Nam. Tuy nhiên, điểm giống giữa nghiên cứu của chúng tôi và 2 nghiên cứu trước là đối tượng khám chữa bệnh phân bố ở khắp các nhóm tuổi được nghiên cứu và độ tuổi mắc bệnh phụ khoa nhiều nhất là từ 30 – 39 tuổi. Vì vậy, có thể thấy bệnh phụ khoa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, do đó lứa tuổi nào cũng đều cần quan tâm và chăm sóc sức khỏe phụ khoa.
Phân bố tỷ lệ người bệnh điều trị nội trú theo năm
Từ biểu đồ 3.3 thấy: người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện trong năm 2017 là 634 trường hợp, chiếm tỷ lệ lớn nhất (43,5%). Năm 2018 chiếm 35,9% (524 trường hợp); 6 tháng đầu năm 2019 chiếm 20,6% (301 trường hợp).
Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam là Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh hạng II thuộc Sở Y tế Hà Nam, được thành lập năm 2017 trên cơ sở sát nhập Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh với Khoa Phụ sản, Khoa Nhi thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam. Vì vậy, việc thống kê được số lượng người bệnh khám và điều trị nội trú tại Bệnh viện qua từng năm có ý nghĩa vô cùng to lớn. Từ các số liệu thu thập được, Bệnh viện có thể theo dõi sự thay đổi số lượng bệnh nhân điều trị nội trú qua từng năm, có cái nhìn bao quát, đưa ra chiến lược, kế hoạch để phát triển cơ sở vật chất của bệnh viện trong tương lai, nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Ngoài ra, Bệnh viện có thể có cái nhìn xa hơn, có sự chuẩn bị tốt hơn về mặt nhân lực, cử các y bác sĩ đi học thêm về các phương pháp điều trị mới tại các bệnh viện tuyến Trung ương để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Phân bố khoa điều trị của đối tượng nghiên cứu
Ở bảng 3.3, tỷ lệ người bệnh điều trị nội trú bằng phương pháp ngoại khoa là 49% trong đó chỉ định cho phẫu thuật là 39,2% và 9,8% là các thủ thuật. Còn 51% được chỉ định điều trị nội khoa.
Những trường hợp phẫu thuật thuộc các bệnh lý: u xơ cơ tử cung, u buồng trứng, chửa ngoài tử cung…, những trường hợp được thực hiện thủ thuật như: bóc nang tuyến Bartholine, bóc nhân xơ vú, chọc hút tụ dịch vết mổ, cắt polyp cổ tử cung… Các BN được chỉ định điều trị nội khoa tại khoa Phụ bao gồm các bệnh: viêm phần phụ, rong kinh rong huyết cơ năng, Polyp cổ tử cung, theo dõi thai ngoài tử cung mà không phải phẫu thuật…
4.2. Đánh giá thực trạng một số bệnh phụ khoa được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam từ năm 2017 đến tháng 6/2019
Mô hình bệnh tật theo chương bệnh
Bảng 3.4 cho kết quả: tỷ lệ người bệnh mắc các bệnh lý liên quan bệnh hệ sinh dục, tiết niệu chiếm 27,4%, u tân sinh chiếm 24,0%; mang thai, sinh đẻ và hậu sản (cụ thể CNTC) chiếm 48,6%.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng một số bệnh phụ khoa được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – nhi Hà Nam từ năm 2017 đến tháng 6-2019 - 1
- Thực trạng một số bệnh phụ khoa được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – nhi Hà Nam từ năm 2017 đến tháng 6-2019 - 2
- Các Tổn Thương Lành Tính Khác Của Đường Sinh Dục Dưới
- Mô Tả Đặc Điểm Chung Của Các Bệnh Nhân Mắc Bệnh Phụ Khoa Được Điều Trị Nội Trú Tại Bệnh Viện Sản – Nhi Hà Nam Từ Năm 2017 Đến Tháng 6/2019
- Kết Quả Điều Trị Của Đối Tượng Nghiên Cứu
- Thực trạng một số bệnh phụ khoa được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – nhi Hà Nam từ năm 2017 đến tháng 6-2019 - 7
Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.
Thực tế, theo bảng phân loại ICD – 10, các bệnh thuộc chương II và chương XIV là các bệnh thuộc về phụ khoa, còn bệnh nhóm XV là sản khoa. Tuy nhiên tại Việt Nam, theo phân loại của Bộ Y tế năm 2015, chửa ngoài tử cung (chương XV theo ICD – 10) được xếp vào nhóm các bệnh phụ khoa, nên được đưa vào nghiên cứu này.
Từ bảng 3.5 thu được: trong nhóm tuổi dưới 45, BN được chỉ định nhập viện để điều trị các bệnh phụ khoa chủ yếu vì bệnh lý thuộc chương XV (mang thai, sinh đẻ và hậu sản) của ICD – 10, cụ thể là chửa ngoài tử cung chiếm tử 52,3% đến 77,8%. Cao nhất ở nhóm 20 – 39 tuổi.
Trong nhóm từ 45 – 54 tuổi, BN nhập viện điều trị bệnh phụ khoa chủ yếu vì bệnh lý thuộc chương II (U tân sinh) chiếm từ 63,5% đến 73,7%, trong đó cao nhất là nhóm 45 – 49 tuổi.
Ở nhóm từ 55 tuổi trở lên, BN nhập viện chủ yếu mắc bệnh thuộc chương XIV (Bệnh hệ sinh dục, tiết niệu). Nhóm 55 – 59 tuổi có 60% và nhóm ≥ 60 tuổi có 59,2% BN bị bệnh thuộc chương XIV.
Trung bình tuổi của người bệnh thuộc nhóm bệnh chương II (U tân sinh) là 45,3 ± 7,1 tuổi cao hơn so với trung bình tuổi của người bệnh thuộc nhóm bệnh chương XIV (Bệnh hệ sinh dục, tiết niệu) với 38,6 ± 12,5 tuổi, nhóm bệnh CNTC thuộc chương XV là 32,8 ± 6,3 tuổi. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Sang [34] cho thấy độ tuổi TB mắc CNTC là 34 ± 7,1 tuổi. Nghiên cứu của Nguyễn Viết Thụ, Trần Tuấn Lưu
[35] thu được tuổi TB của BN mắc CNTC là 31,14 ± 5,65 tuổi. Nghiên cứu của Lê Thị Huyền [31] cho kết quả số tuổi TB của BN UXTC là 45,8 ± 5,7 tuổi. Nghiên cứu của Hoàng Văn Kết [36] cho thấy BN mắc UXTC ở nhóm tuổi 45 – 49 chiếm tỷ lệ cao nhất (32,9%).
Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi thu được kết quả tương đồng với kết quả của các nghiên cứu trước đây. Lí giải cho kết quả này là các BN mắc CNTC đều là các đối tượng ở độ tuổi sinh đẻ và độ tuổi thường gặp UXTC phù hợp với y văn.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, trong tổng số BN < 20 tuổi có đến 61,5% BN chửa ngoài tử cung. Đây là con số cần được cảnh báo và lưu ý vì độ tuổi < 20 dù đã là độ tuổi sinh sản, đối tượng có thể lấy chồng sinh con hợp pháp nhưng CNTC gặp ở độ tuổi này là nguy hiểm vì CNTC liên quan mật thiết với viêm phần phụ và nạo hút thai.
Các bệnh trong từng chương bệnh
Theo bảng 3.6: trong chương II (U tân sinh), BN mắc UXTC (mã D25) chiếm tỷ lệ cao nhất (79,7%). Viêm vòi tử cung và viêm buồng trứng (N70) chiếm tỷ lệ lớn nhất (48,7%) trong các bệnh ở chương XIV (Bệnh hệ sinh dục, tiết niệu). Thai ngoài tử cung (O00) thuộc chương XV chiếm tỷ lệ 100% với 710 trường hợp.
Ngoài ra, trong chương II, mặc dù trong nghiên cứu chưa gặp nhưng có ung thư cổ tử cung là bệnh cần được lưu ý và tầm soát, mục đích để phát hiện sớm nhằm theo dõi và điều trị kịp thời, tránh tổn thương tiền ung thư diễn biến thành ung thư. Ngày nay, y học tiến bộ, có nhiều phương pháp phát hiện tế bào bất thường với khả năng cao, đạt tỷ lệ chính xác từ 90% đến 97%. Nếu phát hiện sớm thì việc điều trị thành công rất cao [4, 37]. Bên cạnh đó, hiện có vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung, có tác dụng bảo vệ ở những người trẻ trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi, phòng nhiễm HPV. Vắc xin vẫn bảo vệ tốt dù đã có hoặc chưa có quan hệ tình dục, đã nhiễm hoặc chưa nhiễm HPV [7, 38].
Nghiên cứu của Phạm Thu Xanh [33] cho thấy tổn thương gặp nhiều nhất là viêm CTC chiếm 35%, u cơ trơn tử cung chiếm tỷ lệ thấp (1,33%). Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cốc [8] thu được có đến 50% đối tượng đến khám bị viêm cổ tử cung.
Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi có kết quả khác so với nghiên cứu của Phạm Thu Xanh và Nguyễn Hữu Cốc. Có thể giải thích sự khác biệt này là do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên tất cả các đối tượng mắc bệnh phụ khoa nói chung được điều trị nội trú, còn nghiên cứu của Phạm Thu Xanh
là nghiên cứu ở độ tuổi 14 – 49 tuổi. Ngoài ra, điểm chung ở nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu trước đây là đối tượng viêm cổ tử cung và buồng trứng chiếm tỷ lệ cao.
Các bệnh phụ khoa phổ biến nhất
Trong bảng 3.7 cho thấy, có 14 loại bệnh phụ khoa (tính cả chửa ngoài tử cung theo phân loại của BYT năm 2015) được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam. Trong đó, chửa ngoài tử cung nhiều nhất với 710 trường hợp, chiếm tỷ lệ 48,7%; thứ hai là UXTC chiếm 19,1%; đứng thứ ba là viêm vòi tử cung và viêm buồng trứng 13,3%. Chảy máu bất thường khác của tử cung và âm đạo chiếm tỷ lệ thấp nhất trong 10 bệnh (0,2%).
Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cốc [8] cho thấy, trong tổng số bệnh nhân có bệnh phụ khoa, viêm CTC chiếm tỷ lệ lớn nhất (50%). Ở nghiên cứu của Phạm Thu Xanh [33] cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân viêm CTC là lớn nhất chiếm 35%.
Như vậy, các nghiên cứu trước đây đều cho thấy các tổn thương dạng viêm là hay gặp nhất. Kết quả này khác với nghiên cứu của chúng tôi. Có thể giải thích sự khác biệt này là do đặc điểm dân cư xung quanh Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam phần lớn là công nhân, công việc rất bận rộn, thêm nữa các bệnh ở dạng tổn thương viêm có tiến triển từ từ, nhiều khi không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhưng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống sinh hoạt nên người dân có thể bỏ qua hoặc chịu đựng đến khi bệnh gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày thì mới đi khám và điều trị. Mặt khác, công nhân cũng là đối tượng có cuộc sống sinh hoạt tình dục khá phức tạp, đây có thể là yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ BN chửa ngoài tử cung.
Thời gian và kết quả điều trị
Theo bảng 3.8: chủ yếu BN nằm viện điều trị từ từ 3 – 14 ngày, trong đó cao hơn cả là thời gian nằm viện từ 8 – 14 ngày chiếm 42,0%. Đứng thứ hai là nhóm 3 – 7 ngày chiếm 40,9%. Thấp nhất là nhóm < 3 ngày chiếm 1,7%. Thời gian trung bình nằm viện là 9,8 ± 5,4 ngày.
Bảng 3.9: ở chương II (U tân sinh), thời gian nằm viện trung bình là 13,6 ngày, chủ yếu là từ 8 – 14 ngày chiếm 60,6%. Trong chương XIV, số ngày nằm viện TB là 11,1 ngày, nhóm 8 – 14 ngày chiếm tỷ lệ lớn nhất (39,1%). Ở chương XV, cụ thể là CNTC có số ngày nằm viện chủ yếu là 3 – 7
ngày, chiếm 63,7%, số ngày nằm viện TB là 7,3 ngày. Như vậy, nhóm bệnh chương II có số ngày nằm viện TB lớn nhất, thấp nhất là thai ngoài tử cung. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Nghiên cứu của Vương Tiến Hòa, Võ Mạnh Hùng [39] thu được kết quả: số ngày nằm viện TB của bệnh nhân CNTC được chỉ định mổ mở là 7,2
1,8. Nghiên cứu của Hoàng Văn Kết [36] cho kết quả số ngày TB điều trị của BN UXTC là gần 10 ngày.
Kết quả nghiên cứu chúng tôi thu được có kết quả tương đồng với kết quả của Vương Tiến Hòa vì bệnh nhân CNTC đa số điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, bệnh nhân CNTC sau khi được phẫu thuật nếu không có biến chứng sau mổ, BN hồi phục nhanh và có thể xuất viện sớm. Số ngày điều trị TB của BN u xơ tử cung ở nghiên cứu của chúng tôi có sai khác so với nghiên cứu của Hoàng Văn Kết, sự khác biệt này là do nghiên cứu của chúng tôi xét trên tất cả bệnh nhân mắc bệnh phụ khoa thuộc chương II (U tân sinh), còn Hoàng Văn Kết nghiên cứu trên bệnh cụ thể là UXTC.
Bảng 3.10 cho thấy: trong tổng số 1459 BN điều trị bệnh phụ khoa nội trú tại Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam, có 4 BN điều trị thất bại. Ở nghiên cứu này, chúng tôi nhận định các trường hợp BN được điều trị và xuất viện an toàn là điều trị đạt kết quả thành công. Các trường hợp thất bại là: tử vong, chuyển viện. Cụ thể, 4 TH điều trị thất bại đều là 4 BN có chỉ định điều trị phẫu thuật. Trong đó có 2 BN u xơ tử cung có tiền sử phẫu thuật nhiều lần và 2 BN u buồng trứng thể lạc nội mạc tử cung. Lý do điều trị thất bại ở 4 BN này là do tiểu khung bị dính nặng, không thể tiếp cận để can thiệp, vậy nên sau mở bụng thăm dò, BN được chuyển lên tuyến trên để phẫu thuật.
Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam là bệnh viện còn mới, cơ sở vật chất còn hạn chế chính là nguyên nhân lớn gây cản trở trong công tác khám và chữa bệnh. Song, bệnh viện vẫn luôn cố gắng xây dựng và phát triển về mặt cơ sở vật chất lẫn chuyên môn nhằm đáp ứng được nhu cầu của người dân.
KẾT LUẬN
1. Đặc điểm chung của các bệnh nhân mắc bệnh phụ khoa được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam từ năm 2017 đến tháng 6/2019
- Có 67,1% BN đến từ nông thôn và 32,9% BN đến từ thành thị. Nông dân chiếm 36% và công nhân chiếm 34,6%, thấp nhất là cán bộ viên chức, văn phòng, chiếm tỷ lệ 5,9%.
- BN có sử dụng BHYT là 69,9%, còn 30,1% không sử dụng BHYT.
- Nhóm 30 – 34 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất:19,1%. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 35,4 ± 10,1 tuổi. Người bệnh nhỏ tuổi nhất là 15 tuổi và cao tuổi nhất là 85 tuổi.
- Có 39,2% được phẫu thuật và 9,8% được thực hiện thủ thuật, 51% được điều trị nội khoa.
2. Thực trạng một số bệnh phụ khoa được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam từ năm 2017 đến tháng 6/2019
- Theo ICD – 10: BN mắc các bệnh thuộc chương XIV (bệnh hệ sinh dục, tiết niệu) chiếm 27,4%, các bệnh thuộc chương II (u tân sinh) chiếm 24,0%; chửa ngoài tử cung chiếm 48,6%.
- BN dưới 45 tuổi chủ yếu vào nhập viện vì CNTC: từ 52,3% đến 77,8%. Nhóm 45 – 54 tuổi nhập viện chủ yếu vì bệnh thuộc chương II (u tân sinh): từ 63,5% đến 73,7%. Nhóm tuổi trên 54 tuổi nhập viện chủ yếu vì bệnh thuộc chương XIV (bệnh hệ sinh dục, tiết niệu): 59,2% đến 60%.
- Trong tổng số BN, CNTC chiếm tỷ lệ lớn nhất (48,7%); thứ hai là u xơ tử cung chiếm 19,1%; đứng thứ ba là viêm vòi tử cung và viêm buồng trứng chiếm 13,3%. Chảy máu bất thường khác của tử cung và âm đạo chiếm tỷ lệ thấp nhất trong 10 bệnh (0,2%).
- Thời gian điều trị nội trú chủ yếu là 3 -14 ngày. Thời gian TB nằm viện: 9,8 ± 5,4 ngày.
- Có 99,7% bệnh nhân điều trị thành công. 0,3% bệnh nhân điều trị thất bại đều là các BN có chỉ định phẫu thuật.
KIẾN NGHỊ
Dựa trên mục tiêu và kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam dựa vào thống kê số lượng BN điều trị bệnh phụ khoa nội trú và sự phân bố của các BN tại các khoa điều trị để đưa ra kế hoạch phát triển, bổ sung cơ sở vật chất nhằm đáp ứng được nhu cầu của người dân.
- Dựa vào mô hình bệnh phụ khoa, Bệnh viện có thể đưa ra cái nhìn tổng quát, xây dựng chiến lược, kế hoạch nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế, đồng thời cập nhật các phương pháp điều trị tốt nhất nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác khám, chữa bệnh cho người dân.
- Tăng cường công tác tuyên truyền về sức khỏe sinh sản cho cộng đồng. Đưa ra biện pháp làm giảm các yếu tố nguy cơ dẫn đến chửa ngoài tử cung, đặc biệt ở người trẻ tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Srivastava S. Kumar P., Chauhan S., et a (2021), "Factors associated with gynaecological morbidities and treatment-seeking behaviour among adolescent girls residing in Bihar and Uttar Pradesh, India", PLOS ONE.
2. Agbèrè A.D. Balaka B., Baeta S., et al (2003), "Bacterial flora in the genital tract the last trimester of pregnancy", J Gynecol Obstet Biol Reprod (Paris).
3. Phạm Quỳnh Hoa Nguyễn Quý Thái (2000), "Mối liên hệ giữa hội chứng tiết dịch âm đạo với một số yếu tố nguy cơ ở PN trên 15 tuổi tại 2 xã miền núi huyện Ba Bể-Bắc Cạn", Nội sản da liễu.
4. Lê Đức Thọ (2019), "Nghiên cứu sự tiến bộ trong chẩn đoán và xử trí chửa ngoài tử cung năm 2012 và năm 2017 tại khoa Phụ sản - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên ", Luận văn Thạc sĩ y học, Y hà nội.
5. Bộ Y tế (2020), ""Hướng dẫn mã hóa bệnh tật tại các cơ sở khám, chữa bệnh"", Quyết định số 4469/QĐ-BYT.
6. Bộ Y tế (2017), ""Quyết định số 3870/QĐ-BYT ngày 24/09/2015 ban hành Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật tử vong theo ICD-10"".
7. Bộ môn sản Trường đại học Y Hà Nội (2013), "Bài giảng sản phụ khoa", Nhà xuất bản Y học.
8. Nguyễn Hữu Cốc (2001), "Tình hình mắc bệnh phụ khoa của phụ nữ tại 4 xã huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam", Luận văn chuyên khoa 2, Đại Học Y Hà Nội.
9. Trường Đại học Y Dược Bộ môn Phụ sản, ĐHQGHN (2016), "Giáo trình Sản phụ khoa, tập 1", U xơ tử cung, tr. 258.
10. Trường đại học Y hà nội Bộ môn phụ sản (1978), "Sản Phụ Khoa", Y học.
11. Trường đại học Y Dược thành Phố Hồ Chí Minh Bộ môn Phụ sản (1996), "Sản Phụ Khoa", thành phố Hồ Chí Minh.
12. Bệnh viện Bạch Mai (2018), "Những nguyên nhân gây ra bệnh u nang buồng trứng", Bệnh Nội khoa.
13. Bệnh viện Bạch Mai (2018), "Bệnh ung thư buồng trứng".
14. Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, "Các cấp độ của viêm lộ tuyến cổ tử cung", Bệnh cổ tử cung.
15. Dương Thị Cương và cộng sự, "Viêm đường sinh dục nữ".
16. Phan Thị Kim Anh và cộng sự (1998), "Một số mầm bệnh gây nhiễm trùng đường sinh dục và lây lan theo đường tình dục".
17. Nguyễn Thị Ngọc Khanh (2001), "Viêm âm đạo do nấm ở phụ nữ có thai tại Hà Nội", Y học thực hành.
18. Nguyễn Xuân Hợi Dương Thị Cương (1999), "Nghiên cứu mối liên quan giữa PH âm đạo và viêm nhiễm đường SDD ở phụ nữ".