Tổng quan về cây thuốc có tác dụng giảm cân - 4


Chiết xuất cô đặc tía tô 5 Rau má 5 1 Về thực vật  Tên gọi Tên khoa học 1


Chiết xuất cô đặc tía tô


5. Rau má

5.1. Về thực vật

Tên gọi:

- Tên khoa học: Herba Centellae asiatica

- Tên gọi khác: tinh tuyết thảo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 49 trang tài liệu này.

Đặc điểm thực vật:

- Dược liệu khô thường cuộn lại thành khối. Rễ dài 2 – 4 cm, mặt ngoài màu nâu vàng nhạt hoặc màu vàng xám. Thân dài nhỏ, cong queo, màu vàng nâu, có vân nhăn dọc, trên mấu thường thấy rễ. Phiến lá có nhiều vết nhăn rách, màu lục xám, cạnh có răng thô. Cuống lá dài 3 – 6 cm, cong queo. Mùi nhẹ, vị nhạt.

Phân bố:

- Thế giới: vùng nhiệt đới Nam và Đông Nam Á, Nam Trung Quốc gồm cả đảo Hải Nam.


- Việt Nam: khắp cả nước

Thu hái và chế biến:

- Bộ phận sử dụng: cả cây

- Thu hái: Thời gian thu hoạch: quanh năm. Hái toàn cây, rửa sạch, loại bỏ tạp chất, dùng dược liệu tươi hoặc phơi khô, khi dùng cắt đoạn.

- Chế biến: phơi hay sấy khô

- Bảo quản: để nơi khô


5.2. Về hóa học


Thành phần hóa học:

Phần trên mặt đất của rau má có các saponin triterpen 5 vòng và các sapogenin của chúng, chủ yếu thuộc nhóm ursan. Một số ít thuộc nhóm olean và lupan. Ngoài ra, rau má còn có các flavonoid, tinh dầu, và một số hợp chất khác với hàm lượng thấp.

- Saponin: Các hợp chất triterpennoid nhóm ursan được xem là hoạt chất chính trong rau má . Cho đến nay, hơn 20 chất đã được phân lập với phân nửa trong số đó là các saponoid. Các saponin quan trọng trong rau má là asiaticosid và madecassoid. Hàm lượng asiaticosid thay đổi nhiều phụ thuộc vào nơi mọc, có thể từ 1% đến 6,4%. Một số saponin có cấu trúc ursan khác với hàm lượng thấp như:

methyl asiatat, metyl brahmat, bramol, acid madasiatic, acid isothankunic, acid 2-

3𝛃-20,32-tetrahydroxy-urs -28-oic, acid 2-3𝛃-23-trihydroxy-urs-20-en-28-oic, asiaticosid B-F, centellasaponin B và C, brahminosid, isothankunisid arabinosid 3-

O-𝞪-L.

- Flavonoid: Đã được xác định có trong cây rau má ở cả dạng tự do hoặc gắn kết với gốc đường qua nhóm chức hydroxyl như : quercetin-3-O-𝛃-D-glucuronid, kaempferol, quercetin, kaempferol-3-O-𝛃-D -glucoside


Chiết xuất, phân lập:

- Từ loài Rau má - Centella asiatica (L.) Urb. - Apiaceae thu hái tại ở Quảng Điền - Thừa Thiên Huế, bằng các phương pháp sắc ký kết hợp đã phân lập được 1 chất tinh khiết thuộc nhóm saponin. Căn cứ vào các số liệu phổ NMR đã xác định được hợp chất này là madecassoid.5

- Chiết xuất asiaticoside từ cây rau má bằng phương pháp sắc kí lỏng cao áp.6

5.3. Về tác dụng sinh học


Tác dụng dược lý:

- Kháng khuẩn: Hoạt chất asiaticoside đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị bệnh phong, do làm tan bao bằng chất giống sáp của trực khuẩn phong, làm cho nó trở nên mỏng manh và dễ bị phá hủy. Nước rau má sắc có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn mủ xanh và tụ cầu khuẩn vàng. Ngoài ra, trong một nghiên cứu còn cho thấy, dịch chiết rau má có khả năng ức chế một số vi sinh vật gây bệnh trên da như vi khuẩn P. acnes, S. aureus, S. epidermidis, vi nấm C. Albicans.

- Kích thích tái tổ chức tế bào:

+ Thuốc mỡ rau má có tác dụng kích thích tái tạo tổ chức tế bào và điều chỉnh quá trình lên sẹo của vết thương do gây bỏng thực nghiệm. Tại vết bỏng sẽ phát triển tổ chức hạt, lên da non và liền sẹo tốt.

+ Đối với vết thương do loét, viêm mô tế bào, rau má cũng có tác dụng kích thích sự tổng hợp colagen I và fibronectin, góp phần làm lành vết thương.

- Tác dụng lên hệ thần kinh, mạch máu:

+ Dịch chiết rau má có hoạt tính chống co thắt, hạ sốt, ức chế hệ thần kinh trung ương, an thần và hạ áp.


+ Rau má có tác dụng gây ngủ, giảm đau trung gian qua các thụ thể đáp ứng với thuốc phiện. Cao cồn ethylic có hoạt tính chống stress, trong đó có stress gây ra loét dạ dày ở vật thí nghiệm.

+ Đối với mạch máu, rau má có thể tăng cường sức bền thành mạch.

Độc tính: Rau má khá lành tính. Chỉ độc khi dùng liều rất lớn, hoặc liều thời gian dài. Nó có thể gây mệt, nhức đầu, chóng mặt, đôi khi là hôn mê.

Theo y học cổ truyền:

- Rau má có vị hơi đắng, ngọt, tính hơi mát.

- Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chữa sốt; chữa rôm sảy, mẩn ngứa, bệnh về gan, viêm họng, lợi sữa.

5.4. Sản phẩm


Trong nước:


Serum rau má giảm mụn và phục hồi da  Trên thế giới 6 Trà xanh 6 1 Về thực 2


Serum rau má giảm mụn và phục hồi da  Trên thế giới 6 Trà xanh 6 1 Về thực 3

Serum rau má giảm mụn và phục hồi da

Trên thế giới:



6. Trà xanh

6.1. Về thực vật

Tên gọi:

- Tên Khoa học: Camellia sinensis (L.) Kuntze

- Tên thường gọi: chè, trà

- Tên khác: Thea sinensis L., Thea assamica Mast

- Chi: Camellia (Thea)

Đặc điểm thực vật:

- Thân và cành: Cây chè có thân thẳng và tròn, phân nhánh liên tục thành một hệ thống cành và chồi. Thân, cành và lá tạo thành tán cây chè; tán chè để mọc tự nhiên có dạng vòm đều.

- Hoa chè: Hoa chè bắt đầu nở khi cây chè đạt 2 – 3 tuổi, hoa mọc từ chồi sinh thực ở nách lá. Cây chè là một loại thực vật có hoa lưỡng tính, tràng hoa có 5 – 9 cánh màu trắng hay phớt hồng.

- Quả chè: Quả chè là loại quả có 1 – 4 hạt, có hình tròn, tam giác hoặc hình vuông, quả chè thường mọc thành từng chùm ba, ban đầu có màu xanh của chồi.

- Lá chè: Lá chè mọc cách nhau trên cành, mỗi đốt có một lá. Hình dạng và kích thước của lá chè thay đổi tùy theo từng giống.

Phân bố:

- Theo truyền thuyết, cây chè lần đầu tiên được phát hiện bởi người Trung Quốc. Đầu tiên được sử dụng như một dược liệu, sau trở thành một thứ đồ uống mang đậm tính dân tộc của Trung Quốc. Ngày nay, cây chè được trồng ở nhiều nơi trên thế giới trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trải dài từ 30 vĩ độ nam đến 45 vĩ độ bắc, tập trung chủ yếu ở các nước Châu Á chiếm 80-90% tổng diện tích chè thế


giới. Trong đó nổi tiếng là Ấn Độ, Trung Quốc, Kenya, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.

- Việt Nam, chè được trồng trong khoảng 30 tỉnh, trung du 14 tỉnh trong đó vùng trung du và miền núi phía Bắc chiếm khoảng trên 60%, Tây Nguyên khoảng 14%, còn lại là các vùng khác.

Thu hái và chế biến:

- Bộ phận sử dụng: lá trà và búp trà

- Thu hái: thu hái vào mùa xuân

- Chế biến:

+ Rửa sạch đem sắc uống hoặc vò rồi sao khô để dùng dần.

+ Ngoài ra chè xanh còn được bào chế bằng cách đem sắc với cam thảo và nước trong 30 phút. Sau đó lọc nước, giữ bã và thêm 1 ít nước vào đun trong 30 phút, tiếp tục lọc lấy nước và hòa hai thứ nước lại. Đem nước đun với lửa nhỏ cho đến khi còn khoảng 100ml, thêm natri benzoate 0,3g/nipagin 0,03g vào để bảo quản. Mỗi lần dùng 5 – 10ml, ngày dùng 4 lần.

- Bảo quản: nơi khô ráo và thoáng mát


6.2. Về hóa học


Thành phần hóa học:

- Nước: Nước là thành phần chủ yếu trong búp chè (75-82%)

- Polyphenol: Nhóm các hợp chất poliphenol là thành phần được quan tâm nhiều nhất trong lá chè.

- Alkaloit: Trong lá chè, người ta tìm thấy các alkaloit chủ yếu là caffein, theobromin và theophylin. Trong đó, caffein chiếm khoảng 2 – 5% lượng chất khô; theobromin và theophyllin với hàm lượng nhỏ hơn rất nhiều so với hàm lượng của


caffein, chiếm khoảng 0.33% khối lượng chất khô. Tuy vậy, vai trò của theobromin và theophyllin trong dược tính của cây chè quan trọng hơn so với caffein.

- Protein và axit amin: Protein trong búp chè phân bố không đều, chiếm khoảng 15% tổng lượng chất khô của lá chè tươi.

Chiết xuất, phân lập:

- Đã xây dựng được quy trình công nghệ quy mô pilot chiết tách catechin chè xanh bằng dung môi nước theo kỹ thuật chiết lỏng/rắn ngược dòng liên tục và so sánh với quy trình chiết ethanol theo phương pháp Soxhlet

- Đã nghiên cứu hoàn thiện công nghệ phân lập và tinh chế caffeine với năng suất đạt ~ 1 % so với nguyên liệu chè xanh. Caffeine thu được đạt tiêu chuẩn dược dụng USP 35 của Dược điển Mỹ.

- Đã nghiên cứu so sánh hiệu quả tách của các phương pháp sắc ký điều chế tách EGCG với các loại pha tĩnh sắc ký khác nhau như pha thường, pha đảo, hấp phụ/giải hấp.

- Đã đánh giá khả năng dọn gốc tự do EC50 của các catechin chè xanh EC, EGC, EGCG tương ứng là 7,08; 4,60; 5,00 μg/ml.

- Đã nghiên cứu bán tổng hợp được các dẫn xuất O-acetyl của các catechin EC, EGC và EGCG không sử dụng dung môi pyridin. Đã đánh giá khả năng dọn gốc tự do của các dẫn xuất acetate và so sánh với catechin gốc, resveratrol.7

6.3. Về tác dụng sinh học


Tác dụng dược lý: được sử dụng để điều trị mụn cóc sinh dục, tăng cường sự tỉnh táo tinh thần, phòng chống ung thư, giúp giảm cân, giảm mức lipid huyết thanh, ngăn ngừa bệnh mạch vành, tăng trí nhớ, giảm đau xương khớp, điều trị các triệu chứng mãn kinh và góp phần kéo dài tuổi thọ

Độc tính:

Xem tất cả 49 trang.

Ngày đăng: 09/09/2024