Hiệu Quả Và Hạn Chế Của Hoạt Động Phòng, Chống Cướp Biển

(?). Ngày 18.7.1857, Bố chánh sứ Khánh Hoà Tôn Thất Dương báo cáo về việc ngày 19.4 bọn cướp biển Trung Quốc lẻn vào bắn phá tàu buôn bị thuyền tuần tiễu của cửa biển Cam Ranh đuổi đánh. Sau một trận giao tranh, bọn cướp yếu thế phải bỏ chạy về phía đông [85: 25, 33, 35, 39, 52].

Dưới thời Tự Đức, việc tuần tiễu cướp biển được thực hiện thường xuyên. Châu bản thời Tự Đức cho biết liên tục hai ngày 3 và 4 tháng 5.1851, bộ Binh báo cáo về việc tiễu trừ Thanh phỉ sang cướp bóc thuyền buôn của ta trong hải phận tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 6.5.1851, báo cáo tiễu trừ thuyền của bọn Thanh phỉ nổ súng quấy rối ở vùng biển thuộc cửa biển Thị Nại. Ngày 7.5.1851, bộ Binh lại báo cáo về việc tiễu trừ thuyền của bọn Thanh phỉ sang cướp bóc thuyền buôn, mang vũ khí đổ bộ lên bờ thuộc cửa biển Sa Huỳnh. Ngày 8.5.1851, báo cáo về việc tiễu trừ thuyền của bọn Thanh phỉ xâm nhập hải phận thuộc cửa biển Hoàng Sa, Quảng Ngãi, cướp thuyền buôn và đổ bộ lên bờ… [85: 40-41]. Việc phòng chống cướp biển ít nhiều có hiệu quả như các bản tâu và trong một số chỉ dụ trên có nhắc đến. Châu bản cũng nói đến điều đó, như ngày 24.4.1838, tỉnh Quảng Nam lại tâu về việc: “ghe buôn Nguyễn Văn Nhơn bị hải tặc người Thanh cướp tại hải phận Quảng Ngãi, ghe buôn Nguyễn Văn Triêm bị cướp tại hải phận Quảng Nam. "May có ghe tuần dương nên khỏi bị mất tất cả" [54: tập 70, tờ 85]. Những “tin vui” như thế không nhiều mà thuyền vận tải vẫn phải ra khơi làm nhiệm vụ trong mối đe dọa thường trực. Châu bản ngày 22.2 năm Tự Đức 30 (1877), Bộ Binh cho biết các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình đều có báo cáo về việc có thuyền cướp biển chặn đường vận tải. Tuy đó là điều đáng trách khi không làm tròn bổn phận nhưng đang vào mùa vận tải, “xin do bộ thần dục gấp thuyền Lợi Dụng đến Quảng Bình, Hà Tĩnh ra sức đánh dẹp hết bọn phỉ cản trở đường đi. Châu điểm.” [53: tập 279, tờ 103].

Số lần xuất hiện của cướp biển tại vùng biển miền Trung trong giai đoạn có chiến tranh với thực dân Pháp ngày một nhiều. Thông tin “giặc biển” có thể tìm thấy ở một số ví dụ sau: Tháng 4.1859, giặc biển ăn cướp thuyền buôn ở dương phận Cù Huân (Khánh Hòa) rồi lên bờ đốt nhà cướp của. Tháng 5.1859, giặc biển cướp bóc các cửa biển Xuân Đài, Đà Diễn (Phú Yên), Thị Nại, Kim Bồng (Bình Định) lại đốt phá đồn trại quấy rối nhân dân. Thuyền giặc biển (9 chiếc) cướp

thuyền buôn ở phận biển Phan Thiết (Bình Thuận). Tháng 3.1864, giặc biển cướp thuyền buôn ở cửa biển Đại Chiêm, Quảng Nam. Tháng 4.1864, thuyền đi tuần của Hà Tĩnh 2 chiếc cùng với thuyền giặc (7 chiếc) đánh nhau ở cửa biển Kỳ Anh, thuyền tuần tra bị thua, chết 94 quân. Tháng 4.1864, giặc ở một nước đốt cướp các thuyền tải, thuyền buôn ở địa phận các cửa biển Quảng Nam, trong 8 ngày đến 5 lần. Tháng 9.1864 giặc thường lén lút nổi lên 4 đồn cửa biển thuộc đạo Phú Yên (Cù Mông, Xuân Đài, Phú Sơn, Đà Diễn); và 4 đồn cửa biển thuộc tỉnh Quảng Ngãi: Thi Nại, Đề Di, Kim Bồng, An Dụ. Tháng 11.1864, tỉnh Thanh Hoá nhiều lần thấy thuyền giặc 3 - 4 chiếc, hoặc 5 - 6 chiếc hoặc hơn 50 chiếc, nhởn nhơ ngoài biển. Tháng 2.1865, giặc biển tràn vào ngoài khơi núi Nê Sơn, quấy nhiễu Biện Sơn tỉnh Thanh Hoá. Tháng 2.1865, thuyền giặc cướp đốt cửa Quèn (Nghệ An). Tháng 3.1865 thuyền của giặc biển đốt, cướp các xã An Lộc, Thành Công, Lãnh Thuỷ ở cửa biển Thuận An. Tháng 3.1865, giặc biển cướp bóc ấp An Cư ở cửa biển Hải Vân. Tháng 4.1865, giặc biển cướp bóc đồn Tư Hiền. Tháng 4.1865, giặc biển cướp bóc đồn Bạng và đồn núi Biện ở Thanh Hoá. Tháng 5.1865, giặc biển vào 2 cửa biển Càn Hải, Thai Hội thuộc Nghệ An cướp bóc, đốt phá nhà dân đến 217 hộ, bị thương bị chết 4 người. Tháng 3.1866, thuyền giặc cướp bóc ở địa phận ngoài biển thuộc Thanh Hoá. Tháng 2.1867, giặc biển đóng ở phận biển tỉnh Quảng Trị quấy nhiễu và đi lại ở các cửa biển Chu Mãi, Tư Hiền, Cảnh Dương. Tháng 6.1867, thuyền giặc biển 22 chiếc vào cửa Sa Kỳ lên trên cạn hơn 300 tên. Tháng 10.1869, giặc biển tụ họp ở mỏm Thuỷ Vân (thuộc Biên Hoà) và cửa biển Ma Ly (thuộc Bình Thuận) cướp bóc thuyền buôn. Tháng 4.1872, bọn giặc quấy nhiễu hải phận tỉnh Quảng Nam. Tháng 3.1873, thuyền giặc biển đậu ở cửa Càn, tỉnh Nghệ An, lên trên cạn quấy nhiễu cướp bóc. Sáu chiếc thuyền của giặc biển bỏ neo đậu ở Hòn La, vụng Từ (thuộc tỉnh Quảng Bình) rồi chạy đi. Tháng 3.1873, thuyền giặc biển bắn nhau với thuyền đi tuần ở phận biển Thừa Thiên. Tháng Giêng 1874, thuyền giặc biển đốt cướp nhà dân ở cửa Quyền, Nghệ An. Tháng 2.1874, giặc biển vào cửa biển Thừa Phúc (thuộc phủ Thừa Thiên) đốt nhà cướp của rồi đi. Tháng 7.1882, thuyền giặc biển đậu ở cửa biển tỉnh Hà Tĩnh. Tháng 7.1882, thuyền giặc biển đến cướp giết dân ven biển huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh... [155], [156]. Như thế có

thể thấy cướp biển hoạt động rất nhiều trên vùng biển miền Trung, hầu hết năm nào cũng có cướp biển vào cướp phá.

3.2.3. Hiệu quả và hạn chế của hoạt động phòng, chống cướp biển

Cướp biển nhiều là điều không còn phải tìm thêm bằng chứng, bên cạnh đó cũng có nhiều bằng chứng về nỗ lực của nhà Nguyễn trong công tác phòng trừ. Công tác tuần tra thường xuyên đem đến hiệu quả không nhỏ trong việc giữ yên mặt biển. Hầu hết những lần đụng độ với cướp biển thì phần thắng vẫn thuộc về thủy quân nhà Nguyễn. Ví như tháng 4.1859, “Giặc biển ăn cướp thuyền buôn ở dương phận Cù Huân (thuộc tỉnh Khánh Hòa) rồi lên bờ đốt nhà cướp của. Phó lãnh binh là Lê Nghị đốc thúc quân đến bắn, Lãnh binh là Nguyễn Diệm đem lính tỉnh tiếp đến, chia đường cùng đánh bọn giặc biển phải lui (đâm và bắn chết đều 3 đứa, lại bắn trúng thuyền giặc) cứu hộ được thuyền buôn (29 chiếc thuyền, dân thôn không thiệt hại gì” [155: 607]. Tháng 4.1872, “bọn giặc quấy nhiễu hải phận tỉnh Quảng Nam. Thuyền binh đi tuần tiễu cứu hộ được một chiếc thuyền buôn, thuyền của đồn cửa biển Đại Chiêm cứu hộ được 2 chiếc thuyền buôn chở hàng và 1 chiếc thuyền chở dầu, than đều vào được cửa biển, giặc không thể đuổi được. Các thuyền đi cứu ấy đều được thưởng” [155: 1327].

Bên cạnh đó, thuyền Pháp cũng một số lần góp sức truy bắt cướp biển như tháng 10.1869, cướp biển tụ họp ở cửa biển Ma Ly (thuộc Bình Thuận) cướp bóc thuyền buôn, “Vua sai quan tỉnh Bình Thuận đưa thư cho tướng Pháp phái thuyền binh đi đánh bắt” [155: 1206]. Tháng 7.1874, giặc biển ở Hải Yên được quan nước Pháp đánh giúp, rút lui dần, gián hoặc còn gọi nhau tụ họp. Tháng 6.1877, “tướng nước Pháp phái tàu thuỷ Bô Liêm đi tuần bắt giặc ở biển, việc ấy tâu lên, vua sai bộ Binh phải tư cho các cửa biển từ Đà Nẵng trở ra Bắc đều phải tuần thám ở ngoài biển, hễ thấy tàu ấy thì báo chỉ cho nơi có giặc, hợp sức đánh bắt, nếu có vào cửa biển nào, chiểu lệ khoản đốn cho đắc thể. Tuy thế, vua Tự Đức vẫn muốn lực lượng của các địa phương phải tự sức đánh dẹp” [156]. Thực tế, thuyền máy vẫn là hữu dụng nhất trong việc lùng bắt giặc biển, ví như tháng 2.1881. Thuyền máy Lợi Dụng đánh phá giặc biển ở địa phận ngoài khơi (cửa An Dụ, tỉnh Bình Định), (bắn chết 9 đứa, lấy được 2 chiếc thuyền, súng và khí giới rất nhiều) [156: 53, 244, 461].

Tài liệu Châu bản cũng ghi nhận sự hữu dụng của tàu máy hơi nước trong việc tiễu trừ cướp biển như: Châu bản ngày 10.6 năm Tự Đức 20 (1867), viện Cơ mật và Thương bạc cùng tâu về việc có thể phối hợp sử dụng tàu Pháp vào việc tuần tiễu trên biển: “phần biển nước ta từ nam đến bắc 2 nước hiệp lực trừ hết bọn phỉ biển. Nay các điều do quan thuyền do Tây phái đã xin cũng không thể cự tuyệt. Châu điểm.” [53: tập 164, tờ 145]. Căn cứ bản tấu của bộ Binh ngày 2 tháng 10 năm Tự Đức 25 (1872) cho biết, tại Hà Tĩnh, một tàu thuỷ của Tây đánh nhau với 2 chiếc thuyền của cướp biển tại vùng biển của huyện Kỳ Anh. “Đạo đó đã phái các viên Quản suất đóng tại đồn An Áo đem binh dân phòng chặn trên bờ và bẩm gấp quan đạo đó bàn bạc sức cho Huyện viên huyện Kỳ Anh cùng chặn giữ” [53: tập 249, tờ 10]. Hiệu quả của cuộc phối hợp chặn đánh giặc biển này là thuyền cướp biển bị đánh chìm 1 chiếc. Bọn cướp biển nhảy lên bờ bị dân giết chết 8 tên, bắt sống 2 tên.

Nhìn chung, dưới thời Tự Đức, cùng với những biến động xã hội và đặc biệt là bận đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp nên cướp biển nổi lên rất nhiều. Đọc tư liệu từ Đại Nam thực lục cho thấy rất nhiều lần cướp biển “làm mưa làm gió” tại các cửa biển và phận biển Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

Bên cạnh những thành công nhất định trong chống cướp biển cũng có không ít những hạn chế và hệ quả là rất nhiều các quan thủ ngự các tấn sở, thậm chí cả quan đầu tỉnh bị kỷ luật nặng: Châu bản ngày 24.4 năm Minh Mạng 19 (1838), tấu của Quảng Ngãi về việc kỷ luật lại viên yếu kém trong việc xử lý bọn cướp biển [51, tập 70, tờ 194]. Dụ ngày 21.3 năm Thiệu Trị 1 (1841), giáng cấp quan chức tại Thanh Hóa vì để xảy ra tình trạng cướp biển. Bản dụ khẳng định việc tuần biển đã có chương trình đầy đủ, những ngày này các tỉnh hạt ven biển đều có phái binh thuyền ra khơi tuần tiễu nên từ đó đến nay đều được yên ổn. “Nay vùng biển của tỉnh đó có xảy ra vụ cướp như vậy mà tấn thủ sở tại và binh lính tuần biển còn mông muội không hay biết, tuần tra truy bắt như vậy thật là bất lực” [52: tập 8, tờ 52]. Các quan Tổng đốc, Án sát, thủy sư, thủ ngự đều bị giáng cấp lưu nhiệm. Châu bản ngày 16.4 năm Thiệu Trị 1 (1841), cho biết việc kỷ luật quan chức tại Nghệ An, Hà Tĩnh vì để thuyền vận tải bị cướp trên phận biển của mình, “Tổng đốc cũng khó chối tội”. Châu bản ngày 12.4 năm Thiệu trị 7 (1845), kỷ luật quan chức để phỉ cướp thuyền buôn chạy thoát ở Bình Thuận: “Thủ ngự tấn Phan Thiết, tấn Long Vĩnh đều giáng

4 cấp. Nguyên phái tuần biển là Hoàng Văn Hương thuộc đội 2 vệ Hữu thủy truyền giáng trước 2 cấp và đều cho lưu nhiệm chờ xem hiệu quả sau này. Đội trưởng đội 6 vệ Tả thủy Nguyễn Văn Tố truyền đánh 80 gậy để tỏ rõ sự răn trừng. Thự Tuần phủ Nguyễn Đăng Uẩn bị truyền chỉ khiển trách” [52: tập 43, tờ 89]…

Tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885 - 16

Tại sao cướp biển khó đánh dẹp đến vậy? Đó là câu hỏi mà vua quan nhà Nguyễn đã phải mất rất nhiều công sức vẫn không có lời giải đáp thỏa đáng và điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ phải trả giá hàng ngày trên biển. Thống kê hàng năm, chỉ riêng dưới triều Tự Đức, số thuyền công sai phái thường bị gió, bão và cướp biển khá lớn 851/11984 thuyền công được phái đi. Trong đó, thuyền bị gió và cướp là 447 chiếc. Một thực tế là, thuyền cướp biển không chỉ hoạt động đơn lẻ mà nhiều khi có tổ chức và có số lượng lớn, vũ khí nhiều, trong khi thuyền công thì vũ khí kém hơn, thuyền đánh cá lại càng hạn chế. (Thuyền đánh cá không cấm mang câu liêm, dao găm, quả đấm bằng đá, dùi gỗ mà thôi. Các thứ khác đều bị kiểm soát). Ngay cả thuyền tuần tiễu, có khi cũng yếu thế trước giặc biển. Ví dụ, tháng 2. 1865, giặc biển tràn vào tỉnh Thanh Hoá với nhiều khí giới, chúng làm loạn tại Nê Sơn 30 chiếc và Biện Sơn 21 chiếc. Quan địa phương phải xin phái thêm thuyền đồng 2 - 3 chiếc, để họp lại đánh dẹp. Vua bèn phái 2 chiếc thuyền đồng là Thần giao (nguyên đi tuần từ Quảng Trị, Quảng Bình đến Quảng Nam) và Tĩnh dương (nguyên đi tuần từ Hà Tĩnh đến Nam Định), cùng 3 chiếc thuyền đi tuần, đến ngay để hội họp đánh dẹp. Thế rồi thuyền Thần giao bị đắm, Quản cơ Nguyễn Trì và hơn 100 binh đinh bị chết đuối [155: 904]. Cái giá phải trả là quá lớn. Hay sự kiện tháng 6.1867, thuyền giặc vào cửa biển Sa Kỳ tới 22 chiếc và có đến 300 tên tràn lên bờ trong khi quân lính tại đây chỉ có 150 người. Tuy nhiên, lùng bắt đã khó, có khi bắt được hơn trăm tên cũng chỉ giải về giao cho “cố quốc” (nước Thanh) xử lý và đề xuất phối hợp tuần tiễu. [53: tập 112].

Nhìn chung vũ khí chống cướp biển khá ít và thô sơ. Ngoài thuyền tuần dương của nhà nước được trang bị vũ khí thì thuyền buôn chỉ được mang vũ khí tự vệ. Hồi ký của Edward Brown cho biết thông tin này: "chỉ thuyền bè của chính quyền mới được quyền mang võ khí, và tuy trên biển có rất nhiều giặc Tàu Ô nhưng thuyền buôn không hề được sử dụng một thứ võ khí nào, dù chỉ là để tự vệ”. Thứ "vũ khí" có trên thuyền buôn được ông mô tả, thực chất là ống phun lửa: “nó là một thứ ống tre nhỏ, đường kính chừng 6 phân rưỡi và bề dài được độ một thước, bên trong nòng


118

thì chứa đầy thuốc súng. Những nòng tre này được buộc vào những chiếc cột gỗ dài chừng hai thước. Để dùng võ khí đó, người ta làm như sau: "đốt thuốc súng và dí đầu súng vào tàu địch khi địch tấn công hay địch trèo qua thuyền mình. Làm như thế thì thuyền địch dễ bị cháy và phải thối lui. Súng này có thể có công hiệu đối với một địch quân không võ trang, nhưng đối với bất cứ người nào có súng thật thì nó chẳng còn công hiệu được gì nữa" [89: 133].

Như thế vũ khí của thuyền buôn và thuyền đánh cá nhằm chống lại cướp biển còn quá khiêm tốn. Hãy thử so sánh với trang bị vũ khí và tổ chức của bọn cướp biển, được mô tả như sau: “Thuyền của chúng được thiết kế và đóng đặc biệt. Thuyền chúng không chạy bằng máy, có ba cột buồm lớn hình cánh dơi và khoảng 50 người chèo. Thuyền làm bằng gỗ có đóng đai sắt, vừa để đánh cá mà cũng là thuyền trận. Thuyền được trang bị súng đại bác, thủy thủ sử dụng dao, mã tấu, câu liêm, móc sắt... Thuyền có 3 tầng: tầng trên hết bằng phẳng có trí súng đại bác, là nơi giao chiến khi xáp trận và cũng là nơi kéo cá lên khi đi đánh cá. Tầng giữa là nơi người ở, hai bên mạn thuyền có chừa lỗ cao hơn mặt nước, các mái chèo được đưa ra ngoài dùng để chèo thuyền đi. Tầng cuối để lương thực, nuôi súc vật, chứa nước uống, kho súng đạn... tương tự như thuyền trận đế quốc La Mã. Trong thuyền có thiết kế nhiều ô con bằng gỗ kiên cố để không cho nước tràn vào làm chìm thuyền khi thuyền bị bắn thủng hay có sự cố tương tự như tàu chở dầu ngày nay. Trong tình trạng đó tàu vẫn chạy như thường và có thể hàn gắn vết thủng trong một thời gian ngắn. Một chiếc Tàu Ô cỡ lớn có thể chở một thủy thủ đoàn vài trăm người, có đủ lương thực nước uống nuôi sống họ trong vài tháng trên biển mà không cần ghé bờ tiếp tế. Giặc Tàu Ô là mối đe doạ lớn về an ninh Việt Nam trong vùng biển. Chúng chia thành nhiều nhóm ẩn trú trong vịnh Hạ Long, Quảng Yên về sau tiến vào vùng bờ biển phía nam, nhất là vào thời kỳ Tự Đức. Giặc Tàu Ô khi ẩn khi hiện, lại thêm thiện chiến, vũ khí đầy đủ, hiện đại nên thủy quân Việt Nam không thể dẹp yên được... tình trạng này kéo dài đến khi Pháp cai trị Việt Nam" [89: 133]. Patrick J. Honey, cũng cho biết: "Nhà nước Việt Nam thời ấy rất có cảm tình và ưa chuộng đối với Anh, vì những chiến hạm Anh thường hay đánh đuổi những giặc bể hoành hành dọc theo duyên hải Việt Nam" [89: 142]. Tuy nhiên ý kiến này có thể còn phải kiểm chứng thêm bởi trên thực tế không có tài liệu phía nhà


119

Nguyễn nào đứng về điều đó. Về sau, khi thuyền Pháp xuất hiện nhiều trên vùng biển Việt Nam, sử nhà Nguyễn có ghi nhận một số lần tàu binh Pháp đã bắn phá tàu cướp biển và có thể nói, ưu thế của tàu binh Pháp vượt trội so với tàu cướp biển.

Như đã nói ở phần đầu, thành phần cướp biển khá phức tạp cũng là một nguyên nhân làm cho công tác phòng chống gặp nhiều trở ngại. Thuyền buôn cũng có thể là cướp biển khi có cơ hội và chúng cũng có thể tham gia buôn lậu, và đều được xếp vào hạng tội phạm. Chính nhờ lý lịch mong manh đó nên mặc nhiên chúng có đất sống. Trong lịch sử chống hải tặc, cũng có lần ghi nhận một vụ án diễn ra từ năm 1874, tại Quảng Ngãi, đến tháng 3. 1877 sau khi xét kỹ mới biết đó là việc giết nhầm thuyền buôn nước Thanh. Chính họ bị hải tặc đuổi mới chạy tới, không ngờ lại bị giết nhầm. Thậm chí đến lời nghị bàn vẫn còn lúng túng, khó phân biệt: “Cứ theo nguyên đơn kêu, thì nhất định là người đi buôn, cứ theo lời khai thì nhất định là giặc, mà các chứng phức tạp thì là người đi buôn hay là giặc, còn có một chút đáng ngờ, duy có cầu công giết bậy, thực là thảm độc” [156: 231].

Cướp biển hoành hành trên biển, theo tác giả Yoshiharu Tsuboi, không chỉ là cướp biển người Thanh rất táo tợn mà còn có cả người Việt. Thậm chí có phụ nữ và trẻ con. Tư liệu về lá thư của giám mục Retord được Yoshiharu Tsuboi trích dẫn cho biết: "sau các sứ thần, tới lượt bọn phỉ và hải tặc, chúng đã và đang gây rất nhiều tai họa ở đây. Năm ngoái (1849), toàn vùng duyên hải Đàng Ngoài và Đàng Trong bị bọn giặc ấy cướp phá; chúng đi từng đoàn từ 50 đến 60 chiếc ghe, trong đó có những ghe nhỏ của phụ nữ, trẻ con để chở những vật đã cướp được và những ghe lớn, được vũ trang đầy đủ, có đông người để đánh nhau và tiếp tục cướp bóc nữa" [178: 168].

Căn cứ vào một Châu bản, lời “châu phê’ của vua Tự Đức đã cho thấy tình trạng chống cướp biển lúc bấy giờ: “Theo lời tâu, lần này 1 chiếc thuyền phỉ nước Thanh dám đến phần biển tấn Đại Áp hạt ấy chặn đón thuyền buôn cướp của làm bị thương người như thế, các tấn thủ sở tại và các thuyền chiến đó tỉnh phái tuần tra vùng biển, lại tuần phòng sơ suất quả là đáng tội” [53: tập 12, tờ 43]. Vua Tự Đức cũng từng quở trách việc chống hải tặc phải ở chỗ nói nhiều: “Phàm sự việc giải quyết không phải ở chỗ nói nhiều, chỉ cần cố gắng làm và thưởng phạt” [53: tập 170, tờ 217].

Nhìn chung, nhà Nguyễn đã cố gắng và có nhiều biện pháp phòng chống cướp biển. Nạn cướp biển phần nào được giải quyết song ở một mức độ nào đó vẫn chưa

thể triệt để, thậm chí nhiều khi bất lực và cướp biển vẫn là mối đe doạ lớn về an ninh trong vùng biển.

3.4. CÔNG TÁC CỨU HỘ, CỨU NẠN

Dưới thời Nguyễn, Nhà nước đã có nhiều hoạt động cứu hộ cứu nạn trên vùng biển do mình quản lý. Rất nhiều thuyền công sai, thuyền nước ngoài, thuyền binh, thuyền buôn gặp nạn trên vùng biển miền Trung bởi việc đi biển gặp muôn vàn rủi ro không thể lường trước được. Có rất nhiều dẫn liệu về công tác quan trọng này. Sách Thực lục ghi chép khá nhiều việc cứu hộ, cứu nạn. Hội điển có chép một số trường hợp cứu hộ điển hình và đặc biệt trong Châu bản triều Nguyễnchúng tôi nhận thấy có rất nhiều Châu bản nói về công tác cứu hộ các tàu thuyền gặp nạn tại các cửa biển và vùng biển do nhà Nguyễn quản lý. Tựu trung không phân biệt là thuyền công hay thuyền tư, thuyền trong nước hay thuyền nước ngoài đều được quan tâm ứng cứu kịp thời. Tùy vào các trường hợp cụ thể, có thể có những chuẩn cấp đặc biệt cho các thuyền công sai của nước ngoài gặp nạn trên vùng biển Việt Nam. Nhìn chung, đây là một trong những hoạt động nhân đạo thường xuyên và hiệu quả tại các cửa biển.

Ngay từ năm Gia Long thứ 2 (1803) đã có qui định về công tác cứu hộ tại vùng biển. Dưới thời các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đều tiếp tục thực hiện công tác quan trọng này. Các thuyền buôn bị gió bão trôi dạt, vỡ thuyền, mất hàng hóa... thì quan sở tại ở các cửa biển chiếu theo lệ ứng cứu. Điều đó được qui định từ triều Gia Long, đó là chiếu theo nhân khẩu trong thuyền, cấp lương gạo mỗi người một phương để sinh sống, đợi khi thuận gió thì cho theo thuyền buôn về nước. Đầu thời Minh Mạng đặt lệ cứu hộ cứu nạn: vua “khiến các cửa biển dự chứa tiền gạo để cấp cho kẻ bị nạn gió bão, nhưng phải xét kẻ bị nạn đó đi việc công hay việc tư mà tùy cấp nhiều ít; nếu đi việc công, thời từ đội trưởng trở lên gia cấp tiền gạo gấp hai” [65: 143-144]. Minh Mạng giải thích rõ hơn: “Đường biển gian nan hiểm nghèo, sóng gió nổi lên không lường được. Gần đây các quan quân và nhân dân, hoặc đi công tác hoặc đi buôn bán, mạo muội vào chỗ hiểm nghèo, nơi hiểm sâu đều là sự bất đắc dĩ. Hoặc ngẫu nhiên gặp nạn sóng gió, còn sống thì không nơi nương tựa, mà chết thì ai là người chôn cất. Trẫm rất lấy làm thương xót, nên truyền cho các quan địa phương giữ các cửa bể phải dự trữ tiền gạo phòng khi có người

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2023