Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi từ thực tiễn quận 9, thành phố Hồ Chí Minh - 10

Trong Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị đã đề ra nhiệm vụ: “Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của cơ quan dân cử, của công luận và nhân dân đối với hoạt động tư pháp”. [11, tr.68].

Đây là chủ trương hết sức quan trọng, bảo đảm cho hoạt động xét xử của Tòa án được đúng hướng. Thực tế cho thấy, ở địa phương nào, tòa án cấp nào, kể cả TAND Quận 9 làm tốt công tác này thì hoạt động xét xử của Tòa án nói chung, hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt trong các vụ án về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nói riêng sẽ bảo đảm đúng luật. Mặc dù có ý nghĩa quan trọng như vậy, nhưng tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh cũng như nhiều địa phương khác công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát …hoạt động xét xử của Tòa án đôi khi còn buông lỏng, chưa thường xuyên, kịp thời, nên chất lượng của công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa phát huy hết hiệu quả. Tại địa phương còn thiếu một cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát một cách đầy đủ, công khai, minh bạch và có hiệu quả để ngăn chặn, kịp thời khắc phục những hạn chế, sai sót trong hoạt động xét xử của Tòa án. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát trong nội bộ ngành Tòa án đối với việc thực hiện chức năng xét xử chưa đạt được kết quả do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh đó, giám sát Hội đồng nhân dân cũng như của cơ quan thanh tra chuyên ngành đôi khi còn mang tính hình thức, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu thực tế. Như vậy, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả đã ảnh hưởng không nhỏ đối với chất lượng, hiệu quả xét xử của TAND. Do vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả xét xử, đảm bảo việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, khắc phục những hạn chế, những sai sót không đáng có trong quá trình giải quyết vụ án, nhất là vấn đề oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm cần chú ý tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo chỉ đạo

của cấp ủy, tổ chức đảng, sự chỉ đạo của Tòa án cấp trên (Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, việc lãnh đạo, chỉ đạo, không can thiệp quá sâu vào hoạt động tác nghiệp của Tòa án để đảm bảo: “Khi xét xử, Tòa án hoàn toàn độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.

Mặt khác, cần đề cao vai trò của Viện Kiểm sát trong việc thực hiện chức năng kiểm tra giám sát hoạt động xét xử, vai trò của thanh tra chuyên ngành đối với việc giải quyết vụ án về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi của Tòa án. Đồng thời, xây dựng một cơ chế giám sát của Hội đồng nhân dân của công luận và người dân đối với hoạt động xét xử của Tòa án một cách cụ thể, công khai, minh bạch.

Cùng với việc đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát nêu trên, cần định kỳ tổ chức tổng kết thực tiễn xét xử nói chung, xét xử các vụ án về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nói riêng để đánh giá những kết quả đạt được, rút ra những bài học kinh nghiệm, nếu đủ điều kiện thì xây dựng thành án lệ. Đồng thời, khi tổng kết công tác xét xử cần chỉ ra những hạn chế, thiếu sót trong công tác xét xử đối với tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, đề ra phương hướng, biện pháp khắc phục kịp thời, không để những hạn chế, sai sót tiếp tục xảy ra, gây ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả xét xử của tòa án nói chung, định tội danh quyết định hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản nói riêng.

3.2.5. Đáp ứng kịp thời cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ tiến tiến cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em.

Tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đề ra phương hướng: “Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định hỗ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc”.

Đây là một trong những phương hướng đúng đắn, nhất là trong bối cảnh tác động của cuộc cách mạng 4.0. Do vậy, Nhà nước, Thành phố Hồ Chí Minh cần đầu tư thỏa đáng kinh phí, đảm bảo các điều kiện, phương tiện công tác cho các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án quận, huyện nói chung. Trước hết cần đổi mới và hoàn thiện cơ chế phân bổ ngân sách cho các cơ quan tư pháp, hoạt động tư pháp. Tiếp tục đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án cấp huyện, quận khang trang phù hợp với yêu cầu thực tế của từng cơ quan; tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động điều tra, quy tố, xét xử nhất là hoạt động tống đạt giấy tờ, tài liệu, tiến tới xây dựng Tòa án điện tử.

Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, việc thành lập thành phố Thủ Đức theo Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 ngày 09/12/2020 (Sáp nhập Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức), vấn đề đáp ứng kịp thời cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ tiến tiến cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử cần được quan tâm đặc biệt.

Trên đây là những giải pháp cơ bản, nhưng hết sức quan trọng. Nếu được triển khai kịp thời, đồng bộ, quyết liệt chắc chắn sẽ nâng cao chất lượng xét xử, bảo đảm định tội danh và quyết định hình phạt đối tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đúng pháp luật, khắc phục được những hạn chế sai sót không đáng có xảy ra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trên địa bàn Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh nhất là trong hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt. Chương 3 của Luận văn đã đưa ra được một số các yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng quy định pháp luật về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trên địa bàn Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh như: Yêu cầu bảo vệ quyền trẻ em; Yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội tạm; Yêu cầu cải cách tư pháp; Yêu cầu củng cố, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; Yêu cầu thực hiện cam kết quốc tế về quyền trẻ em.

Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi từ thực tiễn quận 9, thành phố Hồ Chí Minh - 10

Cùng với việc quán triệt các yêu cầu trên, cần triển khai áp dụng đồng bộ các giải pháp như: Tiếp tục hoàn thiện quy định của BLHS hiện hành về về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; Kịp thời giải thích, hướng dẫn áp dụng quy định của BLHS về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ có thẩm quyền; Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát sơ kết, tổng kết xét xử, xây dựng án lệ; Đáp ứng kịp thời cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ tiên tiến cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em.

Các giải pháp này nếu được thực hiện kịp thời; đồng bộ, quyết liệt thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng xét xử, bảo đảm định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm này ngày càng đạt hiệu quả.

KẾT LUẬN

Bảo vệ trẻ em không bị xâm hại tình dục là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài của không chỉ ở nước ta mà trên toàn thế giới. Tội Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trong BLHS được xem là tội có tính nguy hiểm cao cho xã hội, không chỉ xâm phạm đến sự phát triển bình thường, lành mạnh của trẻ em mà nó còn gây ảnh hưởng xấu đến tâm, sinh lý của trẻ về lâu dài và làm tổn thương đến gia đình của trẻ, tác động xấu đến môi trường xung quanh. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường thì tình trạng tội phạm gia tăng là vấn cần đặc biệt quan tâm, nhất là tội phạm liên quan đến xâm phạm tình dục trẻ em đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Do đó, cần có những biện pháp khắc phục kịp thời để ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm về tình dục trẻ em nói chung cũng như tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nói riêng.

Qua nghiên cứu thực tiễn tội danh và quyết định hình phạt về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Do đó, nâng cao chất lượng trong việc khởi tố, điều tra, truy tố xét xử đối với các vụ án này cần phải nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống đối với các quy định của pháp luật về tội Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Từ đó đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Luận văn với đề tài “Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi từ thực tiễn Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh” đã làm rò một số vấn đề cụ thể sau như: phân tích làm rò khái niệm, các dấu hiệu pháp lý hình sự để có thể có căn cứ định tội

danh một cách chính xác, và cũng để phân biệt giữa tội này với tội khác xâm phạm tình dục trẻ em khác. Ngoài ra, Luận văn đã khái quát lịch sử quy định tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trong pháp luật hình sự Việt Nam. Từ lý luận nêu trên, tác giả nghiên cứu, phân tích đánh giá thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt của tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tại quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó đã nêu được một số khó khăn vướng mắc và cũng như đưa ra những giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Khi thực hiện luận văn, tác giả đã cố gắng nhưng do vấn đề nghiên cứ còn có nhiều quan điểm khác nhau và năng lực nghiên cứu còn hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và thông cảm của các nhà khoa học, của của quý thầy cô, bạn đọc để đề tài hoàn thiện hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Vũ Hải Anh (2017), các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người theo pháp luật hình sự việt Nam, luận án tiến sĩ, 2017. Học viện khoa học xã hội, Hà Nội.

2. Bộ công - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - TAND tối cao - Bộ Tư pháp - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2018), Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT - VKSNDTC - TANDTC - BCA - BTP - BLĐTBXH ngày 21/12/2018 về phối hợp thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi, Hà Nội.

3. Phạm Văn Báu (2010), Những bất cập và phương hướng hoàn thiện quy định về một số tội xâm phạm nhân phẩm của con người trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999. Tạp chí Luật học (số 1) tr.3-9.

4. Phạm Văn Beo (2010), Luật Hình sự Việt Nam – quyển 2 phần các tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Lê Cảm và Trịnh Quốc Toàn (2004), Định tội danh, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Lê Cảm (2004) Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

7. Lê Văn Cảm (chủ biên) (2001), Bình luận bộ hình sự năm 1999 (phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

8. Chánh án TANDTC, thông tư số 02/2018/TT-TANDTC quy định về phòng xử án, ban hành ngày 28 tháng 7 năm 2017, Hà Nội

9. Chánh án TANDTC, thông tư số 02/2018/TT-TANDTC quy định chi tiết về việc xét xử vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của tòa gia đình và người chưa thành niên, ngày 21 tháng 9, năm 2018, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

12. Nguyễn Ngọc Điệp (2000), Tìm hiểu Bộ luật Hình sự Việt Nam so sánh và đối chiếu Bộ luật Hình sự năm 1985 và 1999, Nxb TP. Hồ Chí Minh.

13. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2019), Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự.

14. Lê Thị Bích Hạnh (2015), Tội giao cấu với trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường đại học Quốc, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Lộc, Một số vấn đề bảo vệ trẻ em trong các vụ xâm hại trẻ em, Tạp chí thông tin khoa học, (số 79), tr.266.

16. Lê Văn Luật (2006), Bàn về tình tiết tăng nặng trách nhiệm Hình sự “phạm tội với trẻ em”, Tạp chí khoa học pháp luật, (số 2), tr.33-39.

17. Trần Văn Luyện (2001), Những điểm mới cơ bản về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trong Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3, Hà nội.

18. Trần Văn Luyện (2018), bình luận khoa học Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), phần các tội phạm, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội.

19. Uông Chu Lưu (2008), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 1999, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Vò Văn Lập (2017), Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Kiên Giang, Luận văn thạc sĩ luật học, Viện hàn lâm Khoa học xã hội, Hà Nội.

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí