Tổng quan về cây thuốc có tác dụng giảm cân - 5


- Các tác dụng bất lợi có liên quan đến tác động của caffeine. Chúng bao gồm mất ngủ, lo âu, nhịp tim nhanh, và run nhẹ.

- Trường hợp hiếm hoi báo cáo chứng minh nhiễm độc gan. Một đánh giá năm 2016 về các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên đánh giá tình trạng nhiễm độc gan đã tìm thấy các tác dụng phụ của gan ở một số đối tượng trong nhóm can thiệp trà xanh, chủ yếu là tăng men gan.

Theo y học cổ truyền:

- Công dụng: Lợi tiểu, định thần, thanh nhiệt, giải khát, tiêu cơm, làm mát cơ thể.

- Chủ trị: Tâm trí rối loạn, người nóng, tả lỵ, mụn nhọt, chóng mặt, ăn không tiêu.

6.4. Sản phẩm


Trong nước:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 49 trang tài liệu này.

Trên thế giới:



7. Hoa dâm bụt

7.1. Về thực vật

Tên gọi:

- Tên khoa học: Hibiscus rosa-sinensis L

- Tên khác: mộc cận, chu cận, đại hồng hoa, phù tang, phật tang

- Họ: Malvaceae, chi: Hibiscus

Đặc điểm thực vật:

- Cây gỗ nhỏ, mọc đứng, tiết diện tròn. Thân non màu xanh lục hoặc xanh lục phớt nâu đỏ, rải rác có lông đa bào hình sao; thân già màu nâu xám, có nốt sần

- Lá đơn, mọc cách. Phiến lá hình trứng hay hình bầu dục, đầu nhọn, gốc tròn, kích thước 7,5-9,5 x 4-4,5 cm, bìa lá có răng cưa 2/3 phía trên, màu xanh lục, mặt trên đậm hơn mặt dưới. Gân lá hình chân vịt nổi rõ ở mặt dưới với 5-7 gân chính. Hai mặt lá có ít lông như thân, mặt trên chủ yếu lông ở gân. Cuống lá hình trụ, dài 2-2,7


cm, màu xanh lục, có nhiều lông đa bào hình sao. Lá kèm dạng dải hẹp, rời, cao 0,7 cm, màu xanh lục, tồn tại, có gân giữa và có lông.

- Cụm hoa: Hoa mọc riêng lẻ ở nách lá phía ngọn cành. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu

5. Cuống hoa hình trụ, màu xanh lục, dài 4-4,5 cm, đáy phình to màu nâu đỏ, cuống có khớp cách đài hoa khoảng 1 cm

Phân bố:

- Dâm bụt là cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau được nhân trồng làm cảnh ở khắp châu Á. Dâm bụt được trồng hiện nay có nhiều giống, rất phong phú và đa dạng về hình thái và màu sắc.

- Dâm bụt là cây ưa sáng và ưa ẩm, thường được trồng làm cảnh ở vườn nhà, công viên hoặc trồng dày làm bờ rào. Cây ra hoa nhiều, nhưng không đậu quả, có khả năng tái sinh vô tính mạnh. Có thể nhân giống bằng cành hoặc gốc ghép.

Thu hái và chế biến:

- Bộ phận sử dụng: vỏ rễ hoặc rễ, hoa và lá

- Thu hái: Hoa được thu hái vào mùa hè. Rễ và lá được thu hái quanh năm

- Chế biến: Sau khi thu hái, rửa sạch dược liệu và loại bỏ những tạp chất. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, sấy khô để dùng dần

- Bảo quản: Để dược liệu ở những nơi thoáng mát, khô ráo


7.2. Về hóa học


Thành phần hóa học:

- Lá dâm bụt chứa: Chất nhầy. Caroten. Ester của acid acetic. Beta- sitosterol.

- Hoa chứa: Flavonoid. Alcaloid. Vitamin: Thiamin 0,031 mg%; riboflavin 0,048 mg%; vitamin C 4,16 mg%, beta-caroten 3916,9 µg%; chất nhày.

- Ngoài ra còn có sterol, cyclopropenoid, hentriacontan.


Chiết xuất, phân lập:

Nghiên cứu đã chiết được chất màu anthocyanin từ hoa dâm bụt bằng dung môi an toàn và xác định được hàm lượng anthocyanin bằng phương pháp đo vi sai. Hàm lượng anthocyanin trong dịch chiết thu được 2,36 mg/ml. Màu dịch chiết của anthocyanin thu được màu tím, thay đổi theo pH môi trường, khi pH thay đổi từ môi trường acid sang base, màu của dịch chiết anthocyanin đổi từ đỏ sang xanh, tương ứng với bước sóng hấp thụ cực đại λmax = 513 : 577 nm, khoảng pH đổi màu

là 5,5 : 7,0.8

7.3. Về tác dụng sinh học


Tác dụng dược lý:

- Tác dụng giảm cholesterol, hạ áp của dâm bụt

- Dâm bụt giúp hỗ trợ giảm cân

- Chữa sốt, táo bón và cảm lạnh

- Dâm bụt giúp cải thiện sự phát triển của tóc

- Tác dụng giảm lượng đường trong máu của dâm bụt

- Tăng cường hệ thống miễn dịch

- Dâm bụt giúp chữa lành vết thương

- Bảo vệ chống lại ung thư da

Độc tính: Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh hoa dâm bụt có chứa độc.

Theo y học cổ truyền:

- Theo y học cổ truyền, dâm bụt có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, an thần,…

- Thường dùng chữa kiết lỵ, mụn nhọt, rong kinh, kinh nguyệt không đều, bạch đới, khó ngủ, hồi hộp...


7.4. Sản phẩm


Trong nước:


Đông Trùng Hạ Thảo Aloha Organic USA Nước uống giảm cân  Trên thế giới Tinh 1

Đông Trùng Hạ Thảo Aloha Organic USA


Nước uống giảm cân  Trên thế giới Tinh dầu hoa dâm bụt Bột hữu cơ CHÚ 2


Nước uống giảm cân

Trên thế giới:

Tinh dầu hoa dâm bụt Bột hữu cơ CHÚ THÍCH 1 Đoàn Mạnh Dũng Nguyễn Hữu Tùng 3Tinh dầu hoa dâm bụt


Bột hữu cơ CHÚ THÍCH 1 Đoàn Mạnh Dũng Nguyễn Hữu Tùng Nguyễn Đình Luyện 4

Bột hữu cơ


CHÚ THÍCH

1. Đoàn Mạnh Dũng, Nguyễn Hữu Tùng, Nguyễn Đình Luyện, Phân tích hàm lượng

phyllanthin, hypophyllanthin trong cây diệp hạ châu (Phyllanthus urinaria L.) bằng

sắc ký lỏng ghép nối khối phổ (LC-MS/MS), Tạp chí khoa học và công nghệ, Trường

Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 13, Số 2 (2018)

2. Trần Bảo Trâm, Nguyễn Thị Hiền, Trương Thị Chiên, Phan Xuân Bình Minh, Nguyễn Thị Thanh Mai, Hoàng Quốc Chính, Vũ Xuân Tạo, Đánh giá thành phần hóa học và một số hoạt tính sinh học của tinh dầu cây Bạc hà (Mentha arvensis L.) trồng tại Việt Nam, Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam tập 63, số 7, 7/2021

3. Nguyễn Thị Thu Hường, Nghiên cứu chiết xuất alcaloid toàn phần và phân lập nucifein từ lá sen (Khóa luận tốt nghiệp)

4. Nguyễn Thị Hoàng Lan, Bùi Quang Thuật, Lê Danh Tuyên, Ngô Thị Huyền Trang, Đỗ Thị Trang, Nghiên cứu công nghệ trích ly tinh dầu từ lá tía tô, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 3: 404-411

5. Nguyễn Thị Hoài, Lê Thị Diễm Phúc, Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc madecassoid từ rau má, Tạp chí y dược học, số 9 2012

6. Nguyễn Thị Vân Anh, Nghiên cứu điều kiện chiết tách asiaticoside từ rau má (centella asiatica) và ứng dụng trong sản xuất trà chức năng từ rau má, Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật công nghệ dược phẩm và đồ uống

7. Đỗ Thanh Hà, Nghiên cứu công nghệ tách các catechin từ chè xanh (camella sinensis L.), chuyển háo tạo dẫn xuất o-acetyl catechin và khảo sát hoạt tính dọn gốc tự do của chúng, Bản tóm tắt luận án tiến sĩ hóa học

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/09/2024