnh các con đường truyền tín hiệu khác nhau.

Tác dụng chống oxy hóa


Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chứng minh bạch hoa xà thiệt thảo có hoạt tính sinh học chống oxy hóa cao do có nhiều hợp chất thứ cấp thuộc

nhóm polyphenol và nhóm flavonoid. Polyphenol đóng vai trò như một chất khử hidro hóa và làm ngừng hoạt động của các gốc oxy tự do [28]. Flavonoid khử các gốc tự do hoặc tạo phức với các ion kim loại nên ngăn cản các phản ứng oxy hóa mà những ion đó là enzym xúc tác.

Tác dụng chống viêm


Nước sắc bạch hoa xà thiệt thảo tăng cường khả năng thực bào của hệ thống mô lưới – nội mô ( reticuloendothelial ) và của tế bào bạch cầu. [1] Ngoài ra cây bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng chống viêm trong chứng viêm thận do lipopolysaccharide gây ra ở chuột bằng cách ngăn chặn đáng kể việc sản xuất yếu tố hoại tử khối u-α (TNF-α), IL-1, IL-6 và protein hóa học monocyte 1 (MCP-1) trong các mô thận, cũng như thúc đẩy đáng kể việc sản xuất IL-10 trong huyết thanh và mô thận. [40] Nhiều nghiên cứu đã chứng minh có sự tương quan giữa hoạt tính chống oxy hóa, hoạt tính chống viêm và hàm lượng polyphenol có trong cao chiết methanol bạch hoa xà thiệt thảo.

Tác dụng điều hòa miễn dịch


Cây có tác dụng kích thích sự tăng sinh của tế bào lách chuột trên ống kính thí nghiệm. Ngoài ra, bạch hoa xà thiệt thảo còn có tác dụng ức chế hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1 tạo nên khi dùng chủng vi khuẩn Salmonella typhimurium TA 100 làm thí nghiệm. [1]

Tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh


Năm 2001, trong một tìm kiếm thử nghiệm sinh học các hợp chất bảo vệ thần kinh từ cây thuốc, Youngleem Kim và các cộng sự đã tìm ra được dịch chiết methanol của cây bạch hoa xà thiệt thảo có năm glycosides flavonol và bốn glycosid iridoid O- acylated. Chín hợp chất đều biểu hiện đặc tính bảo vệ thần

kinh trên tế bào vỏ não chuột bị tổn thương bởi L-glutamate ở liều 0,1-10 µM. [34]

Tác dụng bảo vệ gan


Theo thí nghiệm của Kang và Koppula có hiệu chỉnh trên gan chuột, dựa trên việc quan sát hình thái gan của các nhóm chuột đối chứng thấy rằng cao chiết bạch hoa xà thiệt thảo có khả năng bảo vệ gan. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng các cao chiết thực vật sở hữu khả năng chống oxy hóa sẽ làm tăng hàm lượng các enzyme chống oxy hóa trong các mô của cơ thể. [32]

5.2.3.2. Độc tính


Bạch hoa xà thiệt thảo không độc. Cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai. Đàn ông yếu sinh lý nên lưu ý vì bị ức chế quá trình sinh tinh trùng.

5.2.3.3. Công dụng theo y học cổ truyền

Tính vị, công năng

Bạch hoa xà thiệt thảo có vị ngọt, đắng, tính hàn vào các kinh vị, đại tràng, tiểu tràng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tán ứ, chống u. [11]

Công dụng


Ở nước ta, từ thời Tuệ Tĩnh, bạch hoa xà thiệt thảo đã được phát hiện để điều trị rắn cắn, sởi đậu. Ở Trung Quốc, bạch hoa xà thiệt thảo được dùng làm thuốc chống viêm, chữa phế nhiệt, hen suyễn, viêm họng, viêm amydal, viêm đường tiết niệu, viêm vùng chậu. Dùng ngoài chữa vết thương, rắn cắn, côn trùng đốt, đau lưng, đau khớp. Còn dùng điều trị bổ trợ cho ung thư dạ dày, trực tràng ung thư gan thời kỳ đầu. Ở Ấn Độ, bạch hoa xà thiệt thảo là thuốc chữa bệnh về gan mật, vàng da, sốt, lậu, máu xấu.[11]

5.2.4. Sản phẩm chứa dược liệu trên (nếu có)


Trà thảo mộc bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tẩy xổ nên rất được ưa chuộng.


H nh 35: Trà bạch hoa xà thiệt thảo (Nguồn Internet)


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Tiếng Việt

[1]. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lô, Phạm Duy Mạnh (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 1. NXB Khoa học kỹ thuật , Hà Nội, tr. 172-173, 150 -152, 971-975.

[2]. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung và cs. (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 2. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 158 - 159, 229- 232, 383-391.

[3]. Nguyễn Quốc Bình, Nguyễn Phương Hạnh. Đ c điểm h nh thái một số loài trong chi nghệ (curcuma) có tác dụng làm thuốc ở Tây Nguyên.

[4]. Lại Kim Dung, Trần Văn Sung, Phạm Gia Điền (2011). Hoạt tính chống ung thư từ cây ưỡi rắn (Hedyotis corymbosa) và ưỡi rắn trắng (Hedyotis diffusa), tr. 321 - 323.

[5]. Bùi Thị Thanh Duyên, Đặng Kim Thu, Vũ Mạnh Hùng, Bùi Thanh Tùng (2020), Nghiên cứu tác dụng ức chế tế bào ung thư và chống oxy hóa của lá xạ đen (Celastrus hindsii Benth et Hook.) VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 36, No. 1, tr. 39-45

[6]. Phan Kim Định, Võ Thị Mỹ Huyền, Trịnh Dương Hạnh My, Lê Thị Điểm, Trần Chí Linh, Nguyễn Trọng Tuân và Đái Thị Xuân Trang ( 2020), Nghiên cứu một số hoạt tính sinh học của cao chiết methanol cây lưỡi rắn trắng (Hedyotis diffusa Willd.), Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học tự nhiên)(2), tr. 103-114.

[7]. Trương Văn Giang. (2015). Khảo sát thành phần hóa học của trái mãng cầu xiêm (Annona muricata L.) (Luận văn tốt nghiệp cao học ngành hóa hữu cơ).

[8]. Bùi Khánh Hà (2021), Bán chi liên vị thuốc hỗ trợ ung thư hiệu quả, 10-11- 2021

[9].Phạm Thanh Loan, Nguyễn Văn Huy, Hà Thị Tâm Tiên, Hoàng Thị Lê Thu, Phan Chí Nghĩa, Nguyễn Thị Quyên (2020), Evaluation of Acute Toxicity and Semi-chronic Toxicity of Extract from Celastrus hindsii Benth, Pak. J. Biol. Sci., 23 (8), pp. 1096-1102.

[10]. Đỗ Tất Lợi (2013), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr. 546 – 547, 250 – 251.

[11]. Nguyễn Thị Ngân (2017), Nghiên cứu xây dựng một số ch tiêu kiểm nghiệm nấm linh chi ( Ganoderma lucidum P.Karst), Luận văn Thạc sĩ đại học.

[12]. Đỗ Quyên và cs. (2015). Phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất từ phân đoạn n-hexan của lá cây mãng cầu xiêm (Annona muricata L., họ Na - Annonaceae). Tạp chí Dược học, số 4 8 - Tháng 4/2015 - tr. 60-62.

[13]. Nguyễn Thị Bích Thu (2002), Nghiên cứu cây cà gai leo (Solanum procumbens our, Solanaceae) làm thuốc chống viêm gan và ức chế xơ gan.

[14]. Nguyễn Thu Trang. (2014). Nghiên cứu thành phần hóa học và thử hoạt tính ức chế tế bào ung thư của lá cây mãng cầu xiêm (Annona muricata .) họ Annonaceae (Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ).

[15]. Trần Đức Việt, Tran Dang Xuan, Truong Mai Van, Yusuf Andriana, Ramin Rayee, Hoang-Dung Tran (2019), Comprehensive Fractionation of Antioxidants and GC-MS and ESI-MS Fingerprints of Celastrus hindsii Leaves, Medicines, 6, pp. 64.

Ngày đăng: 07/09/2024