4.3.3.3 Tăng cường đầu tư vốn trung, dài hạn, mở rộng hình thức tín dụng thuê mua, đảm bảo cơ cấu đầu tư đồng bộ và hợp lý phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Về tín dụng trung, dài hạn:
Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự hạn chế trong quá trình chuyển dịch CCKT, thu hút đầu tư vào TP. HCM đó là.
- Mở rộng hình thức tín dụng thuê mua:
Tín dụng thuê mua được mở rộng sẽ giúp các doanh nghiệp giảm vay nợ Ngân hàng để đầu tư vào tài sản cố định, giảm áp lực tài chính đối với các doanh nghiệp.
4.3.3.4 Giải pháp về đảm bảo tiền vay
- Mở rộng hình thức đảm bảo tiền vay: Hiện nay các NHTM trên địa TP. HCM chỉ nhận đất đai, nhà xưởng thuộc quyền sở hữu của khách hàng để làm tài sản đảm bảo, các tài sản khác thì vẫn chưa nhận mặc dù các tài sản khác đã được pháp luật cho phép cầm cố, thế chấp; do đó các NHTM nên mở rộng các hình thức đảm bảo tiên vay khác.
4.3.3.5 Sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất
Hiện nay các NHTM trên địa bàn TP. HCM điều hành lãi suất theo cơ chế thỏa thuận với khách hàng; Lãi suất cho vay được xác định dựa theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí, dự phòng rủi ro, thực hiện các nghĩa vụ ngân sách, có lãi (tuy nhiên, còn phụ thuộc yếu tố cung, cầu về vốn trên thị trường tiền tệ).
Có thể bạn quan tâm!
- Tín dụng ngân hàng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tp. Hồ Chí Minh - 1
- Tín dụng ngân hàng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tp. Hồ Chí Minh - 2
Xem toàn bộ 29 trang tài liệu này.
4.3.3.6 Mở rộng đầu tư cho vay gắn với nâng cao chất lượng tín dụng
Mở rộng và tăng cường đầu tư cho vay để để thúc đẩy chuyển dịch CCKT là yêu cầu và đòi hỏi bức thiết của nền kinh tế đối với các NHTM.
Nâng cao chất lượng tăng trưởng tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố thuộc về Ngân hàng là bên cho vay; có yếu tố thuộc về khách hàng là bên vay; có yếu tố khách quan; có cả yếu tố về mặt quản lý vĩ mô, thuộc về chủ trương chính sách; có yếu tố tầm vi mô thuộc về quản trị, điều hành của các NHTM và khách hàng vay vốn.
4.4 KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
4.4.1. Đối với ủy ban nhân dân TP. HCM và các sở, ban ngành
- Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tổng thể của TP. HCM và quy hoạch chi tiết từng vùng, tiểu vùng, từng ngành nghề. . .tạo định hướng cho hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn TP. HCM và làm cơ sở để các NHTM có kế hoạch mở rộng đầu tư tín dụng.
- Tiếp tục thực hiện cải hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, phối hợp với các địa phương hoặc nước ngoài để tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư, nhằm thu hút được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào TP. HCM.
4.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
- NHNN Việt Nam chi nhánh TP. HCM tăng cường quản lý Nhà nước về hoạt động ngân hàng trên địa bàn, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chỉ đạo hoạt động của các NHTM theo đúng định hướng, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, an toàn hệ thống và hiệu quả kinh tế vững chắc.
- Nâng cao vai trò tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa quận, phương trong việc phân tích, dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của TP. HCM, xây dựng chiến lược kế hoạch phát triển hệ thống các TCTD trên địa bàn TP. HCM.
- NHNN cần thực hiện vai trò “cầu nối” giữa địa phương với các NHTM.
- NHNN cần tích cực tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền TP. HCM và là đầu mối phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật tạo điều kiện giúp các ngân hàng xử lý nhanh tài sản thế chấp thu hồi nợ xấu.
- Có biện pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng thông tin tín dụng, cải thiện tình trạng thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác.
4.4.3. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành
- Đề nghị Chính phủ các Bộ, Ban ngành Trung ương tăng cường đầu tư, ưu tiên các nguồn vốn từ ODA, chương trình, dự án quốc gia phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, các công trình phúc lợi công cộng tạo cơ sở vật chất cho phát triển kinh tế cũng như chuyển dịch CCKT TP. HCM.
- Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành sớm có hướng xử lý đối với trường hợp quyền sử dụng đất nông nghiệp thời hạn sử dụng đến hạn.
- Chính phủ cần có nghị định hướng dẫn xử lý tài sản đảm bảo theo hướng thông thoáng hơn cho các TCTD thực hiện.
- Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành triển khai các giải pháp, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Kiên quyết xử lý việc đầu tư tràn lan không hiệu quả gây lãnh phí thất thoát vốn đầu tư làm kìm hãm tăng trưởng kinh tế.
- Chính phủ chỉ đạo Bộ tài chính có hướng dẫn trao đổi thông tin về giữa các ngành.
4.4.4 Giải pháp hỗ trợ
Vốn đầu tư cho CD CCKT TP. HCM, từ nhiều nguồn khác nhau; do vậy để vốn TDNH đầu tư cho CD CCKT TPHCM có hiệu quả thì cần có sự đầu tư đồng bộ giữa các nguồn vốn và các giải pháp hỗ trợ khác.
4.4.4.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
Một, không ngừng chọn lọc, bổ sung, tăng cường lực lượng cán bộ tín dụng, kể cả cán bộ điều hành và cán bộ tác nghiệp trực tiếp.
Hai, tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ tín dụng một cách toàn diện, liên tục, có hệ thống để không ngừng nâng cao trình độ, nhận thức, năng lực kinh doanh.
Ba, bố trí, sắp xếp sử dụng đội ngũ cán bộ tín dụng hợp lý, đúng người, đúng việc, bảo đảm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.
4.4.4.2 Phát triển thị trường
Một, tổ chức, dự báo thu thập và xử lý thông tin về thị trường, mở rộng thị trường, tích cực củng cố và tạo thêm uy tín, lòng tin.
Hai, Chú trọng định lượng thị trường, cả thị trường trong nước và thị trường ngoài nước, thị trường truyền thống và thị trường phi truyền thống.
Ba, Tăng sức mua của dân bằng nhiều giải pháp phù hợp và đồng bộ.
Bốn, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tìm thị trường mới.
Năm, nghiên cứu hoạch định một chiến lược xuất khẩu cho mỗi ngành hàng.
4.4.4.3 Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư
Ủy ban nhân dân TPHCM, các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra quá trình cải cách hành chính liên quan đến các điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực FDI, đơn giản hoá các thủ tục thẩm định và cấp phép đầu tư, công khai hóa và minh bạch hóa cấp phép, giải quyết các thủ tục hành chính; kiên quyết xử lý những trường hợp sách nhiễu, vô trách nhiệm của các cán bộ, cơ quan công quyền.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Từ những nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng tín dụng với quá trình CD CCKT và phân tích nhân tố tác động đến TDNH với CD CCKT TP. HCM. Tác giả trình bày rõ các định hướng CD CCKT và phát triển kinh tế cũng như nhu cầu vốn cho CD CCKT đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2025 của TP. HCM. Đồng thời trình bày rõ các định hướng mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn TP. HCM. Đề xuất hệ thống giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy tín dụng đối với CD. CCKT của TP. HCM theo định hướng.
KẾT LUẬN
Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các NHTM góp phần chuyển dịch CCKT trên địa bàn TP. HCM từ năm 2012 – 2017.
Thứ nhất, hệ thống hoá được các vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các nhân tố tác động, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng với quá trình CD CCKT của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP. HCM; từ đó rút ra những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân gây nên tồn tại;
Thứ ba, xác lập mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động TDNH đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. HCM. Qua đó, xác định 6 yếu tố chủ yếu tác động đến TDNH với CD CCKT TP. HCM và giải thích được hơn 70% của tổng thể các yếu tố tác động đến TDNH với CD CCKT.