Tín dụng ngân hàng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tp. Hồ Chí Minh - 2


Quy mô hoạt động của các TCTD phản ánh mức độ tăng trưởng và phát triển của các TCTD trong thời gian qua

Bảng 3.10: Vốn điều lệ và tài sản của các NHTM

Đơn vị: Tỷ đồng, và phân trăm (%)



Chỉ tiêu

Năm

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Vốn điều lệ

65.931

76.036

79.678

83.672

87.085

100.700

Tổng tài sản

31%

20%

1,4%

11,5%

14%

21%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 29 trang tài liệu này.

Tín dụng ngân hàng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tp. Hồ Chí Minh - 2

Nguồn: Báo cáo của NHNN CN TP. HCM 2012-2017 và tính toán của tác giả [30]

- Về tình hình hoạt động:

-Hoạt động huy động vốn

Tổng huy động vốn của TP. HCM năm 2017 đạt 2.044.000 tỷ đồng, tăng 15% so với cuối năm 2016.

-Hoạt động cho vay

Tổng dự nợ tín dụng đến cuối năm 2017 đạt 1.746.600 tỷ đồng và năm 2016 đạt 1.234.816 tỷ đồng, tăng 15,6% so với cuối năm 2015 và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất.

-Hoạt động các dịch vụ kinh doanh khác

Về tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng, dịch vụ ngân hàng trên địa bàn trong năm qua tiếp tục xu hướng phát triển tốt.

-Chất lượng hoạt động cho vay

Trong những năm qua hệ thống TCTD đã tích cực huy động vốn và cho vay vốn phục vụ CDCCK thành phố đã đạt được những kết quả khả quan.


Bảng 3.11: Kết quả huy động và cho vay của hệ thống NHTM trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2012-2017

Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng


Năm

Huy động

Cho vay

Chênh lệch giữa huy động và cho vay

2012

1.156.051

733.867

422.184

2013

1.301.127

833.645

467.482

2014

1.113.635

916.497

197.138

2015

1.306.775

1.042.185

264.590

2016

1.566.876

1.234.816

332.060

2017

2.044.000

1.746.600

297.400

Nguồn: Báo cáo của NHNN CN TP. HCM 2012-2017 và tính toán của tác giả [30]

3.3.2 Tình hình hoạt động của các TCTD trên địa bàn phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. HCM

Theo tiêu chí để đánh giá về thị trường tiền tệ ổn định và diễn biến tích cực có ý nghĩa quan trọng góp phần tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế hoàn toàn chủ động. Đồng thời đáp ứng nhu cầu vốn của khu vực kinh tế tư nhân cá thể.

Bảng 3.13: Vốn huy động, dư nợ cho vay đối với tăng trưởng GDP

Đơn vị: Phần trăm (%)


Chỉ tiêu

Năm

2012

2013

2014

2015

2016

2017

1. Tốc độ tăng GDP TP. HCM

09,20%

09,30%

09,60%

09,85%

08,05%

7,76%

2. Tốc độ tăng trưởng vốn huy

động

09,20%

11,15%

14,41%

14,78%

16,60%

15,0%

3. Tốc độ tăng trưởng tín dụng

11,97%

11,00%

09.04%

12,06%

15,6%

18,5%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo NHNN TP. HCM và Cục thống kê TP. HCM [32]

3.3.3 Tiêu chí đầu tư tín dụng ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Cơ cấu kinh tế ngành là một cơ cấu nội dung chuyển dịch CCKT ngành làm mục tiêu chuyển dịch CCKT của TP. HCM.


Bảng 3.15: Cho vay đối với chuyển dịch CCKT theo ngành

ĐVT: Nghìn tỷ đồng và phần trăm %



Năm


Tổng dư nợ cho vay

Cho vay dịch vụ

Cho vay công nông, lâm nghiệp

Cho vay công nghiệp - xây dựng

Dư nợ

Tỷ lệ %

Dư nợ

Tỷ lệ %

Dư nợ

Tỷ lệ %

2012

733,867

27,780

3.79%

315,269

42.96%

390,818

53.25%

2013

833,645

28,588

3.43%

343,211

41.17%

461,846

55.40%

2014

916,497

29,899

3.26%

369,073

40.27%

517,525

56.47%

2015

1,042,185

60,632

5.82%

423,439

40.63%

558,114

53.55%

2016

1,234,816

82,344

6.67%

486,517

39.40%

665,955

53.93%

2017

1.746.600

129.001

7.39%

646.099

36,99%

970.010

55.54%

Nguồn: Báo cáo của NHNN CN TP. HCM 2012-2017 [30]

Theo chiến lược đã lựa chọn, tiêu chí cơ cấu ngành kinh tế của thành phố được xác định là đường đí đúng nhất. Trên thực tế, đầu tư tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã quán triệt rõ tinh thần và thực hiện phù hợp với chiến lược này.

3.3.4 Tiêu chí đầu tư tín dụng ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Những thông tin chi tiết về số lượng dự án và quy mô tín dụng đầu tư hàng năm hầu hết nguồn vốn của Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển là được đầu tư cho các dự án. Trong đó chủ yếu là đầu tư cho các dự án công nghiệp-xây dựng; Nông nghiệp và nông thôn cũng được chú trọng đầu tư nhưng quy mô còn rất hạn chế.

3.4 KẾT QUẢ KHẢO SÁT YẾU TỐ TÁC ĐỘNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.4.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên sự kết của định lượng, Tác giả sử dụng phương pháp định tính và tham khảo các ý kiến của chuyên gia, khảo sát nhân tố tác động đến mở rộng TDNH với CD CCKT TP. HCM.

Quá trình nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức được thực hiện như sau:


Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu


Cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu, mô

hình đề xuất

Thống kê mô tả, tần số

Thang đo dự thảo

Kiểm định Cronbach’s alpha

Khảo sát thử

Phân tích nhân tố EFA

Điều chỉnh thang đo

Phân tích tương quan

Thang đo chính

Thang đo hoàn

chỉnh

Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến

Khảo sát thu thập thông tin

Phân tích ANOVA

3.4.2. Nghiên cứu định tính

Mục đích của nghiên cứu định tính nhằm xây dựng bảng câu hỏi và điều chỉnh thang đo cho phù hợp với đối tượng khảo sát đã và đang làm việc, giao dịch với TCTD. Từ cơ sở lý thuyết về mô hình nghiên cứu yếu tố tác động tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thang đo nháp được hình thành và tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo.

3.4.3. Nghiên cứu định lượng


Tổng hợp các quan điểm nêu trên, để đơn giản cho việc phân bổ mẫu và đảm bảo các điều kiện về kích thước mẫu tối thiểu, cũng như các vấn đề về thời gian, chi phí thì cỡ mẫu của Luận án là 360 người được hỏi.

Mẫu trong nghiên cứu chính thức được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, Bảng câu hỏi được gửi tới những người đang làm việc quản lý các ngân hàng, và giao dịch với đối tác quản lý của TCTD trong lĩnh vực hoạt động TDNH với CD CCKT và với các đối tượng quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang cần nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng đang giao dịch tại ngân hang.

3.4.4. Kết quả khảo sát

* Kết quả thang đo các yếu tố tác động đến mở rộng tín dụng ngân hàng với CD CCKT thành phố Hồ Chí Minh

Kết quả phân tích Cronbach Alpha (Xem phụ lục 4) đối với thang đo các yếu tố tacs động đến mở rộng tín dụng ngân hàng đối với CD CCKT TP. HCM với các đặc điểm như sau:

i) Tiêu chí đánh giá năng lực tổ chức tín dụng - NLTD

Khi đầu xây dựng có 4 biến quan sát, quá trình kiểm định không loại biến nào, còn lại đủ biến (NLTD1, NLTD2, NLTD3 và NLTD4), có hệ số Cronbach’s alpha tổng là 0,838. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường đều lớn hơn 0.4 và nhỏ hơn biến tổng. Nhỏ nhất (NLTD1) là 0.768, biến lớn nhất (NLTD2) là 0.825. Vì vậy, 4 biến quan sát thuộc thành phần này được tiếp tục đưa vào bước phân tích yếu tố EFA ở bước tiếp theo.

ii) Tiêu chí đánh giá qui trình cho vay - QTCV

Khi đầu xây dựng có 4 biến quan sát, quá trình kiểm định không loại nào, còn lại cả 4 biến (QTCV1, QTCV2, QTCV3 và QTCV4), có hệ số Cronbach’s alpha tổng là 0,829. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường đều lớn hơn 0.4 và nhỏ hơn biến tổng. Nhỏ nhất (QTCV2) là 0.777, biến lớn nhất (QTCV3) là 0.791. Vì vậy, 4 biến quan sát thuộc thành phần này được tiếp tục đưa vào bước phân tích yếu tố EFA ở bước tiếp theo.


iii) Tiêu chí đánh giá năng lực khách hàng - NLKH

Khi đầu xây dựng có 4 biến quan sát, quá trình kiểm định loại NLKH4 không đủ điều kiện, còn lại 3 biến (NLKH1, NLKH2, NLKH3), có hệ số Cronbach’s alpha tổng là 0,816. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường đều lớn hơn 0.4 và nhỏ hơn biến tổng. Nhỏ nhất (NLKH1) là 0.686, biến lớn nhất (NLKH3) là 0.806. Vì vậy, 3 biến quan sát thuộc thành phần này được tiếp tục đưa vào bước phân tích yếu tố EFA ở bước tiếp theo.

iv) Tiêu chí đánh giá phương thức cho vay - PTCV

Khi đầu xây dựng có 3 biến quan sát, quá trình kiểm định không loại biến nào, còn lại cả 3 biến, có hệ số Cronbach’s alpha tổng là 0,776. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường đều lớn hơn 0.4 và nhỏ hơn biến tổng. Nhỏ nhất (PTC3) là 0.643, biến lớn nhất (PTCV2) là 0.770. Vì vậy, 3 biến quan sát thuộc thành phần này được tiếp tục đưa vào bước phân tích yếu tố EFA ở bước tiếp theo.

v) Tiêu chí đánh giá thông tin tín dụng - TTTD

Khi đầu xây dựng có 4 biến quan sát, quá trình kiểm định không loại biến nào, còn lại cả 4 biến, có hệ số Cronbach’s alpha tổng là 0,836. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường đều lớn hơn 0.4 và nhỏ hơn biến tổng. Nhỏ nhất (TTTD1) là 0.784, biến lớn nhất (TTTD4) là 0.816. Vì vậy, 4 biến quan sát thuộc thành phần này được tiếp tục đưa vào bước phân tích yếu tố EFA ở bước tiếp theo.

vi) Tiêu chí đánh giá chính sách nhà nước - CSNN

Khi đầu xây dựng có 4 biến quan sát, quá trình kiểm định không loại biến nào, còn lại cả 4 biến, có hệ số Cronbach’s alpha tổng là 0,870. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường đều lớn hơn 0.4 và nhỏ hơn biến tổng. Nhỏ nhất (CSNN2) là 0.808, biến lớn nhất (CSNN3) là 0.860. Vì vậy, 4 biến quan sát thuộc thành phần này được tiếp tục đưa vào bước phân tích yếu tố EFA ở bước tiếp theo.

vii) Mở rộng tín dụng ngân hàng với CD CCKT – TD CCKT (biến phụ thuộc)

Khi đầu xây dựng có 4 biến quan sát, quá trình kiểm định không loại biến nào, còn lại cả 4 biến, có hệ số Cronbach’s alpha tổng là 0,789. Các hệ số tương quan biến tổng


của các biến đo lường đều lớn hơn 0.4 và nhỏ hơn biến tổng. Nhỏ nhất (TDCCKT2) là 0.680, biến lớn nhất (TDCCKT3) là 0.763. Vì vậy, 4 biến quan sát thuộc thành phần này được tiếp tục đưa vào bước phân tích yếu tố EFA ở bước tiếp theo.

3.4.5 Kết quả hồi qui

Hệ số hồi quy thể hiện dưới hai dạng: (1) chưa chuẩn hóa (Unstandardized)và (2) chuẩn hóa (Standardized). Vì hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (B), giá trị của nóphụ thuộc vào thang đo, nên không thể dùng chúng để so sánh mức độtác động của các biến độc lập vào biến phụ thuộc trong cùng một mô hình được. Hệ số hồi quy chuẩn hóa (beta, ký hiệu β) là hệ số đã chuẩn hóa các biến. Vì vậy, chúng được dùng để so sánh mức độ tác động của các biến biếnđộc lập vào biến phụ thuộc. Biến độc lập nào có trọng số này càng lớn có nghĩa là biến đó có tác độngmạnh vào biến phụ thuộc.

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Kết quả hồi quy bằng phương pháp Enter cho thấy mô hình nghiên cứu là phù hợp: mức ý nghĩa sig nhỏ hơn 5%, không có đa cộng tuyến, vì VIF của tất cả các yếu tố đều < 2.

3.4.6 Kiểm định các giả thuyết

Như vậy với mẫu khảo sát 360 người với các tiêu chí được lấy ngẫu nhiên từ danh sách những cán bộ, nhà nghiên cứu, khách hàng đang giao dịch với các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố HCM, tác giả đã thu được các kết quả là yếu tố tác động đến tín dụng ngân hàng đối với CD CCKT thành phố HCM.

Mô hình các yếu tố tác động đến tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố HCM:

TDCCKT = 0.593*NLTD + 0.171* NLKH + 0.143* CSNN + 0.108*QTCV + 0.135*TTTD +0.203*PTCV

Trong đó: TDCCKT: TDNH với CD CCKT - TP. HCM.

Qua mô hình trên cho thấy, cả 6 yếu tố đều tác động cùng chiều. Trong đó, yếu tố tác động lớn nhất là Tiêu chí đánh giá năng lực hoạt động của TCTD (0.539); tiếp đến là Tiêu chí đánh giá phương thức cho vay (0.171); Tiêu chí đánh giá năng lực khách hàng


là (0.143) và nhỏ nhất là Tiêu chí đánh giá qui trình cho vay (.0108) tín dụng ngân hàng đối với CD CCKT thành phố HCM.

3.5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.5.1. Những kết quả đạt được

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã không ngừng huy động mọi nguồn vốn và mở rộng cho vay các thành phần, các ngành, các khu vực kinh tế, nhằm thực hiện chủ trương mở rộng tín dụng đối với việc chuyển dịch CCKT thành phố Hồ Chi Minh theo hướng lấy ngành dịch vụ làm tiêu đề, chuyển dịch giảm tỷ trọng của các ngành sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp xác định góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế TP. HCM.

3.5.2 Những tồn tại hạn chế

Chưa tận dụng triệt để nguồn vốn từ bên ngoài thành phố, thông qua nguồn vốn tài trợ của các tổ chức tài chính, kinh tế quốc tế. Nguồn vốn tài trợ của các tổ chức thế giới vào Việt Nam rất hạn chế và phải có các dự án khả thi kịp thời.

3.5.3. Những nguyên nhân của nên tồn tại hạn chế

Tồn tại trong hoạt động tín dụng với quá trình khảo sát đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các TCTD trên địa bàn TP. HCM, do nhiều nguyên nhân tác động tiêu biểu là môi trường kinh tế chung pháp lệnh chế độ kế toán thống kê chưa có đủ hiệu lực bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán thống kê chính xác, kịp thời. Các doanh nghiệp đều chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong pháp lệnh kế toán và thống kê do Bộ Tài chính ban hành.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Luận án đã phân tích số liều từ năm 2012 – 2017 về chuyển dịch phát triển ngành kinh tế được thể hiện qua các bảng và sự phân tích của Tác giả đã nêu và phận tích thực trạng hoạt động mở rộng tín dụng ngân hàng đối với việc CD CCKT trên địa bàn TP. HCM.


CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

4.1 CƠ CẤU KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025

4.1.1 Đối với ngành dịch vụ

Lĩnh vực tài chính: Đề án xây dựng “Trung tâm tài chính thành phố Hồ Chí Minh” Đề án thành lập Trung tâm (Sở) giao dịch hàng hóa.

Lĩnh vực thương mại: Đề án Xây dựng và triển khai chương trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu.

Lĩnh vực dịch vụ vận tải, kho bãi: Di dời cảng biển ra khỏi nội thành; Dự án “Khu đô thị Cảng Hiệp Phước”

Lĩnh vực dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin: Xây dựng chương trình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn thành phố

Về dịch vụ tư vấn, khoa học, công nghệ nghiên cứu và triển khai: Chương trình Chế tạo Robot công nghiệp; Chương trình phát triển các Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ; Dự án đầu tư Trung tâm thiết kế chế tạo thiết bị mới (NEPTECH);

4.1.2 Đối ngành công nghiệp

Đề án phát triển ngành công nghiệp hóa chất; Đề án phát triển sản xuất ngành công nghiệp cơ khí chế tạo; Dự án xây dựng cụm công nghiệp cơ khí ô tô Củ Chi; Dự án quy hoạch phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và hợp tác TP. HCM từ nay đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;

4.1.3 Đối ngành nông nghiệp

Thành phố đang chuyển sang nông nghiệp chất lượng cao, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ sinh học trong sản xuất.

4.2 ĐỊNH HƯỚNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025


4.2.1. Định hướng mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

Thực hiện các mục tiêu chuyển dịch CCKT của thành phố trên, các cấp chính quyền của thành phố cũng dự báo về nhu cầu vốn cần có đủ để thực hiện thành công. Đầu tư kém hiệu quả, kẹt xe, ngập nước, sự bất lợi và yếu kém của bộ máy hành chính;

- Hạ tầng đô thị quá tải, nguồn nhân lực chất lượng cao không đáp ứng được yêu cầu CD CCKT theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị gia tăng trong cơ cấu giá trị hàng hóa dịch vụ và năng lực về thể chế bất cập so với yêu cầu quản lý phát triển một siêu đô thị như TP. HCM

4.2.2 Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

4.2.2.1 Định hướng CD CCKT:

Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế, TP. HCM xác định quá trình tiến hành cơ cấu kinh tế công nghiệp – thương mại dịch vụ - nông nghiệp của thành phố trong những năm qua đã đạt đạt được những thành tựu đáng như đã phân tích ở trên, trong thời kỳ tới tăng trưởng kinh tế của TP. HCM. Cần thiết phải chuyển từ nền kinh tế phát triển theo chiều rộng, tăng quy mô và thâm dụng lao động là chủ yếu sang phát triển theo chiều sâu, lấy chất lượng tăng trưởng là động lực chủ yếu để phát triển các ngành.

4.2.2.2 Mục tiêu CD CCKT:

Mục tiêu của CD CCKT là tập trung các nguồn lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh các kinh tế ngành.

4.2.2.3 Quan điểm CD CCKT:

Thực hiện mục tiêu trên, cần xác định các quan điểm định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng tăng nhanh tỷ trọng GDP khu vực dịch vụ trong tổng GDP.

Thứ hai, phát triển các ngành dịch vụ: Tập trung phát triển các nhóm ngành dịch vụ chủ yếu có tiềm năng và là thế mạnh của thành phố.

Thứ ba, phát triển các ngành công nghiệp: Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp


có hàm lượng khoa học và công nghệ cao.

Thứ tư, phát triển ngành nông nghiệp: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại.

4.2.2.4 Nội dung CD CCKT:

Trên cơ sở các quan điểm đó, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Phát triển ngành dịch vụ:

Thứ nhất; tài chính – tín dụng – ngân hàng – bảo hiểm:

Thứ hai; thương mại, dịch vụ: Tập trung các loại dịch vụ xuất khẩu.

Thứ ba; dịch vụ vận tải, kho bãi, hệ thống cảng.

Thứ tư; dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin – truyền thông.

Thứ năm; kinh doanh tài sản – bất động sản.

Thứ sáu; dịch vụ tư vấn, khoa học – công nghệ, nghiên cứu và triển khai.

Thứ bảy; du lịch: Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu du lịch thành phố.

- Phát triển ngành công nghiệp: Ngành công nghiệp truyền thống theo hướng tăng tỷ trọng giá trị gia tăng.

Thứ nhất; công nghiệp cơ khí chế tạo.

Thứ hai; điện tử - công nghệ thông tin, viễn thông.

Thứ ba; công nghiệp hóa chất.

Thứ tư; ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống.

4.3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

4.3.1. Mở rộng và hoàn thiện các hình thức huy động vốn

Nhu cầu vốn cho chuyển dịch CCKT TP. Hồ Chí Minh là rất lớn, vượt xa khả năng tự có. Như đã phân tích, trong hoàn cảnh đó, rõ ràng NHTM có một vai trò hết sức to lớn, không chỉ góp phần kích cầu đầu tư và tiêu dùng mà sẽ đóng vai trò cầu nối trung gian quan trọng giữa tiết kiệm với đầu tư, giữa tiết kiệm với tiêu dùng. NHTM góp phần đắc lực tập trung và khai thác có hiệu quả nhất nguồn lực về vốn ở trong dân.


4.3.2. Mở rộng mạng lưới huy động vốn và nâng cao chất lượng phục vụ

- Về mạng lưới huy động vốn: Cho đến nay, các NHTM ở TP. Hồ Chí Minh đã có một mạng lưới huy động tiết kiệm tương đối rộng khắp từ thành thị đến nông thôn.

- Về nâng cao chất lượng phục vụ: Cùng với việc mở rộng mạng lưới huy động vốn, thì việc nâng cao chất lượng phục vụ trong công tác huy động vốn cũng có một ý nghĩa hết sức quan trọng.

- Thực hiện tốt chính sách khách hàng: Vào các ngày sinh nhật của mỗi khách hàng cần có một chiếc thiệp chúc mừng sinh nhật khách hàng, ngoài ra đối với những khách hàng lớn,

- Về việc quảng bá, khuyếch trương hoạt động huy động vốn: Thực tế cho thấy, việc quan tâm cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, kết hợp với các hình thức tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi về các hoạt dộng dịch vụ Ngân hàng có tác động rất tích cực, giúp các NHTM thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng.

4.3.3 Giải pháp tín dụng của các NHTM trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

4.3.3.1. Tiếp tục đổi mới nhận thức về đầu tư tín dụng

Ngân hàng đã thu được nhiều kết quả to lớn, đồng thời cũng đã có những bài học kinh nghiệm phải trả giá, thậm chí là rất đắt. các NHTM nắm được nhu cầu vốn của khách hàng, của dự án (nhu cầu thị trường tín dụng) để chuẩn bị các sản phẩm tín dụng với khối lượng phù hợp và giá cả hợp lý để đáp ứng đầu tư vốn có hiệu quả.

4.3.3.2 Cần phải cải tiến thủ tục vay vốn theo hướng tinh giản, gọn nhẹ

Một trong những nguyên nhân mà khách hàng ngại tiếp cận đến nguồn vốn tín dụng ngân hàng đó là thủ tục vay vốn của các ngân hàng còn quá rườm rà, phức tạp, do đó cần giảm bớt hoặc gộp một số thủ tục vay vốn còn chồng chéo, trùng lắp nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý và an toàn vốn vay, qua đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng; có được như vậy thì khách hàng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi làm thủ tục vay vốn tại các ngân hàng thương mại.

Xem tất cả 29 trang.

Ngày đăng: 22/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí