thiệu về những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình với khách du lịch đến tham quan. Công tác này được tiến hành bởi các tổ chức đoàn thể địa phương, bằng nguồn vốn ngân sách địa phương và có sự giúp đỡ của cơ quan quản lý khu di tích và các tổ chức bên ngoài.
Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số người dân chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan khu di tích, vì vậy cần tiếp tục nâng cao nhận thức về quản lý bền vững nói chung, quản lý bền vững tài nguyên du lịch nói riêng. Tuyên truyền giáo dục hướng dẫn nhân dân địa phương tham gia vào quá trình phát triển du lịch, bảo vệ giá trị tài nguyên du lịch, bảo vệ quy hoạch và trật tự an toàn xã hội, an ninh trong du lịch, bảo vệ những giá trị thẩm mỹ và văn hóa trong hoạt động du lịch.
Trong thời gian diễn ra lễ hội một số người dân có những hành vi chưa phù hợp phần nào ảnh hưởng tới không khí linh thiêng của lễ hội. Những hiện tượng ăn xin, trẻ em lang thang, hoạt động chèo kéo khách, bán hàng rong…tạo môi trường du lịch không lành mạnh. Vì vậy rất cần chính quyền địa phương kết hợp với ban quản lý lễ hội nhanh chóng khắc phục tình trạng trên, để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách khi đến Sóc Trăng.
Đưa chương trình lịch sử, địa lý của địa phương vào các trường học để bồi dưỡng thêm cho em học sinh niềm tự hào dân tộc, lòng yêu mến những thắng cảnh của đất nước, các em sẽ có ý thức hơn trong việc bảo vệ khi đến những khu di tích văn hóa lịch sử tham quan.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam nói chung và của ngành du lịch tỉnh Sóc Trăng nói riêng, qua chuyến đi khảo sát thực tế hoạt động du lịch dựa trên TNDL nhân văn của người Khmer tỉnh Sóc Trăng, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm tạo những bước chuyển biến trong du lịch tỉnh.
Đề tài “Tiềm năng du lịch nhân văn của người Khmer tại Sóc Trăng – Hiện trạng và giải pháp’’ đã đưa ra một số giả pháp cơ bản (1) Giải pháp về nguồn lực, (2) Giải pháp về thị trường (3), Giải pháp về vốn đầu tư (4), Giải pháp về đầu tư phát triển cơ sở vật chất và xây dựng sản phẩm du lịch (5) Giải pháp về tổ chức quản lí và qui hoạch phát triển du lịch (6), Giải pháp về công tác quảng bá du lịch của tỉnh (7) Giải pháp về phát triển bền vững tài nguyên nhân văn (8), Giải pháp về liên kết vùng. (9) giải pháp về nâng cao nhận thức của người dân.
Những giải pháp trên nhằm khai thác có hiệu quả các sản phẩm từ nguồn TNDL nhân văn phục vụ cho hoạt động du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, giúp cho tỉnh Sóc Trăng có một thế đứng ngày càng vững mạnh trong nền kinh tế của vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.
Có thể bạn quan tâm!
- Hiện Trạng Về Cơ Sở Vật Chất Kĩ Thuật Phục Vụ Cho Hoạt Động Du Lịch
- Đánh Giá Chung Về Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Của Người Khmer Ở Tỉnh Sóc Trăng Có Thể Khai Thác Phát Triển Du Lịch
- Giải Pháp Chủ Yếu Để Khai Thác Có Hiệu Quả Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Của Người Khmer Ở Tỉnh Sóc Trăng
- Tiềm năng du lịch nhân văn của người Khmer tại Sóc Trăng – Hiện trạng và giải pháp - 17
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
KẾT LUẬN
Kinh tế ngày càng phát triển như vũ bão, trước xu thế toàn cầu hóa đã làm cho các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau hơn thông qua hoạt động du lịch. Ngoài các nhu cầu được vui chơi, hưởng thụ thì con người còn rất chú trọng đến cội nguồn, đến những giá trị nhân văn của dân tộc. Nó không những bồi dưỡng những kiến thức lịch sử mà còn có tác dụng tuyên truyền giáo dục cho thế hệ trẻ nhớ về cội nguồn, khắc sâu lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
Sóc Trăng là tỉnh chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhân văn ở khu vực ĐBSCL. Địa phương đã có những bước tiến mới trong qua trình khai thác thế mạnh này, và đã đem lại những hiệu quả kinh tế đáng khích lệ Đồng thời là tỉnh có số lượng ngươi Khmer sinh sống đông nhất ở Nam Bộ. Đây cũng là vùng đất chứa đựng nhiều giá trị văn hoá gắn liền với những biến đổi thăng trầm của lịch sử. Trong quá trình làm ăn sinh sống người dân nơi đây đã tạo nên một quần thể các di tích như đình, chùa, đền, miếu,… bề thế đậm chất nhân văn.
Trải qua lịch sử định cư lâu dài ở đây người Khmer đã tạo dựng được những giá trị văn hóa đặc sắc bao gồm những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong bối cảnh phát triển hiện nay tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer ở Sóc Trăng là một tiềm năng không nhỏ để ngành du lịch của tỉnh khai thác phục vụ phát triển du lịch. Những điểm du lịch gắn với văn hóa người Khmer thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước như Chùa Dơi, Chùa Đất Sét, Chùa Kh’ Leang…Bên cạnh đó, những lễ hội độc đáo như Chol Chnam Thmay, lễ hội Sen Đolta, lễ hội Ooc-Om-Boc và đua ghe Ngo, lễ cúng Phước Biển, lễ hội nghinh Ông, lễ hội cúng Dừa... là nhân tố quan trọng để thu hút khách du lịch đến với Sóc Trăng. Yếu tố văn hóa dân gian của người Khmer nơi đây cũng là một lợi thế... Thực tế cho thấy trong những năm qua, ngành du lịch Sóc Trăng đã có những bước đột phá, tỉnh đã chú trọng đầu tư hơn về cơ sở vật chất kỹ thuật, cở sở hạ tầng phục vụ du lịch; Do đó doanh thu, số lượng khách đến với Sóc Trăng không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, thực sự ta thấy sự phát triển đó chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.
Trên cơ sở nghiên cứu các tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer tỉnh Sóc Trăng để phục vụ phát triển du lịch Để ngành du lịch tỉnh Sóc Trăng khai thác
tốt hơn hiệu quả những thế mạnh của mình tác giả đưa ra một số vấn đề sau cần thực hiện:
- Thứ nhất: Chú trọng đầu tư vào thế mạnh, đồng thời cũng là nét đặc trưng của tỉnh, đó là loại hình du lịch văn hoá của người Khmer.
- Thứ hai: Quan tâm hơn nữa đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đa dạng trong khâu quảng bá hình ảnh du lịch ở tỉnh Sóc Trăng, đặc biệt là tài nguyên nhân văn của người Khmer.
- Thứ ba, chú ý đến các sản phẩm du lịch, các cửa hàng quà lưu niệm,mang dáng dấp của người Khmer.
- Thứ tư: Thiết lập hệ thống đánh giá hoạt động của các điểm du lịch nhằm tìm ra những điểm mạnh và hạn chế, nâng cao vai trò giữ gìn và phát huy các giá trị của các công trình du lịch văn hóa Khmer.
- Thứ năm: Có sự kết nối giữa những sản phẩm du lịch của tỉnh với vùng lân cận, để làm đa dạng, phong phú hơn các sản phẩm du lịch, tạo sự hấp dẫn với các du khách.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long. (2009). Tài nguyên du lịch.Nxb Giáo dục. Cục thống kê Sóc Trăng (2016). Niên giám thống kê Sóc Trăng.Nxb Thống kê Cục thống kê Sóc Trăng.(2010).Niên giám thống kê Sóc Trăng. Nxb Thống kê.
Dư địa chí tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh ủy Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng. Nxb Chính trị Quốc gia.
http://festivalluagaovietnam.vnhttp://soctrang.gov.vn http://vi.wikipedia.org http://Vietnamtourism.com http://Vietnamtourism.gov.vn
Huỳnh Ngọc Trảng, Văn Xuân Chí, Hoàng Túc, Đặng Vũ Thị Thảo, Phan Thị Yến Tuyết. (1987). Người Khmer tỉnh Cửu Long. Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Cửu Long.
Lê Thị Vân. (2006). Giáo trình Văn hóa du lịch, Nxb Hà Nội.
Lê Thông. (1998). Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam. Nxb Giáo dục.
Lê Văn Hiệu. (2011). Nghiên cứu giá trị văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng phục vụ cho phát triển du lịch. Luận văn thạc sĩ Địa lí học, Bộ giáo dục và Đào tạo trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. (www.DulichSoc Trang.org). (Nguồn: Daibieunhandan.vn)
Luật du lịch Việt Nam. (2005). Nxb Tổng hợp Đồng Nai. Nguồn: www.soctrangwaco.vn
Nguyễn Khắc Cảnh. (1996). Chùa Khmer Nam Bộ - một công trình nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Tập san Khoa học, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Nguyễn Mạnh Cường. (2002). Vài nét về người Khmer Nam bộ. Nxb Khoa học Xã hội.
Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, Vũ Đình Hòa, Lê Mỹ Dung, Nguyễn Trọng Đức, Lê Văn Tin, Trần Ngọc Diệp. (2011). Địa lý du lịch Việt Nam. Nxb Giáo dục Việt Nam.
Phan Thị Yến Tuyết. (1993). Nhà ở - Trang phục - Ăn uống của các dân tộc vùng ĐBSCL. Nxb Khoa học Xã hội.
Quyết định số 2473 / QĐ – TTg, Quyết định phê duyệt “ Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030)
Số 05 – NQ/ TƯ Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng Bộ tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020. Định hướng đến năm 2025.
Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Sóc Trăng-Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch (2010). Cẩm nang du lịch Sóc Trăng. Nxb Thông tấn.
Sơn Phước Hoan, Sơn Ngọc Sang, Danh Sên. (1998). Các lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ. Nxb Giáo dục.
Trần Đức Thanh (2005). Nhập môn Khoa học du lịch. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trần Đức Thanh. (2017). Giáo trình Địa lý du lịch. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Trần Hồng Liên. (2002). Vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Sóc Trăng. Nxb
Khoa học Xã hội.
Trần Ngọc Thêm. (1999). Cơ sở văn hóa Việt Nam. Nxb Giáo dục. Trần Quốc Vượng. (1997). Cơ sở văn hóa Việt Nam. Nxb Giáo dục.
Trần Văn Bổn. (1999). Một số lễ tục dân gian người Khmer ĐBSCL, Nxb Văn hóa Dân tộc.
Trường Lưu. (1993). Văn hoá người Khmer vùng ĐBSCL. Nxb Văn hoá Dân tộc.
Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng. (2008). Điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2007- 2010 và định hướng đến năm 2020.
Võ Văn Sen. (2010). Một số vấn đề cấp bách trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nxb. ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.
Vũ Ngọc Khanh. (2007). Văn hóa lễ hội truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nxb Quân đội Nhân dân.
www. Whttdlkv3.gov.vn
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
Nguồn: Tác giả Luận Văn
Chùa Khleang
Nguồn: Tác giả Luận Văn
Chùa Chén Kiểu
Nguồn: Tác giả luận văn
Chùa Dơi
Chùa Dơi