Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ - 26


xuất, vừa giúp ngân hàng có phương thức tài trợ vốn tín dụng phù hợp.

- Sở Tài nguyên và Môi trường cần nhanh chóng giải quyết các vấn đề về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình để họ hoàn thiện thủ tục vay vốn và nhanh chóng tiếp cận được nguồn vốn.

- Sở Giáo dục và đào tạo, các Trung tâm dạy nghề cần tăng cường công tác phổ cập giáo dục, nâng cao trình độ học vấn cho các hộ nông thôn, lấy giáo dục ưu tiên hàng đầu. Giúp đỡ nông hộ, nhất là nông hộ có hoàn cảnh khó khăn và hộ nghèo, động viên, khuyến khích các hộ tích cực hưởng ứng công tác phổ cập giáo dục. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn và thường xuyên tập huấn chuyển giao tiến bộ của khoa học kỹ thuật; đào tạo nghề cần gắn với quy hoạch và định hướng phát triển của ngành nông nghiệp; tích cực giải quyết công ăn việc làm nhằm nâng cao nguồn thu nhập cho cư dân nông thôn, tạo tiền đề và nội lực vững chắc để xây dựng thành công nông thôn mới.

- Các Hiệp hội ngành nghề tích cực thông tin đến các thành viên về chính sách của Nhà nước, phát huy mạnh mẽ vai trò là cầu nối cho các chủ thể tiếp cận với TCTD.

3.4.4. Đối với khách hàng vay vốn

Khách hàng vay vốn là một chủ thể vô cùng quan trọng góp phần vào thành công của công cuộc xây dựng nông thôn mới. Để nguồn vốn tín dụng ngân hàng đến được người dân và phát huy hết hiệu quả góp phần xây dựng nông thôn mới thì cần có sự thay đổi nhận thức từ phía người vay vốn. Khi thay đổi nhận thức, người dân sẽ thay đổi hành vi cụ thể là các hành vi lựa chọn nguồn vốncho sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng, sử dụng vốn, cách thức hoàn trả lãi vay. Muốn vậy, người vay vốn cần phải thực hiện những vấn đề sau:

- Luôn phải ý thức được tầm quan trọng và hưởng ứng tích cực chương trình phổ cập giáo dục, chương trình giáo dục dân số nâng cao trình độ học vấn. Cần tự trang bị cho mình những kiến thức khoa học và tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Tích cực tham gia các lớp học tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất từ chương trình khuyến nông. Tham gia các tổ, nhóm,


câu lạc bộ khuyến nông do chính quyền địa phương tổ chức để có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nghiên cứu học hỏi, phát triển những mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, điển hình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.

- Cần tham gia vào các tổ chức đoàn thể như: Hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh… để được hỗ trợ việc lập hồ sơ vay vốn, hướng dẫn cách thức tổ chức sản xuất, quản lý vốn vay có hiệu quả; được bảo lãnh để vay vốn tín chấp…

- Trước khi vay vốn, các hộ nông dân cần bàn bạc kỹ lưỡng với thành viên trong gia đình, phương án sản xuất kinh doanh phải rõ ràng và phải chứng minh được hiệu quả kinh tế của phương án sản xuất đó với ngân hàng; đồng thời nông hộ cũng cần tạo dựng uy tín tốt đối với ngân hàng thông qua việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, chi trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn.

Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ - 26

- Thường xuyên tìm hiểu, cập nhật thông tin về chính sách có liên quan đến tín dụng nông thôn để việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức được nhanh chóng, thuận lợi hơn.

- Tùy theo khả năng và điều kiện kinh tế mà người nông dân cần mạnh dạn đầu tư các máy móc, thiết bị nông nghiệp như: máy cày, máy gặt, máy cắt, sân phơi, lò sấy… để tăng năng suất, giảm giá thành sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch nhằm tăng lợi nhuận cho khách hàng.

- Ngoài ra, người nông dân muốn sản phẩm nông nghiệp của mình có đầu ra ổn định, giá trị kinh tế cao cần phải có sự liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Để làm được điều này, bà con nông dân cần phải tích cực học tập phương thức sản xuất tiên tiến, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, tuân thủ quy trình sản xuất đã được các nhà khoa học hay doanh nghiệp tập huấn. Để tạo mối liên kết bền vững, nông dân phải quen với quy luật thị trường, biết giữ chữ tín trong sản xuất kinh doanh, tuân thủ hợp đồng đã ký kết. Đảm bảo hàng hóa cả về số lượng, chất lượng và thời gian cung ứng. Các hợp tác xã và người nông dân sản xuất phải luôn tuân thủ nội dung đã cam kết, đảm bảo đôi bên cùng có lợi, tránh vì lợi nhuận trước mắt của mình mà phá vỡ hợp đồng với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

- Chú trọng tìm hiểu, nắm bắt thông tin về tình hình thị trường nông sản công


nghệ cao cũng như các công nghệ cao ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, làm cơ sở xây dựng các dự án, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả và khả thi, đáp ứng được yêu cầu về hiệu quả cho vay của các NHTM.

- Tích cực tham gia bảo hiểm nông nghiệp theo quy định tại Nghị định số 58/2018/NĐ-CP của Chính phủ và các loại bảo hiểm tài sản khác đối với tài sản bảo đảm tiền vay nhằm hạn chế tổn thất cho khách hàng vay vốn cũng như ngân hàng cho vay trong trường hợp dự án, phương án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gặp rủi ro.

Ngoài khách hàng vay là cá nhân, hộ gia đình, các chủ thể vay vốn khác hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, trên địa bàn nông thôn cũng cần trang bị cho mình những yếu tố cần thiết để nâng cao khả năng tiếp cận cũng như sử dụng vốn vay hiệu quả như:

- Các doanh nghiệp nông nghiệp, các trang trại, hợp tác xã cần xây dựng phương án kinh doanh rõ ràng, các báo cáo cần minh bạch, đầy đủ, có phương án sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm, điều này sẽ tạo niềm tin cho TCTD trong việc cấp vốn đồng thời giúp các chủ thể vay vốn có thể tiết kiệm chi phí kinh doanh và hạn chế rủi ro, tổn thất có thể xảy ra.

- Các chủ thể hoạt động lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cần có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm. Cá nhân, hộ gia đình, trang trại, doanh nghiệp tham gia vào các hợp tác xã sẽ giúp gắn kết giữa các khâu trong tổ chức sản xuất kinh doanh để từ đó tạo ra hiệu quả tốt nhất. Khi đó, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất sản phẩm nông nghiệp sẽ có nguồn cung ứng đầu vào ổn định do đảm bảo được hiệu lực của những hợp đồng giao kết với hợp tác xã còn hợp tác xã lại có lợi thế trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra có giá cao hơn, từ đó giúp ổn định và gia tăng thu nhập cho các thành viên hợp tác. Điều này sẽ tránh được nhiều trường hợp chèn ép giá hay khắc phục tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” của những hộ là nông nghiệp. Chính việc làm này tạo thuận lợi cho cả người vay và ngân hàng trong quá trình cho vay sản xuất và thu nợ khi sản phẩm được tiêu thụ.


T U N CHƯƠNG 3


Trên cơ sở phân tích thực trạng cho vay đối với xây dựng NTM tại các tỉnh Nam Trung Bộ ở chương 2. Trong chương 3 đề tài đã nêu ra định hướng xây dựng nông thôn mới và hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ. Đồng thời từ những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động cho vay NTM tại các ngân hàng đưa ra các giải pháp cụ thể về hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh Nam Trung Bộ đó là: Đa dạng hoá các hình thức cho vay phù hợp với đặc thù cấp tín dụng khu vực nông nghiệp, nông thôn thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, ngân hàng linh hoạt thực hiện yêu cầu đảm bảo tiền vay cho khách hàng, tuân thủ nghiêm túc thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng, tăng cường giám sát sau khi cho vay, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo cho vay đúng đối tượng đáp ứng nhu cầu của người dân và các tổ chức kinh tế tham gia hoạt động nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức hội, đoàn thể ở cơ sở, chú trọng phát triển mạng lưới TCTD trong cấp tín dụng cho xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn phù hợp với điều kiện sản xuất của khách hàng vay vốn. Bên cạnh đó, chương 3 cũng đề xuất các kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN, Sở, ban ngành địa phương và khách hàng để tạo điều kiện thuận lợi và tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong hoạt động tín dụng góp phần xây dựng NTM của khu vực Nam Trung Bộ giai đoạn 2021 – 2025.


T U N


Xây dựng nông thôn mới là một chương trình mục tiêu quốc gia đang được toàn Đảng, toàn dân tham gia thực hiện. Khu vực Nam Trung Bộ với phần đông dân cư sống ở nông thôn và miền núi, hải đảo, hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Do đó, chương trình xây dựng nông thôn mới trong vùng cũng đang khẩn trương thực hiện với sự chung tay của tất cả bộ máy lãnh đạo từ tỉnh đến từng địa phương, cộng đồng dân cư, các cơ quan, ban, ngành, đặc biệt là sự đóng góp vô cùng quan trọng của hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn trong việc cung ứng vốn để phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người dân, xóa đói giảm nghèo góp phần đẩy nhanh tốc độ xây dựng nông thôn mới của vùng. Tuy nhiên, để đẩy nhanh tốc độ hoàn thành được chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, còn cần nguồn vốn rất lớn từ tổ chức tín dụng và cần có được các giải pháp mang tính đột phá, để người dân nông thôn cũng như đối tượng vay vốn theo nghị định số 116/NĐ-CP sửa đổi bổ sung NĐ 55 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn có thể tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng, người dân nông thôn có thể đạt được các tiêu chí về thu nhập, hộ nghèo phát triển kinh tế. Với việc nghiên cứu đề tài, tác giả tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu khái quát về tín dụng ngân hàng và vai trò tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới, cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới.

Thứ hai, từ tổng quan lý thuyết có được, tác giả tiến hành phương pháp nghiên cứu định tính từ thực trạng hoạt động tín dụng của các TCTD tham gia vào thị trường tín dụng nông thôn khu vực Nam Trung Bộ (ở đây chỉ nghiên cứu 2 ngân hàng là Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội). Trên cơ sở thực trạng cung ứng vốn, tác giả chỉ rõ kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến tồn tại trong việc cung ứng vốn cho người dân trên địa bàn nông thôn hoạt động sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Thứ ba, Cùng với hạn chế và nguyên nhân, kết hợp với định hướng xây dựng nông thôn mới cũng như chính sách đầu tư tín dụng trong khu vực, tác giả đã mạnh


dạn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để phát triển hơn nữa hoạt động tín dụng ngân hàng đối với nông nghiệp, nông thôn nhằm cải thiện đời sống của nông dân, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới theo mục tiêu bền vững, tăng trưởng kinh tế, thực hiện an sinh xã hội.

Luận án đã có những đóng góp mới đó là tổng hợp lý thuyết về xây dựng nông thôn mới, tín dụng đối với xây dựng nông thôn mới; phân tích số liệu thứ cấp từ hoạt động cho vay đối với xây dựng nông thôn mới của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngân hàng chính sách xã hội các tỉnh Nam Trung Bộ, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ.

Bên cạnh những đóng góp đó, luận án vẫn còn những hạn chế nhất định như: tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới phủ sóng cả nước nhưng luận án mới chỉ nghiên cứu trong phạm vi các tỉnh Nam Trung Bộ. Ngoài ra, hiện nay còn có một số ngân hàng thương mại cũng tham gia cấp tín dụng đối với xây dựng nông thôn mới, nhưng phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ mới tiếp cận tại hai ngân hàng là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngân hàng chính sách xã hội. Do đó, trong thời gian tiếp theo, tác giả mong rằng có thể có nhiều nghiên cứu giải quyết tiếp các hạn chế mà luận án chưa làm được.

Cuối cùng, do còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức lý luận, thực tiễn cũng như thời gian nghiên cứu có hạn vì vậy đề tài nghiên cứu khó tránh khỏi những sai sót nhất định. Mong được sự góp ý, nhận xét của hội đồng và những nhà nghiên cứu để đề tài được hoàn thiện hơn.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN Đ N U N ÁN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

1. Huỳnh Thu Hiền (2014), “Tín dụng ngân hàng cho nông nghiệp, nông thôn vùng duyên hải miền Trung”, Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng, số 142, tháng 3/2014, trang 20 – 23 và 29.

2. Huỳnh Thu Hiền (2016), “Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của nông hộ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”, Tạp chí Khoa học tài chính kế toán, số 08, tháng 12/2016, trang 20-25.

3. Tống Thiện Phước & Huỳnh Thu Hiền (2017), “Giải pháp tín dụng ngân hàng xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi”, Tạp chí Khoa học tài chính kế toán, số 10, tháng 9/2017, trang 20- 25.

4. Huỳnh Thu Hiền (2017), “ Tín dụng chính sách cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Quảng Ngãi”, Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp quốc gia: Ngân hàng chính sách xã hội 15 năm một chặng đường. NXB Lao động – xã hội, trang 246- 255.

5. Huỳnh Thu Hiền (2017), “Hoạt động tài chính vi mô góp phần xoá đói giảm nghèo tại tỉnh Quảng Ngãi”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Thúc đẩy tiếp cận tài chính tại Việt Nam, tập 1. NXB Lao động – xã hội, trang 227- 235.

6. Huỳnh Thu Hiền (2019), “Chính sách tín dụng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”, Tạp chí Tài chính, kỳ 1 tháng 7/2019 (708), trang 127-129.

7. Đồng chủ nhiệm đề tài cấp Trường: “Giải pháp tín dụng ngân hàng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”, nghiệm thu tháng 12/2016, Loại Khá.


TÀI IỆU THAM HẢO

Tiếng Anh

1. Akram, Waqar and Hussain, Zakir (2008): Agricultural credit constraints and borrowing behavior of farmers in rural Punjab. Published in: European Journal of Scientific Research , Vol. Vol.23, No. ISSN 1450-216X (2008)

2. Anderson, James C., Gerbing, David W (1988), Structural equation modeling in practice: A review and recommended two – step appoach, Psychological Bulletin.

3. Braverman, A & Guasch, J.L(1986), Rural credit markets and institutions in developing countries: Lessons for policy analysis from practice and modern theory, World Development 14.

4. Dzadze. P và cộng sự (2012), Factors determining access to formal credit in Ghana: A case study of smallholder farmers in the Abura – Asebu Kwamankese district of central region of Ghana, Journal of Development and Agricultural Economics Vol 4.

5. France Ellis (1993), Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiệp.

6. Francis Nathan Okurut (2006), Access to credit by the poor in South Africa: Evidence from household survey data 1995 and 2000.

7. G. David Garson (2003), Public information technology: Policy and management issues, Idea Group Publishing.

8. Hair, J.E, Black, WC.,Babin,B.J & Anderson, R.E (2009), Multivariate Data Analysis (7ed), Pretitice Hall.

9. Hoda, A. & Terway, P. (2015), Credit Policy for Agriculture in India – An Evaluation, Indian Council for Research on International Economic Relations, Jun.

10. Jeong, C.W. (2012), Financial Exclusion and Microfinance in the Republic of Korea, Korea Institute of Finance.

11. Kibaara, B. (2007), Rural Financial Services in Kenya: What is Working and Why?, Tegemeo Institute of Agricultural Policy and Development, Egerton University. P.O Box 20498, Nairobi.

Xem tất cả 234 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí