Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản - 20

kiện lịch sử đã qua, từ đó chỉ ra ý nghĩa của quá khứ đối với hiện tại qua việc phát hiện các tác động tích cực và cả các tác động tiêu cực mà quá khứ đặt trên hiện tại. Dù động cơ khác nhau nhưng đích cuối cùng vẫn là tạo ra một sức sống mới cho lịch sử, mang lại cho lịch sử chất nhân văn sâu đậm để lịch sử luôn cùng song hành và sống với hiện tại. Đồng thời, tạo được một bước cách tân quan trọng trong mối quan hệ giữa lịch sử và văn chương.

Trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, việc sử dụng yếu tố huyền thoại, tư duy huyền thoại hóa vầ các xu hướng huyền thoại chịu sự chi phối của tính LVB trên nhiều phương diện. Đó là việc sử dụng các chất liệu huyền thoại từ trong quá khứ, các nhà văn đã tái tạo, nhào nặn lại theo phong cách của riêng mình. Khác với nguyên mẫu, tất cả đã được cấp phát thêm những cách nhìn, những cách diễn giải mới hướng đến giải thiêng, đối thoại. Đây là một trong những biểu hiện sinh động nhất của tính LVB - một trong những đặc điểm nổi bật nhất của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.

Quá trình kết nối LVB trong tiểu thuyết lịch sử không thể không kể đến vai trò đồng sáng tạo của người đọc. Tiểu thuyết lịch sử đòi hỏi một loại người đọc nhất định, một người đọc có khả năng giải mã các tiền VB được dệt vào siêu VB. Muốn thế, người đọc phải chủ động tiếp cận với hệ thống tri thức lịch sử, văn hóa, xã hội mà tác phẩm kết nối và gợi mở. Lịch sử trong tiểu thuyết giờ đây không chỉ là khơi dậy niềm tự hào trước quá khứ đẹp đẽ của dân tộc mà nó còn mở ra, kết nối với những vấn đề của xã hội đương đại. Nhiệm vụ của người đọc là cụ thể hóa sự kết nối, biến những thông tin của lịch sử thành câu chuyện của chính cuộc sống hôm nay. Nếu không trang bị đủ những kiến thức và khả năng trên, người đọc sẽ khó có thể tiệm cận được ý nghĩa của tác phẩm văn học trong thực tế.

KẾT LUẬN

Lý thuyết về tính LVB là một trong những công cụ lí luận quan trọng trong việc hỗ trợ giải mã VB. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã có những bước tiến quan trọng trong tiến trình hội nhập văn hóa chung toàn cầu. Dù bước đi chưa thực sự mang tính đột phá hay cải cách mạnh mẽ nhưng những vận động trong lòng của văn học là những tiền đề quan trọng mang tính mở đường cho Văn học Việt Nam trên đà phát triển. Tư duy của tiểu thuyết vận động và việc thâu tóm tư duy đó bằng công cụ của lý thuyết LVB có thể xem là hành động đúng đắn, quan trọng trong tiến trình khám phá tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết LVB, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

1. Lý thuyết LVB cho đến nay không phải là lý thuyết hoàn toàn mới. Nhưng nội hàm khái niệm của nó vẫn còn độ mở nhất định cho các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu và vận dụng nghiên cứu lý thuyết này vào trong thực tiễn văn học. Việc dịch thuật lý thuyết LVB ở Việt Nam hiện vẫn chưa đầy đủ, do đó việc nghiên cứu lý thuyết này vẫn còn những khoảng trống để người nghiên cứu và phê bình tiếp tục tìm tòi và giải mã.

2. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại đang có những đổi mới nhất định về bút pháp tự sự, không ngừng nỗ lực với khát vọng cách tân tiểu thuyết trên cơ sở tiếp thu tinh thần của hậu hiện đại (qua hàng loạt các tiểu thuyết mang tính huyền thoại, thể nghiệm tính trò chơi, tiểu thuyết ngắn,...) đồng thời làm phong phú thêm thành quả thể loại tiểu thuyết truyền thống.

3. Việc sử dụng lý thuyết LVB nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam đương đại tỏ ra có tính khả thi qua nhiều công trình nghiên cứu khác nhau. Đối với luận án Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản, chúng tôi đã có những nghiên cứu theo hai khuynh hướng chính của tiểu thuyết Việt Nam đương đại: khuynh hướng tiểu thuyết hậu hiện đại và tiểu thuyết theo lối hư cấu lịch sử. Với mỗi khuynh hướng, chúng tôi đã lựa chọn những tác giả

tiêu biểu để có cái nhìn sơ lược nhất về diện mạo của tiểu thuyết Việt Nam đương đại trong sự soi chiếu lý thuyết của LVB. Đối với tiểu thuyết theo khuynh hướng hậu hiện đại, chúng tôi tập trung và giễu nhại. Còn tiểu thuyết theo lối hư cấu lịch sử, chúng tôi đi sâu nghiên cứu viết lại và tương tác thể loại. Cả ba hình thức này đều là những hình thức đặc trưng nhất bên cạnh các hình thức LVB khác. Quá trình nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ các hình thức này chúng tôi có thể kết luận các vấn đề chính sau:

Trước hết, giễu nhại là quy luật tất yếu. Các phương thức giễu nhại chủ yếu bao gồm: trích dẫn nhại; viện dẫn nhại; trích dẫn, viện dẫn tình huống, hình tượng. Đi sâu vào cuộc sống đời thường, khi dân tộc bước ra khỏi chiến tranh, cuộc sống cần là chính nó, văn học giữ chức năng chuyền tải cuộc đời một cách chân thật và sống động nhất mà kĩ thuật giễu nhại đã góp phần làm cho văn học Việt Nam thực hiện đúng chức năng của văn chương. Với phương thức giễu nhại, chưa bao giờ văn học đương đại mở rộng cánh cửa để đi sâu, đi sát vào hiện thực nhờ chức năng đối thoại. Qua đối thoại, văn học Việt Nam đặt ra yêu cầu tất yếu đối với việc tiếp nhận VB về vai trò của người đọc thể hiện qua cách đọc và ý thức tự phản tỉnh.

Viết lại và tương tác VB là hai hình thức trung tâm của kĩ thuật LVB đối với tiểu thuyết theo khuynh hướng truyền thống với đề tài lịch sử. Khi viết lại lịch sử, nhà văn đã thực hiện quá trình hiện thực hóa hai lần: một lần hiện thực của lịch sử và một lần là hiện thực của lịch sử với cuộc sống đương đại. Thao tác viết lại được thực hiện bằng những kĩ thuật đặc trưng trong việc xử lý chất liệu lịch sử. Đó là kĩ thuật viết lại trừ trí tưởng tượng, hư cấu; viết lại qua con đường của tái tạo, trích dẫn. Những hình thức LVB trên giúp cho nhà văn tiểu thuyết hóa lịch sử, một mặt đưa lịch sử đã qua đến gần với độc giả, một mặt đưa lịch sử đi vào đời sống và phản ánh các triết lí sống đương thời. Đối với tương tác thể loại, tiểu thuyết theo lối viết truyền thống với đề tài lịch sử có hai hình thức tiêu biểu như thơ ca và truyện ngắn trong tiểu thuyết. Hai hình thức

này đáp ứng được yêu cầu của tiểu thuyết lịch sử. Một là dung lượng của tiểu thuyết lịch sử đa số là lớn. Tiểu thuyết lịch sử có thể chứa đựng trong mình nhiều câu chuyện nhỏ, nhiều áng thơ văn,... để phục vụ cho những câu chuyện được coi là có thật của lịch sử. Những cách thức này làm cho tiểu thuyết có khối lượng tri thức lớn, từ đó cũng đặt ra vai trò đồng sáng tạo của người đọc – một vai trò quan trọng mà lý thuyết LVB đã đặt ra cho nghiên cứu lý luận phê bình.

Văn học Việt Nam đang trên đà phát triển, đã có những yếu tố quan trọng của khuynh hướng hậu hiện đại cũng như kế thừa phát triển của văn học truyền thống. Lý thuyết LVB giúp lý luận phê bình có thêm những công cụ tiến hành giải mã VB văn học và đặt ra những yêu cầu quan trọng đối với tiếp nhận VB văn chương. Dù ở thời đại nào, tư duy của người đọc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải mã VB. LVB dù có chủ đích hay không có chủ đích của người sáng tác, thì người đọc LVB chính là người tìm tòi “khơi những nguồn chưa ai khơi” và sự sống của tác phẩm mới hình thành. LVB dù liên quan trực tiếp đến lý thuyết tiếp nhận, khẳng định vai trò của người đọc, nhưng điều đó không có nghĩa là bỏ qua vai trò sáng tạo của nhà văn – người quyết định giá trị của tác phẩm. Với những nhận thức trên, việc vận dụng lý thuyết LVB nghiên cứu văn chương vẫn còn đó nhiều con đường cần nghiên cứu và khám phá.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ


1. Vấn đề Giễu nhại trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái (Đăng trên Tạp chí

Nhân lực Khoa học xã hội, số 5 năm 2020)

2. Tương tác thể loại trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại (Đăng trên Tạp chí Khoa học và công nghệ, số 4 năm 2021)

3. Vấn đề đối thoại trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại (Đăng trên

Tạp chí Giáo dục nghệ thuật, số 39, quý IV, năm 2021)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT


1.

Allen G., Lý thuyết LVB (Nguyễn Văn Thuấn dịch), Tài liệu lưu hành

nội bộ.

2.

Thái Phan Vàng Anh (2017), Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI – Lạ

hóa một cuộc chơi, NXB Đại học Huế.

3.

Đào Tuấn Ảnh (2005), “Quan niệm thực tại và con người trong văn

học hậu hiện đại”, Nghiên cứu văn học số 8, tr.55].

4.

Lại Nguyên Ân (Chủ biên) (2001), Từ điển Văn học VN, từ nguồn gốc

đến hết thế kỉ XIX, NXB ĐHQG Hà Nội.

5.

Lại Nguyên Ân, Đoàn Tử Huyến (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới,

những vấn đề lí thuyết, Nxb Hội Nhà văn.

6.

Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG Hà Nội.

7.

Lại Nguyên Ân (2014), Vũ Trọng Phụng “trích dẫn” Duy de Maupassant

hay là một ví dụ về LVB, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 7.

8.

Bakhtin M. (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư

dịch), Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

9.

Bakhtin M. (1998), Những vấn đề thi pháp Đốt-xtôi-épxki (Trần Đình

Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), NXB Giáo dục, Hà Nội.

10.

Bakhtin M. (2006), Sáng tác Francois Rabelais và nền văn hóa dân

gian Trung cổ và Phục hưng (Từ Thị Loan dịch), NXB KHXH, Hà Nội.

11.

Bakhtin M. (2007), Vấn đề nội dung, chất liệu và hình thức trong sáng tạo nghệ thuật ngôn từ (trong Lí luận –phê bình văn học thế giới thế kỉ

XX, tập 1) (Phạm Vĩnh Cư dịch), NXB Giáo dục VN.

12.

Barthes R. (2011), Cái chết của tác giả (Trần Đình Sử dịch),

https://lythuyetvanhoc.wordpress.com

13.

Barthes R. (2015), Từ tác phẩm đến văn bản (Lý Thơ Phúc dịch),

https://phebinhvanhoc.com.vn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản - 20


14.

Antoine Compagnon (2006), Bản mệnh của lý thuyết, văn chương và cảm nghĩ thông thường (Lê Hồng Sâm, Đặng Anh Đào dịch), Nxb

ĐHSP, Hà Nội.

15.

Lê Huy Bắc (chủ biên) (2013), Phê bình văn học hậu hiện đại VN,

NXB Tri thức, Hà Nội.

16.

Lê Huy Bắc (2015), LVB hay tiếp nhận của tiếp nhận, Tạp chí Khoa

học Đại học Văn Hiến, số 07.

17.

Lê Huy Bắc (2015), Văn học hậu hiện đại lý thuyết và tiếp nhận, NXB

ĐHSP, Hà Nội.

18.

Nguyễn Thị Bình (2005), Một hướng thể nghiệm của tiểu thuyết Việt

Nam gần đây, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 11.

19.

Nguyễn Thị Bình, (2012), Văn xuôi Việt Nam sau 1975, NXB ĐHSP,

Hà Nội.

20.

Hòa Bình (2018), Giải mã lịch sử bằng những truy vấn liên tục nhưng

cần khoan dung, https://viettimes.vn/

21.

Diễm Cơ (2004), Hậu hiện đại, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 8.

22.

Nguyễn Minh Châu (1987), Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn

nghệ minh họa, Báo Văn nghệ, số 49-50.

23.

Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn, Nxb KHXH, Hà

Nội.

24.

Nam Dao và Nguyễn Mộng Giác, Thảo luận về tiểu thuyết lịch sử,

http://nguyenmonggiac.info.

25.

Nguyễn Văn Dân (2012), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb

KHXH, Hà Nội.

26.

Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb

Khoa học xã hội.

27.

Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, NXB

KHXH, Hà Nội.


28.

Trương Đăng Dung (2004), Những giới hạn của phê bình văn học, Tạp

chí Nghiên cứu văn học, số 7.

29.

Trương Đăng Dung (2008), Những giới hạn của cộng đồng diễn giải,

Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 9.

30.

Trương Đăng Dung (2011), Khoa học văn học tiền hiện đại, Tạp chí

Nghiên cứu văn học, số 6.

31.

Trương Đăng Dung (2011), Khoa học văn học hiện đại – hậu hiện đại,

Tạp chí văn học, số 8.

32.

Trương Đăng Dung (2012), Tri thức và ngôn ngữ trong tinh thần hậu

hiện đại, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 1.

33.

Trương Đăng Dung (2013), Tác phẩm văn học nhìn từ lý thuyết tiếp

nhận, NXB KHXH, Hà Nội.

34.

Trương Đăng Dung (2013), Những giới hạn của lí thuyết văn học nước

ngoài ở VN, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 11.

35.

Phan Huy Dũng (2008), Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo dưới

góc nhìn LVB, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 12.

36.

Đoàn Ánh Dương (2008), Nguyễn Bình Phương, “Lục Đầu Giang”

tiểu thuyết, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4.

37.

Lê Thị Dương (2009), Hiện tượng truyện cũ viết lại trong văn học

Trung Quốc hiện đại (nhìn từ lí thuyết Liên văn bản), Nghiên cứu văn học, số 10.

38.

Lê Thị Dương (2014), Con đường tái tạo truyện cổ dân gian – Nhìn từ

lí thuyết Liên văn bản, Nghiên cứu văn học, số 8.

39.

Lê Thị Dương (2016), Chuyển thể văn học - điện ảnh (Nghiên cứu Liên

văn bản), NXB KHXH, Hà Nội.

40.

Trinh Dưỡng (2009), Tiếp nhận văn chương theo tinh thần Liên văn

bản, Tạp chí Giáo dục Tháng 9 số 222.

41.

Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện

đại, Nxb ĐHQG Hà Nội.

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí