Thời Điểm Thu Hái, Chế Biến Dược Liệu, Vị Thuốc

Hình 31: Bán chi liên (Nguồn: Internet)

Bán liên chi là cây thân thảo, mọc bò, chiều cao trung bình của cây từ 15

– 20cm, thân mảnh hình trụ, mọc đứng, nhẵn hoặc có lông nhỏ.


Lá mọc đối, hình trứng, dài từ 1,25-2,5cm, rộng 0,7-0,8cm, gốc hình nêm hoặc hình tim, đầu nhọn, mép khía răng, mặt dưới rất nhạt , những lá gần ngọn không cuống, những lá phía dưới có cuống mảnh dài 5-6mm.[1]

Hoa cây màu tím đặc trưng, có 2 môi (môi trên có 3 thùy, môi dưới hình tròn), râu hoa dài khoảng 2 – 4cm thường có hình chuông và lông lưa thưa. Hoa nở vào mùa xuân và thường mọc theo nhánh dài. Quả ngắn và có lông. [1]

Rễ cây hình trụ tròn hoặc dạng chùm xoắn; rễ cây có đường vân hình xoắn, hình mạng hoặc nhăn theo đường dọc. Rễ có đặc điểm hơi cong và kích thước nhỏ dần từ trên đỉnh xuống rễ, vỏ ngoài sần sùi và có màu vàng nâu, bên trong màu vàng lục và rỗng ở phần giữa. Cây ra hoa tháng 4 – 10, ra quả từ tháng 6 đến 11.

5.1.1.3. Phân bố, số cây thuộc chi


Bán chi liên là loại cây ưa trồng ở nơi ẩm thấp, có nhiều ánh sáng, thường mọc hoang tại các bờ ruộng, vùng đất trống trong thung lũng, ven đồi các tỉnh miền núi và gần các nguồn nước,..[1].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Tại Việt Nam: cây mọc nhiều tại các tỉnh miền núi phía Bắc và một số tỉnh miền Trung như: Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hà Nội, Hòa Bình, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị…[1]

Trên thế giới: bán chi liên phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Nepal, Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Lào,...[1]

Tổng quan về một số cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư - 14

5.1.1.4. Bộ phận dùng


Tất cả các bộ phận của cây bán chi liên đều có thể được dùng làm dược

liệu.


5.1.1.5. Thời điểm thu hái, chế biến dược liệu, vị thuốc


Dược liệu thu hoạch vào mùa hè. Sau khi thu hoạch có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc khô. Dược liệu tươi sau khi vừa thu hoạch được chứa nhiều nước, nên cần được sử dụng luôn. Dược liệu muốn sử dụng lâu dài phải được sơ chế bằng cách phơi khô hoặc sấy để rút cạn lượng nước bên trong, sau khi sơ chế có thể bảo quản (nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời) trong thời gian dài mà không sợ bị hư mốc.


5.1.2. Về hóa học


5.1.2.1. Thành phần hóa học


Trong cây bán chi liên chứa scutellarein, scutellarein, carthamidin, isocarthamidin, 5,7,4’-trihydroxy-8-methoxy flavone, baicalein, rhamnose, arabinose, galactose, mannose, xylose, glucose, alkaloid, flavonoid, glycoside. Ngoài ra còn có các hợp chất phenol, steroid, tanin, acid amin, acid hữu cơ. [17]

Trong rễ của cây bán chi liên chứa cholesterol, β-sitosterol, acid stearic. (Trung dược từ hải I,1993) [1]

5.1.2.2. Tình hình chiết xuất, phân lập, định tính, định lượng:


Qua nghiên cứu khảo sát thành phần hóa học toàn cây bán chi liên (Scutellaria barbata), đã phân lập được 3 hợp chất neo-clerodan diterpenoid mới

là scutebarbatolide A-C (1–3), cùng với 6 hợp chất đã biết: 14-deoxy-11,12- didehydroandrographolid (4), scutehenanin H (5), 14β-hydroxyscutolid K (6), scutebata O (7), scutebartin H (8) scutebartin I (9). Cấu trúc các hợp chất được xác định bằng phương pháp phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1 chiều và 2 chiều, phổ khối, kết hợp so sánh với dữ liệu phổ đã công bố. Các hợp chất này được đánh giá độc tính trên 5 dòng tế bào ung thư người bao gồm: LNCaP, HepG2, KB, MCF7, và SK-Mel2. Kết quả thu được cho thấy hợp chất 1 và 6 thể hiện tác dụng gây độc tế bào trung bình trên cả 5 dòng tế bào với IC50 từ 30,8 đến 51,1 μM. [17]

Scutellarein được phân lập từ bán chi liên đã được đánh giá tác dụng trên dòng tế bào HCT116 để tìm kiếm liệu pháp mới cho điều trị ung thư đại tràng ở người. Kết quả cho thấy scutellarein có thể gây apoptosis ở dòng tế bào HCT116. Nghiên cứu sâu hơn về cơ chế cho thấy scutellarein có thể làm tăng sản sinh gốc tự do oxy nội bào (ROS) dẫn đến việc phá vỡ điện thế màng ty thể. Trong khi đó hoạt động của caspase-3 trong tế bào HCT116 cũng được tăng lên bởi scutellarein. Hơn nữa, cũng đã quan sát thấy có sự điều hòa giảm Bcl-2 và tăng Bax. Thêm vào đó, scutellarein cũng làm tăng giải phóng cytochrom c từ ty thể. Những kết quả này đã chỉ ra rằng scutellarein gây apoptosis ở dòng tế bào HCT116 thông qua con đường phụ thuộc ty thể được trung gian bởi ROS. [17]

Nhóm nghiên cứu của Int J Biol Macromol đã tinh chế một polysaccharid tan trong nước (SBPW3) từ toàn cây bán chi liên bằng cách kết tủa với ethanol, khử protein, đông khô, thẩm tách và tách bằng cột lọc cellulose DEAE và cột sắc ký lọc gel Superdex 200. SBPW3 là một polysaccharid đồng nhất có trọng lượng phân tử 10,2 kDa gồm rhamnose (2,51%), arabinose (25,68%), xylose (10,94%), mannose (12,56%), glucose (20,59%) và galactose (27,72%). Phân tích phổ FT-IR của polysaccharid cho thấy SBPW3 có chứa một vòng pyranose. Tác dụng của SBPW3 đối với quá trình chuyển dạng biểu mô - trung mô (EMT)

gây bởi TGF-1 đã được đánh giá trên tế bào ung thư ruột kết. Những kết quả này cho thấy SBPW3 đã ức chế đáng kể sự di căn và xâm lấn gây bởi TGF-β1. Ngoài ra, SBPW3 làm giảm EMT thông qua tăng biểu hiện của chất đánh dấu biểu mô và giảm biểu hiện của chất đánh dấu trung mô bằng cách chặn đường truyền tín hiệu Smad2/3 trong tế bào ung thư ruột kết. [17]

Các hợp chất neo-clerodane diterpenoid được phân lập theo định hướng tác dụng sinh học trên các phân đoạn cao chiết từ phần trên mặt đất của cây Bán chi liên (Scutellaria barbata D. Don) có độc tính thực vật mạnh. Trong số 34 hợp chất phân lập, có 13 neo-clerodane diterpenoid mới lần đầu tiên được công bố. Cấu trúc của các hợp chất này đã được xác định dựa vào dữ liệu phổ NMR và các cấu hình tuyệt đối của scutebarbolid A, scutebarbolid L và scutebata W được xác định bằng phương pháp nhiễu xạ tia X. [17]

Sáu hoạt chất thuộc nhóm flavonoid gồm apigenin, baicalein, baicalin, luteolin, naringenin và wogonin, được chiết xuất từ một thảo dược dùng làm trà- bán chi liên, bằng cách sử dụng quy trình chiết xuất kết nối (HUAE) kết hợp giữa chiết xuất hồi lưu nhiệt (HAE) và chiết siêu âm hỗ trợ (UAE); các flavonoid được phân tích bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao và phổ khối (HPLC/MS). Phương pháp HUAE cho hiệu suất chiết flavonoid cao nhất và cao hơn các phương pháp UAE và HRE lần lượt từ 8,1 – 9,2% và 18,3 – 21,1% trong khi thời gian chiết xuất ngắn hơn hẳn (ngắn hơn 45 và 165 phút) và lượng dung môi chiết xuất cũng ít hơn (ít hơn 100 và 220 ml). [17]


5.1.3. Về tác dụng sinh học


5.1.3.1. Tác dụng dược lý đã được nghiên cứu

Trong bán chi liên có các hoạt chất Phenol, Tanin, Alkaloid và đặc biệt là sự có mặt của Flavonoid. Các hoạt chất này có tác dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa và giúp hóa lỏng những tế bào gây hại. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng hỗ

trợ giảm đau, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó, chúng giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả, giúp bệnh nhân chống chọi với bệnh tật. [8]

Thực nghiệm sàng lọc cho thấy, dược liệu có tác dụng ức chế nhẹ đối với tế bào máu ung thư.

Bán chi liên chứa hợp chất Scutellarein có tác dụng ức chế hoạt động của Protein kinase C trong não chuột bạch.

Bán chi liên có thể ức chế Staphyloccocus aureus Rosenbach, trực khuẩn lỵ Shigella flexneri, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn gây mủ xanh, trực khuẩn biến hình, Staphylococcus albus, Neisseria catarrhal, trực khuẩn gây viêm ruột. [8]

Dược liệu còn có tác dụng lợi niệu, hạ áp huyết


5.1.3.2. Độc tính


Các hợp chất neo-clerodane diterpenoid của bán chi liên có độc tính thực vật mạnh.

Khi mới dùng, bệnh nhân có thể sẽ hơi mệt mỏi, bụng cồn cào, khó chịu, có thể đi cầu phân đen (do tác dụng xổ tiêu của bán chi liên). [8]

5.1.3.3. Công dụng theo y học cổ truyền


Bán chi liên có vị đắng, tính mát, có khá nhiều công dụng thanh nhiệt cơ thể, giải độc, tiêu sưng, giảm đau…[1]

Thường ứng dụng trong điều trị, hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa các khối u tăng sinh.

Cây có tác dụng xổ tiêu (tức là đẩy độc tố ra khỏi cơ thể).


Tiêu khối u thời kỳ đầu, thường kết hợp với Bạch hoa xà thiệt thảo và Xạ đen, là 2 vị thuốc cũng có tác dụng điều trị khối u, mụn nhọt.

Hỗ trợ điều trị lao phổi, áp xe phổi.


Hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan cổ trướng. Điều trị các bệnh phụ khoa.

Hỗ trợ điều trị viêm ruột thừa.


Điều trị các bệnh ngoài da như mụn nhọt, sưng đau, viêm vú, viêm mủ da (giã nát đắp vào vết thương).

Trị sâu răng, trị rắn độc, trùng thú cắn, chấn thương (giã nát đắp vào vết thương). [8]


5.1.4. Sản phẩm chứa dược liệu (nếu có)


- Bán chi liên sấy khô

- Trà thảo mộc túi lọc Akeso


(Nguồn: Internet)


5.2. BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO


5.2.1. Về thực vật


5.2.1.1. Tên khoa học, tên địa phương, tên gọi khác


Tên khoa học: Hedyotis diffusa Willd [1]


Tên thường gọi : Cỏ lưỡi rắn hoa trắng, xà thiệt thảo, bòi ngòi bò,...

Họ : Cà phê ( Rubiaceae) [1]




Hình 34: Bạch hòa xà thiệt thảo (Nguồn: Internet)

5.2.1.2. Đặc điểm thực vật


Cây thảo mọc bò, sống hàng năm, dài 20 -25cm. Thân vuông màu nâu nhạt. Cành lá xum xuê. Lá mọc đối, hình mác thuôn, dài 1 – 3,5cm, rộng 1- 3mm, gốc và đầu nhọn, mặt trên nhẵn hoặc hơi nháp, mặt dưới màu xám nhạt, chỉ gân giữa rõ và nổi gồ, lá kèm có răng nhỏ ở đầu. [1]

Hoa màu trắng, ít khi hồng, có cuống, mọc đơn độc hoặc đôi một ở kẽ lá; lá đài 4, hình mác, mép có lông dạng mi, cánh hoa 4, hai mặt nhẵn, ống tràng dài 1,5mm; nhị 4, dính vào họng tràng, bầu có 2 ô đựng nhiều noãn, đầu nhụy chia đôi. [1]

Quả khô, cao 2 -2,5mm, đầu bằng, bao bọc bởi những lá đài tồn tại, hạt nhiều có cạnh. Mùa hoa quả gần như quanh năm. [1]

5.2.1.3. Phân bố

Chi Hedyotis L. gồm hầu hết là những cây thân thảo, sống 1 năm hay nhiều năm. Chúng tập trung phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á, riêng vùng Đông Nam Á đã có hơn 10 loài được sử dụng làm thuốc.

Ở Việt Nam, bạch hoa xà thiệt thảo rất phổ biến. Chúng mọc rải rác hoặc từng đám ở ven đường, vườn hoặc các gò đất cao, ruộng trồng màu ở vùng trung du. Ở các tỉnh ven biển miền Trung, khu IV cũ và trung du Bắc Bộ thường gặp nhiều hơn các tỉnh khác. Cây còn phân bố ở nhiều nước khác như Ấn Độ, Srilanca, Malaysia, Thái Lan và vùng phía nam Trung Quốc. [1]

5.2.1.4. Thời điểm thu hái chế biến tạo dược liệu


Nguồn bạch hoa xà thiệt thảo mọc tự nhiên khá phong phú. Cây trồng bằng hạt vào mùa xuân hoặc đầu hè, sau 3-4 tháng có thể thu hoạch. Song muốn chủ động về nguyên liệu để làm thuốc, cần thiết vẫn phải trồng.

5.2.1.5. Bộ phận dùng


Toàn cây, thu hái vào mùa hạ, thu, rửa sạch rồi phơi hoặc sấy khô.


5.2.2. Về hóa học


5.2.2.1. Thành phần hóa học


Cho tới nay từ cây đã phân lập được 171 hợp chất từ vị thuốc này, bao gồm: 32 iridoid, 26 flavonoid, 24 anthraquinone, 26 phenolic và các dẫn xuất của chúng, 50 loại dầu dễ bay hơi và 13 hợp chất khác. Trong đó, anthraquinone, flavonoid và terpenoid là chủ yếu. [40]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2024