Những Nhân Tố Ả Nh Hư Ở Ng Đ Ến Tổ Chức Kế Toán Trong Doanh Nghiệp


Kiểm tra thường kǶ ít nhất 1 năm 1 lần của đơn vị cấp trên đối với các đơn vị trực thuộc là trách nhiệm của thủ trưởng và kế toán trưởng cấp trên.

Kiểm tra thường kǶ của các cơ quan tài chính ít nhất mỗi năm 1 lần (ngoài công tác kiểm tra thường xuyên của bản thân DN đó) là trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan tài chính, cơ quan được nhà nước giao trách nhiệm chỉ đạo công tác kế toán, vừa là cơ quan có chức năng giám đốc bằng đồng tiền.

Tất cả các DN cần tổ chức kiểm tra kế toán thường kǶ theo chế độ qui định, tạo điều kiện vững chắc cho việc nâng cao chất lượng của công tác kế toán, đảm bảo ngăn ngừa phát hiện và giải quyết kịp thời những sai sót, sơ hở trong quản lý kinh tế.

Kiểm tra bất thường: Trong những trường hợp cần thiết, theo đề nghị của cơ quan tài chính đồng cấp, thủ trưởng các bộ, tổng cục, chủ tịch UBND tỉnh và thành phố có thể ra lệnh kiểm tra kế toán bất thường ở các đơn vị thuộc ngành mình hoặc địa phương mình quản lý.

Nội dung kiểm tra kế toán bao gồm kiểm tra việc thực hiện các công việc kế toán chủ yếu và kiểm tra các nội dung chủ yếu của kế toán như kế toán TSCĐ, vật tư, hàng hóa, lao động tiền lương, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, phí lưu thông, thành phẩm và hàng hóa, thanh toán vốn bằng tiền…

1.3. Những nhân tố ảnh hưng đến tổ chức kế toán trong doanh nghiệp

Tổ chức kế toán trong DN chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố. Bao gồm những nhân tố sau:

1.3.1. Nhân tố bên trong

Nhân tố về tổ chức bộ máy nhân sự kế toán

Trình độ kiến thức và kỹ năng kinh nghiệm của nhân viên kế toán có ảnh hưởng lớn đến tổ chức công tác kế toán trong DN, tác động không nhỏ đến việc tổ chức thu nhận và xử lý cung cấp thông tin kế toán. Yêu cầu đối với đội ngǜ nhân viên phải am hiểu về quá trình tổ chức hoạt động SXKD của DN, linh hoạt trong việc xử lý thông tin và phối hợp tốt với các bộ phận chức năng khác trong DN sao cho hiệu quả. Nếu đội ngǜ kế toán không chuyên nghiệp, trình độ không cao có thể ảnh hưởng đến công tác kế toán như thu thập thông tin không đầy đủ, phản ánh thông tin kế toán thiếu tính chính xác, không kịp thời. Ngoài ra, nếu đội ngǜ kế toán


có trình độ thấp thì còn ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy kế toán như phải có nhiều nhân viên mới đảm nhận được hết các công việc của phòng kế toán, công việc kế toán không hiệu quả.

Nhân tố về nhu cầu thông tin kế toán

Tổ chức công tác kế toán trong DN phải đáp ứng được nhu cầu thông tin kế toán của DN. Về nguyên tắc, các thông tin kế toán tài chính được cung cấp phải tuân thủ chế độ kế toán và phù hợp với chuẩn mực kế toán, phải đáp ứng những nhu cầu thông tin cho các đối tượng khác nhau, nhưng có quan hệ với nhau trong hoạt động SXKD của DN và thực hiện các thủ tục theo chế độ quy định.

Kế toán tài chính bắt buộc DN phải tuân thủ theo quy định chung của Nhà nước, thể hiện bởi hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo do Nhà nước ban hành. Nhu cầu thông tin kế toán của các đối tượng sử dụng thông tin bao gồm những thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền của một đơn vị kế toán nhất định. Do vậy, họ đều có nhu cầu được cung cấp, đọc và hiểu thông tin kế toán phản ánh tình hình kinh tế của đơn vị trên các phương diện: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập, chi phí, kết quả hoạt động, luồng tiền, các thông tin chung khác.

Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Với sự phát triển khoa học, công nghệ và thông tin như hiện nay, đòi hỏi việc cung cấp thông tin kế toán phải được thực hiện một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đáng tin cậy. Vì vậy, tổ chức thông tin kế toán trong các DN có chất lượng là một vấn đề rất quan trọng.

1.3.2. Nhân tố bên ngoài

Nhân tố từ môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý là những cơ sở pháp lý mà kế toán phải căn cứ vào đó để thực hiện công việc kế toán, đảm bảo cho hoạt động của kế toán phù hợp với những quy định của pháp luật.

Trên thực tế, tất cả mọi DN dù có quy mô lớn hay nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực Nhà nước hay tư nhân, sản xuất hay dịch vụ và dưới bất kǶ cơ chế kinh tế nào đều có cùng một quy trình kế toán căn bản giống nhau và tuân theo hệ thống pháp luật như Luật Kế toán, Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, Luật DN, Luật Kiểm


toán, Luật Thuế. Các DN hoạt động luôn mong muốn có môi trường pháp lý hoàn thiện và ổn định, để DN có thể yên tâm đầu tư và phát triển sản xuất. Khi hệ thống pháp lý thay đổi sẽ chi phối hoạt động SXKD của DN và đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức kế toán trong DN.

Nhân tố ảnh hưởng từ môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả những yếu tố như dân số, văn hóa, tự nhiên, kinh tế, chính trị - pháp luật, khoa học công nghệ, khách hàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh, các nhà đầu tư có tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động của DN, trong đó ảnh hưởng lớn đến tổ chức công tác kế toán trong DN.

- Ảnh hưởng về giá cả thị trường, lãi suất và tiền thuế

Giá cả thị trường, giá cả sản phẩm mà DN tiêu thụ có ảnh hưởng lớn tới doanh thu, do đó cǜng có ảnh hưởng lớn tới khả năng tìm kiếm lợi nhuận. Cơ cấu tài chính của DN cǜng được phản ánh nếu có sự thay đổi về giá cả. Sự tăng, giảm lãi suất và giá cổ phiếu cǜng ảnh hưởng tới chi phí tài chính và sự hấp dẫn của các hình thức tài trợ khác nhau. Mức lãi suất cǜng là một yếu tố đo lường khả năng huy động vốn vay. Sự tăng hay giảm thuế cǜng ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình kinh doanh, tới khả năng tiếp tục đầu tư hay rút khỏi đầu tư. Trước các vấn đề đó, các chuyên gia biên soạn hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật cǜng như chuẩn mực kế toán cần có sự xem x t và nhìn nhận lại, để đảm bảo các hệ thống văn bản đó đáp ứng được nhu cầu xử lý và cung cấp thông tin trung thực, hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin.

- Sự ổn định của nền kinh tế

Sự ổn định hay không ổn định của nền kinh tế, của thị trường có ảnh hưởng trực tiếp tới mức doanh thu của DN. Từ đó, ảnh hưởng tới nhu cầu về vốn của DN, tới các khoản chi phí về đầu tư, chi phí trả lãi. Sự thay đổi của nền kinh tế là một nhân tố thúc đẩy Việt Nam nhanh chóng hoàn thiện hệ thống kế toán, để nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập cǜng như thực trạng của chính các DN Việt Nam.

- Sự cạnh tranh trên thị trường và sự tiến bộ kỹ thuật, công nghệ

Sự cạnh tranh sản phẩm giữa các DN có ảnh hưởng lớn đến kinh tế, tài chính của DN và có liên quan chặt chẽ đến khả năng tài trợ để DN tồn tại và tăng trưởng trong một nền kinh tế luôn luôn biến đổi.


Sự tiến bộ kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi DN phải ra sức cải tiến kỹ thuật, quản lý, xem x t và đánh giá lại toàn bộ tình hình tài chính, khả năng thích ứng với thị trường, từ đó đề ra những chính sách thích hợp cho DN.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi cơ bản phương thức thực hiện các công việc kế toán hiện nay bằng việc áp dụng chứng từ điện tử, bằng các phần mềm tổng hợp, xử lý dữ liệu, ghi sổ kế toán trong môi trường tin học hóa. Kế toán viên sẽ không còn mất quá nhiều công sức trong việc phân loại chứng từ, xử lý từng nghiệp vụ kinh tế riêng lẻ, ghi các loại sổ kế toán mà vấn đề quan trọng hơn là cần phải quan tâm đến việc trình bày báo cáo tài chính theo chuẩn mực.

Bên cạnh đó, sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ giúp ngành kế toán sử dụng nguồn lực của mình hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian, nhân lực, tiếp cận gần hơn với hệ thống kế toán quốc tế.


Tiểu kết Chương 1


Nội dung chương 1 của luận văn đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức kế toán trong doanh nghiệp: các khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ, yêu cầu và nội dung của việc tổ chức kế toán trong DN ở góc độ kế toán tài chính nhằm nêu rò bản chất, ý nghĩa, nhiệm vụ, nguyên tắc và nội dung của việc tổ chức kế toán trong doanh nghiệp. Việc trình bày và phân tích những lý luận cơ bản trong chương 1 có ý nghĩa quan trọng, là căn cứ lý luận cho việc nghiên cứu thực tiễn, làm cơ sở để đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp). Từ đó tìm ra những phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tại Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng trong chương 3.


Chương 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG (DIC CORP)

2.1. Tổng quan về DIC Corp

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển DIC Corp

Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3500101107 do Sở kế hoạch và Đầu tý tỉnh Bà Rịa – Vǜng Tàu, cấp ngày 26/5/1990.

Tên tiếng Anh: DEVELOPMENT INVESTMENT CONSTRUCTION JSC

Tên viết tắt DIC CORP Trụ sở chính 265 Lê Hồng Phong Phường 8 TP Vǜng Tàu 1

Tên viết tắt: DIC CORP


Trụ sở chính: 265 Lê Hồng Phong, Phường 8, TP Vǜng Tàu, Tỉnh Bà Rịa- Vǜng Tàu

Điện thoại: (84-254) 3859 248 Fax: (84-254) 3560712

Website: www.dic.vn Email: info@dic.vn

Vốn điều lệ: 2.524.847.830.000 đồng (Hai ngàn, năm trăm hai mươi bốn tỷ, tám trăm bốn mươi bảy triệu, tám trăm ba mươi ngàn đồng)

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế số 3500101107 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bà Rịa – Vǜng Tàu cấp ngày 05/01/2010.

Ngành nghề kinh doanh của DIC Corp bao gồm: kinh doanh bất động sản, Xây dựng công trình; Xây dựng dân dụng; Kinh doanh du lịch, khách sạn; Đầu tư tài chính vào các công ty con và các loại hình DN khác.

Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 26/05/1990: Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) tiền thân là Nhà nghỉ của Bộ Xây dựng theo Quyết định số 311/BXD-TCLĐ, nhiệm vụ ban đầu là kinh doanh dịch vụ du lịch và làm công tác điều dưỡng cho cán bộ công nhân ngành xây dựng.

Ngày 23/11/1992: Bộ Xây dựng ban hành quyết định số 564/BXD-TCLĐ ngày 23/11/1992 chuyển Nhà nghỉ Xây dựng Vǜng Tàu thành Công ty Đầu tư Xây dựng và Dịch vụ Du lịch với lĩnh vực kinh doanh là dịch vụ du lịch; kinh doanh và


sản xuất vật liệu xây dựng; xuất nhập khẩu; đầu tư phát triển dự án; xây lắp; thi công cơ giới - điện nước; kinh doanh nhà đất. Ngày 28/11/2017: Bộ Xây dựng hoàn thành thoái toàn bộ vốn tại DIC Corp.

Trải qua chặng đường dài 30 năm (1990 – 2020) hình thành và phát triển DIC Corp không ngừng mở rộng quy mô, không ngừng lớn mạnh, thực hiện đầu tư kinh doanh nhiều dự án bất động sản tại các tỉnh, thành phố trọng điểm ghi dấu ấn nổi bật trong thị trường bất động sản cả nước và đã trở thành một trong những DN phát triển dự án bất động sản hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.

2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của DIC Corp

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG ĐẦU TƯ

TIỂU BAN NHÂN SỰ VÀ LƯƠNG THƯỞNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của DIC Corp theo mô hình: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Tổng giám đổc (mô hình không có Ban Kiểm soát).


TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN KẾ HOẠCH, P.TRIỂN DỰ ÁN

PHÓ TGĐ PHỤ TRÁCH ĐẦU TƯ PHÍA NAM

PHÓ TGĐ PHỤ TRÁCH ĐẦU TƯ PHÍA BẮC

PHÓ TGĐ PHỤ TRÁCH V.PHÒNG, ĐỐI NGOẠI, TRUYỀN THÔNG

PHÓ TGĐ PHỤ TRÁCH K.DOANH, P. CHẾ, GPMB

PHÓ TGĐ PHỤ TRÁCH DU LỊCH, THƯƠNG MẠI

BAN TỔ CHỨC NHÂN SỰ


VĂN

PHÒNG


BAN PHÁP

CHẾ

BAN KINH TẾ, KỸ THUẬT

BAN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN

BAN P.TRIỂN T.TR & K.DOANH

BQL


BQL


BQL


BQL CÁC


CHI


KHÁCH


K.SẠN


VĂN

CÁC


CÁC


CÁC


DỰ ÁN


NHÁNH


SẠN DIC


LAND


PHÒNG

DỰ ÁN


DỰ ÁN


DỰ ÁN


BÀ RỊA -


DIC


STAR


MARK


ĐẠI DIỆN

MIỀN


MIỀN


MIỀN


VǛNG


VĨNH


V.PHÚC


VǛNG


TẠI HÀ

NAM


BẮC


TÂY


TÀU


PHÚC




TÀU


NỘI

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Tổ chức kế toán tại Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) - 5


Sơ đ2.1. Sơ đồ Bộ máy quản lý DIC Corp

Nguồn: Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp)

Trong mô hình này, công ty cổ phần không có Ban kiểm soát. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị trong mô hình này ngoài thành viên điều hành còn có thành viên độc lập (ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập) và Ban


kiểm toán nội bộ. Các thành viên độc lập sẽ thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiếm soát đối với việc quản lý điều hành Tổng công ty.

2.1.2.1. Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Tổng Công ty (TCT), quyết định định hướng phát triển của TCT. Đại hội cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần, có nhiệm vụ thông qua các vấn đề sau: các báo cáo tài chính hàng năm; mức cổ tức thanh toán hàng; số lượng thành viên của HĐQT; lựa chọn công ty kiểm toán; bổ sung và sửa đổi điều lệ TCT…

2.1.2.2. Hội đồng quản trị

HĐQT của DIC Corp có 07 thành viên, gồm: Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch HĐQT hoạt động chuyên trách và 05 thành viên HĐQT trong đó có 02 thành viên HĐQT là thành viên HĐQT độc lập. Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của Tổng Công ty. HĐQT có 03 tiểu ban trực thuộc là Hội đồng Đầu tư, Ban Kiểm toán nội bộ, Tiểu Ban nhân sự và lương thưởng. HĐQT có trách nhiệm giám sát và chỉ đạo Tổng Giám đốc và các cán bộ quản lý khác trong điều hành hoạt động Tổng Công ty.

2.1.2.3. Ban Tổng Giám đốc

Tổng Giám đốc: Là người điều hành và quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Tổng Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Các Phó Tổng Giám đốc

- Phó Tổng Giám đốc phụ trách đầu tư phía Nam

- Phó Tổng Giám đốc phụ trách đầu tư phía Bắc

- Phó Tổng Giám đốc phụ trách văn phòng, đối ngoại, truyền thông

- Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh, pháp chế, giải phóng mặt bằng

- Phó Tổng Giám đốc phụ trách du lịch, thương mại.

2.1.2.4. Các Phòng, Ban của Tổng Công ty

- Ban Tài chính Kế toán

Tham mưu, giúp việc cho Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc trong việc chỉ đạo thực hiện công tác Tài chính - Kế toán, quản lý vốn đầu tư của DIC Corp theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của DIC Corp.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí