Tổng quan về cây thuốc có tác dụng giảm cân - 3


 Trên thế giới Trà bạc hà hữu cơ 3 Lá sen 3 1 Về thực vật  Tên gọi Tên 1


Trên thế giới:


Trà bạc hà hữu cơ 3 Lá sen 3 1 Về thực vật  Tên gọi Tên khoa học Folium 2

Trà bạc hà hữu cơ


3. Lá sen

3.1. Về thực vật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 49 trang tài liệu này.


Tên gọi:

- Tên khoa học: Folium nelumbinis.

- Tên gọi khác: Hà diệp, liên diệp.

- Họ: Sen (Nelumbonaceae), chi: Nelumbo

Đặc điểm thực vật:


- Lá sen là bộ phận của cây mọc lên khỏi mặt nước, còn có tên gọi khác là hà diệp hay liên diệp. Phần cuống lá dài, phía ngoài có gai nhỏ. Phiến lá có hình khiên, to, đường kính khoảng từ 60 – 70cm tùy thuộc vào thổ nhưỡng.

- Phần mặt trên của lá hơi nhám, thường có màu lục tro. Còn phần mặt dưới thì nhẵn bóng có màu nâu nhạt với gân nổi gờ lên. Mỗi lá sẽ có từ khoảng 17 – 23 gân mọc tỏa tròn hình nan hoa. Lá sen giòn, dễ vụn nát và có mùi thơm dễ chịu.

Phân bố:

- Sen là loại cây mọc tự nhiên hoặc được trồng nhiều tại các vùng đầm lầy, ao hồ ở nhiều nơi như các nước Đông Dương, Malaysia hay châu Đại Dương.

- Riêng ở nước ta, cây sen có thể được tìm thấy ở khắp nơi, điển hình nhất là các tỉnh Tây Nam Bộ.

Thu hái và chế biến:

- Bộ phận sử dụng: Lá của cây hoa sen là bộ phận được dùng làm vị thuốc.

- Thu hái: Lá sen có thể được thu hái quanh năm nhưng thời điểm tháng 7 – 9 là phổ biến nhất. Ngoài ra, nhiều tài liệu Đông y cho rằng, nên thu hái lá khi cây bắt đầu nở hoa.

- Chế biến: Sau khi cắt những lá bánh tẻ về thì cần lau cho sạch và cắt bỏ phần cuống. Tiếp đến đem phơi nắng cho héo rồi gấp thành hình bán nguyệt và phơi tiếp cho khô hẳn.

Hướng dẫn chi tiết một số cách bào chế thông dụng:

Lá sen khô đem phun nước cho hơi mềm ra. Sau đó dùng dao bén thái thành các dải dài hay miếng mỏng. Tiếp đến đem phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Lá sen thán sao: Phần lá sau khi được làm sạch thì đem thái thành dải dài. Sau đó cho vào nồi kín và tiến hành đun nóng rồi để nguội, lấy ra.


- Bảo quản: Lá sen khi đã được phơi hoặc sấy khô cần được bảo quản trong túi kín ở những nơi khô thoáng.

3.2. Về hóa học


Thành phần hóa học: Phân tích ghi nhận lá sen có chứa một số thành phần quan trọng, bao gồm:

- Tamin

- Nuxifcrin

- Roemerin

- Nonuxiferin

- Vitamin C

- Acid hữu cơ

Chiết xuất, phân lập:

- Chiết xuất alcaloid:

+ Phương pháp chiết alcaloid dưới dạng base bằng dung môi hữu cơ không phân cực

+ Phương pháp chiết alcaloid dưới dạng muối bằng dung môi nước, nước acid hoặc ethanol acid

- Phân lập nuciferin từ alcaloid toàn phần bằng phương pháp sắc ký cột.3

3.3. Về tác dụng sinh học

Tác dụng dược lý:

- An thần

- Chống co thắt cơ trơn

- Ức chế loạn nhịp tim

- Chống choáng phản vệ


Độc tính: lá sen dùng nhiều hoặc dùng với liều cao có thể gây ngộ độc và mắc thêm bệnh do trong lá sen có nhiều hoạt chất gây rối loạn tim mạch, tụt huyết áp, suy giảm chức năng sinh lý

Theo y học cổ truyền:

- Công dụng: Thăng thanh tán ứ, băng trung huyết lỵ, thanh thử hành thũng, an thần, lợi thấp.

- Chủ trị: Mất ngủ, tăng huyết áp, di tinh, sốt xuất huyết, chảy máu não, chảy máu cam, nôn ra máu, máu hôi không ra hết sau sinh.

3.4. Sản phẩm


Trong nước:


Trên thế giới:


Viên uống giảm cân 4 Lá tía tô 4 1 Về thực vật  Tên gọi Tên khác Tô ngạnh 3


Viên uống giảm cân


4. Lá tía tô

4.1. Về thực vật

Tên gọi:

- Tên khác: Tô ngạnh (cành), tử tô (hạt) và tô diệp (lá)

- Tên khoa học: Perilla frutescens.

- Họ: Lamiaceae

Đặc điểm thực vật:

- Là loại cây thân thảo có chiều cao tầm 0,5 – 1 m. Toàn thân có lông. Lá tía tô có lông nhám, mép khía răng, mọc đối xứng. Mặt dưới thường có màu tím, đôi khi cả


hai mặt đều có màu tím, xanh lục hoặc nâu. Hoa có màu trắng hoặc tím mọc thành xim co ở đầu cành. Quả hình cầu.

Phân bố:

- Cây tía tô có giá trị sử dụng cao. Vì vậy, được trồng phổ biến ở khắp mọi nơi, trải dài từ Ấn Độ sang Đông Nam Á.

Thu hái và chế biến:

- Bộ phận sử dụng: Bao gồm lá, cành và quả

- Thu hái: Tùy theo mục đích sử dụng của từng bộ phận mà cây được thu hoạch trong những khoảng thời gian khác nhau. Ví dụ, nếu lấy lá, thời gian hái sau khi gieo hạt khoảng 2 tháng. Khi đó, chỉ nên hái lá già và chờ 1 tháng sau đó tiếp tục hái. Còn đối với lấy hạt, chờ cho đến khi cây tía tô già

- Chế biến: dùng luôn lá tươi hoặc tán thành bột pha với nước để uống

- Bảo quản:

+ Để lá ở nơi khô ráo, thoáng mát

+ Bột tía tô nếu dùng uống bạn nên bảo quản với yêu cầu cao hơn bằng cách cấ trong ngăn mát tủ lạnh và nếu dùng ăn uống tốt nhất nên trong vòng 3 tháng trở lại

4.2. Về hóa học


Thành phần hóa học:

- Tía tô chứa 0,3 – 0,5% tinh dầu (theo trọng lượng khô), citral 20%. Thành phần tinh dầu chủ yếu là perillaldehyd, L-perrilla alcohol, limonen, α-pinen, hydrocumin, còn có elsholtziaceton, β-cargophylen, bergamoten và linalool perillaldehyd.

- Chất màu trong lá là do este của chất xyanin clorit. Ngoài ra còn có chứa adenine, acginin.

Chiết xuất, phân lập:


Quy trình công nghệ trích ly tinh dầu tía tô theo phương pháp trích ly động có khuấy trộn nguyên liệu liên tục với tốc độ khuấy là 500 vòng/phút cho hiệu suất thu nhận tinh dầu đạt 73,46% với các thông số kĩ thuật tối ưu là độ ẩm nguyên liệu khoảng 20%; kích thước bột nghiền 2mm < d ≤ 3mm; dung môi trích ly là ethanol 96%; tỷ lệ nguyên liệu/dung môi 1/18; 3 lần trích ly; thời gian trích ly 12 giờ; nhiệt độ trích ly 60oC; Tinh dầu tía tô thu được có hương thơm đặc trưng đạt các chỉ tiêu chất lượng để sử dụng trong thực phẩm. Thành phần chính của tinh dầu là Perilla aldehyde (37,38%), Myristicine (26,39%), Limonene (5,95%), Caryophylene

(5,55%).4

4.3. Về tác dụng sinh học


Tác dụng dược lý:

- Kháng khuẩn: Tía tô có tác dụng ức chế một số vi khuẩn đường ruột như vi khuẩn lỵ, trực khuẩn đại tràng. Tinh dầu Tía tô có tác dụng diệt lỵ amip.

- Chống nấm Candida albican.

- Ngăn ngừa dị ứng.

- Tăng bài tiết dịch tiêu hóa, tăng nhu động ruột dạ dày.

- Có thể giảm bớt bài tiết phế quản, giảm co thắt cơ trơn của phế quản.

- Kích thích tiết mồ hôi.

Độc tính:

- Uống nước lá tía tô quá nhiều trong một thời gian dài có thể khiến bạn bị tăng huyết áp và ảnh hưởng tới hệ tim mạch.

- Việc tăng huyết áp cũng rất nguy hiểm nếu như bà bầu hoặc trẻ nhỏ sử dụng liên tục trong thời gian dài.

Theo y học cổ truyền:


- Tác dụng: làm ra mồ hôi, tán hàn, giảm ho, trừ đờm, giúp sự tiêu hoá, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo.

- Chủ trị:

+ Sốt, cảm lạnh, nhức đầu, ho, nghẹt mũi do thời tiết lạnh (cảm phong hàn).

+ Ngực bụng trướng đầy, ăn không tiêu, buồn nôn, nôn.

+ Thai động không yên.

+ Có thể giải độc cua, cá.


4.4. Sản phẩm


Trong nước:


Trên thế giới:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/09/2024