Tài Liệu Nghiên Cứu Của Các Tác Giả Nước Ngoài 79578


Chương 1‌‌‌

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI


Ở chương này, luận án nghiên cứu một cách tổng quan các tài liệu trong và ngoài nước trên các lĩnh vực Giáo dục học, Tâm lí học, Lí luận và PPDH bộ môn Lịch sử về vấn đề của đề tài. Liên quan đến vấn đề tổ chức dạy học Lịch sử với di tích LS ở địa phương tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An, chúng tôi tiếp cận các công trình nghiên cứu trên các phương diện sau:

- Các tài liệu đề cập đến phương tiện trực quan, trong đó có di tích nói chung, DTLS nói riêng và việc sử dụng di tích, di tích LS ở địa phương trong dạy học Lịch sử.

- Các tài liệu viết về DTLS ở Nghệ An và việc bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích đó.

1.1. Tài liệu nghiên cứu của các tác giả nước ngoài

1.1.1. Tài liệu giáo dục học, tâm lí học

Từ thực tiễn của quá trình nhận thức, các nhà giáo dục học đều thống nhất rằng hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là những hình ảnh mà chúng ta thu nhận được bằng trực quan. Vì con người chỉ nhớ kỹ, hiểu sâu sự vật, hiện tượng với những hình ảnh cụ thể được khắc sâu vào trí nhớ. Trong dạy học nói chung, dạy học LS ở trường THPT cũng vậy, đảm bảo tính hình ảnh, tính trực quan là yêu cầu có tính nguyên tắc quan trọng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Các tác giả L.V.Zancôp trong cuốn Lí luận dạy học và cuộc sống, Matxcơva, 1968 đã đề cập đến những vấn đề chung về lí luận dạy học và chỉ rõ việc giáo dục trong nhà trường cần gắn bó với thực tiễn sinh động của cuộc sống. Các hoạt động thực nghiệm, thực tế, tham quan được đề cao vì nhờ đó mà HS “cảm thấy hài lòng vì lao động trí tuệ căng thẳng, sung sướng vì hoàn thành được những bài tập khó, dường như các em đang tiến về phía một cái gì mới mẻ mà mình phải nhận ra” [127; 95].

N.M. Iacốplép trong tài liệu Phương pháp và kĩ thuật lên lớp trong trường phổ thông, T.1, NXBGD, HN, 1975 đã đề cập đến các vấn đề chung về phương pháp, kĩ thuật giúp giáo viên có thể tiến hành việc đứng lớp ở trường PT. Tác giả cũng nghiên cứu khá kĩ “về những bài học ngoài lớp”. Theo đó các môn học không được tách rời thực tiễn và “làm lu mờ nguồn gốc” của khoa học là thiên nhiên. Tác giả

Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam 1919-2000 với di tích lịch sử tại địa phương ở trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An - 3


cho rằng cần phải có mối liên hệ chặt chẽ với đời sống sinh động của con người trên các lĩnh vực, “...với tất cả những gì học sinh nhận thức được trong khi nó đang sống và hoạt động trong xã hội” [57; 36].

Trong công trình Dạy học nêu vấn đề (Người dịch: Phan Tất Đắc, NXBGD, 1977) I.Ia.Lecne nêu rõ ưu thế của DH nêu vấn đề trong việc phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS. Trên cơ sở của tài liệu này, vận dụng vào đề tài, chúng tôi thiết kế các hoạt động dạy học LS với DTLS ở địa phương theo kiểu của DH nêu vấn đề, trong đó có các tình huống NVĐ, các câu hỏi gợi mở... để phát huy tính tích cực của HS, giúp đem lại hiệu quả cho bài học LS.

Các tác giả M.A.Đanhilốp, M.N.Xcatkin (CB), (1980) với tài liệu Lý luận dạy học ở trường phổ thông, NXBGD, HN cho rằng để tổ chức đúng đắn quá trình DH là một tổ hợp rất phức tạp những hành động của nhà giáo dục và HS; cần phải hiểu cấu trúc, qui luật của nó. Các tác giả chỉ ra mối liên hệ giữa kiến thức và thực tế. Trong quá trình học tập ở nhà trường, thế hệ trẻ không những được làm giàu thêm kiến thức của mình mà cần được chuẩn bị để sau này tự tìm tòi chân lí mới, để phát triển và làm giàu thêm cho khoa học. Tác giả chú ý việc“ứng dụng khoa học vào đời sống” [32; 7]. Quan niệm của các nhà giáo dục học này giúp chúng tôi nghiên cứu tìm ra những biện pháp để gắn BHLS với thực tiễn sinh động ở các địa phương, trong đó có các DTLS.

Trong cuốn Tư duy học sinh, NXBGD, 1982, M.N.Sácđacốp cho rằng cần tăng cường nhận thức trực quan trong dạy học bằng việc: “Có thể thực hiện nhiệm vụ này bằng cách tổ chức cho học sinh tri giác các di tích lịch sử và các di sản văn hóa” [97; 53]. Như vậy, ngay từ rất sớm, các nhà giáo dục học cũng đã chỉ ra vai trò quan trong của các DTLS trong việc giáo dục HS. Được quan sát trực tiếp các di sản nói chung, di tích nói riêng cũng là một cách thiết thực của việc vận dụng nguyên tắc trực quan trong dạy học.

N.V.Savin trong sách Giáo dục học, T.1, NXBGD HN, 1983 đã đề cập nhiều vấn đề chung của giáo dục học. Trong các HTTC dạy học, ông đặc biệt coi tham quan là một hình thức dạy học quan trọng. Chúng giúp HS đọc cuốn sách của cuộc sống. Mặc dù chưa đề cập đến các DT nhưng ông đã chỉ ra những địa điểm tham quan như xí nghiệp, nông trang, viện bảo tàng... Theo ông, khi tổ chức tham quan, GV cần phải xác định trước xem mình sẽ nghiên cứu những chủ đề gì, cần vạch ra


các nhiệm vụ tham quan. Đây là những vấn đề quyết định kế hoạch và các phương pháp công tác của GV và HS tại buổi tham quan. Vấn đề này rất hữu ích đối với chúng tôi khi chúng tôi đề xuất các hình thức, biện pháp tham quan cụ thể với DTLS ở địa phương.

Nhà tâm lý học nổi tiếng A.N.Leonchiev qua cuốn Hoạt động ý thức và nhân cách, NXBGD, HN, 1989 cũng đề cập đến sự cần thiết của việc cho HS tham quan trong các hoạt động giáo dục. Trong các hoạt động như thế, HS có thể tri giác các sự vật, hiện tượng cụ thể, đến mức “dường như là có thể sờ, mó, nắn được đối với chúng; thế giới động vật hiện ra trong tính đa dạng của nó, sự kiện LS được thể hiện một cách trong sáng hơn...” [70; 305]. Đây là cơ sở quan trọng để đề tài của LA tổ chức các hoạt động tham quan với DTLS ở địa phương một cách tích cực.

Khi nghiên cứu về hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm trong DH, trong sách Những cơ sở của tâm lí học sư phạm, NXBGD HN, 1989, tác giả V.A.Gruchetxki cho rằng nếu GV có tri thức, kinh nghiệm hướng dẫn, dựa trên cơ sở sáng tạo của HS sẽ có những khả năng rộng rãi phát huy tính tích cực và sáng kiến của các em. “Cách tổ chức hoạt động của nhóm ngoại khóa như vậy là phù hợp nhất với các đặc điểm lứa tuổi của các HS lớn” [47; 50-51]. Quan niệm này đã giúp chúng tôi suy nghĩ về các biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa trong DH bộ môn với DTLS cho đối tượng HS lớp 12 ở trường THPT.

Các dự án Việt - Bỉ như: Hỗ trợ học từ xa của E. De Corte, T.Geerlings- J.Peters, N. Lagerweij - R.Vandenberghe; Những cơ sở của hoạt động giảng dạy, Hà Nội, 2/2000 của Derek Rowntree, So sánh, đánh giá học sinh, Hà Nội, 2/2000 của Jean Berbaum; Để tự học tập được tốt hơn, Hà Nội, 2/2000 của Alex Mucchielli, Trò chơi đóng vai, Hà Nội, 6/1999... đã tập trung giải quyết các vấn đề trong quá trình DH: xác định mục tiêu, tổ chức, đánh giá HS giúp GV phát huy hiệu quả của việc giảng dạy. Các tác giả đã chú trọng đến công tác điều tra, thâm nhập cơ sở sư phạm và đặc biệt chú trọng việc phát huy tính năng động, tích cực của HS qua làm việc với ĐDTQ cũng như liên hệ thực tiễn.

Các tác giả David A.Jacobsen, Paul Eggen, Donal Kauchak trong tài liệu Methods for Teaching (Phương pháp dạy học), Prentice Half - Gale, 2002, đã trình bày các PP, kĩ thuật dạy học hiện đại nhằm hình thành tính độc lập, sáng tạo - nhất là phong cách học của các cá nhân HS. Trong quá trình dạy học nói chung, dạy học


với DTLS ở địa phương nói riêng, tùy vào đối tượng HS, GV cần linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của bài học.

Với những quan niệm hiện đại, Bobbi Deporter Mike Hernacki trong cuốn Phương pháp học tập siêu tốc - khơi dậy năng lực tiềm ẩn ở bạn, NXB Tri thức, 2006 cho rằng để việc học tập đạt kết quả thì học tập phải là niềm vui, là công việc suốt đời mà con người phải đảm nhiệm một cách vui vẻ và thành công. Học tập phải nhằm phát triển con người toàn diện cả về trí tuệ, thể chất và tình cảm riêng tư. Theo tác giả: “Bạn có rất nhiều cơ hội để tiếp xúc với môi trường và có thể hấp thụ những sắc thái muôn màu muôn vẻ của thế giới xung quanh” [27; 90]. Ý tưởng nói trên là những định hướng, gợi ý để chúng tôi tăng cường sử dụng DTLS ở địa phương trong DH bộ môn. Việc học tập sẽ có kết quả tốt hơn, ngoài những giờ học trên lớp, người học sẽ thoát ly sự bó buộc về không gian, rộng mở với thế giới bên ngoài thông qua các hình thức TCDH lịch sử khác nhau.

Các tác giả của Hiệp hội Giám định và Phát triển chương trình giáo dục Hoa Kì - ASCD như Robert J.Marzano trong cuốn Quản lí hiệu quả lớp học, NXBGD Việt Nam, 2013, (người dịch: Phạm Trần Long), Robert J.Marzano, Debra J.Pickering - Jane E.Pollock: Các phương pháp dạy học hiệu quả, NXBGD Việt Nam, 2013 (người dịch: Nguyễn Hồng Vân), đã chỉ ra các cách thức cụ thể nhằm phát huy tối đa năng lực của người học, nâng cao chất lượng của GV đứng lớp để thực hiện hiệu quả công tác giảng dạy. Các tác giả chú trọng sự “cân bằng giữa giảng dạy và thực hành”[86; 197]. Việc thực hành thường xuyên giúp học sinh thành thạo các kĩ năng nhất định.

James H.Stronge, Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả, NXB GD Việt Nam, 2013 (người dịch: Lê Văn Canh), đã đưa ra một cách nhìn về người GV hiệu quả: “Người GV có hiệu quả luôn tìm cách để những sự kiện xưa cũ trở nên gần gũi với học sinh ngày nay” [98; 154]. Quan niệm này rất gần gũi với bộ môn LS, là môn học về những gì đã qua. Tác giả cũng nêu rõ trong giờ học, GV có thể áp dụng các dạng hoạt động đa dạng như: tạo điều kiện cho HS tranh luận, lập hồ sơ dữ liệu LS, tăng cường các hoạt động dựa vào internet, tham quan bảo tàng (trên internet, nếu thiếu thời gian và kinh phí)... Như vậy, đây cũng là những gợi mở quý giá giúp chúng tôi tìm kiếm các hình thức và biện pháp sư phạm khi tổ chức dạy học với DTLS ở địa phương.


Công trình Đa trí tuệ trong lớp học, NXB GD Việt Nam, 2013, Thomas Armstrong, (người dịch: Lê Quang Long), đã giới thiệu một dạng “trí tuệ” được đề cao đó là đưa HS đi tham quan: “Nhờ được “xem tận mắt”(một thấy bằng mười nghe) các mô hình cụ thể của các dạng trí tuệ khác nhau như vậy nên học sinh nắm bắt được khái niệm đa trí tuệ hơn ngồi trong lớp nghe giảng suông” [2; 56]. Đây là một quan niệm giúp chúng tôi nhận rõ cần dành nhiều thời gian cho HS được học ngoài trời, mặc dù, thực hiện được chúng trong điều kiện hiện nay quả không dễ dàng. Nhưng điều này có vai trò lớn vì: “Ta có thể tận dụng một chuyến đi trong thiên nhiên để tái hiện một khung cảnh địa lí hay một sự kiện lịch sử” [2; 107].

Giselle O.Martin - Kniep trong Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi, NXBGD Việt Nam, 2013 (người dịch: Lê Văn Canh), lại đưa ra những gợi ý, những thủ thuật cho GV vận dụng sáng tạo, để “nuôi dưỡng được hoạt động học tập đích thực” [84; 7]. Tác giả đề cao việc đánh giá HS qua việc tham gia vào giải quyết những vấn đề thực tế, giúp học sinh hiểu và vận dụng kiến thức đã học ở nhà trường với cuộc sống của chính mình.

Tác giả Robert J.Marzano trong Nghệ thuật và khoa học dạy học, (Người dịch: Nguyễn Hữu Châu), NXBGD Việt Nam, 2013 khẳng định khi thiết kế kiến thức trọng tâm của bài học, giáo viên có thể sử dụng các phương tiện để truyền đạt thông tin, gồm: “bài giảng, tài liệu cho học sinh đọc, biểu diễn bằng vật thể, trình bày bằng Video hoặc DVD, các chuyến đi thực tế” [85; 206]. Như vậy, qua các tài liệu trên, các nhà nghiên cứu GD của Hiệp hội Giám định và Phát triển chương trình giáo dục Hoa Kì - ASCD đã xác định các hoạt động liên quan đến thực tế, thực hành đóng vai trò lớn trong việc học tập của HS.

Tại Nhật Bản, trong công trình Cải cách giáo dục Nhật Bản (2014), NXB Từ điển Bách khoa, (tài liệu dịch) tác giả Ozaki Muger cho rằng cần tôn trọng cá nhân HS. Các em nắm bắt thiên nhiên và xã hội xung quanh bản thân mình thông qua hoạt động và trải nghiệm phong phú. Những hoạt động đó phù hợp với cuộc sống của HS. Từ đó, nhà trường mới giáo dục nhận thức tự nhiên và xã hội, “đồng thời trong quá trình tiến hành những hoạt động và trải nghiệm đó sẽ gieo trồng nền tảng nhận thức bản thân, trang bị cho trẻ em những thói quen, kĩ năng cần thiết cho cuộc sống hướng đến giáo dục nên những nền tảng tự lập” (Hội đồng thẩm định khóa trình giáo dục, Tóm tắt giữa kì, 10/1986). Quan điểm giáo dục này được chúng tôi


vận dụng để tổ chức các hoạt động tham quan, trải nghiệm với DTLS ở địa phương trong DHLS lớp 12 THPT tại Nghệ An.

Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường trong cuốn Lí luận dạy học hiện đại-cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXBĐHSP, HN, 2014 đã trình bày các lí thuyết, chiến lược học tập, các mô hình DH, nghiên cứu các nhân tố của quá trình DH… Các tác giả xác định những hình thức tổ chức DH cơ bản: DH theo bài khóa, trong đó có tham quan; DH theo dự án; làm việc tự do; hình thức phối hợp... Những nghiên cứu này giúp chúng tôi tìm ra một số biện pháp DH hiện đại có thể áp dụng vào giải quyết vấn đề của đề tài.

1.1.2. Tài liệu lí luận dạy học lịch sử

Các tác giả Bécnhưcốp, I.Ôdécxki, A.Khơmelep trong tài liệu Công tác ngoại khóa lịch sử, NXB Mátxcơva, 1963 (tài liệu dịch), chú trọng công tác ngoại khóa gắn với LSĐP như: bảo vệ các DTLS địa phương, chăm nom phần mộ của những người đã ngã xuống... trong các cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô (trước đây). Trong mục 36: Công tác ngoại khóa về LS ĐP ở trường phổ thông, các tác giả giới thiệu phương pháp tham quan viện bảo tàng, đài kỉ niệm, DTLS phản ánh phong trào LS CM. Mục 37: Tham quan, các tác giả trình bày cụ thể cách tiến hành tham quan, trong đó có tham quan các DTLS, bên cạnh việc tham quan bảo tàng, đường hành quân hay có thể tham quan toàn bộ đời sống LS (điền trang, biệt thự...). Các tác giả đưa ra khái niệm “tham quan ngoại khóa tích cực” với các DTLS. Sau khi cho HS tham quan tại những nơi này, “HS xây dựng các mô hình, các bản mẫu, phản ánh các di tích LS, các vật dụng sinh hoạt, các loại vũ khí...” [8; 309]. Đây là tài liệu có những ý tưởng hữu ích trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa trong DHLS cho HS, có thể áp dụng cho thực tiễn dạy học bộ môn ở Việt Nam trong việc tổ chức DHLS với DTLS ở địa phương.

Trong cuốn “Nguyên tắc trực quan trong dạy học lịch sử”, NXBGD, Matxcơva, 1964 (người dịch: Hoàng Trung, lưu trữ tại thư viện ĐHSPHN, 1979), Đ.N.Nikiphôrốp đã chỉ rõ vai trò, ý nghĩa, các loại và phương pháp sử dụng DDTQ trong dạy học LS. Việc đảm bảo tính TQ giúp HS hiểu sâu và chính xác các sự kiện LS. Theo tác giả, DTLS cũng là một phương tiện trực quan quan trọng và những nội dung khai thác được từ các DT chính là những đồ dùng TQ quan trọng nhất vì đó là


nhân chứng trực tiếp” của các thời đại đã xa. Những kết luận này giúp chúng tôi khẳng định vai trò quan trọng của DTLS ở địa phương trong DHLS.

Là một trong những chuyên gia hàng đầu về PPDHLS ở Liên Xô trước đây, A.A.Vaghin trong giáo trình Phương pháp giảng dạy LS ở trường phổ thông, T.2, NXB Mátxcơva, 1972 (tài liệu dịch) đã đề cập tương đối toàn diện các vấn đề trong quá trình dạy học LS. Tác giả nêu rõ PP, các hình thức tổ chức DH có thể áp dụng trong dạy học bộ môn. Riêng phần 3 tác giả nghiên cứu về giảng dạy LSĐP: “Bài học dựa trên cơ sở tài liệu LSĐP thường thường được tiến hành bằng phương pháp trực quan (bằng cách tham quan viện bảo tàng, các đài kỉ niệm và các nơi có di tích lịch sử)” [121; 297]. Những nghiên cứu trong công trình này giúp chúng tôi hình thành các ý tưởng nhằm tổ chức hiệu quả dạy học bộ môn với DTLS ở địa phương trong trường THPT hiện nay.

Nhìn nhận tài liệu trực quan như là một nguồn nhận thức, N.G.Đairi trong “Chuẩn bị giờ học Lịch sử như thế nào?”, NXBGD, HN, 1973, cho rằng: “Tính cụ thể và hình ảnh của sự kiện có một giá trị lớn lao, bởi vì chúng cho phép hình dung lại quá khứ” [31; 25]. Mặc dù chưa đề cập trực tiếp đến việc sử dụng các DT song tác giả chú ý đến tầm quan trọng của việc gắn dạy học bộ môn với “thực tế trực tiếp bao quanh học sinh”. Theo đó, việc nghiên cứu “thực tại”, gặp gỡ nhân chứng LS sẽ dạy cho HS rất nhiều điều và có một sức mạnh tác động mà không một phương tiện nào có thể thay thế được. Đây là một tài liệu vô cùng quý giá đề cập ngắn gọn, súc tích nhiều vấn đề về PPDHLS và góp phần định hướng cho chúng tôi trong việc tìm ra các biện pháp tổ chức DH bộ môn với DTLS ở địa phương trong bài nội khóa.

Tổ chức trò chơi trong DHLS là một vấn đề lý thú nhưng chưa có nhiều tác giả nghiên cứu. Cuốn Một số trò chơi lịch sử của G.A.Culaghina, Lương Ninh: (Phần thứ nhất trích từ cuốn “100 trò chơi lịch sử” G.A.Culaghina, phần thứ hai của tác giả Lương Ninh), NXBGD, HN, 1975 đã nêu tương đối hệ thống, đầy đủ cơ sở lí luận, thực tiễn của việc sử dụng trò chơi trí tuệ trong DHLS. Ở đây các tác giả đã thiết kế các dạng trò chơi cụ thể để GV bộ môn có thể áp dụng. Đây là những chỉ dẫn vô cùng quý giá giúp chúng tôi căn cứ vào nội dung của khóa trình LSVN 1919

-2000 ở lớp 12 có thể thiết kế và sử dụng các trò chơi bổ ích khi dạy học với di tích lịch sử ở trường PT trong giờ học ở trên lớp và các hoạt động ngoại khóa.


N.G.Đairi (CB) và các tác giả A.T.Kinkunkin, A.G.Kôlôscốp, P.Karốpkin, P.C.Lâybengrúp trong giáo trình Phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT, T2, 1978, Hoàng Trung dịch, lưu trữ tại thư viện ĐHSPHN (Bản tiếng Nga, 1978, Методика преподавания истории в средней школе, Mocква) đề cập kĩ về vai trò, ý nghĩa, cách phân loại, PP sử dụng ĐDTQ trong dạy học LS. Ở phần thứ 6 đề cập đến hình thức tổ chức dạy học lịch sử, các loại bài học lịch sử. Trong đó các tác giả nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa, PP tiến hành bài học tại nơi sự kiện LS đã xảy ra (di tích, thực địa), nơi trưng bày (bảo tàng, nhà truyền thống, nhà lưu niệm, phòng học LS...). Những biện pháp SP trong công trình này là những chỉ dẫn có giá trị giúp chúng tôi giải quyết vấn đề của LA.

Nhận rõ vai trò quan trọng của ĐDTQ trong dạy học lịch sử, tác giả I. Ia.Lecne trong cuốn “Phát triển tư duy của học sinh trong dạy học lịch sử”, NXB Mátxcơva, 1982, tài liệu dịch lưu trữ tại Thư viện ĐHSP HN, đã khẳng định cần thiết phải sử dụng các loại đồ dùng TQ như: hiện vật, tranh ảnh, tài liệu văn kiện hoặc di tích LS... vào dạy học bộ môn. Vì đó là cơ sở quan trọng giúp HS tái hiện chính xác LS; giúp các em nhận thức LS khách quan, tránh hiện đại hóa LS và tạo cảm hứng đặc biệt cho HS.

A.G. Kôlôscốp (CB) trong giáo trình dành cho GV, Những vấn đề cấp thiết của PPDHLS ở trường phổ thông, NXB Matxcơva, 1984 (Bản tiếng Nga: А.Г. Колоскова (Под редакцей) (1984), Aктуальные вопросы методики обучения истории в средней школе, Пособие для учителя, Пpocвeщeниe, Mocква) đã đề cập đến những vấn đề quan trọng nhất đối với DHLS ở trường THPT. Tác giả đã dành phần thứ 5 nghiên cứu đến các yêu cầu hiện đại đối với bài học lịch sử. Trong đó đặc biệt chú ý đến loại bài thể hiện đặc trưng bộ môn là BH tại di tích, thực địa.

C.A.Erôva, U.M. Lêbêđêva, A.B.Đrurkova trong tài liệu Phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT, NXB Matxcơva, 1986, dành cho sinh viên SP, (Bản tiếng Nga: С.А.Ежова, U.М.Лебедева, А.В.Дружкова и др (1986), Методика преподавания истории в средней школе, Mocква). Tài liệu đề cập những vấn đề chung của phương pháp DH bộ môn ở trường THPT, gồm 2 phần: phần thứ nhất nói về hệ thống các PP dạy học bộ môn. Theo đó, ĐDTQ được phân thành các loại: hiện vật, tạo hình và quy ước. Các di tích LS, văn hóa được xếp vào loại ĐDTQ hiện vật, theo các tác giả là một phương tiện đặc thù, quý giá giúp HS tưởng tượng,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/04/2023