3.2. Giải pháp chủ yếu để khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng
3.2.1. Giải pháp về nguồn nhân lực
Có thể nói chất lượng nguồn nhân lực chính là yếu tố quyết định chất lượng của các sản phẩm dịch vụ du lịch. Chính vì vậy vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lĩnh vực du lịch là một việc làm rất cần thiết.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; trong đó, tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh, thuyết minh viên du lịch theo hướng chuyên nghiệp, giỏi tay nghề thông thạo ngoại ngữ là những khâu rất cần thiết không những tạo sự chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch, mà còn giúp cho những sản phẩm du lịch của tỉnh đến gần với người dân hơn, bởi thế mạnh trong tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer là một ưu thế trội để tỉnh tận dụng khai thác có hiệu quả.
- Đội ngũ phục vụ du lịch cần có một kiến thức, sự am hiểu về những nét đặc sắc trong văn hóa của người Khmer, từ đó sẽ làm thỏa mãn hài lòng cho du khách khi đến mảnh đất Sóc Trăng, để Sóc Trăng không chỉ là điểm đến mà còn là điểm dừng chân.
- Trong hoạt động bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực, cần phối hợp giữa các ban ngành tổ chức lớp quản lý nhà nước về du lịch tại Sóc Trăng.
- Tổ chức lớp tập huấn “Phát triển mô hình du lịch homestay ở Sóc Trăng” cho học viên đại diện các phòng văn hóa thông tin các huyện, thị xã, các hộ dân đã và đang có kế hoạch phát triển mô hình du lịch homestay; tổ chức cho học viên tham gia chuyến khảo sát, trải nghiệm thực tế một số điểm du lịch cộng đồng.
- Bên cạnh đó kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức và tổ chức bộ máy quản lý, xúc tiến du lịch. Có chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề sang làm du lịch ở những vùng nông thôn có khu, điểm du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững.
- Tận dụng được nguồn nhân lực bản địa, đó chính là người dân Khmer tham gia vào công tác đào tạo các khóa nghiệp vụ du lịch, còn gì thú vị hơn khi du khách được nghe và thưởng thức những nét độc đáo về bản sắc văn hóa của người Khmer
Có thể bạn quan tâm!
- Phát Triển Các Loại Hình Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Của Người Khmer Tỉnh Sóc Trăng Phục Vụ Hoạt Động Du Lịch
- Hiện Trạng Về Cơ Sở Vật Chất Kĩ Thuật Phục Vụ Cho Hoạt Động Du Lịch
- Đánh Giá Chung Về Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Của Người Khmer Ở Tỉnh Sóc Trăng Có Thể Khai Thác Phát Triển Du Lịch
- Tiềm năng du lịch nhân văn của người Khmer tại Sóc Trăng – Hiện trạng và giải pháp - 16
- Tiềm năng du lịch nhân văn của người Khmer tại Sóc Trăng – Hiện trạng và giải pháp - 17
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
do chính người Khmer thể hiện, sẽ là yếu tố thu hút đông đảo khách du lịch khi đặt chân tới mảnh đất Sóc Trăng.
3.2.2. Giải pháp về thị trường
Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường chung, đây chính là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hoạt động du lịch. Thị trường khách du lịch được xác định dựa trên nhiều mặt, có thể là yếu tố tâm lí, tuổi tác hay nhu cầu sở thích của du khách, căn cứ vào đặc điểm của khách du lịch từ đó xây dựng những tour du lịch hợp lí, phù hợp với từng đối tượng để khai thác các loại hình du lịch có hiệu quả nhất. Cần tiến hành khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của du khách rồi xác định nhóm đối tượng tham gia để có hướng qui hoạch phát triển các sản phẩm du lịch, từ đó đưa ra giải pháp thích hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách.
Trong chiến lược phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng, đó là xây dựng Sóc Trăng trở thành điểm đến có đặc trưng riêng, thu hút không chỉ khách du lịch trong nước mà cả khách du lịch quốc tế với những sản phẩm du lịch đặc thù của người Khmer từ lâu đã được du khách biết đến như một phần không thể thiếu trong hành trình đến mảnh đất Sóc Trăng. Bởi vậy điều quan trọng là sản phẩm du lịch cần được quan tâm, chú trọng đầu tư khai thác đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Theo thống kê, tiềm năng thị trường khách khách du lịch đến Sóc Trăng chỉ tập trung khách của một số nước ở Châu Á, Châu Âu. Trong khi đó, lượng khách đến từ các nước Asean, khách trong nước từ miền Bắc, miền Trung hay Tây Nguyên cả Đông Nam Bộ về Sóc Trăng còn chưa nhiều chứng tỏ việc thị trường khách du lịch vẫn chưa được khai thác tốt, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động và doanh thu du lịch của tỉnh và khu vực. Do nhiều nguyên nhân cộng hưởng như chưa thực sự xây dựng được tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch, chất lượng phục vụ, giá cả mua sắm ăn uống đi lại còn chưa hợp lí, rồi qui hoạch tiềm năng du lịch tỉnh Sóc Trăng chưa đồng bộ… những vấn đề đó đã cản trở du khách muốn đến Sóc Trăng tham quan. Để thu hút khách du lịch từ mọi miền, tỉnh cần thực hiện liên kết với tỉnh bạn như Trà Vinh, Bạc Liêu, An Giang… nơi cũng có những tiềm năng nhất định về tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer, đồng thời nghiên cứu thị trường, học hỏi kinh nghiệm từ đó tạo ra những sản phẩm khác biệt trong khâu
thiết kế, xây dựng các tour du lịch cho khách, để kéo dài hơn thời gian lưu trú của du khách, từ đó du khách sẽ có chi phí nhiều hơn, đem lại nguồn thu cho hoạt động du lịch.
3.2.3. Giải pháp về vốn đầu tư
Sóc Trăng có nhiều tiềm năng, lợi thế so với các tỉnh khác tại khu vực ĐBSCL vì vậy chúng ta cần phải thay đổi tư duy trong quy hoạch, cũng như đầu tư phát triển để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Chặng đường 25 năm tái lập tỉnh, Sóc Trăng đã thực hiện nhiều chính sách trải thảm đỏ để mời gọi, thu hút đầu tư, với nhiều cơ chế chính sách hiệu quả. Với quyết tâm và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hình ảnh một Sóc Trăng thân thiện, cởi mở, giàu tiềm năng phát triển ngày càng trở nên gần gũi và đáng tin cậy hơn bao giờ hết trong mắt các nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế.
Để thu hút đầu tư đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh phải tăng cường công tác hỗ trợ về hướng dẫn, lập thủ tục đầu tư theo hướng tập trung đầu mối; các doanh nghiệp, nhà đầu tư chỉ liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư mà không phải đến các cơ quan khác. Đổi mới phương thức hỗ trợ doanh nghiệp mà cụ thể là thực hiện tốt các khâu hỗ trợ trước, trong và sau khi cấp phép; đồng thời giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án.
Sóc Trăng cần chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, phát huy những tiềm năng hiện có, xây dựng niềm tin, cảm hứng cho các doanh nghiệp đến đầu tư tại địa phương. Cần chú trọng và nâng cao các chỉ tiêu còn thấp như dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực… để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
Định hướng đến năm 2020, Sóc Trăng chủ trương kêu gọi đầu tư các dự án thuộc danh mục dự án đặc biệt ưu tiên kêu gọi đầu tư của tỉnh cũng như thực hiện theo tinh thần nghị quyết của tỉnh về phát triển du lịch.
3.2.4. Giải pháp về đầu tư phát triển cơ sở vật chất và xây dựng sản phẩm du lịch
- Kêu gọi đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở phục vụ du lịch, từng bước nâng cấp các khu, điểm du lịch, sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng du lịch văn hóa
tâm linh, du lịch văn hóa – lễ hội gắn với du lịch sinh thái tại các khu, điểm du lịch miệt vườn, làng nghề truyền thống.
- Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ du lịch tại các khu, điểm vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng; kêu gọi đầu tư, nâng cấp hệ thống nhà hàng khách sạn, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở lưu trú, kết hợp phục vụ văn nghệ, ẩm thực đặc sắc của tỉnh.
- Phát huy giá trị văn hóa. đời sống sinh hoạt của các dân tộc, từng bước hình thành sản phẩm du lịch đặc thù, xây dựng mô hình du lịch cộng đồng kết hợp tham quan, tìm hiểu về truyền thống, văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer và đồng bào người Hoa.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. Quan tâm đầu tư hệ thống giao thông, bãi đỗ xe các khu, điểm du lịch. Tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện giao thông ngoài tỉnh dừng, đỗ thuận lợi, đúng qui định, bảo đảm an toàn giao thông.
- Phát triển các hoạt động, sản phẩm du lịch về đêm. Kêu gọi đầu tư xây dựng các siêu thị, trung tâm thương mại, các điểm mua sắm. Hình thành các chợ đêm phục vụ khách du lịch. Phát triển các loại hình dịch vụ du lịch trên sông Maspero, thành phố Sóc Trăng.
- Xây dựng được các sản phẩm du lịch đặc thù của người Khmer tỉnh Sóc Trăng. Tại làng văn hóa – di tích các dân tộc Việt Nam những nét đặc trưng về văn hóa người Khmer Nam Bộ đã được tái hiện rất rõ nét. Chúng ta thấy Sóc Trăng lại là tỉnh chiếm số lượng dân tộc người Khmer là đông nhất, đồng bào Khmer lại phân bố ở hầu hết các huyện ở Sóc Trăng, nên rất cần xây dựng những làng văn hóa, hay làng dân tộc tại địa bàn tỉnh Sóc Trăng; Qua đó tái hiện không gian điểm nhấn tại khu vực chùa Khmer, trình diễn dàn nhạc ngũ âm, múa Dù kê, Rôm vông, Xa za van… Những điệu múa đã trở thành niềm cảm hứng cho rất nhiều ca khúc về quê hương ngọt ngào và trong trẻo. Đồng thời giới thiệu ẩm thực dân tộc Khmer qua các các loại bánh cổ truyền như bánh ống, bún nước lèo, bánh Tét…
3.2.5. Giải pháp về tổ chức quản lí và qui hoạch phát triển du lịch
- Nâng cao vai trò quản lý nhà nước về du lịch. Xây dựng quy chế quản lý các khu, điểm du lịch, di tích lịch sử; tăng cường quản lý các di tích, gắn việc bảo tồn,
phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch. Quản lý đồng bộ các khâu lập quy hoạch, kế hoạch, tổ chức, điều hành, kiêm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
- Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để huy động các nguồn lực cho phát triển du lịch, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú và các dịch vụ du lịch. Có chính sách, tạo điều kiện thuận lợi về đất đai đối với các dự án trọng điểm về phát triển du lịch.
- Chú trọng công tác chỉnh trang đô thị, chấn chỉnh việc mua bán lấn chiếm lòng, lề đường, tạo cảnh quan xanh sạch đẹp, đô thị văn minh. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cho khách du lịch; bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, nhất là tại các khu, điểm du lịch.
- Triển khai việc niêm yết công khai giá cả các mặt hàng, sản phẩm du lịch, dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh, đặc biệt là tại các khu, điểm du lịch; tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý các tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm, từng bước xây dựng thương hiệu, uy tín cho sản phẩm du lịch của tỉnh.
- Phát huy vai trò của Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh, Hiệp hội du lịch và các tổ chức xã hội nghề nghiệp, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch phát triển.
3.2.6. Giải pháp về công tác quảng bá du lịch của tỉnh
Đây là một khâu rất quan trọng trong hoạt động du lịch, nhằm mục đích đưa các sản phẩm du lịch đến gần hơn với du khách, du khách có nhận thức rõ hơn về điểm đến trước khi đi thực tế. Chính vì vậy vấn đề xây dựng chiến lược quảng bá du lịch của tỉnh có ý nghĩa lớn.
- Thông qua trung tâm thông tin xúc tiến du lịch, công tác tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch của tỉnh Sóc Trăng có những nét chuyển biến, tạo sự phát triển mới.
- Công tác xã hội hóa trong quảng bá xúc tiến du lịch cần được quan tâm thực hiện tốt hơn. Tăng cường phối hợp, vận động tài trợ, quảng cáo cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch tham gia quảng bá các kỳ hội chợ và
ngày hội, quảng cáo trên bản tin du lịch và phối hợp thực hiện các ấn phẩm, danh thiếp, tờ rơi giới thiệu về điểm đến, lễ hội, ẩm thực của tỉnh. In cả tờ rơi bằng tiếng Anh phục vụ cho khách quốc tế.
- Để tăng cường công tác liên kết, phát triển du lịch, tỉnh Sóc Trăng sẽ tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch thông qua các phương thức hoạt động thông thường và nhanh chóng như trên trang web, email, báo, đài và thông qua các hội chợ, hội nghị, tuần lễ văn hóa, du lịch, đoàn famtrip do các tỉnh phía khu vực miền Trung, Tây Nguyên, phía Bắc tổ chức.
Đến nay, tỉnh đã liên kết website với các tỉnh Yên Bái, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Ninh bình, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Bình Định, Sơn La, Bình Thuận, Đắk Lắk. Điều này đã giải quyết tốt nhu cầu tìm hiểu của mọi người về thông tin du lịch của tỉnh (các điểm tham quan, mua sắm, vui chơi giải trí, các dịch vụ khác,...).
3.2.7. Giải pháp về phát triển bền vững tài nguyên nhân văn.
Như chúng ta đã biết các di tích văn hoá lịch sử nói riêng và tài nguyên nhân văn nói chung có một sức hút đặc biệt đối với du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên TNDL nhân văn có đặc trưng cơ bản là dễ bị tổn hại trước những tác động của con người và thiên nhiên, khó khôi phục lại giá trị ban đầu. Vì vậy vấn đề khai thác và đầu tư tôn tạo TNDL nhân văn nhằm lưu giữ những bản sắc văn hóa của dân tộc trở thành vấn đề cấp thiết cần được quan tâm thích đáng.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi người để bảo tồn những di sản tự nhiên, lịch sử và văn hóa dân tộc.
- Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy có hiệu quả TNDL nhân văn thông qua các biện pháp: thống kê di sản từ đó phân loại các di sản văn hóa trong phạm vi toàn tỉnh. Không những hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động bảo tồn mà còn kêu gọi nguồn lực vốn từ các cơ quan, từ các tầng lớp nhân dân. Đảm bảo việc trùng tu phải hợp lí, để giữ được kiến trúc ban đầu.
- Đối với các loại hình sân khấu dân gian như sân khấu Dù Kê, Tầm Vông,… cần nhận được sự tôn vinh và chính sách đãi ngộ của nhà nước giành cho các nghệ nhân, nghệ sĩ. Phong tặng những danh hiệu, tặng Huân chương cho những nghệ sĩ
nghệ nhân có công trong việc bảo tồn, gìn giữ những loại hình nghệ thuật truyền thống, cũng chính là giữ “ cái hồn” của dân tộc.
- Tận dụng nguồn nhân lực ở địa phương, phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế cho địa phương, gắn với lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương để họ tham gia bảo vệ tài nguyên du lịch nhân văn, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững.
- Cần sản xuất đa dạng hơn các sản phẩm thủ công, để các mặt hàng này có mặt trên các gian hàng bán đồ lưu niệm mang tính đặc trưng của SócTrăng. Khôi phục, xây dựng lại những làng nghề thủ công truyền thống đang dần bị mai một.
- Phải gìn giữ, khôi phục và tạo ra các món ăn vừa dân giã vừa độc đáo, nhưng phải phù hợp với khẩu vị của du khách, và mang hương vị riêng tiêu biểu của vùng.
3.2.8. Giải pháp về liên kết vùng
Để Du lịch Sóc Trăng ngày càng phát triển thì vấn đề liên kết với các tỉnh trong và ngoài khu vực ĐBSCL là một vấn đề hết sức cần thiết.
- Việc liên kết phát triển du lịch giữa Sóc Trăng với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL thông qua các lần tham gia những sự kiện hội chợ, hội nghị, tuần lễ văn hóa, du lịch, liên kết website trong và ngoài tỉnh, tiêu biểu là sự kiện Diễn đàn hợp tác kinh tế vùng ĐBSCL (MDEC) được tổ chức luân phiên qua các năm trong đó có Sóc Trăng (MDEC - Sóc Trăng năm 2014) với mục tiêu hướng tới liên kết phát triển du lịch xanh vùng ĐBSCL, đã tạo ra mối liên hệ, liên kết giữa Trung tâm Xúc tiến Du lịch, doanh nghiệp du lịch, công ty lữ hành của tỉnh với các địa phương khác nhằm giới thiệu những tiềm năng, lợi thế du lịch, các điểm đến, văn hóa, lễ hội, đặc sản của tỉnh, từ đó cũng đã thu hút được khách du lịch, các công ty lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch đưa khách đến tham quan, mua sắm và tìm hiểu những điểm du lịch tại Sóc Trăng.
- Tỉnh Sóc Trăng từng bước xây dựng và phát triển loại hình du lịch cộng đồng, sinh thái gắn với tâm linh tín ngưỡng, văn hóa, lễ hội để hình thành sản phẩm du lịch độc đáo, có sự khác biệt so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, cùng với việc khi cầu Đại Ngãi nối liền 2 tỉnh Sóc Trăng - Trà Vinh được hoàn thành xây dựng (dự kiến hoàn thành vào năm 2018) nối liền quốc lộ 60 sẽ giúp Sóc Trăng trở
thành tỉnh giao nhau giữa hai cụm du lịch phía Đông và phía Tây, điều này tạo ra điều kiện rất thuận lợi cho tỉnh khai thác và phát triển du lịch, cũng như trở thành điểm đến chính của các công ty lữ hành khi xây dựng các tour liên tỉnh phục vụ khách du lịch.
- Liên kết phát triển du lịch giữa Sóc Trăng với Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc, do điều kiện kinh phí của tỉnh cho hoạt động xúc tiến còn hạn chế nên tỉnh chưa tham gia nhiều các hoạt động hội chợ, ngày hội khu vực phía Bắc.
- Liên kết trên cơ sở phân tích thế mạnh về tài nguyên du lịch, khả năng khai thác, hướng đầu tư xây dựng các loại hình du lịch để thông tin cho nhau thông qua việc trao đổi ấn phẩm, dự án, điểm đến, tour du lịch giữa Trung tâm Xúc tiến Du lịch của tỉnh với các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, phía Bắc. Thông qua hoạt động này sẽ cung cấp kịp thời cho du khách những nội dung liên quan về tuyến, tour du lịch; thông tin về các điểm đến du lịch; giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ vui chơi, giải trí và các phương tiện di chuyển. Đồng thời, cũng giúp các doanh nghiệp từng tỉnh có thể đưa ra được phương án, giải pháp hiệu quả trong việc tổ chức, khai thác các tour du lịch đưa khách đi du lịch ngoài tỉnh và đón khách từ tỉnh khác về. Từ đó, đem lại hiệu quả tốt cho hoạt động du lịch và kinh tế địa phương sẽ phát triển tốt hơn từ nguồn thu của các dịch vụ du lịch.
Vì vậy, để định hướng liên kết phát triển du lịch giữa Sóc Trăng nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố phía Bắc có hiệu quả hơn trong những năm tiếp theo, các Trung tâm, các Sở văn hóa thể thao và du lịch cần phải tăng cường công tác xúc tiến, trao đổi thông tin du lịch, tổ chức các đoàn famtrip các tỉnh ĐBSCL khảo sát khu vực phía Bắc và ngược lại.
3.2.9. Giải pháp về nâng cao nhận thức của người dân địa phương
Vốn gắn bó lâu đời với mảnh đất Sóc Trăng, nên sự cộng hưởng của 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa ngày càng sâu sắc. Họ có truyền thống văn hóa đặc sắc và rất yêu vùng đất liêng thiêng của mình. Do vậy họ rất quan tâm tới việc tôn tạo, bảo vệ, phát triển du lịch. Đối với cộng đồng có khả năng tham gia vào các hoạt động du lịch, đặc biệt là đồng bào Khmer cần được hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ và tổ chức quản lý kinh doanh du lịch. Còn gì hấp dẫn hơn khi chính người dân bản địa giới