LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết quả trong luận án chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình nào khác.
Tác giả luận án
Hoàng Văn Tưởng
MỤC LỤC
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ chức kế toán quản trị với việc tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam - 2
- Xây Dựng Hệ Thống Định Mức Chi Phí Và Hệ Thống Dự Toán Ngân Sách
- Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Các Yếu Tố Sản Xuất
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ iv
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 8
1.1. BẢN CHẤT, KHÁI NIỆM, YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 8
1.2. NỘI DUNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP 15
1.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 60
1.4. KINH NGHIỆM VẬN DỤNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 67
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP VIỆT NAM 74
2.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP XÂY LẮP VIỆT NAM 74
2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP VIỆT NAM 85
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP VIỆT NAM 108
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP VIỆT NAM 119
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH XÂY DỰNG VÀ SỰ CẦN THIẾT, YÊU CẦU PHẢI HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP VIỆT NAM 119
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP VIỆT NAM 124
3.3. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ĐỂ HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP VIỆT NAM 152
KẾT LUẬN 157
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỨU CỦA TÁC GIẢ 159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHTY : Bảo hiểm y tế
BHXH : Bảo hiểm x hội
CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp
CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPSDMTC : Chi phí sử dụng máy thi công
CPSXC : Chi phí sản xuất chung
CT : Công trình
DN : Doanh nghiệp
DNXL : Doanh nghiệp xây lắp
HMCT : Hạng mục công trình
KLXL : Khối lượng xây lắp
KLXLDDĐK : Khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ
KLXLDDCK : Khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
KTTC : Kế toán tài chính
NVL : Nguyên vật liệu
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TK : Tài khoản
TSCĐ : Tài sản cố định
XDCB : Xây dựng cơ bản
DANH MỤC ĐỒ THỊ, BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
I. ĐỒ THỊ
Đồ thị 1.1: Ước tính chi phí theo phương pháp đồ thị phân tán 31
Đồ thị 2.1. Vốn đầu tư theo giá thực tế cho ngành Xây dựng 76
II. BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 : Tiêu chí đánh giá Trung tâm trách nhiệm 61
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế của Ngành xây dựng Việt Nam 77
Bảng 3.1: Các giai đoạn lập ngân sách dự án xây dựng 126
Bảng 3.2. Phương hướng cơ bản phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí..130 Bảng 3.3. Tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung 134
III. SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các hệ thống trong DN 8
Sơ đồ 1.2. Trình tự xây dựng dự toán ngân sách 20
Sơ đồ 1.3. Phân loại chi phí kinh doanh 27
Sơ đồ 1.4. Mối quan hệ giữa ABC và ABM 46
Sơ đồ 1.5. Quản trị chi phí sản xuất theo Kaizen costing 49
Sơ đồ 1.6. Chi phí mục tiêu và các giai đoạn sản xuất sản phẩm 50
Sơ đồ 1.7 . Hệ thống kế toán trách nhiệm trong mối quan hệ với cơ cấu tổ chức quản lý 56
Sơ đồ 1.8: Bộ máy tổ chức KTQT 59
Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức quản lý tại công ty VINACONEX 1 80
Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy KTQT chi phí của các doanh nghiệp xây dựng 106
Sơ đồ 3.1. Quy trình thu thập thông tin lập báo cáo kết quả thực hiện 145
Sơ đồ 3.2. Mô hình tổ chức bộ máy KTQT 148
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp xây lắp nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và nền kinh tế phát triển nhanh như hiện nay. Để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững thì công tác quản lý kinh tế tài chính là một yêu cầu bức xúc. Hàng loạt các chính sách, chế độ kinh tế- tài chính đã và đang được nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung. Trong đó, kế toán- một công cụ quản lý kinh tế tài chính hữu hiệu nhất đã được cải cách sâu sắc, toàn diện, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện đó, tổ chức kế toán, đặc biệt là tổ chức kế toán quản trị một cách khoa học, hợp lý cho các doanh nghiệp có ý nghĩa nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh.
Kế toán quản trị là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán, giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện các quyết định của doanh nghiệp. Cho nên, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế để cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, hướng tới khách hàng, tìm kiếm vùng lợi nhuận thì việc cung cấp thông tin để hỗ trợ việc sản xuất các sản phẩm với chi phí thấp, chất lượng được giữ vững,... có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp.
Song, kế toán quản trị đối với các doanh nghiệp hiện đang còn là một vấn đề hết sức mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn. Tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xây lắp cần phải được bổ sung và hoàn thiện về lý luận cho phù hợp với yêu cầu của quản trị doanh nghiệp và phù hợp với thông lệ quốc tế. Với những lý do đó, tác giả chọn đề tài “Tổ chức kế toán quản trị với việc tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam” để nghiên cứu.
2. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU
Luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu và rút ra kết luận:
Thứ nhất, phần lớn các công trình tập trung nghiên cứu về phương hướng chung xây dựng mô hình kế toán quản trị trong các doanh nghiệp. Các vấn đề về kế toán quản trị được các tác giả Việt Nam bắt đầu nghiên cứu từ đầu những năm 1990. Tác giả Nguyễn Việt (năm 1995) trong luận án “Vấn đề hoàn thiện kế toán Việt Nam” đã trình bày phương hướng và giải pháp xây dựng hệ thống kế toán tài chính và kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên những đề xuất về kế toán quản trị trong các công trình này là những đề xuất mang tính cơ bản nhất của hệ thống kế toán quản trị, trong bối cảnh KTQT bắt đầu được nghiên cứu tại Việt Nam. Tác giả Phạm Văn Dược (năm 1997) đã nghiên cứu về “Phương hướng xây dựng nội dung và tổ chức vận dụng kế toán quản trị vào các doanh nghiệp Việt Nam”. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã có những nghiên cứu cụ thể và đề xuất các biện pháp ứng dụng kế toán quản trị vào thực tiễn trong các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên những nghiên cứu này còn mang tính chất chung chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, trong khi tính linh hoạt của kế toán quản trị lại rất cao, phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, từng ngành. Từ đầu những năm 2000, đã có nhiều nghiên cứu về một số vấn đề cụ thể của kế toán quản trị áp dụng riêng cho các doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp sản xuất. Tác giả Phạm Quang (năm 2002) nghiên cứu “Phương hướng xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị và tổ chức vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam”, tác giả Trần Văn Dung (2002) nghiên cứu về “Tổ chức kế toán quản trị và giá thành trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam”, tác giả Lê Đức Toàn (năm 2002) nghiên cứu về “Kế toán quản trị và phân tích chi phí sản xuất trong ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam”, tác giả Giang Thị Xuyến (năm 2002) nghiên cứu về “Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh
nghiệp Nhà nước”. Có một số công trình nghiên cứu ứng dụng kế toán quản trị trong các ngành cụ thể, như tác giả Phạm Thị Kim Vân (năm 2002) nghiên cứu về “Tổ chức kế toán quản trị chi phí và kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp kinh doanh du lịch”, tác giả Nguyễn Văn Bảo (năm 2002) với luận án “Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính và kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Nhà nước về xây dựng”, tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga (năm 2004) nghiên cứu “Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp dầu khí Việt nam”, tác giả Dương Thị Mai Hà Trâm (năm 2004) nghiên cứu “Xây dựng hệ thống kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Dệt Việt nam”, tác giả Nguyễn Thanh Quí (năm 2004) nghiên cứu “Xây dựng hệ thống thông tin kinh tế phục vụ quản trị doanh nghiệp kinh doanh bưu chính viễn thông”, tác giả Phạm Thị Thủy (2007) nghiên cứu "Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam",... Trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã hệ thống các nội dung cơ bản của hệ thống kế toán quản trị và đề xuất phương hướng ứng dụng kế toán quản trị vào các ngành cụ thể theo phạm vi nghiên cứu của đề tài. Mặc dù vậy, tất cả các công trình nghiên cứu về kế toán quản trị đã công bố đều chưa nghiên cứu chuyên sâu về tổ chức kế toán quản trị nhằm tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp, trong khi ngành xây dựng là ngành đang rất phát triển, rất cần tổ chức kế toán quản trị một cách khoa học, hiệu quả để cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu khoa học về kế toán quản trị chủ yếu tập trung vào các kỹ thuật tính toán và chức năng ghi chép sổ sách để lập các báo cáo cho các nhà quản trị. Kế toán quản trị cần được tiếp cận theo hướng gắn chặt hơn nữa với hoạt động kinh doanh. Những thông tin kế toán quản trị cung cấp là cơ sở cho việc các quyết định phù hợp nhất với chiến lược và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà quản trị ngày càng phải hiểu hơn các công cụ kế
toán quản trị, trong khi các chuyên gia kế toán quản trị phải am tường về chiến lược kinh doanh, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp hay những phương pháp quản lý hiện đại như quản trị chất lượng toàn diện, hệ thống sản xuất tinh gọn hay hệ thống tồn kho kịp thời,... Bên cạnh đó, các tác giả chưa đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa tổ chức kế toán quản trị với yêu cầu, nội dung các chỉ tiêu kinh tế tài chính của quản lý doanh nghiệp.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu khoa học về kế toán quản trị chủ yếu tập trung vào nghiên cứu mô hình kế toán quản trị chi phí truyền thống. Qua thực tiễn, hệ thống kế toán quản trị chi phí truyền thống (phương pháp tính giá thành toàn bộ, phương pháp tính giá thành trực tiếp) đã bộc lộ một số hạn chế, gây ảnh hưởng đến hoạt động ra quyết định của nhà quản trị. Những hạn chế lớn nhất có thể kể đến đó là việc lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí và kỹ thuật phân bổ chi phí. Để khắc phục những hạn chế đó, các nhà kinh tế nghiên cứu và ứng dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm mới, thực chất là phương phân bổ chi phí sản xuất chung mới- phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động (Activity-based costing- ABC). Phương pháp ABC ngày nay đã được gắn liền với một triết lý mới trong quản trị là quản trị dựa trên hoạt động (Activity based Management- ABM). Quản trị dựa trên hoạt động là một trong những phương pháp quan trọng nhất để dành chiến thắng trong cạnh tranh. Hệ thống này không thay thế hệ thống kế toán quản trị chi phí truyền thống, mà nhằm bổ sung khả năng xử lý và cung cấp thông tin trong việc ra quyết định ngắn hạn và dài hạn của DN.
Thứ tư, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến kinh nghiệm ứng dụng kế toán quản trị tại một số nước trên thế giới tuy nhiên chỉ mới ở góc độ khái quát nhất về kế toán quản trị, chưa đi sâu nghiên cứu về việc vận dụng cụ thể từng phương pháp kế toán quản trị ở từng nền kinh tế và hệ thống quản lý ở các mức độ khác nhau, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức tổ chức kế toán quản trị cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế và hệ thống quản lý của Việt Nam.
Thứ năm, trong luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Kinh tế của tác giả Hoàng Văn