Sổ Nhật Ký Chung Dic Corp Phụ Lục 2.3. Sổ Cái Tài Khoản


Ngày 10/11/2019 chi thanh toán tiền văn phòng phẩm:


Nợ TK 6423

5.681.818

Nợ TK 1331

568.182

Có TK 1111

6.250.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Tổ chức kế toán tại Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) - 8

Ngày 23/11/2019 trích khấu hao TSCĐ

Nợ TK 6424 35.420.000

Có TK 214 35.420.000

Ngày 08/12/2019 thanh toán tiền dịch vụ ăn uống, tiếp khách Nợ TK 6428 4.150.000

Có TK 1111 4.150.000

Tổ chức thực hiện, vận dụng hệ thống tài khoản kế toán trong DIC Corp đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau: Phản ảnh, hệ thống hóa đầy đủ mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính trong doanh nghiệp; Phù hợp với những quy định thống nhất của nhà nước và các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên; Phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động SXKD, trình độ phân cấp quản lý kinh tế, tài chính của DN; Đảm bảo mối quan hệ với các chỉ tiêu BCTC; Đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin trên máy tính, thỏa mãn nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng.

Trong điều kiện ứng dụng CNTT, hệ thống tài khoản kế toán sử dụng và phương pháp kế toán được xây dựng trong phần mềm kế toán BRAVO tuân thủ theo quy định của chế độ kế toán hiện hành phù hợp với đặc điểm cụ thể của TCT.

Phụ lục 2.1. Hệ thống tài khoản kế toán của DIC Corp

2.2.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán

Hình thức kế toán áp dụng: DIC Corp áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật

ký chung. Sổ kế toán tổng hợp bao gồm: Sổ Nhật ký chung và Sổ cái tài khoản.

- Sổ Nhật ký chung: là loại sổ kế toán tổng hợp phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kǶ kế toán, từ đó làm căn cứ để ghi vào sổ cái tài khoản.

- Sổ cái tài khoản: là sổ kế toán tổng hợp ghi theo hệ thống từng tài khoản kế toán.

Sổ kế toán chi tiết bao gồm: Sổ tài sản cố định; Sổ chi tiết nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa; Thẻ kho (ở kho vật liệu, sản phẩm, hàng hóa); Sổ chi phí SXKD; Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ; Sổ chi tiết chi phí trả trước, chi phí phải trả; Sổ


chi tiết chi phí sử dụng xe, máy thi công; Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung; Sổ chi tiết chi phí bán hàng; Sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp; Sổ giá thành công trình, hạng mục công trình; Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay; Sổ chi tiết thanh toán: với người mua, với người bán, với ngân sách Nhà nước, thanh toán nội bộ;

Phụ lục 2.2. Sổ Nhật ký chung DIC Corp Phụ lục 2.3. Sổ cái tài khoản

Sổ cái

Bảng cân đối Tkhoản

Nhật ký chung

Công ty sử dụng phần mềm kế toán máy BRAVO 6.3 để hạch toán.


Các nghiệp vụ kinh tế

phát sinh


Xử lý nghiệp vụ


Nhập dữ liệu vào máy


Các báo cáo tài chính


Các bút toán kết





Làm bản sao dữ liệu


Khóa sổ và chuyển sang kǶ sau


Sơ đồ 2.4. Hình thức kế toán “Nhật ký chung” thực hiện bằng phần mềm kế toán Bravo 6.3

Nguồn: Ban Tài chính – kế toán DIC Corp Hệ thống sổ kế toán theo quy định đều được lập và in trên phần mềm kế toán BRAVO. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức SXKD đồng thời trên cơ sở nhận biết nội dung, trình tự, phương pháp ghi ch p của mỗi hình thức kế toán, DIC Corp áp dụng phương pháp kế toán theo hình thức ghi sổ Nhật ký chung. Điều này khiến cho việc


kiểm tra cǜng như sử dụng số liệu được nhanh chóng, dễ dàng. Do đó công việc kế toán được tiến hành kịp thời phục vụ cho yêu cầu quản lý, đảm bảo số liệu chính xác và đảm bảo tiến độ công việc...



Phần mềm kế toán

Chứng từ kế toán

SỔ KẾ TOÁN

Sổ tổng hợp Sổ chi tiết

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

BC tài chính

BC kế toán quản trị


Ghi chú:


Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 2.5. Quy trình hạch toán trên phần mềm BRAVO

Nguồn: Ban Tài chính – kế toán DIC Corp

Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó phần mềm kế toán tự ghi vào sổ cái các tài khoản kế toán phù hợp, rồi ghi vào các sổ chi tiết có liên quan. Sau khi kiểm tra, đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập BCTC. Về nguyên tắc tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên sổ Nhật kư chung cùng . DIC Corp không lập nhật kư đặc biệt.

Bắt đầu niên độ kế toán, kế toán sẽ mở một bộ sổ mới và cuối niên độ thực hiện khoá sổ sau khi cộng sổ, tính số phát sinh và số dư cuối kì. Niên độ kế toán TCT bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

Sổ kế toán dùng để ghi ch p, hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và trình tự thời gian có liên quan đến TCT. Chế độ lưu giữ tài liệu liên quan đến công tác tài chính - kế toán được DIC Corp chú trọng, phải lưu giữ các tài liệu sau:


+ Sổ sách (nhật ký chung, sổ cái, sổ tổng hợp chi tiết, sổ chi tiết tài khoản), chứng từ, tài liệu kế toán, BCTC hàng quý, năm (kể cả báo cáo các đơn vị trực thuộc nộp lên TCT).

+ Báo cáo kiểm toán độc lập, báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của Thanh tra thuế, kiểm toán nhà nước và các kết luận thanh kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước.

+ Các tài liệu khác theo quy định tại Điều 11 Luật Doanh nghiệp.

+ TCT phải lưu giữ các tài liệu có liên quan đến công tác tài chính kế toán tại trụ sở chính và tại các đơn vị trực thuộc. Thời gian lưu giữ, bảo quản đúng chế độ và theo quy định của pháp luật.

2.2.5. Tổ chức lập và phân tích báo cáo tài chính

BCTC là công cụ vô cùng quan trọng giúp các nhà lãnh đạo quản lý, điều hành, phân tích và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình kinh tế tài chính của TCT. Từ đó đưa ra các biện pháp quản lý, điều hành cụ thể để phù hợp với thực tiễn. Các nhà đầu tư tham chiếu BCTC của TCT để có quyết định đầu tư.

Hiện nay, hệ thống BCTC của DIC Corp đang áp dụng theo thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 202/2014/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành. Hệ thống BCTC được lập trực tiếp trên phần mềm kế toán. Việc lập BCTC của TCT đều tuân thủ theo yêu cầu, quy định tại chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 – trình bày BCTC và chuẩn mực kế toán số 25 - Báo cáo tài chính hợp nhất.

DIC Corp lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định đúng nội dung, đúng phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kì kế toán. Đảm bảo cung cấp thông tin về tình hình kinh tế, tài chính, luồng tiền và kết quả kinh doanh của TCT. Đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo, cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời cho các đối tượng trong và ngoài TCT có liên quan.

Căn cứ vào thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 202/2014/TT-BTC, sau ngày kết thúc kì kế toán năm (31/12), DIC Corp tiến hành lập BCTC năm trong vòng 90 ngày nộp cho: Cơ quan thuế (cục thuế tỉnh Bà Rịa – Vǜng Tàu), cơ quan thống kê (cục thống kê tỉnh Bà Rịa – Vǜng Tàu), HĐQT DIC Corp, ĐHĐCĐ. Ngoài ra, TCT còn tiến hành lập BCTC theo quý để gửi đến HĐQT , ĐHĐCĐ và báo cáo lên Ủy Ban Chứng khoán nhằm báo cáo tình hình SXKD trong quý.


Hệ thống BCTC năm áp dụng tại DIC Corp gồm:

o Bảng cân đối phát sinh

o Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

o Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

o Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất của DIC Corp hoàn toàn tuân thủ theo Chuẩn mực kế toán số 25 - Báo cáo tài chính hợp nhất và Thông tư 202/2014/TT-BTC hướng dẫn lập báo cáo tài chính hợp nhất.

Hệ thống BCTC của DIC Corp được lập đầy đủ, đúng quy định biểu mẫu báo cáo, các báo cáo được lập phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành. Các số liệu, thông tin trên báo cáo dựa trên cơ sở chứng từ phát sinh, phản ánh đúng số liệu thức tế, cuối kǶ kế toán tổng hợp toàn TCT có trách nhiệm tổng hợp số liệu của các đơn vị trực thuộc, các công ty con để lập báo cáo của DIC Corp và Báo cáo tài chính hợp nhất. BCTC phản ánh tình hình hoạt động của toàn đơn vị, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng và sự phát triển của TCT trong niên độ. Hệ thống BCTC được lập đúng thời hạn quy định, số lượng báo cáo và biểu mẫu báo cáo của TCT đầy đủ và phản ánh chính xác tình hình thực tế.

2.2.6. Tổ chức kiểm tra kế toán

Ban lãnh đạo DIC Corp nhận thức rò tầm quan trọng tổ chức kiểm tra kế toán là một trong những nội dung hàng đầu trong tổ chức kế toán của TCT, bởi vì chất lượng của công tác kế toán phụ thuộc trực tiếp vào trình độ, khả năng thành thạo, đạo đức nghề nghiệp và sự phân công, phân nhiệm hợp lý của các nhân viên trong bộ máy kế toán. Kiểm tra kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán trong việc thực hiện đúng chính sách, chế độ được ban hành, thông tin do kế toán cung cấp có độ tin cậy cao, việc tổ chức công tác kế toán tiết kiệm và đạt hiệu quả cao. Thực trạng kiểm tra kế toán đảm bảo rằng việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời, đầy đủ, trung thực, DIC Corp đã có bộ phận kiểm tra kế toán cơ bản đáp ứng được yêu cầu của các cổ đông, cǜng như đáp ứng nhu cầu của các đối tượng có liên quan.

Kiểm tra kế toán tại các công ty con và các đơn vị hạch toán phụ thuộc trước hết do đơn vị kế toán tự thực hiện, bên cạnh đó phải chịu sự kiểm tra của Ban tài


chính - kế toán TCT và các cơ quan chức năng theo quy định về kiểm tra kế toán. Tổ chức kiểm tra kế toán là trách nhiệm của Giám đốc tài chính kiêm kế toán trưởng của TCT. Căn cứ vào yêu cầu công tác mà xác định nội dung, phạm vi, thời điểm và phương pháp tiến hành kiểm tra.


2.2.6.1. Đối với công tác kiểm tra nội bộ

Công tác kiểm tra kế toán được Kiểm toán nội bộ của DIC Corp tiến hành kiểm tra định kì hàng quý và kiểm tra vào cuối năm tài chính. Cǜng có thể kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của nhóm cổ đông sở hữu từ 10% cổ phần theo quy định của Luật DN hoặc theo yêu cầu của Ban lãnh đạo DIC Corp.

Công tác kiểm tra nội bộ nhằm mục đích giúp Tổng Giám đốc nắm bắt tình hình thực tế của các đơn vị trong TCT để có biện pháp khắc phục kịp thời những tồn tại trong quá trình SXKD, đồng thời giúp các đơn vị tổ chức hạch toán kế toán thống kê đúng chế độ chính sách của Nhà nước quy định và thống nhất trong TCT.

Hằng quý, hằng năm, TCT có thể tổ chức công tác kiểm tra định kǶ hoặc đột xuất đối với các đơn vị về các mặt quản lý kinh tế, tài chính, kế toán để xem x t chấn chỉnh công tác hạch toán, quản lý nghiệp vụ.

Theo quy định đối với công ty đại chúng và quyết định của ĐHĐCĐ về việc lựa chọn công ty kiểm toán độc lập, Hàng năm, DIC Corp tổ chức thực hiện kiểm toán bởi các công ty kiểm toán độc lập nhằm đáp ứng yêu cầu các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin kế toán của TCT.

2.2.6.2. Đối với công tác kiểm tra bên ngoài, công tác kiểm tra khác

DIC Corp chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với công tác tài chính của TCT theo quy định của pháp luật.

Theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam, Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) thường xuyên chịu sự kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền như: Cục thuế tỉnh Bà Rịa – Vǜng Tàu, BHXH tỉnh Bà Rịa – Vǜng Tàu, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vǜng Tàu, Kiểm toán Nhà nước…

2.3. Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại DIC Corp

2.3.1. Những kết quả đt được

2.3.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán


- Tổ chức bộ máy kế toán được tổ chức một cách khoa học, chặt chẽ và hợp lí, tạo điều kiện thống nhất về phạm vi, phương pháp, trình tự giải quyết và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh, kế toán viên kịp thời hoàn thành công việc được giao và theo sự chỉ đạo của Kế toán trưởng và cấp trên.

- Đội ngǜ cán bộ, nhân viên kế toán của DIC Corp được đào tạo đúng chuyên ngành, sử dụng thành thạo máy vi tính, có trách nhiệm và nhiệt tình với công việc.

2.3.1.2. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán

- Các chứng từ kế toán của DIC Corp đều được lập theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh của TCT. Ngoài các chứng từ mang tính bắt buộc được lập theo đúng mẫu biểu đã ban hành, các chứng từ mang tính hướng dẫn đảm bảo đầy đủ các nội dung quy định tại Luật kế toán số 88/2015/QH13 Quốc Hội ban hành 20/11/2015; Thông tư 200/2014/TT- BTC và Thông tư 202/2014/TT-BTC. DIC Corp có bổ sung một số mẫu biểu khác để đáp ứng yêu cầu nội bộ của TCT.

- Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính của TCT đều được phản ánh trung thực vào các chứng từ kế toán do Ban Tài chính - kế toán và các phòng nghiệp vụ có liên quan lập. Tất cả các chứng từ của các phòng khác đều được chuyển lên phòng kế toán để kiểm tra tính hợp lý hợp lệ, hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế tĬi chính, phát sinh.

- Trình tự luân chuyển chứng từ và ghi ch p chứng từ trong TCT khá chặt chẽ, qua nhiều công đoạn kiểm tra. TCT có những quy định rò ràng về trình tự ký duyệt, các chứng từ kế toán đều được kí nháy trước khi chuyển lên cấp trên kí duyệt. Và tất cả chứng từ kế toán trước khi chuyển Tổng giám đốc ký duyệt đều phải qua ký duyệt của Kế toán trưởng trước đó. Đây là những quy định giúp việc quản lý được chặt chẽ, tránh những sai sót và gian lận xảy ra.

- Việc lưu trữ và bảo quản chứng từ sau khi ghi sổ kế toán khá tốt, tuân thủ đúng theo quy định của Nhà nước.

2.3.1.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

- DIC Corp áp dụng hệ thống tài khoản theo thông tư 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014. Để thuận tiện cho việc quản lý, theo dòi hạch toán trong phần mềm, TCT đã mở thêm các tài khoản cấp 2, cấp 3 để theo dòi đến chi tiết đối tượng…. Đặc biệt các tài khoản liên quan đến nguyên vật liệu,


TSCĐ, chi phí SXKD dở dang, công nợ…Nó giúp quá trĞnh ghi ch p được thuận lợi và chi tiết tránh được nhầm lẫn. Nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được áp dụng tuân thủ theo những quy định của chế độ kế toán hiện hành.

2.3.1.4 Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán

- Hiện nay, trong điều kiện áp dụng công nghệ tin học, việc sử dụng phần mềm trong công tác hạch toán kế toán, các phần hành kế toán chủ yếu được thực hiện trên mãy vi tính thì việc TCT áp dụng phần mềm kế toán BRAVO thiết kế theo hình thức kế toán nhật ký chung là hoàn toàn hợp lý. Các loại sổ sách tổng hợp và chi tiết được sử dụng phù hợp với biểu mẫu quy định của BTC, tuân thủ đúng quy định của hình thức kế toán nhật ký chung mà TCT đang áp dụng, phù hợp với đặc điểm kinh doanh, yêu cầu ghi ch p, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của TCT.

- Việc áp dụng chương trình phần mềm kế toán từ khâu nhập dữ liệu cho Đến lập BCTC Đã giảm thiểu được công việc ghi ch p sổ sách, tiết kiệm thời gian của kế toán, tăng khả năng chính xác của số liệu trên sổ sách và báo cáo, thuận tiện cho việc lưu trữ, bảo quản và chịu trách nhiệm trước tính chính xác và xác thực thông tin trong phần hành quản lý.

2.3.1.5. Tổ chức kiểm tra kế toán

- DIC Corp đã tổ chức tốt việc tự kiểm tra kế toán thường xuyên bằng việc kiểm tra lại tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chứng từ và định kǶ kiểm tra lại theo quy định của TCT (thường là hàng quý, hàng năm).

- Ngoài việc tự kiểm tra, DIC Corp còn chấp hành tốt sự kiểm tra, giám sát của cơ quan cấp trên và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan.

- Việc tự kiểm tra thường xuyên và định kǶ giúp TCT hạn chế được những sai sót không đáng có, đảm bảo số liệu trên sổ sách kế toán và thực tế khớp nhau đồng thời tổ chức hệ thống kế toán cǜng được hoàn thiện hơn.

- DIC Corp đã lập Ban kiểm toán nội bộ, để thực hiện công việc kiểm tra, đo lường và đánh giá tính xác thực của các thông tin tài chính và tính khả thi của các quyết định quản lý của TCT. Mục tiêu của kiểm toán nội bộ hướng đến các vấn đề

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022