Tín dụng ngân hàng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tp. Hồ Chí Minh - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM


ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

––––––––––––––  –––––––––––––––


VÕ MINH ĐỨC


TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI VIỆC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH


LUẬN ÁN TIẾN SĨ


Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. Ngô Hướng


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2018


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Tổng quan các công trình đã nghiên cứu ở trên Thế giới và ở Việt Nam, các công trình ở TP. Hồ Chí Minh có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

- Nhà kinh tế người Anh, gốc Jamaica là A.Lewis. Năm 1950,

- Lý thuyết về các giai đoạn phát triển của W.Rostow (1960) cũng được coi là công trình nghiên cứu điển hình và sớm nhất về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

- Nghiên cứu của Peneder (2001) nhằm tìm các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và tăng trưởng cho các nước hợp tác phát triển (OECD) thời kỳ 1990 – 1998.

1.1.2 Tình hình nghiên cứu Việt Nam

Một là, Lê Bá Tâm (2016), Luận án tiến sĩ với đề tài: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An.

Hai là, Lê Thị Huyền (2016) luận văn về: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên

Ba là, Nguyễn Tiền Phong (2010), Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoài Quốc Doanh Việt Nam.

Bốn là, Hoàng Hương Giang, Quan hệ tăng trưởng giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, năm 2010.

Năm là, Nguyễn Thị Lan Hương, Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, năm 2011

Sáu là, Nguyễn Việt Hùng (2008), Luận án tiến sĩ với đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam.

1.1.3 Tình hình nghiên cứu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh


Một là, TS. Đinh Sơn Hùng (2013), Chủ nhiệm - cấp ngành của Viện Nghiên cứu phát triển, Tái cấu trúc cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2020.

Hai là, Mai Văn Tân (2014), Nghiên cứu mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh.

Ba là, Th.S Cao Minh Nghĩa (2016) cấp nghành, Những giải pháp đẩy mạnh liên kết ngành kinh tế giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam,

Bốn là, Trần Thị Mỹ Ngân (2014) đề luận văn văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện Củ Chi, TP. HCM giai đoạn 2013 – 2020.

Năm là, ThS. Cao Ngọc Thành (2016) cấp nghành, Đánh giá tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. HCM giai đoạn 2000-2010.

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU MÀ CÁC CÔNG TRÌNH CHƯA GIẢI QUYẾT ĐƯỢC.

1.2.1 Các nghiên cứu chưa chỉ ra được.

Các công trình khác chưa nêu lên tác động tín dụng Ngân hàng trong mối tương quan với hoạt động CD CCKT để thúc đẩy phát triển kinh tế TP. HCM;

Các công trình khác chưa nếu phân công lao động xã hội là cơ sở hình thành cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ thì chế độ sở hữu lại là cơ sở hình thành cơ cấu thành phần kinh tế.

1.2.2 Một số nghiên cứu nêu ở góc độ tổng quan, phản ánh cụ thể tác động của tín dụng Ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. HCM.

Chưa chỉ ra vướng mắc của hoạt động tín dụng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. HCM.

Chưa nêu rõ các nguồn vốn đi vay các TCTD khác, các NHTM phải dựa trên việc ký kết thời hạn cho vay và đi vay. Và thực chất đây là việc trao đổi tín dụng giữa các NHTM với nhau.


1.2.3 Chưa nêu rõ được sự cần thiết của vai trò tín dụng trong việc triển khai đồng bộ vấn đề này để thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. HCM.

Chưa có công trình nào nghiên cứu về những công trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế liên quan đến đề tài hiện nay.

Triển khai đồng bộ cấu trúc được xem xét trong mối quan hệ tương tác giữa các khâu của quá trình sản xuất - phân phối - lưu thông - tiêu dùng.

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT

1.3.1 Nghiên cứu hệ thống lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. HCM, trên nền tảng khoa học có liên quan.

Quan niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành hiện nay ở nước ta và thế giới có nhiều cách tiếp cận cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, các lĩnh vực, bộ phận kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

1.3.2 Phân tích thực trạng các vấn đề đã nghiên cứu để chỉ ra kết quả, hạn chế và những nguyên nhân chủ quan, khách quan của hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. HCM.

Cơ cấu kinh tế là khái niệm phức tạp, và đã có nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề này.

Thực hiện CD CCKT thành phố theo hướng phát triển dịch vụ và các ngành công nghiệp công nghệ cao.

1.3.3 Một số giải pháp hoàn thiện nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. HCM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Những hạn chế trong hoạt động của các NHTM trên địa bàn TP. HCNM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Mặc dù các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều vấn đề với những mức độ khác nhau nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề này.

Tác giả đã xây dựng cùng với những đóng góp mới luận án đặt ra một số vấn đề cần giải quyết nhằm nghiên cứu quá trình CD CCKT TP. HCM, từ năm 2020 và 2025.


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ


2.1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

2.1.1 Khái niệm, đặc trưng của hoạt động tín dụng ngân hàng

Tín dụng là một phạm trù kinh tế hàng hoá, là hình thức vận động của vốn cho vay, phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu và chủ thể sử dụng đối với nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, là một sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị hay hiện vật theo những điều kiện cam kết mà hai bên đã thoả thuận, trên nguyên tắc có hoàn trả cả vốn và lãi.

2.1.2 Bản chất của tín dụng

Tín dụng là quá trình vận động của vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác, sau một thời gian nhất định nó trở về nơi xuất phát với giá trị lớn hơn.

2.1.3 Chức năng của tín dụng

2.1.3.1 Chức năng phân phối lại vốn tiền tệ trong nền kinh tế

Vốn từ chủ thể tạm thời thừa được chuyển giao sang chủ thể sử dụng vốn để sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng mà không cần thông qua một tổ chức trung gian nào.

Việc phân phối được thực hiện thông qua các định chế tài chính trung gian như ngân hàng, quỹ tín dụng, công ty tài chính.

2.1.3.2 Chức năng tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng và tiền tín dụng.

Khi quan hệ tín dụng được xác lập thì đồng thời một công cụ tín dụng cũng được hình thành nhằm đảm bảo cho việc tuân thủ các thỏa thuận tín dụng, như thương phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu. Như vậy, các công cụ tín dụng tiếp tục được lưu thông đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế.

2.2 TỔNG QUAN VÊ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

2.2.1 Cơ cấu kinh tế Khái niệm:

Thuật ngữ Cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân một nước là tổng thể mối quan


hệ tác động lẫn nhau giữa các yếu tố và trong từng yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất với những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể trong những giai đoạn phát triển nhất định của xã hội”

2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Khái niệm:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CD CCKT) là quá trình chuyển hoá từ một cơ cấu kinh tế với những đặc điểm đặc trưng nhất định sang một cơ cấu kinh tế có những đặc điểm đặc trưng khác đi.

2.3 VAI TRÒ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

2.3.1 Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

CCKT và xu hướng chuyển dịch CCKT chịu sự tác động chi phối của nhiều nhân tố khác nhau. Các nhân tố đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và có thể định hướng tích cực hoặc tiêu cực tới CCKT và sự chuyển dịch CCKT.

2.3.2 Tín dụng ngân hàng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn có vai trò quan trọng trong điều tiết sự di chuyển vốn đầu tư giữa các khu vực, các ngành, các vùng của nền kinh tế, qua đó tác động tới quá trình bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận, thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện đời sống xã hội.

2.3.3 Sự cần thiết của tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Việc chuyển đổi CCKT hợp lý theo định hướng đề ra đòi hỏi phải có những điều kiện vật chất nhất định tương ứng với yêu cầu hình thành và chuyển đổi của nó.

2.4 MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

2.4.1 Khái niệm mở rộng tín dụng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự cần thiết mở rộng tín dụng

Mở rộng TDNH là một khái niệm kinh tế, chỉ một phương thức kinh doanh của NHTM qua việc phấn đấu cho sự tăng lên về quy mô, khối lượng, không gian, chất lượng


tín dụng và tăng lợi nhuận của ngân hàng để đảm bảo cho ngân hàng phát triển bền vững bằng việc các ngân hàng có khả năng đáp ứng nhanh chóng, rộng rãi các nhu cầu tín dụng của mọi chủ thể hội đủ những điều kiện theo quy định, qua đó thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của các chủ thể kinh tế và nền kinh tế. [5]

2.4.1.2 Sự cần thiết mở rộng tín dụng.

Mở rộng TDNH là việc chuyển đổi CD CCKT hợp lý theo định hướng đã đề ra đòi hỏi phải có những điều kiện vật chất nhất định tương ứng với yêu cầu hình thành và chuyển đổi của nó.

2.4.2 Tiêu chi đánh giá mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2.4.2.1 Tiêu chí đánh giá định tính:

i. Tiêu chí việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng phát triển dịch vụ và các ngành công nghiệp công nghệ cao;

dần tỷ trọng GDP khu vực dịch vụ.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là phát triển bền vững giảm dần tỷ trọng GDP hai khu vực nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản và công nghiệp – xây dựng, đồng thời tăng


2.4.2.2 Tiêu chí đánh giá định lượng:

i) Chỉ tiêu tổng dư nợ và kết cấu dư nợ

ii) Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỷ trọng:

iii) Tỷ lệ nợ quá hạn:

2.4.3 Nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. HCM.

Xu hướng chuyển dịch CCKT chịu sự tác động chi phối của nhiều nhân tố khác

nhau.

Nhóm khảo sát mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng

ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. HCM. Nhân tố địa lý - tự nhiên, Nhóm nhân tố về kinh tế - tổ chức.

2.5 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA


2.5.1 Kinh nghiệm mở rộng tín dụng ngân hàng của một số nước cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Kinh nghiệm của Đài Loan, Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, trong mở rộng tín dụng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2.5.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam và cho TP. Hồ Chí Minh nói riêng về mở rộng tín dụng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thứ nhất: Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối vốn, trước hết để thực hiện thành đối với chuyển dịch CCKT TP. HCM,

Thứ hai: Trong quá trình phát triển chuyển dịch CCKT TP. HCM trọng tâm, là động lực phát triển của xã hội.

Thừ ba: Xây dựng hệ thống ngân hàng có tiềm lực vững mạnh, nhanh chóng đa dạng các hình thức huy động vốn.

Thứ tư: Chính Phủ và NHNN cần định hướng đầu tư tín dụng, cơ cấu tín dụng của các NHTM vào các ngành mũi nhọn.

Thứ năm: Khi các NHTM chưa đủ khả năng phân phối một cách hữu hiệu.

Thứ sáu: Sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất, đơn giản hóa các thủ tục cho vay.

KẾT LUÂN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hoạt động tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch CCKT

Thứ nhất: Tập hợp các lý luận căn bản về tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch CCKT:

Thứ hai: Nêu lên các lý thuyết về Khái niệm cơ cấu kinh tế đối với chuyển dịch

CCKT.


CCKT.


Thứ ba: Những nội dung về mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch


Thứ tư: Tác giả nếu lên việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch CCKT có ý nghĩa đặc biệt ngành nghề có tính mũi nhọn cho nền kinh tế, hướng tới nền kinh tế tri thức hiện đại.


CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

3.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TP. HỒ CHÍ MINH

Đặc điểm về môi trường phát triển kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nội

dung.

3.1.1 Điều kiện địa lý kinh tế xã hội

Vị trí địa lý: TP. HCM có tọa độ 10°10' - 10°38' Bắc và 106°22' - 106°54' Đông, phía Bắc giáp Thành phố Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.

Đất đai: Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng.

Dân số: TP. HCM ngày 30/6/2017 bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km². Dân số TP. HCM tăng liên tục qua các năm, đến năm 2017 ước tính là

13.000.000 người.

Giao thông: Về giao thông đường thủy: TP. HCM nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, TP. HCM có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng.

Khoa học-công nghệ: TP. HCM là một trong những trung tâm khoa học công nghệ lớn của cả nước.

Giáo dục và đào tạo: Hệ thống các trường từ bậc mầm non tới trung học trải đều khắp thành phố. TP. HCM.

Du lịch:TP. HCM là nơi thu hút được lượng khách quốc tế và trong nước nhiều nhất trong các tỉnh và thành phố hàng năm.

Môi trường và điều kiện phát triển:

TP. HCM là trung tâm kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học, công nghệ và đầu mối giao lưu quốc tế có vị trí quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.


3.1.2 Khái quát về tình hình phát triển kinh tế

Với sự nỗ lực cao độ của toàn dân, những năm vừa qua, nền kinh tế của thành phố đã đạt được những thành tựu quan trọng, thể hiện ở việc các mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra hầu hết đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra.

Những thành tựu chủ yếu:

Kinh tế phát triển đã góp phần nâng cao một bước đời sống vật chất, trình độ dân trí của nhân dân, thay đổi bộ mặt nông thôn, hình thành nên nhiều vùng nông thôn mới theo hướng văn minh tiến bộ.

Bảng 3.1: Chỉ tiêu tăng trưởng GDP qua các năm

Đơn vị tính: Phần trăm (%)


TT

Chỉ tiêu

ĐVT

2006-2010

2011-2015

2016-2020

1

Tốc độ tăng GDP bình quân

(%)

10,9

12

12

3

GDP bình quân đầu người

USD

2.984

4.967

8.822

4

Tổng sản phẩm nội địa bình

quân đầu người

1000

đồng

56.247

121.202

266.403

5

Dân số

Người

7.200.000

8.200.000

13.000.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 29 trang tài liệu này.

Tín dụng ngân hàng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tp. Hồ Chí Minh - 1

Nguồn: Niên giám thống kê TP. HCM 2012 – 2017[31]

Xét theo khu vực kinh tế, tốc độ tăng trưởng của các ngành theo xu hướng nông nghiệp giảm dần, công nghiệp và thương mại dịch vụ tăng dần như vậy minh chứng cho thấy TP. HCM đang chuyển dịch theo đúng hướng.

Những khó khăn, tồn tại chủ yếu:

- Kinh tế tăng với tốc độ cao nhưng quy mô còn nhỏ bé, chuyển dịch CCKT chưa đáp ứng vị thế, tiềm năng vốn có của thành phố.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho sản xuất, phúc lợi xã hội vốn đã thiếu lại đang bị xuống cấp nghiêm trọng.

- Vấn đề giải quyết việc làm cho lực lượng lao động còn gặp nhiều khó khăn.

3.2. KHÁI QUÁT CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thực hiện đường lối phát triển kinh TP. HCM đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo định hướng nền kinh tế.


3.2.1 Chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành kinh tế

Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế theo ngành trong GDP của Thành phố

Đơn vị: Phần trăm (%)


Ngành

Năm

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Dịch vụ

58.6%

58.4%

59.60%

61,23%

61,41%

68,08%

Công nghiệp và xây dựng

40.3%

40.6%

38.5%

37,74%

38,57%

31,21%

Nông nghiệp

1.08%

1.02%

1.0%

1,03%

0,82%

0,71%

Nguồn: Cục Thống kê và tính toán của Sở Kế hoạch và Đầu tư [27]

Tóm lại TP. Hồ Chí Minh cần tập trung hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp sang các sản phẩm và ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, bao gồm: Cơ khí chế tạo; Điện tử, viễn thông tin học; Công nghiệp hóa chất và dược phẩm; Chế biến lương thực, thực phẩm với giá trị gia tăng cao, cụ thể:

- Công nghiệp cơ khí chế tạo

- Điện tử - công nghệ thông tin, viễn thông

- Công nghiệp hóa chất

- Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống

3.2.2 Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế Bảng 3.4: Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế

Đơn vị: Phần trăm (%)


Thành phần kinh tế

Năm

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Kinh tế nhà nước

18,0%

17,2%

17,0%

16,5%

16,6%

16,1%

Kinh tế ngoài nhà nước

58,5%

59,0%

59,0%

59,5%

59,6%

60,0%

Kinh tế có vốn ĐTNN

23,5%

23,8%

23,0%

24,0%

23,0%

22,1%

Nguồn: Cục Thống kê và tính toán của Sở Kế hoạch và Đầu tư [27] Qua bảng trên cho thấy, kinh tế nhà nước tỷ trọng giảm dần, có xu hướng ổn định.

3.2.3 Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư xây dựng

Nhìn cơ cấu vốn đầu tư XDCB thay đổi theo hướng vốn ngân sách địa phương tăng,


vốn ngân sách trung ương giảm, vốn tín dụng tăng.

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản nhà nước có thay đổi về cơ cấu theo khu vực sản xuất trong giai đoạn 2012 - 2017. Vốn cho khu vực sản xuất giảm, trong khi đó khu vực dịch vụ có xu hướng tăng về tỷ trọng. Trong sản xuất, đầu tư cho thương mại, dịch vụ tăng nhanh rõ rệt.

3.2.4. Chuyển dịch cơ cấu lao động

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế thành phố cơ cấu lao động thay đổi rõ rệt theo các ngành kinh tế.

Bảng 3.7: Cơ cấu lao động trong các ngành

Đơn vị tính: Phần trăm (%)


Năm

Nông - Lâm - Ngư (%)

CN & XD (%)

TM & DV (%)

2012

4.26

32.54

62.20

2013

2.95

32.25

63.40

2014

2.07

32.23

64.10

2015

2.55

32.65

64.80

2016

2,21

32,84

64,95

2017

2,36

33,01

64,63

Nguồn: Cục Thống kê và tính toán của Sở Kế hoạch và Đầu tư [27]

3.2.5 Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất

Do quá trình công nghiệp hóa, nên cơ cấu sử dụng ruộng đất thay đổi theo hướng đất nông nghiệp giảm.

Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như đất do đô thị hoá (xây dựng khu công sở, đường giao thông, khu dân cư mới, các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ,...)

3.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.3.1. Màng lưới tổ chức và quy mô hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Mạng lưới hoạt động:

- Mạng lưới hoạt động, đến nay, hệ thống các Tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2012 -2017, có mạng lưới hoạt động hoạt động rộng khắp.

Về quy mô hoạt động:

Xem tất cả 29 trang.

Ngày đăng: 22/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí