20 – 24 tuổi
Nhận xét:
Trong nhóm tuổi dưới 45, BN được chỉ định nhập viện để điều trị các bệnh phụ khoa chủ yếu vì bệnh lý thuộc chương XV (mang thai, sinh đẻ và hậu sản) của ICD – 10, cụ thể là chửa ngoài tử cung chiếm tử 52,3% đến 77,8%. Cao nhất ở nhóm 20 – 39 tuổi.
Trong nhóm từ 45 – 54 tuổi, BN nhập viện điều trị bệnh phụ khoa chủ yếu vì bệnh lý thuộc chương II (U tân sinh) chiếm từ 63,5% đến 73,7%, trong đó cao nhất là nhóm 45 – 49 tuổi.
Ở nhóm từ 55 tuổi trở lên, BN nhập viện chủ yếu mắc bệnh thuộc chương XIV (Bệnh hệ sinh dục, tiết niệu). Nhóm 55 – 59 tuổi có 60% và nhóm ≥ 60 tuổi có 59,2% BN bị bệnh thuộc chương XIV.
Trung bình tuổi của người bệnh thuộc nhóm bệnh chương II U tân sinh là 45,3 ± 7,1 cao hơn so với trung bình tuổi của người bệnh thuộc nhóm bệnh chương XIV Bệnh hệ sinh dục, tiết niệu với 38,6 ± 12,5, nhóm bệnh CNTC thuộc chương XV là 32,8 ± 6,3. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
3.2.2. Các bệnh trong từng chương bệnh
Bảng 3.6. Tỷ lệ các bệnh trong từng chương bệnh
Tên bệnh | Mã bệnh | Số lượng (n) | Tỷ lệ trong chương (%) | |
II U tân sinh | U cơ trơn tử cung | D25 | 279 | 79,7 |
U lành buồng trứng | D27 | 69 | 19,7 | |
U lành cơ quan sinh dục khác | D28 | 2 | 0,6 | |
Tổng số | 350 | 100 | ||
XIV Bệnh hệ sinh dục, tiết niệu | Viêm vòi tử cung và viêm buồng trứng | N70 | 194 | 48,7 |
Bệnh của tuyến Bartholin | N75 | 21 | 5,3 | |
Các viêm khác của âm đạo và âm hộ | N76 | 1 | 0,2 | |
Bệnh lạc nội mạc tử cung | N80 | 1 | 0,2 | |
Sa sinh dục nữ | N81 | 46 | 11,5 | |
Polyp đường sinh dục nữ | N84 | 20 | 5,0 | |
Biến đổi không do viêm khác của âm hộ và tầng sinh môn | N90 | 11 | 2,8 | |
Kinh nguyệt nhiều, hay xuất hiện và không đều | N92 | 95 | 23,8 | |
Chảy máu bất thường khác của tử cung và âm đạo | N93 | 3 | 0,7 | |
Rối loạn mãn kinh và rối loạn tiền mãn kinh | N95 | 7 | 1,8 | |
Tổng số | 399 | 100 | ||
XV Mang thai, sinh đẻ và hậu sản | Thai ngoài tử cung | O00 | 710 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng một số bệnh phụ khoa được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – nhi Hà Nam từ năm 2017 đến tháng 6-2019 - 1
- Thực trạng một số bệnh phụ khoa được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – nhi Hà Nam từ năm 2017 đến tháng 6-2019 - 2
- Các Tổn Thương Lành Tính Khác Của Đường Sinh Dục Dưới
- Mô Tả Đặc Điểm Chung Của Các Bệnh Nhân Mắc Bệnh Phụ Khoa Được Điều Trị Nội Trú Tại Bệnh Viện Sản – Nhi Hà Nam Từ Năm 2017 Đến Tháng 6/2019
- Thực trạng một số bệnh phụ khoa được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – nhi Hà Nam từ năm 2017 đến tháng 6-2019 - 6
- Thực trạng một số bệnh phụ khoa được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – nhi Hà Nam từ năm 2017 đến tháng 6-2019 - 7
Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.
Nhận xét:
Trong chương II (U tân sinh), BN mắc UXTC (mã D25) chiếm tỷ lệ cao nhất (79,7%). Viêm vòi tử cung và viêm buồng trứng (N70) chiếm tỷ lệ lớn nhất (48,7%) trong các bệnh ở chương XIV (Bệnh hệ sinh dục, tiết niệu). Thai ngoài tử cung (O00) là bệnh duy nhất của chương XV chiếm tỷ lệ 100% với 710 trường hợp.
3.2.3. Mười bệnh phụ khoa phổ biến nhất
Bảng 3.7. Tỷ lệ mười bệnh phụ khoa phổ biến nhất
Tên bệnh | Mã bệnh | Số lượng (n) | Tỷ lệ % chung | |
1 | Thai ngoài tử cung | O00 | 710 | 48,7 |
2 | U cơ trơn tử cung (UXTC) | D25 | 279 | 19,1 |
3 | Viêm vòi tử cung và viêm buồng trứng | N70 | 194 | 13,3 |
4 | Kinh nguyệt nhiều, hay xuất hiện và không đều | N92 | 95 | 6,5 |
5 | U lành buồng trứng | D27 | 69 | 4,7 |
6 | Sa sinh dục nữ | N81 | 46 | 3,2 |
7 | Bệnh của tuyến Bartholin | N75 | 21 | 1,5 |
8 | Polyp đường sinh dục nữ | N84 | 20 | 1,4 |
9 | Rối loạn mãn kinh và rối loạn tiền mãn kinh | N95 | 7 | 0,5 |
10 | Chảy máu bất thường khác của tử cung và âm đạo | N93 | 3 | 0,2 |
Nhận xét:
Theo thống kê, có 14 loại bệnh phụ khoa được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam. Trong đó, chửa ngoài tử cung nhiều nhất với 710 trường hợp, chiếm tỷ lệ 48,7%; thứ hai là UXTC chiếm 19,1%; đứng thứ ba là viêm vòi tử cung và viêm buồng trứng 13,3%. Chảy máu bất thường khác của tử cung và âm đạo chiếm tỷ lệ thấp nhất trong 10 bệnh (0,2%).
3.2.4. Thời gian và kết quả điều trị
Bảng 3.8. Thời gian điều trị nội trú
Số lượng (n) | Tỷ lệ (%) | |
< 3 ngày | 25 | 1,7 |
3 – 7 ngày | 597 | 40,9 |
8 – 14 ngày | 612 | 42,0 |
> 14 ngày | 225 | 15,4 |
Tổng số | 1459 | 100 |
̅X ± SD (GTNN – GTLN) | 9,8 ± 5,4 (1 – 20) |
Nhận xét:
Chủ yếu BN nằm viện điều trị từ từ 3 – 14 ngày, trong đó cao hơn cả là thời gian nằm viện từ 8 – 14 ngày chiếm 42,0%. Đứng thứ hai là nhóm 3 – 7 ngày chiếm 40,9%. Thấp nhất là nhóm < 3 ngày chiếm 1,7%. Thời gian trung bình nằm viện là 9,8 ± 5,4 ngày.
Bảng 3.9. Thời gian nằm viện của các nhóm bệnh
Thời gian nằm viện | Tổng | Ngày điều trị TB | |||||
<3 ngày | 3 – 7 ngày | 8 – 14 ngày | > 14 ngày | ||||
Chương II U tân sinh | n | 3 | 12 | 212 | 123 | 350 | 13,6 |
% | 0,9 | 3,4 | 60,6 | 35,1 | 100 | ||
Chương XIV Bệnh hệ sinh dục, tiết niệu | n | 11 | 133 | 156 | 99 | 399 | 11,1 |
% | 2,8 | 33,3 | 39,1 | 24,8 | 100 | ||
Thai ngoài tử cung | n | 11 | 452 | 244 | 3 | 710 | 7,3 |
% | 1,6 | 63,7 | 34,3 | 0,4 | 100 | ||
Tổng số | n | 25 | 597 | 612 | 225 | 1459 | 9,8 |
Tỷ lệ | % | 1,7 | 40,9 | 42,0 | 15,4 | 100 | |
p | < 0,001 |
Nhận xét:
Ở chương II, thời gian nằm viện trung bình là 13,6 ngày, chủ yếu là từ 8 – 14 ngày chiếm 60,6%. Trong chương XIV, số ngày nằm viện TB là 11,1 ngày, nhóm 8 – 14 ngày chiếm tỷ lệ lớn nhất (39,1%). Ở chương XV, cụ thể là CNTC có số ngày nằm viện chủ yếu là 3 – 7 ngày, chiếm 63,7%, số ngày nằm viện TB là 7,3 ngày. Như vậy, nhóm bệnh chương II có số ngày nằm viện TB lớn nhất, thấp nhất là thai ngoài tử cung. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.10. Kết quả điều trị của đối tượng nghiên cứu
Số lượng (n) | Tỷ lệ (%) | |
Thành công | 1455 | 99,7 |
Thất bại | 4 | 0,3 |
Tổng số | 1459 | 100 |
Nhận xét:
Trong tổng số 1459 BN điều trị bệnh phụ khoa nội trú tại Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam, có 4 BN điều trị thất bại.
Ở nghiên cứu này, chúng tôi nhận định các trường hợp BN được điều trị và xuất viện an toàn là điều trị đạt kết quả thành công. Các trường hợp thất bại là: tử vong, chuyển viện.
Chương 4 BÀN LUẬN
Bệnh phụ khoa là các bệnh thường gặp ở phụ nữ, là nguyên nhân gây gánh nặng lên cuộc sống của họ. Theo ICD – 10, các bệnh phụ khoa ở phụ nữ được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam bao gồm 14 bệnh: trong đó, 13 bệnh ở chương II – U tân sinh và chương XIV – Bệnh hệ sinh dục, tiết niệu và có thêm chửa ngoài tử cung (chương XV – Mang thai, sinh đẻ và hậu sản) theo phân loại của Bộ Y tế năm 2015.
Hà Nam được tái lập năm 1997, có 6 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 4 huyện. Theo điều tra dân số 01/04/2019, Hà Nam có 802200 người. 62% dân số sống ở khu vực nông thôn, 38% sống ở khu vực đô thị. Tiềm năng kinh tế của tỉnh Hà Nam là các ngành công nghiệp. Công nghiệp chủ đạo của tỉnh là xi măng, vật liệu xây dựng. Ngoài ra còn có công nghiệp dệt may: dệt lụa, vải, khăn tắm...; làng nghề thêu ren; nghề sừng thủ công mỹ nghệ để chế tác vật dụng trang trí, đồ dùng sinh hoạt... Các khu công nghiệp lớn tại Hà Nam như: khu công nghiệp Thanh Liêm, khu công nghiệp Thái Hà, khu công nghiệp Hòa Mạc, khu công nghiệp Đồng Văn, khu công nghiệp Châu Sơn [30]. Chính vì vậy, tỉnh Hà Nam là nơi thu hút rất nhiều nguồn nhân lực lao động trong tỉnh và ngoài tỉnh.
Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam là Bệnh viện tuyến tỉnh hạng II – địa điểm phụ trách chăm sóc sức khỏe chính của tỉnh Hà Nam. Mặt khác, Bệnh viện mới được thành lập năm 2017 trên cơ sở sát nhập Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Tỉnh với Khoa Sản và Khoa Nhi của Bệnh viện đa khoa Tỉnh. Do đó, Bệnh viện cần nỗ lực rất nhiều trong công tác tổ chức hành chính, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và năng lực chuyên môn.
Việc đánh giá được thực trạng các bệnh phụ khoa điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam đem lại ý nghĩa lớn, nó sẽ giúp Bệnh viện có được chiến lược, tầm nhìn để phát triển Bệnh viện trong tương lai, nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu của người dân khu vực này. Qua nghiên cứu ở 1459 đối tượng thu thập được, chúng tôi có những vấn đề cần bàn luận như sau.
4.1. Mô tả đặc điểm chung của các bệnh nhân mắc bệnh phụ khoa được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam từ năm 2017 đến tháng 6/2019
Phân bố nơi ở, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Theo biểu đồ 3.1, có 979/1459 đối tượng bệnh nhân đến từ các xã thuộc khu vực nông thôn, chiếm tỷ lệ 67,1%. Còn lại 480/1459 BN đến từ thành phố, huyện thị của tỉnh Hà Nam, chiếm tỷ lệ 32,9%. Tỷ số nông thôn/thành thị là 2,0/1. Bên cạnh đó, nghề nghiệp chủ yếu của đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nông dân và công nhân, chiếm lần lượt là 36,0% và 34,6%. Thấp nhất là cán bộ viên chức, văn phòng, chiếm tỷ lệ 5,9%. (theo bảng 3.1).
Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cốc [8] cho thấy > 95% phụ nữ ở 4 xã huyện Kim Bảng làm nghề nông. Nghiên cứu của Lê Thị Huyền [31] cũng cho kết quả đối tượng khám chữa bệnh UXTC tại bệnh viện Phụ Sản Thanh Hóa phần lớn làm nghề nông (chiếm 56,1%).
Như vậy, kết quả thu được từ nghiên cứu của chúng tôi có chút khác biệt so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cốc và Lê Thị Huyền. Có thể giải thích sự khác biệt này là do vị trí địa lý và đặc điểm dân cư tại các địa điểm thực hiện nghiên cứu. Ở huyện Kim Bảng, phần lớn người dân sinh sống bằng nghề nông nên hầu hết phụ nữ bị bệnh phụ khoa có nghề nghiệp là nông dân. Còn Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam là Bệnh viện lớn – bệnh viện tuyến tỉnh hạng 2 nên khu vực này ngoài nông thôn ra còn có nhiều người đến từ thành thị, xung quanh Bệnh viện cũng có rất nhiều các khu công nghiệp, nên nghiên cứu của chúng tôi thu được kết quả đối tượng làm công nhân có tỷ lệ sấp sỉ bằng tỷ lệ đối tượng làm nông. Tuy vậy, đặc điểm chung giữa nghiên cứu của chúng tôi và nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cốc, Lê Thị Huyền là đối tượng làm nghề nông chiếm tỷ lệ cao nhất.
Tỷ lệ đối tượng sử dụng bảo hiểm y tế
Biểu đồ 3.2 cho thấy: trong tổng số 1459 trường hợp khám và điều trị nội trú bệnh phụ khoa tại Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam từ 01/01/2017 đến 30/06/2019, có 1020 trường hợp người bệnh thuộc đối tượng bảo hiểm y tế, chiếm tỷ lệ 69,9%. Còn lại là 439 trường hợp viện phí, chiếm tỷ lệ với 30,1%.
Nghiên cứu của Trần Khánh Thu, Phạm Thị Dung [32] cho thấy tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế của người dân tại vùng nông thôn tỉnh Thái Bình chiếm phần lớn (73,4%), trong đó đa số là các gia đình có thu nhập trung bình.
Như vậy, kết quả chúng tôi thu được từ nghiên cứu có sự khác biệt nhỏ với nghiên cứu của Trần Khánh Thu. Sở dĩ thu được kết quả như vậy vì đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các BN khám và điều trị nội trú tại Bệnh viện, còn nghiên cứu của Trần Khánh Thu được thực hiện với tổng số dân trong 2 xã của tỉnh Thái Bình nên tỷ lệ này của Trần Khánh Thu lớn hơn. Tuy nhiên, điểm giống nhau cơ bản giữa 2 nghiên cứu là tỷ lệ đối tượng sử dụng BHYT chiếm phần lớn.
Phân bố tỷ lệ nhóm tuổi của người bệnh
Trong bảng 3.2, nhóm tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất trong nghiên cứu là nhóm 30 – 34 tuổi (19,1%). Nhóm BN 35 – 39 tuổi và nhóm ≥ 60 tuổi có tỷ lệ gần bằng nhau (lần lượt là 18,2% và 18,3%) xếp thứ 2; nhóm đứng thứ 3 là nhóm 25 – 29 tuổi (12,3%); kế tiếp là nhóm 40 – 44 tuổi (10,3%). Nhóm tuổi 55 – 59 tuổi và nhóm dưới 20 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất tương ứng lần lượt là 1,7% và 1,8%.
Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 35,4 ± 10,1 tuổi. Người bệnh nhỏ tuổi nhất là 15 tuổi và cao tuổi nhất là 85 tuổi.
Trong nghiên cứu của Phạm Thu Xanh [33], tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh phụ khoa cao nhất thuộc nhóm 35 – 49 tuổi (>45%). Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cốc [8] cho kết quả tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa cao nhất gặp ở lứa tuổi 30 – 34 tuổi (chiếm 70,0%). Ở 2 nghiên cứu này không có đối tượng nào tử 50 tuổi trở lên.
Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi có điểm giống và điểm khác với kết quả của Phạm Thu Xanh và Nguyễn Hữu Cốc. Điểm khác đó là ở nghiên cứu của chúng tôi có sự xuất hiện của các BN từ 50 tuổi trở lên và tỷ lệ bệnh nhân trong nhóm ≥ 60 tuổi bị bệnh phụ khoa khá cao (đứng thứ 2), còn 2 nghiên cứu trước không có. Sự khác biệt này có thể giải thích rằng nghiên cứu của Phạm Thu Xanh và Nguyễn Hữu Cốc chỉ xét trên đối tượng phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ (15 – 49 tuổi), còn nghiên cứu của chúng tôi là trên tất cả các BN mắc bệnh phụ khoa điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – Nhi Hà