Màng Lưới Tổ Chức Và Quy Mô Hoạt Động Của Các Tổ Chức Tín Dụng Trên Địa Bàn Mạng Lưới Hoạt Động:


3.2.5 Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất

Do quá trình công nghiệp hóa, nên cơ cấu sử dụng ruộng đất thay đổi theo hướng đất nông nghiệp giảm.

Bảng 3.8: Sự thay đổi diện tích một số loại đất

Đơn vị tính: Phần trăm (%)

Chỉ tiêu

Đất NN

Đất lâm nghiệp

Đất chuyên dùng

Đất ở và chưa sử dụng

Năm 2012

72.88

0.07

12.00

15.05

Năm 2016

65.29

0.08

17.42

17.21

Năm 2017

62.09

0.08

18.01

19.82

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

Tín dụng ngân hàng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 11

Nguồn: Cục Thống kê và tính toán của Sở Kế hoạch và Đầu tư [30]

Qua bảng 3.8 thấy tình hình chuyển dịch cơ cấu sử dụng một số loại đất của thành phố thay đổi rõ rệt. Đất nông nghiệp năm 2012, chiếm 72,88% diện tích đất tự nhiên. Đất chuyên dùng chiếm 12,00%. Đất lâm nghiệp chiếm 0,07%; đất ở và chưa sử dụng là chiếm 15,05% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố, năm 2016 đất nông nghiệp, chiếm 65,29% diện tích đất tự nhiên. Đất chuyên dùng chiếm 17,42%. Đất lâm nghiệp chiếm 0,08%; đất ở và chưa sử dụng là chiếm 17,21% tổng diện tích của thành phố, năm 2017 đất nông nghiệp, chiếm 62,09% diện tích đất tự nhiên. Đất chuyên dùng chiếm 18,01%. Đất lâm nghiệp chiếm 0,08%; đất ở và chưa sử dụng là chiếm 19,82%.

Diện tích đất nông nghiệp thành phố giảm và diện tích đất chuyên dùng tăng là do sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp, đường giao thông. Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như đất do đô thị hoá (xây dựng khu công sở, đường giao thông, khu dân cư mới, các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ,...)

3.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.3.1. Màng lưới tổ chức và quy mô hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Mạng lưới hoạt động:

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 16 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Nghị định


số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại đối với các điều kiện chặt chẽ để cấp phép thành lập chi nhánh, phòng giao dịch của NHTM, đảm bảo chỉ những NHTM thực sự có năng lực tài chính, năng lực quản trị, điều hành, hoạt động an toàn, hiệu quả mới được mở rộng địa bàn hoạt động.

- Mạng lưới hoạt động, đến nay, hệ thống các Tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2012 -2017, có mạng lưới hoạt động hoạt động rộng khắp.

Bảng 3.9: Mạng lưới hoạt động của các TCTD trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm các phòng giao dịch)

Tổ chức tín dụng

Năm

2014

2015

2016

2017

NHTMNN

540

530

532

534

NHTMCP

1.405

1.402

1.418

1.425

NHLD

75

73

72

75

Chi nhánh NHNNG & Ngân hàng 100%

19

19

20

20

Quỹ tín dụng nhân dân

19

19

19

19

Nguồn: Báo cáo của NHNN Chi nhánh TP. HCM năm 2012-2017 [33]

Giai đoạn này, các TCTD nói chung và trên địa bàn thành phố nói riêng cơ cấu lại hoạt động và cơ cấu lại hệ thống mạng lưới hoạt động. Vì vậy không thành lập và phát triển thêm TCTD vì vậy hệ thống NHTMCP không tăng nhiều do một số NHTMCP sáp nhập, hợp nhất.

Về quy mô hoạt động:

Quy mô hoạt động của các TCTD phản ánh mức độ tăng trưởng và phát triển của các TCTD trong thời gian qua


Bảng 3.10: Vốn điều lệ và tài sản của các NHTM

Đơn vị: Tỷ đồng và phân trăm (%)



Chỉ tiêu

Năm

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Vốn điều lệ

65.931

76.036

79.678

83.672

87.085

100.700

Tổng tài sản

chiếm tỷ trọng

31%

20%

1,4%

11,5%

14%

21%

Nguồn: Báo cáo của NHNN CN TP. HCM 2012-2017 [33]


Vốn điều lệ của các NHTM trong giai đoạn này, tăng trưởng qua từng năm: năm 2012 chiếm tỷ trọng 31%; năm 2013 tăng 20% và năm 2016 tăng 14%, năm 2017 tăng 21%. Trong đó năm 2012 và 2017 vốn điều lệ của các NHTM tăng mạnh nhất. Ngoài việc các Ngân hàng thực hiện quy định của NHTW về mức vốn điều lệ tối thiểu, một số NHTM Nhà nước cổ phần hóa, vốn nhà đầu tư chiến lược bổ sung. Qua đó cho thấy tiêu chí đánh giá về mở rộng tín dụng ngân hàng trên địa bàn TP. HCM tăng rất mạnh việc đó sẻ giúp cho CD CCKT TP. HCM đi đúng định hướng.

- Về tình hình hoạt động:

Bảng 3.11: Kết quả huy động và cho vay của hệ thống NHTM trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2012-2017

Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng


Năm

Huy động

Cho vay

Chênh lệch giữa huy động và cho vay

2012

1.156.051

733.867

422.184

2013

1.301.127

833.645

467.482

2014

1.113.635

916.497

197.138

2015

1.306.775

1.042.185

264.590

2016

1.566.876

1.234.816

332.060

2017

2.044.000

1.746.600

297.400

Nguồn: Báo cáo của NHNN Chi nhánh TP. HCM 2012-2017 [33]

Hoạt động huy động vốn


Tổng huy động vốn của TP. HCM năm 2017 đạt 2.044.000 tỷ đồng, tăng 15% so với cuối năm 2016 tăng trưởng cao nhất trong 3 năm gần đây (năm 2014 là 14.78%; năm 2013 là 14,41%; năm 2012 là 11,15%). Sự luân chuyển vốn của nền kinh tế, với tính thanh khoản cao hơn chính vì vậy các dòng vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư công có cải thiện so với những năm trước đây là yếu tố chính tác động đến sự CD CCKT tăng theo hướng CD cơ cấu kinh tế theo ngành.

Hoạt động cho vay

Tổng dư nợ tín dụng đến cuối năm 2017 đạt 1.746.600 tỷ đồng và năm 2016 đạt 1.234.816 tỷ đồng, tăng 15,6% so với cuối năm 2015 và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 4 năm qua năm 2015 là 12,06%; năm 2014 là 9,04%; năm 2013 là 11,97%; năm 2012 là 7.74%. Diễn biến này chủ yếu do những chuyển biến tích cực từ kinh tế vĩ mô, từ hoạt động của doanh nghiệp và các thị trường đã tốt hơn nhiều so với những năm trước đây và hiệu quả của chính sách tiền tệ, tín dụng và lãi suất tiếp tục phát huy tác dụng sự CD CCKT theo hướng CD cơ cấu kinh tế theo ngành..

Hoạt động các dịch vụ kinh doanh khác

Về tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng, dịch vụ ngân hàng trên địa bàn trong năm qua tiếp tục xu hướng phát triển tốt, đã và đang phản ánh hiệu quả và lợi ích mang lại từ các hoạt động dịch vụ ngân hàng cho ngân hàng – khách hàng và nền kinh tế. Đến cuối năm 2017, số lượng thẻ ngân hàng (bao gồm cả thẻ nội địa và thẻ quốc tế) đạt 9,9 triệu thẻ, tăng 9,3% so với năm 2016. Trong đó, thẻ ATM đạt 7,7 triệu thẻ, chiếm khoảng 77% tổng số thẻ ngân hàng, tăng 3,5% so với năm 2014.

Chất lượng hoạt động cho vay

Tính đến cuối năm2017, nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng tại TPHCM khoảng

60.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,9% tổng dư nợ. Nếu loại trừ nợ xấu tại 3 ngân hàng “0 đồng” khoảng hơn 20.000 tỷ đồng thì nợ xấu của hệ thống ngân hàng TPHCM còn chiếm tỷ lệ 2%, năm 2016 nợ xấu trên địa bàn chiếm 4.03% trong tổng dư nợ trên địa bàn, giảm 15.6% (tương ứng 8.835 tỷ đồng) so với cuối năm 2015. Nếu loại trừ nợ xấu của các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần có hội sở chính ngoài địa bàn (hội sở tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác trên cả nước, là các chi nhánh thuộc các ngân hàng thương mại


cổ phần được Ngân hàng Trung ương mua 0đ) là các khoản nợ xấu rất khó xử lý, liên quan đến vụ án và gắn liền với quá trình tái cơ cấu các hoạt động của các ngân hàng này, thì nợ xấu chỉ còn chiếm 2,3% trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn.

Hệ thống ngân hàng trên địa bàn đã tiếp tục thực hiện tốt các chương trình tín dụng của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước và UBND TP và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp có hiệu quả.

Năm 2018 dự báo là năm bắt đầu của giai đoạn phát triển mới, với nhiều thuận lợi và thách thức khó khăn, ngành Ngân hàng TP đề ra các chỉ tiêu phấn đấu.

Ngoài ra, Chi nhánh NHNN TP. HCM sẽ tiếp tục thực hiện tốt các hoạt động phối hợp với sở - ngành TP trong thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội của TP; trong đó, tập trung thực hiện tốt chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp theo kế hoạch đã đề ra và phối hợp tốt với Cục Thi hành án dân sự TP và UBND các quận – huyện để kịp thời tháo gỡ, xử lý các khó khăn vướng mắc mang yếu tố kỹ thuật để tiếp tục đẩy nhanh quá trình xử lý tài sản bảo đảm nợ vay, tạo điều kiện xử lý nợ xấu cho các tổ chức tín dụng trên địa bàn, nhất là các khoản nợ liên quan đến thi hành án.

Trong những năm qua hệ thống TCTD đã tích cực huy động vốn và cho vay vốn phục vụ CDCCK thành phố đã đạt được những kết quả khả quan. Xem bảng 3.1

Biểu đồ 3.1: Kết quả huy động và cho vay của hệ thống NHTM trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2012-2017

Đơn vị: Tỷ đồng



Huy động và cho vay của hệ thống NHTM 2012-2017

2000.00

1500.00

1000.00

500.00

0.00

1

2

3

4

Huy động

Cho vay

Chênh lệch giữa huy động và cho vay

Nguồn: Báo cáo của NHNN Chi nhánh TP. HCM 2012-2017 [33]


Qua đồ thị 3.1 cho thấy huy động vốn và cho vay vốn của các TCTD trên địa bàn đều tăng qua các năm. Năm 2017 so với năm 2012, huy động vốn tăng 36,53%; cho vay tăng 68,2%. Điều đó cho thấy tín dụng ngân hàng đã phục vụ tốt cho

Tổng huy động vốn trên địa bàn TP năm 2017 đạt 2.044.000 tỷ đồng, tăng 15%, năm 2016 đạt 1.566.876 tỷ đồng, tăng 16,6% so với năm 2015. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm gần đây (năm 2015 là 14.78%; năm 2014 là 14,41%; năm 2013 là 11,15%). Sự luân chuyển vốn của nền kinh tế, với tính thanh khoản cao hơn; các dòng vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư công,… trong năm 2015 cải thiện so với những năm trước đây là yếu tố chính tác động đến sự tăng trưởng này.

Hoạt động huy động vốn của hệ thống NHTM TP. HCM ngoại trừ 02 năm (năm 2012 và 2013) do thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu định hướng và theo quy mô hoạt động, năng lực tài chính của mỗi TCTD – huy động vốn của khối NHTMCP thấp. Song nếu tính chung giai đoạn 5 năm, hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của các NHTM trên địa bàn đạt mức tăng trưởng cao.

Theo đó, thị phần tiền gửi và thị phần tín dụng của hệ thống NHTM cũng gia tăng. Trong đó cơ cấu thị phần trong mối liên hệ chung với các khối ngân hàng khác là (phân tích khối ngân hàng theo hình thức sở hữu). Năm 2012 khối NHTMCP chiếm 41,5% tổng huy động vốn và 43,9% tổng dư nợ tín dụng, thì đến tháng 2016 huy động vốn của khối này chiếm 54,6% và dư nợ tín dụng chiếm: 49,85%.

Bảng 3.12: Kết quả huy động vốn đối với chuyển dịch CCKTcủa hệ thống NHTM trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2012 - 2017

Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng và phần trăm (%)


Năm

Huy động

Tỷ lệ tăng dư nợ

2012

1.156.051

9.20

2013

1.301.127

11.15

2014

1.113.635

14.41

2015

1.306.775

14.78

2016

1.566.876

16.60

2017

2.044.000

15.00

Nguồn: Báo cáo của NHNN Chi nhánh TP. HCM năm 2012-2017 [35]


Qua báo cáo trước những kết quả ngành ngân hàng thành phố đạt được trong năm qua sự tăng trưởng của ngành ngân hàng TP. Hồ Chí Minh trong năm 2017 đã đảm bảo phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của thành phố.

Với việc hỗ trợ nguồn lực cho các chương trình phát triển trọng tâm của thành phố, đặc biệt hệ thống ngân hàng thương mại đã tham gia tích cực hoạt động kết nối doanh nghiệp, đưa dòng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, nhiều ngân hàng thương mại có cơ chế chính sách ký kết và giải ngân hiệu quả; đồng thời ưu tiên trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp... góp phần thúc đẩy CD CCKT thành phố phát triển.

Giai đoạn 2012 - 2017 là giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2017 hệ thống ngân hàng nói chung và trên địa bàn thành phố nói riêng đã hoạt động ổn định hơn, những dấu hiệu phục hồi tăng trưởng và phát triển đã phản ánh tích cực hơn. Trong đó từ năm 2014 – năm bản lề trong hoạt động của ngành ngân hàng gắn liền với quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn I và thực hiện 03 nhiệm vụ quan trọng: ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và xử lý nợ xấu. Hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng không nằm ngoài quá trình đó, góp phần thực hiện hiệu quả các giải pháp của Chính phủ, của NHTW về ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh chung của nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Sự ổn định của thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng, các giải pháp và hành động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, quá trình xử lý nợ xấu và cơ cấu hệ thống ngân hàng tiếp tục được triển khai và thực hiện theo đúng định hướng điều hành của NHTW, đã và đang đạt được những kết quả quan trọng làm nền tảng cho hệ thống ngân hàng nói chung và trên địa bàn thành phố nói riêng tăng trưởng và phát triển hiệu quả trong quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, giải pháp căn bản đó là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng theo những phương án và đề án đã đề ra.

Như vậy tiêu chí với hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng nêu trên là kênh dẫn hầu hết các luồng tín dụng cho CD CCKT ở thành phố, nên đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của các tổ chức này sẽ sát đúng thực trạng tín dụng ngân hàng cho CD CCKT trên địa bàn thành phố.


3.3.2 Tình hình hoạt động của các TCTD trên địa bàn phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. HCM

Trong năm 2017, hoạt động ngân hàng trên địa bàn đã đạt được những kết quả quan trọng, tiếp tục tạo dấu ấn về một năm tăng trưởng và phát triển trong quá trình cơ cấu lại hệ thống. Đến 31/12/2017, tổng huy động vốn trên địa bàn tăng 15% so với cuối năm 2016; tổng dư nợ tín dụng đến 31/12/2017 ước tăng 18,5% so với cuối năm 2016, vốn tín dụng tập trung cho sản xuất kinh doanh thông qua cho vay 5 nhóm ngành lĩnh vực ưu tiên; dịch vụ ngân hàng trên địa bàn tiếp tục phát triển gắn liền với quá trình đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, đặc biệt những chuyển biến tích cực trong thanh toán không dùng tiền mặt gắn liền với doanh số thanh toán tăng, số lượng giao dịch tăng. Trong công tác tái cơ cấu ngân hàng, hoạt động của các TCTD trên địa bàn ngày càng ổn định và trong xu hướng tăng trưởng, góp phần quan trọng trong ổn định thị trường tiền tệ.

Theo tiêu chí để đánh giá về thị trường tiền tệ ổn định và diễn biến tích cực có ý nghĩa quan trọng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tạo lập niềm tin thị trường, niềm tin từ cộng đồng doanh nghiệp. Trong đó, yếu tố tỷ giá và lãi suất tiếp tục được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao, chính sự ổn định của tỷ giá và sự điều hành tỷ giá linh hoạt, công khai, minh bạch cùng với chính sách lãi suất hỗ trợ cho doanh nghiệp trong suốt 5 năm qua đã và đang tạo lập niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp.

Bên cạnh đó được khuyến khích tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế hoàn toàn chủ động. Mặc dù quy mô vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của mỗi hộ lúc này vẫn còn rất nhỏ chỉ từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng, cá biệt có các hộ đã tới hàng ngàn tỷ đồng, nhưng xét chung nhờ thế mạnh của kinh tế hộ là “số đông” do vậy tính chung toàn thành phố quy mô còn nhỏ. Trong bối cảnh này yêu cầu cấp bách đặt ra cho các cấp, các ngành chức năng trong thành phố phải góp phần giải quyết đó chính là bài toán về vốn cho việc khôi phục, tăng cường phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể; đồng thời đáp ứng nhu cầu vốn của khu vực kinh tế tư nhân cá thể.

Xem tất cả 206 trang.

Ngày đăng: 14/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí