Tìm hiểu kế toán công nợ tại Công ty TNHH XD TM DV Nguyễn Minh Hoàng - 2

4.4.2 Khác nhau 55

CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 58

5.1 Nhận xét 58

5.1.1 Nhận xét tổng quát về tình hình hoạt động tại công ty 58

5.1.2 Nhận xét về công tác kế toán công nợ tại công ty 58

5.2 Kiến nghị 59

5.2.1 Kiến nghị về công tác kế toán 59

5.2.2 Kiến nghị khác 59

KẾT LUẬN 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

PHỤ LỤC ..................................................................................................................................

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Lý do chọn đề tài

Bất kỳ doanh nghiệp nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cũng đều bao gồm rất nhiều mối quan hệ kinh tế liên quan đến vấn đề thanh toán như : thanh toán với nhà nước, với công nhân viên, thanh toán trong nội bộ và thường xuyên nhất là quan hệ thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp.

Công ty TNHH XD TM DV Nguyễn Minh Hoàng cũng không phải là ngoại lệ. Với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là thương mại dịch vụ, cụ thể là dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư, một loại hình dịch vụ khá là đặc thù, nên các khoản thanh toán phải thu, phải trả tương đối là phức tạp. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên không đơn thuần là các khoản phải thu khách hàng, phải trả nhà cung cấp mà là các khoản phải thu, phải trả khác cho từng dự án mà công ty quản lý vận hành.

Nhận thức được tầm quan trọng, cũng như sự phức tạp của công tác kế toán công nợ, cùng với lý do chủ quan là khi tôi được thực tập tại công ty đã được tiếp xúc và đảm nhận một phần vai trò kế toán công nợ nên tôi đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu và chọn đề tài: “Tìm hiểu kế toán công nợ tại Công ty TNHH XD TM DV Nguyễn Minh Hoàng” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu tổ chức công tác kế toán công nợ các khoản phải thu, phải trả tại công ty TNHH XD TM DV Nguyễn Minh Hoàng.

So sánh thực tế với lý thuyết để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân để từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại công ty.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Kế toán công nợ trong lĩnh vực quản lý vận hành nhà chung cư tại công ty TNHH XD TM DV Nguyễn Minh Hoàng.

Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại công ty TNHH XD TM DV Nguyễn Minh Hoàng.

Số liệu đưa ra phân tích được lấy từ năm 2015, quý 1,2/2016

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi đã sử dụng phương pháp định tính là phương pháp chính, cụ thể bằng các phương pháp như sau :

- Phương pháp quan sát, thống kê, so sánh và phân tích.

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp.

1.5 Kết cấu đề tài: 5 chương Chương 1 : Giới thiệu

Chương 2 : Cơ sở lý luận kế toán công nợ

Chương 3 : Tổng quan về công ty TNHH XD TM DV Nguyễn Minh Hoàng Chương 4 : Thực trạng công tác kế toán công nợ tại công ty TNHH XD TM DV

Nguyễn Minh Hoàng

Chương 5 : Nhận xét và kiến nghị

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ

2.1 Một số vấn đề chung về các nghiệp vụ thanh toán

2.1.1 Khái niệm

- Thanh toán: là sự chuyển giao tài sản của một bên (người hoặc công ty, tổ chức) cho bên kia, thường được sử dụng khi trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ trong một giao dịch có ràng buộc pháp lý.

- Phương thức thanh toán: dạng thức đơn giản và cổ xưa nhất của thanh toán là hàng đổi hàng. Trong thế giới hiện đại, các hình thức thanh toán bao gồm tiền mặt, chuyển khoản. Trong giao dịch thương mại, thanh toán thường phải đi kèm với hóa đơn và biên nhận.

- Theo các nghiệp vụ thanh toán có thể chia làm 2 loại:

Một là, các nghiệp vụ dùng tiền, hiện vật để giải quyết các công nợ phát sinh.

Hai là, các nghiệp vụ bù trừ công nợ.

- Các khoản phải thu là một loại tài sản của công ty tính dựa trên tất cả các khoản nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà các con nợ hay khách hàng chưa thanh toán cho công ty. Các khoản phải thu được kế toán của công ty ghi lại và phản ánh trên Bảng cân đối kế toán, bao gồm tất cả các khoản nợ công ty chưa đòi được, tính cả các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán.

- Các khoản phải trả là các nghĩa vụ tiền tệ của công ty, phát sinh từ các giao dịch, sự kiện đã qua mà công ty sẽ phải thanh toán cho các chủ nợ. Nợ phải trả được trình bày trên Bảng cân đối kế toán dưới hai khoản mục: phải trả ngắn hạn (thời gian thu hồi trong vòng một năm) và phải trả dài hạn (thời gian thu hồi trên một năm). Đối với các công ty có chu kỳ kinh doanh dài hơn 1 năm, ngưỡng phân biệt nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn là một chu kỳ kinh doanh.

2.1.2 Phân loại

- Theo quan hệ đối với công ty, các nghiệp vụ thanh toán được chia làm hai loại:

Thanh toán các khoản phải thu.

Thanh toán các khoản phải trả.

- Theo phạm vi thanh toán, các nghiệp vụ thanh toán được chia làm hai loại:

Thanh toán trong nội bộ công ty.

Thanh toán với bên ngoài.

- Theo thời gian, các nghiệp vụ thanh toán được chia làm hai loại:

Thanh toán thường xuyên.

Thanh toán định kỳ.

Trong phạm vi chuyên đề này, do thời gian thực tập cũng như thực hiện khóa luận có giới hạn, nên tôi sẽ trình bày các nghiệp vụ kế toán phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác và phải trả người bán, phải trả người lao động, phải trả nội bộ, phải trả khác.

2.2 Kế toán các khoản phải thu

2.2.1 Kế toán phải thu khách hàng

Nội dung và nguyên tắc hạch toán:

Nội dung:

Nghiệp vụ phải thu KH thường xảy ra trong quan hệ bán hàng hóa, dịch vụ giữa DN với người mua. Nghiệp vụ này phát sinh khi DN bán theo phương thức trả chậm hoặc trả trước tiền hàng. Khi DN bán chịu thì phát sinh nợ phải thu và DN nhận trước tiền hàng sẽ xuất hiện một khoản phải trả người mua. Tài khoản này còn dùng để phản ánh các khoản thu của người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành.

Nguyên tắc hạch toán:

- Các khoản phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu, theo dòi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn, và ghi chép theo từng lần thanh toán.

- Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay (như tiền mặt, séc, hoặc đã thu qua ngân hàng).

Chứng từ hạch toán:

- Hóa đơn thuế GTGT, hóa đơn thông thường.

- Phiếu thu, phiếu chi.

- Giấy báo có ngân hàng.

- Biên bản bù trừ công nợ.

- Sổ chi tiết theo dòi khách hàng.

Tài khoản sử dụng: TK 131 – Phải thu khách hàng.

Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau:

TK 131 – Phải thu khách hàng


- Số tiền phải thu của KH tăng do bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ.

- Tiền thừa trả lại cho khách hàng.

- Số tiền phải thu KH tăng do tỷ giá ngoại tệ tăng.

- Số tiền phải thu KH giảm khi KH thanh toán tiền.


- KH ứng trước tiền hàng.

- Số tiền phải thu KH giảm do tỷ giá ngoại tệ giảm

SD: Số tiền còn phải thu từ KH


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Tìm hiểu kế toán công nợ tại Công ty TNHH XD TM DV Nguyễn Minh Hoàng - 2


Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của KH chi tiết theo từng đối tượng cụ thể. Khi lập BCĐKT, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên Tài sản và bên Nguồn vốn.

Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ kế toán khoản phải thu khách hàng

Doanh thu

Tổng giá

phải thanh toán

Chiết khấu thanh toán

521

Chiết khấu thương mại, giảm giá

hàng bán, hàng bán bị trả lại

33311

Thuế GTGT

(nếu có)

Tổng số tiền KH phải thanh toán

nhượng bán

TSCĐ chưa thu tiền

111, 112

Các khoản chi hộ KH

111, 112, 113

Khách hàng ứng trước hoặc thanh toán tiền

331

Bù trừ công nợ

413

Chên lệch tỷ giá tăng khi đánh giá các khoản phải thu KH bằng ngoại tệ

cuối kỳ

2293, 642

Nợ khó đòi xử lý xóa sổ

Chênh lệch tỷ giá giảm khi đánh giá các khoản

511, 515 131 635


chưa thu tiền


33311




Thuế GTGT (nếu có)



711

Thu nhập do thanh lý,


phải thu KH bằng ngoại tệ cuối kỳ

Thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính:

Các khoản phải thu khách hàng được trình bày trên phần Tài sản, chỉ tiêu “Phải thu ngắn hạn của khách hàng” và “Phải thu dài hạn của khách hàng” của Bảng cân đối kế toán. Riêng trường hợp người mua trả tiền trước (thể hiện trên số dư Có chi tiết của TK 131 – Phải thu khách hàng) được ghi lên phần Nguồn vốn, chỉ tiêu “Người mua trả tiền trước ngắn hạn” và “Người mua trả tiền trước dài hạn”.

2.2.2 Kế toán phải thu nội bộ

Nội dung và nguyên tắc hạch toán:

Nội dung:

Khoản phải thu nội bộ là các khoản nợ phải thu của DN với cấp trên, hoặc các đơn vị trực thuộc hoặc các đơn vị khác trong một DN độc lập, một tổng công ty về các khoản đã chi hộ, trả hộ, thu hộ, các khoản mà đơn vị cấp dưới có nghĩa vụ nộp lên cấp trên hoặc cấp trên phải cấp cho cấp dưới.

Nguyên tắc hạch toán:

- Phạm vi và nội dng phản ánh vào TK 136 thuộc quan hệ thanh toán nội bộ về các khoản phải thu giữa cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau, nhưng có tổ chức công tác kế toán riêng.

- Phải hạch toán chi tiết theo từng đơn vị có quan hệ thanh toán và theo dòi riêng từng khoản phải thu nội bộ.

- Cuối niên độ kế toán phải kiểm tra đối chiếu và xác nhận số phát sinh, số dư tài khoản Phải thu nội bộ Phải trả nội bộ với các đơn vị có quan hệ theo từng nội dung thanh toán.

- Tiến hành thanh toán bù trừ theo từng khoản của từng đơn vị có quan hệ, đồng thời hạch toán bù trừ trên hai TK 136 và TK 336, nếu có chênh lệch, phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh chênh lệch.

Chứng từ hạch toán:

- Hóa đơn thuế GTGT, hóa đơn thông thường.

- Hóa đơn vận chuyển kiêm phiếu xuất kho nội bộ.

- Phiếu thu, phiếu chi.

- Giấy báo có ngân hàng.

- Biên bản bù trừ công nợ nội bộ.

- Sổ chi tiết theo dòi các khoản phải thu nội bộ.

Tài khoản sử dụng: TK 136 – Phải thu nội bộ. Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau:

TK 136 – Phải thu nội bộ


- Số vốn kinh doanh đã cấp cho đơn vị

- Quyết toán với đơn vị thành viên

cấp dưới.

về kinh phí sự nghiệp đã cấp, đã sử

- Các khoản đã chi hộ, trả hộ đơn vị

dụng.

khác.

- Thu hồi vốn, quỹ ở đơn vị thành

- Số tiền đơn vị cấp trên phải thu về, các

viên.

- Số tiền đơn vị cấp dưới phải thu về, các khoản đơn vị cấp trên phải cấp xuống.

- Số tiền đã thu về các khoản phải thu trong nội bộ.

- Bù trừ phải thu với phải trả trong

nội bộ của cùng một đối tượng.

SD: Số nợ còn phải thu ở các đơn vị

nội bộ.


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/07/2022