Định Hướng Phát Triển Và Nguyên Tắc Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I


83


Xong nếu chi trả với mức thu nhập cao hơn cho những nhân sự này lại và tính toàn bộ vào chi phí trong kǶ, thì lại đẩy giá thành dịch vụ y tế tăng cao, một phần ảnh hưởng tới kết quả hoạt động khám, chữa bệnh chung của Bệnh viện. Bởi vậy, cần có cách thức xử lý hạch toán phù hợp để giải quyết hài hòa bài toán về nhân sự này.

Thứ hai, về hạn chế trong tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán: Sổ kế toán chi tiết mở theo chủ quan của Bệnh viện, chưa thống nhất và thường mang tính tự phát, chưa theo một trình tự, nguyên tắc nhất định. Bên cạnh đó, Bệnh viện thực hiện ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ, nhưng việc lập CTGS chưa thống nhất về thời gian ghi và khóa sổ, phương pháp ghi sổ, quy định này hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quan của Bệnh viện, không phát huy hết tác dụng của CTGS trong việc cập nhật kịp thời, phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và khó kiểm soát.

+ Về tổ chức cung cấp thông tin kế toán

Thứ nhất, thời gian nộp báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán của Bệnh viện Tâm thần TW1 thường chậm hơn so với quy định, đặc biệt là các báo cáo quyết toán BHYT với cơ quan BHXH.

Thứ hai, công tác lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán tại Bệnh viện hiện vẫn mang tính chấp hành, kế toán tại Bệnh viện vẫn chưa thực sự nhận thức đúng tầm quan trọng của các thông tin trên báo cáo. Do đó, báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán kết xuất từ phần mềm kế toán phần lớn phục vụ cho việc nộp lên cơ quan cấp trên và phục vụ công tác thanh, kiểm tra.

Thứ ba, về thuyết minh báo cáo tài chính, Bệnh viện đã phản ánh tương đối đầy đủ các nội dung quy định, đã thể hiện được số đầu năm và số cuối năm. Tuy nhiên, thông tin trên thuyết minh báo cáo tài chính mới đang dừng lại ở những con số, chưa có sự giải thích, hay trình bày rò sự thay đổi của các chỉ tiêu trong các báo cáo. Bởi vậy, để nâng cao vai trò và ý nghĩa của thuyết minh báo cáo tài chính, Bệnh viện cần đầu tư kỹ lương hơn cho nội dung của báo cáo này, thay vì chỉ tập trung vào báo cáo tình hình tài chính và báo cáo kết quả hoạt động như ở thời điểm hiện tại.

Về báo cáo quyết toán, mặc dù khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, phần ngân sách nhà nước cấp không còn nhiều và chủ yếu là phục vụ những hoạt động không thường xuyên, hoặc những nhiệm vụ chính trị. Mục tiêu của thuyết minh báo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.


84

Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I - 12


cáo quyết toán là: “Thuyết minh báo cáo quyết toán trình bày khái quát về tình hình lao động, tình hình thực hiện nhiệm vụ cơ bản thường xuyên của đơn vị, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thu, chi, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công, phân tích đánh giá những nguyên nhân các biến động phát sinh không bình thường trong hoạt động của đơn vị, nêu ra các kiến nghị xử lý với cơ quan cấp trên.” Song, trên thuyết minh báo cáo quyết toán của Bệnh viện, phần nội dung “Thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ cơ bản”, đặc biệt là “đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công” còn được trình bày sơ sài, chưa thể hiện được mức độ phù hợp và hiệu quả của các khoản chi NSNN này, cǜng như mức độ phù hợp của loại hình đơn vị sự nghiệp mà Bệnh viện đang áp dụng.

+ Về tổ chức công tác kiểm tra kế toán

Bệnh viện mặc dù đã phân công trực tiếp cho những kế toán viên làm nhiệm vụ kiểm tra đối với những nội dung thuộc phần công việc mình phụ trách, song cǜng chưa mang tính chuyên nghiệp, và kết quả chắc chắn chưa thể so sánh với những ưu việt mà công cụ kiểm toán nội bộ mang lại nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính cho Bệnh viện.

2.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, xuất phát từ sự thay đổi tương đối lớn và chưa hoàn thiện cả về cơ chế tài chính lẫn kế toán trong khu vực công, đặc biệt là khu vực các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.

Trong thời gian từ 2015 trở lại đây, trước sự thay đổi lớn trong luật NSNN, Luật Kế toán, cùng với việc đẩy mạnh triển khai thực hiện cơ chế tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam, mà đứng đầu là các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Mặc dù Nghị định 16/2015/NĐ-CP về cơ chế tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập đã được ban hành từ 2015, nhưng đến nay, ngành y tế vẫn chưa có nghị định hướng dẫn riêng cho lĩnh vực y tế đã khiến việc thực hiện tự chủ tài chính của các đơn vị theo cách “tự chủ nửa vời”. Bởi vậy, tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần TW1 rất khó để cân bằng giữa tự chủ - tự chịu trách nhiệm với những quy định về quản lý tài chính ở cơ quan có thẩm quyền. Dẫn tới đôi khi kế toán “không dám làm” vì “sợ sai”.


85


Thứ hai, Thông tư 107/2017/TT-BTC ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp mới, có lồng ghép một số nội dung của chuẩn mực kế toán công quốc tế, kéo gần khoảng cách giữa kế toán hành chính sự nghiệp với kế toán doanh nghiệp. Song ở thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có chuẩn mực kế toán áp dụng cho lĩnh vực công, khái niệm về kế toán dồn tích vẫn là điều mới mẻ đối với kế toán viên tại các cơ sở y tế công lập. Bởi vậy, các nội dung trong chuẩn mực kế toán công quốc tế, đặc biệt là việc ghi nhận doanh thu - chi phí khi nào, ghi nhận theo giá trị nào ghi nhận như thế nào vẫn còn là khái niệm mới mẻ, chứ chưa nói tới việc hiểu và vận dụng nó một cách đúng đắn. Bệnh viện cần có thời gian và lộ trình tiếp cận mới có thể nhận thức và hiểu sâu được những nội dung này.

Thứ ba, do đặc thù và tính phức tạp của lĩnh vực y tế - một đơn vị hoạt động 24/24 giờ. Số lượng người bệnh đông và có sự đa dạng về loại hình người bệnh với thói quen dùng tiền mặt đã khiến công tác kế toán thu viện phí gặp nhiều khó khăn. Người bệnh nằm viện từ tháng này sang tháng khác, và ngay cả từ năm trước sang năm sau điều thường xuyên xảy ra, dẫn đến khó khăn trong việc ghi nhận doanh thu

- chi phí. Sự đa dạng về chủng loại thuốc, về tần suất nhập - xuất thuốc với đặc thù phương thức mua thuốc, vật tư y tế theo phương thức tập trung đòi hỏi cần phải kịp thời, chuẩn xác cả về số lượng, về chất lượng và đáp ứng đủ, đúng các quy định về đấu thầu mua sắm tập trung…

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, do năng lực quản trị của Bệnh viện còn chưa theo kịp với yêu cầu phát triển Bệnh viện theo hướng tự chủ tài chính.

Thứ hai, do trình độ chuyên môn của một số nhân viên kế toán còn hạn chế, dẫn đến phụ thuộc vào sự hỗ trợ của phần mềm mà chưa thực sự hiểu được bản chất của nghiệp vụ, từ đó xử lý và phản ánh sai lệch thông tin kế toán.

Thứ ba, quy chế chi tiêu nội bộ chưa được thực sự phát huy hết hiệu quả. Bệnh viện đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để thực hiện việc kiểm soát thu - các nguồn kinh phí hoạt động, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý, nhưng đôi khi các văn bản pháp luật hướng dẫn mới được ban hành, các nội dung mới này chưa được cập nhật, thay thế, bổ sung kịp thời trong quy chế chi tiêu nội bộ nên chưa thực sự phát huy được hết hiệu quả của quy chế chi tiêu nội bộ.


86


Thứ tư, công tác kiểm tra kế toán, kiểm toán nội bộ chưa được chú trọng dẫn tới việc kiểm tra còn mang tính hình thức, chiếu lệ, không phát huy được hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán.

Thứ năm, chưa phát huy được hiệu quả ứng dụng CNTT trong tổ chức kế toán. Trình độ chuyên môn của các cán bộ làm công tác kế toán còn hạn chế và không đồng đều, bên cạnh đó trình độ về ứng dụng tin học của người làm công tác kế toán trong các viện còn hạn chế, dẫn đến việc sử dụng phần mềm kế toán còn gặp khó khăn. Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tài chính của bệnh viện chưa thực sự hiệu quả. Các phần mềm sử dụng không có sự liên kết thống nhất với nhau, gây lãng phí, tốn kém và có nhiều hạn chế chất lượng thông tin tài chính phục vụ công tác kế toán của bệnh viện.


87


Tiểu kết chương 2

Trong chương 2 của luận văn, tác giả đã khái quát hoạt động của Bệnh viện Tâm thần TW1 cǜng như phân tích rò nét về thực trạng quá trình triển khai thực hiện cơ chế tự chủ. Đồng thời, tác giả đã tập trung phân tích sâu thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện này gồm: Tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức công tác kế toán và tổ chức công tác kiểm tra kế toán. Trong đó tổ chức công tác kế toán tại bệnh viện tác giả cǜng tiếp cận theo chu trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kế toán, trong đó tập trung vào một số phần hành kế toán trọng yếu chịu tác động lớn bởi cơ chế tự chủ. Qua đó, luận văn đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần TW1 kể từ khi thực hiện Thông tư 107/2017/TT-BTC. Đây sẽ là cơ sở nền tảng, đóng vai trò then chốt để tác giả đưa ra những giải pháp phù hợp và sát thực ở chương 3.


88


Chương 3

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN

TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG I

3.1. Định hướng phát triển và nguyên tắc hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I

3.1.1. Định hướng phát triển của Bệnh viện Tâm thần Trung ương I

Xây dựng và phát triển mạng lưới KCB phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu KCB ngày càng cao, hướng tới sự công bằng, hiệu quả và phát triển trong cung cấp, sử dụng các dịch vụ y tế. Tổng Bí thư đã ban hành Nghị quyết 20/NQ-TW ngày 25/10/2017 hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW khóa XII về chiến lược ngành y tế đến năm 2030, với mục tiêu phát triển nền y học Việt Nam khoa học, xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh; y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng; y tế chuyên sâu đồng bộ và cân đối với y tế cộng đồng; gắn kết y học cổ truyền với y học hiện đại, quân y và dân y, phát triển dược liệu, công nghiệp dược và thiết bị y tế. Bệnh viện Tâm thần Trung ương I cần nhận thức rò việc mở rộng quyền tự chủ về tài chính đối với các đơn vị SNCL y tế gắn việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế với lộ trình BHYT toàn dân, lộ trình cải cách tiền lương; thực hiện tính đúng, tính đủ chi phí dịch vụ, bảo đảm phù hợp với trình độ chuyên môn, chất lượng dịch vụ ở từng tuyến và khả năng chi trả của nhân dân; minh bạch giá dịch vụ y tế, phân định rò phần chi từ NSNN và phần chi của người sử dụng dịch vụ y tế. Đây là một nhiệm vụ nặng nề mà đơn vị phải nỗ lực hoàn thiện mọi mặt để vừa đảm bảo tính công bằng y tế vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế hướng tới mục tiêu ngành đề ra.

Để thực hiện tốt kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển ngành y tế Việt Nam như đã nêu trên, Bệnh viện Tâm thần TWI phải hướng tới mục tiêu là xây dựng Bệnh viện có chất lượng cao, hiện đại, thực hiện tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân, với những nội dung cụ thể sau:

- Chú trọng đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính, từng bước đổi mới quy trình khám chữa bệnh; hoàn thiện ứng dụng CNTT vào quản lý khám, chữa bệnh,


89


rút số, xếp hàng tự động…; cải tiến, đổi mới quy trình khám, chữa bệnh; quản lý người bệnh qua mã vạch nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám bệnh của nhân dân, giảm bớt quy trình khám, chữa bệnh nhằm tạo mọi thuận lợi cho nhu cầu của người bệnh, phục vụ người bệnh một cách tốt nhất.

- Cải tiến hệ thống đánh số buồng bệnh, các khoa điều trị theo trật tự thống nhất để người bệnh thuận tiện trong việc đi lại, tìm nơi điều trị. Ngoài ra Bệnh viện còn chú trọng tăng cường nguồn lực, cơ sở vật chất, đổi mới về quy trình khám chữa bệnh. Giám sát các dịch vụ y tế mà người bệnh sử dụng để nhập số liệu vào máy kịp thời, chính xác để quản lý chặt chẽ, tránh nhầm lẫn, bỏ sót các dịch vụ đã được ápdụng.

- Bệnh viện tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào quản lý, điều hành hoạt động khám chữa bệnh; hướng tới thực hiện mục tiêu mỗi người bệnh vào viện sẽ có 1 mã người bệnh riêng, thực hiện ứng dụng bệnh án điện tử.

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ y tế, người lao động trong thực hiện nhiệm vụ; tổ chức công tác tư vấn dinh dưỡng, vệ sinh phòng bệnh, giáo dục sức khỏe tại các khoa cho người bệnh và người nhà người bệnh. Đây cǜng là tiền đề củng cố niềm tin và sự hài lòng của người bệnh với Bệnh viện.

Với cơ chế tài chính giao quyền tư chủ hoàn toàn cho đơn vị theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP thì Ban lãnh đạo Bệnh viện luôn luôn tìm ra các hướng tích cực thay đổi cách quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tăng thu, tiết kiệm chi, đồng thời cǜng phải không ngừng học tập đào tạo, tạo mối quan hệ tốt đẹp với các Bệnh viện trong và ngoài nước, thu hút sự đầu tư cả về trí tuệ và cơ sở vật chất để có thể khám chữa bệnh cho nhiều người bệnh. Ban lãnh đạo Bệnh viện Tâm thần Trung ương I cần có những bước tiến mới trong công tác quản lý, đặc biệt quan tâm chú trọng đến công tác tài chính kế toán để đảm bảo đời sống cán bộ nhân viên trong viện ngày càng được nâng cao, ngoài tiền lương, các khoản phụ cấp đúng theo quy định thì cần có một nguồn thu nhập tăng thêm đáng kể để cán bộ nhân yên tâm công tác, toàn tâm toàn lực cống hiến cho sự nghiệp cao quý của mình, chăm lo cho sức khỏe của nhân dân, xứng đáng theo lời dạy của Hồ Chí Minh “Lương y như từ mẫu”.

Quá trình cải cách hệ thống kế toán Việt Nam trong thời gian qua được đánh

dấu bằng sự thay đổi của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 và các văn bản hướng dẫn


90


thi hành Luật Kế toán, đặc biệt là chế độ kế toán HCSN theo thông tư 107/2017/TT- BTC là cơ sở pháp lý cho việc lập và trình bày BCTC minh bạch và đáng tin cậy cho các đơn vị HCSN.

Chính vì vậy, hoàn thiện tổ chức kế toán các đơn vị SNCL nói chung và tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I nói riêng là yêu cầu khách quan, phù hợp với pháp luật về quản lý tài chính, kế toán và pháp luật liên quan trong điều kiện hiện nay

3.1.2. Nguyên tắc hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung

ương I

Xuất phát từ định hướng phát triển ở trên, việc hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I phải phù hợp những nguyên tắc sau:

*Một là, phải phù hợp với đặc thù về quản lý kinh tế tài chính và đảm bảo tuân thủ các chế độ chính sách, văn bản pháp luật có liên quan do Nhà nước ban hành.

Trong những năm qua, quản lý tài chính công ở Việt Nam đã từng bước được cải cách và đổi mới trên nhiều phương diện để từng bước xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, tài chính - tiền tệ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội; huy động, quản lý, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính trong xã hội hiệu quả, công bằng; cải cách hành chính đồng bộ, toàn diện; đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý, giám sát tài chính. Các đơn vị SNCL, trong đó có các Bệnh viện công lập không nằm ngoài tiến trình cải cách tài chính công. Việc hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần TW1 nhất thiết phải đảm bảo tuân thủ quản lý tài chính công. Kế toán với tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ công cụ quản lý kinh tế, không thể tách rời khỏi các chính sách, quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước. Nhiệm vụ chủ yếu của kế toán là thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin cho nhà quản lý nhằm đưa ra các quyết định phù hợp trong điều hành quản lý. Vì thế, trong quá trình tổ chức kế toán phải đảm bảo tuân thủ các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế, tài chính, kế toán.

Hai là, bảo đảm tính thống nhất, phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động và quản lý của Bệnh viện trước những yêu cầu đặt ra từ quá trình đẩy mạnh tự chủ tài chính.

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí