Kinh Nghiệm Mở Rộng Tín Dụng Ngân Hàng Của Một Số Nước Cho Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế


iii. Nhân tố chính sách Nhà nước đối với việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. HCM.

iv. Nhân tố qui trình vay vốn tín dụng đối với việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. HCM.

v. Nhân tố thông tin tín dụng đối với việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. HCM.

vi. Nhân tố phương thức cho vay đối với việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. HCM.

2.4.3.2 Nhân tố địa lý - tự nhiên

Nhân tố địa lý - tự nhiên như vị trí địa lý, điều kiện đất đai và các nguồn tài nguyên khác như nguồn nước, khoáng sản có tác động tới sự hình thành, vận động và sự biến đổi của CCKT.

Ở mỗi quốc gia, các vùng, địa phương có vị trí địa lý khác nhau thì các điều kiện đất đai, khí hậu, hệ sinh thái… khác nhau. Sự khác nhau của các điều kiện tự nhiên dẫn đến sự khác nhau về số lượng, quy mô các ngành trong nền kinh tế. Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗi địa phương có thể làm cho quy mô, số lượng của các ngành giữa các vùng có sự khác nhau và chính sự khác nhau đó sẽ dẫn đến sự khác nhau về cơ cấu ngành. Do vị trí địa lý khác nhau, mặt khác do tính đa dạng, phong phú tự nhiên khác nhau nên một số vùng có những điều kiện thuận lợi để phát triển một số ngành sản xuất, tạo ra những lợi thế so với các vùng, địa phương khác.

2.4.3.3. Nhóm nhân tố về kinh tế - tổ chức

Đây là nhóm nhân tố liên quan đến thị trường, các nguồn lực và các công cụ chủ yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế và chuyển dịch CCKT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

- Nhân tố thị trường: Trong nền kinh tế hàng hóa nhân tố thị trường có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển kinh tế và sự hình thành, biến đổi CCKT. Những người sản xuất hàng hóa chỉ sản xuất và đem ra thị trường trao đổi những sản phẩm mà họ cảm thấy chúng đem lại lợi nhuận thỏa đáng. Như vậy, thị trường thông qua quan hệ cung cầu mà tín hiệu là giá cả hàng hóa sẽ thúc đẩy hay hạn chế sản xuất, người sản xuất tự xác định khả năng tham gia cụ thể của mình vào thị trường để sản xuất những loại hàng hóa nào


Tín dụng ngân hàng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 8

có lợi nhất. Do vậy, trên thị trường sẽ xuất hiện các loại hàng hóa dịch vụ với quy mô và cơ cấu khác nhau phản ánh phần nào CCKT ở từng vùng, từng địa phương.

Các quan hệ thị trường góp phần hết sức quan trọng vào việc thúc đẩy sự phân công lao động xã hội trong nền kinh tế, là một trong những cơ sở hình thành CCKT mới. Bằng cách đó CCKT được hình thành khách quan theo tiếng gọi của thị trường.

- Nhân tố xã hội: Bao gồm số lượng và chất lượng nguồn lao động, phong tục tập quán, kinh nghiệm sản xuất.. nhất là nhân tố con người có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành và chuyển đổi CCKT, CCKT mang tính chất khách quan nhưng sự hình thành nó nhanh hay chậm, hợp lý hay không lại do sự tác động của con người. Trình độ tay nghề, trình độ công tác của người lao động cao hơn thì sẽ có điều kiện thuận lợi để chuyển dịch CCKT nhanh hơn và đặc biệt nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển dịch CCKT theo hướng sản xuất hàng hóa.

Trong các nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch CCKT, nhân tố có những tác động cực kỳ quan trọng đó là nhân tố vốn đầu tư, nó là một trong những điều kiện quan trọng để tăng trưởng kinh tế nhanh và xây dựng được CCKT hợp lý.

Mặt khác, trong giai đoạn đầu chuyển dịch CCKT đối với cả nước nói chung và TP. HCM nói riêng do mức xuất phát điểm rất thấp, tích lũy nội bộ thấp, nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế lớn. Do đó, tình trạng thiếu mở rộng tín dụng đầu tư phát triển kinh tế là tất yếu. Bởi vậy, trong đầu tư tín dụng phải xác định được trật tự ưu tiên đối với những đối tượng, những ngành kinh tế trọng điểm cấp bách trong nền kinh tế. Từ đó tạo sự ổn định và phát triển nền kinh tế, đưa ra tiến trình chuyển đổi CCKT hoàn thành trong một giai đoạn nhất định.


2.5 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA

2.5.1 Kinh nghiệm mở rộng tín dụng ngân hàng của một số nước cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2.5.1.1 Kinh nghiệm của Đài Loan trong mở rộng tín dụng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Có thể khẳng định rằng, bài học kinh nghiệp từ Đài Loan là biết tập trung nguồn vốn, mở rộng tín dụng ngân hàng với nhiều hình thức phong phú, để tạo tiền đề cho phát triển tín dụng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước.

Tương tự như Indonesia, đi vào cải cách nền kinh tế thực hiện CNH-HĐH nền kinh tế, Đài Loan cũng tập trung cải cách hệ thống NH, ngay từ đầu chính phủ đã cho lập quỹ tín dụng nông thôn, vốn từ quỹ được tạo lập từ việc mua chịu ruộng đất của địa chủ, bán lấy tiền để đầu tư mạnh cho nông nghiệp. Khi nền kinh tế đạt được sự phát triển, Chính phủ dần trả lại tiền mua ruộng đất của địa chủ. Cùng với việc phát triển đầu tư mạnh cho sản xuất, Chính phủ Đài Loan còn lập các quỹ bảo lãnh tín dụng để mở rộng cho vay các doanh nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, nhờ đó nâng cao được chất lượng tín dụng hỗ trợ đắc lực cho quá trình CNH-HĐH nền kinh tế vừa nâng cao năng lực hoạt động tín dụng ngân hàng.

Là một nước nông nghiệp, chính phủ Đài Loan đã biết phát huy vai trò cơ sở của nông nghiệp làm chỗ dựa để tiến hành CNH-HĐH phát triển đất nước. Không cấp phát một cách thuần túy, nguồn vốn của chính phủ Đài Loan thông qua NH thực hiện cho vay có tài trợ để tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Nguồn vốn thu hút từ nước ngoài được tập trung sử dụng ưu tiên cho xây dựng cơ sở hạ tầng như phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi xây dựng các khu kỹ thuật nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi. Chính phủ Đài Loan cũng đã ban hành các chính sách cải cách ruộng đất, mở rộng tín dụng ngân hàng hỗ trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp nông thôn, dùng lãi suất ưu đãi trợ giá cho sản xuất lương thực, nông sản xuất khẩu, đẩy mạnh cải cách kinh tế nông thôn. Đào tạo chăm sóc sức khỏe cho nông dân để nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân


lực trong nông nghiệp, nông thôn từ đó tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho nông dân. kết quả là làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt nông thôn.

Trong CNH-HĐH kinh tế đất nước, bước đầu Chính Phủ Đài Loan chú trọng xây dựng Nông Ủy Hội, một cơ quan chuyên trách về nông nghiệp, nông thôn. Nông ủy hội có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các hoạt động về tài trợ cho nghiên cứu phát triển nông nghiệp, nông thôn như nghiên cứu và sử dụng cải tạo đất, xây dựng thủy lợi, đê điều, cải tiến nuôi trồng, vận chuyển tiêu thụ sản phẩm, hợp tác quốc tế về nghiên cứu kỹ thuật trong nông nghiệp. Đặc biệt Nông Ủy Hội còn được chính phủ giao cho phát triển tín dụng nông thôn. Do sâu sát với nông dân nên nguồn vốn của Nông Ủy Hội được đầu tư đúng mục đích, hợp lý, hiệu quả và mang tính an toàn cao.

Điều đáng nghi nhận là ngay từ đầu Chính phủ Đài Loan đã tập trung huy động vốn cả trong và ngoài nước để tiến hành CNH- HĐH đất nước, đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Chính phủ còn trú trọng, kết hợp sử dụng vốn ngân sách đầu tư cho các vấn đề an sinh xã hội cộng với việc nâng ao đầu tư tín dụng trong phát triển kinh tế tạo điều kiện tiền đề cho kinh tế phát triển [37].

2.5.1.2 Kinh nghiệm của Indonesia trong mở rộng tín dụng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Nước Cộng hoà Indonesia là một quần đảo có đến 13.667 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau tạo thành một quần đảo, có khí hậu đặc trưng vùng biển nhiệt đới, gió mùa. Cộng hoà Indonesia có khoảng 50% diện tích tự nhiên là đồng bằng và chu du. Là một nước đông dân với nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, trong đó có đến 60% lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lo lương thực cho trên 200 triệu dân. Chính phủ nước Cộng hoà Indonesia rất chú trọng phát triển nông nghiệp vững mạnh, với mục tiêu là xác định tự túc được lương thực, coi đó là cơ sở để ổn định vào tạo những tiền đề cần thiết cho phát triển kinh tế, đất nước.

Để thực hiện mục tiêu của mình, Chính phủ Indonesia đã tạo lập thị trường đầu tư tập trung vốn, mở rộng hệ thống tín dụng gắn với cơ chế quản lý hành chính nhằm tăng cường đầu tư phát triển kinh tế bền vững. Chính phủ indonesia đã thực hiện cuộc cách mạng xanh, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa trong nông nghiệp, nông thôn, thực


hiện tư nhân hoá nền kinh tế và đặc biệt chú trọng xây dựng và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp trong những vùng có điều kiện. Chính phủ Indonesia tập trung đầu tư vốn, ưu đãi trong việc cấp tín dụng, cho lĩnh vực CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tập trung đầu tư tín dụng trung, dài hạn cho chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất lương thực, khu vực xuất khẩu và 9 mặt hàng tiêu dùng cơ bản, qua đó tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Việc mở rộng tín dụng ngân hàng với nhiều hình thức trợ vốn khác nhau giúp cho Indinesia trong thời gian ngắn đã đẩy mạnh CNH-HĐH kinh tế nông nghiệp, nông thôn với căn bản là tự túc được lương thực.

Để phát triển kinh tế, Chính phủ Indonesia đã tập trung cải cách Ngân hàng, chuyển từ Ngân hàng Nhà nước sang Ngân hàng Tư nhân. Trước cải cách, hệ thống Ngân hàng Indonesia có 1 NH phát triển nhà nước, 5 NHTM nhà nước, 6 NH này kiểm soát 80% tổng số tài sản, 80% tổng tiền gửi và 80% tổng tiền vay, sự độc quyền của NH đã làm cho hoạt động NH trở nên quan liêu và kém hiệu quả. Năm 1992 Indonesia đã công bố luật NH tạo hành lang pháp lý mở rộng hoạt động của hệ thống NH. Và đáng lưu ý là Indonesia cho phép liên doanh giữa NH nhà nước với tư nhân và cả tư bản nhà nước, đặc biệt là cho phép tư bản nước ngoài mua cổ phần của NH nhà nước với với tối đa không quá 50 triệu USD. Việc đa dạng hóa các loại hình sở hữu, các hình thức tổ chức trong hoạt động NH đã làm tăng đáng kể khả năng huy động nguồn vốn để đầu tư phát triển nền kinh tế. Huy động vốn và hoạt động tín dụng cấp phát cho nền kinh tế giữa NH nhà nước với các NH khác còn lại là xấp xỉ như nhau. Tiền gửi huy động bình quân trong giai đoạn 1980 – 1995 của hệ thống NHNN đạt khoảng 51% và các NH còn lại 49%. Khối lượng huy động vốn được trong năm 1991 là 15.756 tỷ Rubi, năm 1993 đạt 19.378 tỷ Rubi đến năm 2007:

192.066 tỷ Rubi và năm 2008: 185.447 tỷ Rubi.

Tuy nhiên khi mở rộng tín dụng ngân hàng, chính phủ Indonesia đã không có những chính sách và những biện pháp cần thiết đối phó với việc phân hoá hết sức gay gắt trong xã hội nhất là nông dân nông thôn đã dẫn đến một bộ phận nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Mặt khác với sự khủng hoảng kinh tế vào những năm 1998, và những biến động về an ninh chính trị cũng đã làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế trong đó có hoạt động ngân hàng [37].


2.5.1.3 Kinh nghiệm của Thái Lan về mở rộng tín dụng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Một trong những yếu tố góp phần to lớn vào sự thành công của việc mở rộng tín dụng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thái Lan là sử dụng tín dụng NH một cách có hiệu quả, làm động lực tài chính quan trọng. Tín dụng NH là kênh chủ yếu cung ứng vốn cho nền kinh tế nhất là hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp. Bằng những khuyến khích lợi ích vật chất thông qua lãi suất, hệ thống tín dụng NH Thái Lan đã khá thành công trong việc cho vay và thu hồi vốn. Với một quy trình kép kín các khoản tín dụng cấp ra được theo dõi chặt chẽ cùng với các biện pháp tư vấn kỹ thuật phát triển ngành nghề qua các kênh thông tin đại chúng đã giúp cho những người vay vốn vừa sử dụng vốn đúng mục đích, vừa kinh doanh đầu tư có hiệu qủa. Kết quả là người vay vốn có khả năng trả được nợ cho ngân hàng. Chất lượng tín dụng NH được bảo đảm là cơ sở để các khoản tín dụng được cấp phát đều đặn, liên tục, chu chuyển của vốn trong nền kinh tế thông suốt và tăng nhanh. Thái Lan có một hệ thống các tổ chức tín dụng rộng khắp cả nước là điều kiện cần thiết để mở rộng tín dụng phát triển kinh tế. Ngoài hệ thống ngân hàng, Thái Lan xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp có cả chức năng tín dụng và trở thành người chịu trách nhiệm đưa vốn và kiểm soát khoản vay, thu hồi vốn theo thoả thuận. Điều đáng quan tâm là để mở rộng tín dụng một cánh an toàn và có hiệu qủa, kích thích khách hàng áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất những nông phẩm có giá trị hàng hoá cao, có khả năng xuất khẩu, Thái Lan cho áp dụng cách thức cho vay linh hoạt có thể cho vay ở mức 2,400 USD mà không cần thế chấp, có hỗ trợ lãi suất thoả đáng, ngoài ra Thái Lan còn trú trọng đầu tư tín dụng cho các dự án công nghiệp chất lượng cao hỗ trợ cho nông nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông phẩm hàng hoá, trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trong giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực qua đó đẩy mạnh quá trình mở rộng tín dụng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước.

Có thể nhận thấy kinh nghiệm của Thái Lan trong việc mở rộng tín dụng NH là áp dụng quy trình cho vay vừa chặt chẽ, vừa đơn giản, sử dụng công cụ lãi suất linh hoạt với


khuyến kích bằng lợi ích vật chất một cách thiết thực đối với khách hàng, từ đó đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp tạo nền tảng cho CNH – HĐH nền kinh tế xã hội Thái Lan. Tuy nhiên, thời gian gần đây Thái Lan có những biến động lớn về kinh tế, chính trị,

xã hội không thuận lợi trong đảm bảo về an ninh chính trị, trật tự an ninh xã hội làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội trong đó có hoạt động ngân hàng.

Ngân hàng Nông Nghiệp Thái Lan là một ngân hàng chuyên hoạt động cấp tín dụng cho ngành nông nghiệp Thái Lan. Để cung ứng vốn cho ngành nông nghiệp Nhà nước nhằm phát triển ngành nông nghiệp nông thôn của Thái Lan theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của Thái Lan.

Thái Lan yêu cầu các NHTM khác trích lập 10% nguồn vốn huy động được để cho vay phát triển ngành nông nghiệp. 10% nguồn vốn trích lập của hệ thống các NHTM trong nước trích lập được luận chuyển cho Ngân hàng Nông Nghiệp, để ngân hàng này cho vay phát triển ngành nông nghiệp Thái Lan.

Bài học này là để tránh sự cạnh tranh trong huy động vốn, tăng lãi suất huy động và để có nguồn vốn để cho vay phát triển nông nghiệp Thái Lan. Đây là một cách làm hay của Thái Lan trong việc đưa ra định hướng, chính sách để các NHTM có một tỷ trọng cấp tín dụng (cho vay) ngành ưu đải là nông nghiệp [37]..

2.5.1.4 Kinh nghiệm của Hàn Quốc về mở rộng tín dụng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Để có thể đẩy mạnh phát triển nền kinh tế công nghiệp hóa, hệ thống tài chính ngân hàng Hàn Quốc cho đến nay bao gồm Ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại, các ngân hàng chuyên doanh và năm 1950, Luật ngân hàng Hàn Quốc đã có hiệu lực. Năm 1967, để khuyến khích xuất khẩu và khuyến khích ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Hàn Quốc, chính phủ đã cho phép thành lập ngân hàng ngoại hối và ngân hàng xuất nhập khẩu. Bước qua thập niên 70, hàng loạt các ngân hàng thương mại ra đời góp phần đa dạng hóa nghiệp vụ kinh doanh, huy động, cho vay, đầu tư chứng khoán, dịch vụ ngân hàng... Đến năm 1995, Hàn Quốc đã có 25 ngân hàng thương mại với 209 chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài, 7 ngân hàng lớn của Hàn Quốc được xếp vào trong danh sách 200 ngân hàng đứng đầu thế giới.


Ngay từ khi mới ra đời cho đến nay, hệ thống ngân hàng Hàn Quốc vẫn đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ, nhằm đạt được các mục tiêu đề ra của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, ngân hàng trở thành kênh cung ứng vốn quan trọng cho nền kinh tế, năm 1960, tín dụng ngân hàng cung ứng vốn cho nền kinh tế là 30% đến thập niên 90 con số này tăng lên đến 60%.

Để khuyến khích xuất khẩu Chính phủ Hàn Quốc tập trung cấp tín dụng với lãi suất thấp cho các ngành công nghiệp ưu tiên, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến năm 1970, dư nợ cho vay ngành công nghiệp chế tạo chiếm 46,1% dư nợ ngân hàng (trong đó ngành công nghiệp hóa chất và chế tạo chiếm 22,6%).

Cuối cùng, chính các khoản nợ ngắn hạn không được đảo nợ khi các chủ nợ nước ngoài cảm nhận sâu sắc sự bất an do các công ty con nợ Hàn Quốc, nợ nần chồng chất đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng. Chính tình trạng thua lỗ đến mức phá sản của các công ty Hàn Quốc là con nợ của ngân hàng đã trực tiếp chất đầy thêm gánh nặng nợ khó đòi của ngân hàng Hàn Quốc. Các tập đoàn “Chaebol” khổng lồ của quốc gia này mà thực chất là tập đoàn gia đình kinh doanh đa lĩnh vực từ kim khí điện máy, vi mạch điện tử, ô tô, tàu thủy với những dự án khổng lồ đầy mạo hiểm đứng trước nguy cơ phá sản.

Chỉ riêng tập đoàn thép Hanbo với khoản nợ của 61 ngân hàng và các định chế tài chính khác tương đương 5,9 tỷ USD lớn gấp 10 lần vốn tự có của tập đoàn. Ngày 23.1.1997, tập đoàn Hanbo tuyên bố phá sản, mở màn cho sự sụp đổ hàng loạt của các Chaebol, đến tháng 2.1998 đã có 8 Chaebol phá sản để lại các khoản nợ khổng lồ lên đến hàng chục tỷ USD, nợ khó đòi Hàn Quốc lên đến 20%, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã phải tài trợ cho Hàn Quốc đến 59 tỷ USD để cải cách lại nền kinh tế, đồng thời buộc Chính phủ Hàn Quốc phải đóng cửa các ngân hàng yếu kém và công bố danh sách những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao.

Tuy nhiên, Sau khủng hoảng tài chính Đông Nam Á, Hàn Quốc đã tích cực cải tổ lại hệ thống ngân hàng, cơ cấu lại các công ty các tập đoàn lớn. Nếu như năm 1998 Hàn Quốc được xếp ở vị trí cuối bảng về phát triển kinh tế của các nước thành viên trong tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), thì năm 2000 với tốc độ tăng trưởng là 9,5

% Hàn Quốc đã vươn lên đạt tốc độ tăng trưởng ở vị trí cao nhất.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/04/2023