Năng Suất Thiết Bị Vận Tải Của Mỏ Than Cọc Sáu Năm 2016 [11]


Bảng 1.19. Năng suất thiết bị vận tải của mỏ than Cọc Sáu năm 2016 [11]



Số TT


Loại máy, mã hiệu thiết bị vận tải


Số lượng, cái


Ca máy hoạt động


Giờ hoạt động


Khối lượng, T.km

Năng suất

(Bình quân)


Hiện có


Huy động

Tỷ lệ huy động,

%


Tổng số

Giờ ra sản phẩm


T.km/ca


T.km/giờ

1

CAT 773E (58 tấn)

17

16.3

96

5.484

30.166

28.458

10.007.992

1.825

352

2

CAT 777D (96 tấn)

10

10

100

9.175

51.192

52.912

39.699.917

4.327

750

3

CAT 769D (40 tấn)

4

3.5

88

1.068

8.000

6.446

587.168

550

91

4

CAT 769C (40 tấn)

1

1

100

229

1.500

1.139

68.720

300

60

5

HD-6 (32 tấn)

7

4.2

60

1.870

11.234

10.318

815.925

436

79

6

HD 325-7R (36 tấn)

10

10

100

7.999

44.902

43.922

9.905.033

1.238

226

7

HD 465-5 940 tấn)

5

3.5

70

1.046

8.500

5.236

1.969.881

1.883

376

8

HD 465-7 (58 tấn)

37

37

100

23.850

129.500

126.526

49.281.401

2.066

389

9

HD 465-7R (58 tấn)

30

30

100

21.944

120.000

118.536

49.965.045

2.277

422

10

HD 785 (91 tấn)

25

25

100

17.589

105.000

101.199

69.417.869

3.947

686

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Tối ưu hóa sự phối hợp giữa máy xúc và ôtô cho các mỏ khai thác than lộ thiên vùng Quảng Ninh - 8


43


1.4. HIỆN TRẠNG PHỐI HỢP GIỮA MÁY XÚC VÀ ÔTÔ TẠI CÁC MỎ THAN LỘ THIÊN VÙNG QUẢNG NINH

1.4.1. Hiện trạng đồng bộ thiết bị tại các mỏ than Đèo Nai, Cao Sơn và Cọc Sáu

Qua nghiên cứu, tổng hợp số liệu thu thập tại 3 mỏ khai thác than lộ thiên lớn nhất tại Quảng Ninh là mỏ Cọc Sáu, Đèo Nai và Cao Sơn nhận thấy cả 3 mỏ này có các điều kiện tự nhiên và kỹ thuật gần như nhau.

Trong đồng bộ thiết bị mỏ, máy xúc và ôtô là hai loại thiết bị có số lượng lớn và tổng mức chi phí thiết bị lớn nhất. Hơn nữa, máy xúc và ôtô tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất chính của mỏ, quyết định đối với năng suất lao động của toàn mỏ. Các khâu công nghệ chính trên các mỏ này như sau:

* Khâu chuẩn bị đất đá xúc bốc: tại các mỏ than lộ thiên lớn vùng Quảng Ninh, đa số các loại đất đá có độ cứng lớn f = 6÷13, cần làm tơi sơ bộ trước khi xúc. Để làm tơi đất đá, các mỏ này đều sử dụng công nghệ khoan, nổ mìn. Hai loại máy khoan chính đang được sử dụng là máy khoan xoay cầu (CBS-250) và máy khoan thủy lực (DML hoặc TAMROCK) với đường kính lỗ khoan d = 150÷250 mm trong đó loại có đường kính d = 250 mm là chủ yếu (chiếm khoảng 90÷95% sản lượng khoan tính theo m3 đất đá khoan - nổ). Với điều kiện công nghệ khoan như trên, mạng lỗ khoan thường được bố trí dạng tam giác đều, trường hợp chập tầng được xử lý theo từng hộ chiếu cụ thể). Với chiều rộng dải khấu từ 25÷30 m, công nghệ nổ mìn phá đá sử dụng rất nhiều loại thuốc nổ, trong đó chủ yếu sử dụng thuốc nổ

ANFO, WATERGEL (TFD-15H), SOFANIT (AFST-15) hoặc AD1, kết hợp với

một số loại thuốc nổ chịu nước như ANFO chịu nước, TFD-15WR, thuốc nổ nhũ tương - NT. Đấu nối mạng nổ dùng hoàn toàn bằng kíp vi sai phi điện. Điều khiển nổ thường dùng phương pháp nổ vi sai toàn phần. Việc bổ sung máy khoan thủy lực (DML hoặc TAMROCK) có năng suất cao đã tạo điều kiện rút ngắn thời gian thi công bãi khoan, chủ động bố trí công việc khoan, tránh thời tiết mưa, giảm bớt số mét khoan bị ngập nước. Giá thành công đoạn khoan, nổ mìn tại các mỏ than lộ

thiên vùng Quảng Ninh đạt khoảng từ 20.000÷22.000 đ/m3 đất đá (tính cho đất đá

nguyên khối). Do sử dụng phổ biến kíp nổ phi điện và công nghệ nổ vi sai đã tạo


điều kiện để nâng cao suất phá đá cho mỗi mét lỗ khoan, giảm hậu xung, giảm chiều cao mô chân tầng và đặc biệt là giảm đến trên 50% lượng bụi phát sinh do nổ mìn và giảm trên 90 khối lượng đá văng (thậm chí có bãi nổ mìn gần như không có đá văng). Với điều kiện đất đá mỏ, các điều kiện công nghệ về khoan, nổ mìn như hiện tại, các mỏ đã giải quyết được tương đối tốt khâu chuẩn bị đất đá xúc. Khối lượng đá quá cỡ, đá mô chân tầng phải nổ mìn xử lý để tạo nền khoan ổn định chỉ còn chiếm khoảng 2÷3% tổng khối lượng đất đá phải nổ.

* Khâu xúc bốc: từ khi bắt đầu đi vào hoạt động, các mỏ đều được thiết kế, trang bị thiết bị xúc bốc một gàu điều khiển xúc bằng tay gàu và cáp kéo chạy bằng động cơ điện. Đến nay, các mỏ vẫn đang sử dụng các máy xúc tay gầu cũ và đã bổ sung thay thế một số loại máy xúc thủy lực có dung tích gầu từ 1,512 m3 để xúc đất đá và than. Các máy xúc có dung tích gàu lớn (có dung tích gàu từ 3,512 m3) thường được bố trí xúc bóc đất đá, các máy xúc có dung tích gàu loại nhỏ (có dung tích gàu từ 3,51,5 m3) thường được bố trí xúc than. Phục vụ các tầng dưới mức thoát nước tự chảy là các MXTLGN có dung tích gàu nhỏ từ 1,55,2 m3. Để có được than nguyên khai có chất lượng tốt các mỏ đều đã sử dụng MXTLGN có dung tích gàu xúc từ 1,52,5 m3 để xúc chọn lọc than. Sự đa dạng về chủng loại đã làm giảm tính đồng bộ của hệ thống thiết bị hiện có của các mỏ than này.

* Khâu vận tải: Trên cơ sở kế thừa hệ thống thiết bị vận tải có từ trước và đầu tư bổ sung qua nhiều giai đoạn, đến nay đội hình xe vận tải của 03 mỏ nói chung đều rất đa dạng về chủng loại. Do ảnh hưởng từ việc sử dụng máy xúc có dung tích gàu nhỏ để xúc chọn lọc, việc sử dụng thiết bị thuê ngoài theo công đoạn (theo cơ chế quản lý mỏ), việc tận dụng năng lực của đội hình xe vận tải than tiêu thụ (có tải trọng nhỏ) vào vận chuyển nội mỏ trong những giai đoạn nhất định đã tạo nên tổ hợp thiết bị vận tải mỏ với rất nhiều chủng loại cùng với những tính năng kỹ thuật khác nhau, đã phá vỡ tính đồng bộ trong dây chuyền sản xuất của các mỏ theo thiết kế ban đầu. Về định hướng sử dụng, các mỏ đều có định hướng thông qua kế hoạch kỹ thuật sản xuất hàng kỳ với định hướng sử dụng ôtô tải trọng từ 2796 tấn để vận tải đất đá và sử dụng ôtô loại có tải trọng 1640 tấn để vận tải than.


Ngoài các thiết bị chính phục vụ khoan, xúc bốc, vận tải trong đồng bộ thiêt bị như nêu trên, các mỏ còn sử dụng các thiết bị phụ trợ khác như máy ủi, máy gạt đá làm đường chạy bánh lốp, các xe téc chở nước tưới đường,… Máy gạt trong mỏ được sử dụng để gạt thải tại bãi thải kết hợp với làm đường, gạt dọn bãi khoan, vun gom than tại bãi than. Các máy gạt hiện đang sử dụng tại các mỏ than lộ thiên nói trên đều chủ yếu là các máy của hãng Komatsu và Caterpillar với công suất từ 180320 HP.

Tại các mỏ than Đèo Nai, Cao Sơn và Cọc Sáu hiện nay đang sủ dụng các loại máy xúc tay gầu với dung tích gầu 5÷10m3, MXTLGN có dung tích gầu tới 12m3, ôtô tự đổ có tải trọng 58÷96 tấn, ôtô khung động có tải trọng 35÷40 tấn để xúc bốc và vận chuyển.

Trong điều kiện khai thác hiện tại của các mỏ than lộ thiên vùng Quảng Ninh, với số lượng ôtô hiện tại có thể đáp ứng đủ số lượng cho các máy xúc hoạt động. Tuy nhiên các máy xúc tay gầu đã làm việc lâu năm nên đã xuống cấp, làm việc kém ổn định thường xuyên phải sửa chữa ảnh hưởng đến năng suất đồng bộ máy xúc - ôtô.

1.4.2. Hiện trạng phối hợp máy xúc - ôtô trên các mỏ Đèo Nai, Cao Sơn và Cọc Sáu

Máy xúc và ôtô chiếm phần chủ yếu cả về số lượng thiết bị và giá trị đầu tư trong hệ thống thiết bị mỏ. Sự phối hợp giữa máy xúc và ôtô trong đồng bộ thiết bị mỏ thể hiện qua hoạt động trong khâu xúc bốc, vận tải đất đá và than. Trong các mỏ than lộ thiên này, khối lượng đất đá bóc rất lớn so với khối lượng than khai thác. Với hệ số bóc trung bình hàng năm của các mỏ 10÷13 m3/t, tương ứng với khối lượng xúc bóc, vận chuyển đất đá bóc chiếm 95÷97% khối lượng xúc bốc, vận tải chung của mỏ.

- Về quy mô công suất, sự phối hợp giữa máy xúc và ôtô trong việc bóc đất đá và khai thác than tại các mỏ than lộ thiên vùng Quảng Ninh hiện nay có thể được phân thành hai loại đồng bộ máy xúc - ôtô là: đồng bộ có công suất lớn và đồng bộ có công suất nhỏ, trong đó:


+ Đồng bộ máy xúc - ôtô có công suất nhỏ bao gồm các loại máy xúc có dung tích gầu từ 3,0<5 m3 và các loại ôtô có tải trọng từ 2758 tấn.

+ Đồng bộ máy xúc - ôtô có công suất lớn bao gồm các loại máy xúc có dung tích gầu ≥ 5m3 và các loại ôtô có tải trọng ≥ 58 tấn.

Bảng 1.20. Các đồng bộ máy xúc - ôtô khi bóc đất đá


TT

Tên đồng bộ

máy xúc - ôtô

Máy xúc (dung tích, m3)

Ôtô

(tải trọng, tấn)

1

ĐB 1

35

2742

2

ĐB 2

56,7

4258

3

ĐB 3

6,78

5891

4

ĐB 4

1012

9196


Bảng 1.21. Các đồng bộ máy xúc - ôtô khi khai thác than


TT

Tên đồng bộ

máy xúc - ôtô

Máy xúc (dung tích, m3)

Ôtô

(tải trọng, tấn)

1

ĐB 1

1,82,5

1527

2

ĐB 2

2,53,5

2737


- Sơ đồ phối hợp giữa máy xúc và ôtô trong quá trình xúc bốc, vận tải đất đá và than: chủ yếu sử dụng gương xúc bên hông (khi xúc đất đá) và gương dốc dọc tầng (khi xúc than); máy xúc chất tải lên ôtô đỗ cùng mức (đối với máy xúc tay gầu hoặc MXTLGT), máy xúc chất tải cho ôtô đỗ ở mức thấp hơn (đối với MXTLGN). Đây là các sơ đồ xúc được đánh giá là hiệu quả nhất trong điều kiện sản xuất của các mỏ than lộ thiên hiện nay do giải quyết được một số vấn đề như: giảm được góc quay của máy từ gương ra vị trí dỡ tải, giảm được thời gian chu kỳ xúc, thuận lợi và an toàn cho máy xúc trong thao tác khi xúc đầy gàu và dỡ tải lên xe, thuận lợi để máy xúc kết hợp dọn nền đường cho ôtô vào nhận tải, giảm thời gian phục vụ của máy gạt khi làm đường tại các vị trí làm việc của máy xúc.


1.4.3. Một số bất cập trong sự phối hợp giữa máy xúc và ôtô tại các mỏ than lộ thiên vùng Quảng Ninh

Thực tế sản xuất tại các mỏ than lộ thiên vùng Quảng Ninh cho thấy sự phù hợp về các tính năng kỹ thuật giữa máy xúc và ôtô trong bốc xúc, vận chuyển đất đá, than còn chưa được đảm bảo, thậm chí trong nhiều tình huống còn tiềm ẩn nguy cơ về mất an toàn lao động.

Do thiếu đồng bộ về thiết bị, nhất là thiết bị vận tải dẫn đến tình trạng trong mỏ tồn tại nhiều chủng loại xe ôtô cùng vận tải trên một tuyến đường và đổ thải chung tại cùng một bãi thải. Việc duy trì bãi thải có các thông số kỹ thuật theo yêu cầu như: độ dốc vào phía trong của nền bãi thải, kích thước bờ chắn an toàn, khoảng cách và phạm vi quay đầu đối với các loại xe khác nhau rất khó khan, từ đó rất khó đảm bảo an toàn cho các hoạt động của mỏ nhất là trong công tác điều hành sản xuất và đẫn đến việc giảm năng suất của từng thiết bị và của cả đồng bộ máy xúc - ôtô:

Một số nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm năng suất của đồng bộ máy xúc - ôtô bao gồm:

- Chất lượng bãi nổ mìn là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến năng suất của đồng bộ máy xúc-ôtô. Trong nhiều tình huống như: gặp đá mô chân tầng còn sót lại do nổ mìn chưa phá hết hoặc chất lượng đập vỡ do nổ mìn chưa tốt, tỷ lệ đá to (chưa đến mức quá cỡ) còn nhiều sẽ làm cho máy xúc không thể phát huy được năng suất.

- Các mỏ đã và đang khai thác xuống sâu, chiều cao nâng tải lớn, đường vận tải nhiều đoạn có độ dốc lớn, thời tiết vùng Quảng Ninh nằm trong vùng nhiệt đới, gió mùa có mưa nhiều, nên mỗi khi gặp thời tiết mưa thì thiết bị vận tải bị trơn, lầy, nhiều khi không thể tiếp tục sản xuất được, cả máy xúc và ôtô đều phải nghỉ gián đoạn.

- Việc sử dụng đồng bộ máy xúc - ôtô không phù hợp về dung tích gàu xúc và thùng xe ôtô (tải trọng ôtô) và sự phối hợp không nhịp nhàng giữa hai thiết bị này dẫn đến giảm năng suất của máy xúc, của ôtô và của cả đồng bộ máy xúc - ôtô.


1.4.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đồng bộ máy xúc - ôtô tại các mỏ than lộ thiên vùng Quảng Ninh

Từ thực trạng phối hợp giữa máy xúc và ôtô tại các mỏ than lộ thiên vùng Quảng Ninh hiện nay, vấn đề đặt ra là phải tính toán lại việc lựa chọn các đồng bộ máy xúc - ôtô nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị, góp phần hạ giá thành sản xuất.

Phương pháp lựa chọn đồng bộ máy xúc - ôtô cho các mỏ nói trên phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, cách tiếp cận tiên tiến, phù hợp với xu thế của thế giới, phù hợp với điều kiện về kinh tế, kỹ thuật cụ thể hiện tại của các mỏ này, đồng thời cho phép đối chiếu, so sánh với phương pháp lựa chọn truyền thống.

Việc lựa chọn đồng bộ máy xúc - ôtô cho các mỏ than lộ thiên lớn nói riêng và các mỏ than lộ thiên vùng Quảng Ninh nói chung còn cần tính đến việc kế thừa, phát huy được khả năng của hệ thống các thiết bị hiện có của các mỏ đã được đầu tư từ trước, đồng thời có tính định hương đầu tư, nhằm tạo điều thuận lợi cho việc điều động thiết bị trong quá trình điều hành sản xuất mỏ, nâng cao được năng suất thiết bị hiệu quả khai thác mỏ.

1.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG

Như vậy, với công nghệ khai thác hiện nay tại các mỏ than lộ thiên vùng Quảng Ninh, điển hình là các mỏ Đèo Nai, Cao Sơn và Cọc Sáu, thì hầu hết các mỏ đều sử dụng máy xúc tay gàu kết hợp với MXTLGN trong công tác xúc bốc và vận tải trực tiếp bằng ôtô.

Đối với khâu xúc bốc, các mỏ này đều có sự tương đồng về khối lượng mỏ cần xúc bốc hàng năm, tính chất cơ lý đất đá và than, hộ chiếu xúc bốc, thiết bị xúc bốc sử dụng.

Đối với khâu vận tải, các thiết bị vận tải sử dụng chủ yếu ở mỏ này là ôtô tự đổ tải trọng từ 30÷96 tấn, vận tải theo chu trình kín.

Sự phối hợp giữa máy xúc và ôtô tại các mỏ này về cơ bản cũng đã dần đi vào quỹ đạo. Tuy nhiên, với thực trạng khai thác xuống sâu như hiện nay, bước tiến của gương luôn dịch chuyển, vị trí đổ thải ngày càng xa và thường xuyên thay đổi


dẫn tới khoảng cách vận tải cũng thay đổi. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất làm việc của các thiết bị xúc bốc, vận tải cũng như hiệu quả đồng bộ máy xúc - ôtô.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/05/2022