Thực trạng lợi nhuận và một số giải pháp nâng cao lợi nhuận ở công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP - 2


không đổi làm cho lợi nhuận tăng lên và ngược lại tiền lương tăng lên trong khi giá cả hàng hóa không tăng sẽ làm giảm lợi nhuận , biểu hiện sự đối lập về lợi ích kinh tế giữa chủ tư bản với công nhân làm thuê.

Trên đây là sự phân tích nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận dưới hình thái sản xuất tư bản chủ nghĩa còn dưới nền sản xuất xã hội chủ nghĩa thì lợi nhuận còn giữ nguyên nguồn gốc và bản chất đó không? Câu trả lời sẽ là : Lợi nhuận vẫn được tạo ra do bộ phận (v) tức là do người lao động tạo ra nhưng khác ở chỗ: dưới chế độ tư bản chủ nghĩa thì tư liệu sản xuất là thuộc về chủ nghĩa tư bản, do vậy mà lợi nhuận thu được thì chủ nghĩa tư bản bỏ túi làm của riêng của mình , còn dưới chế độ xã hội chủ nghĩa thì dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất do vậy sau khi đã trả tiền lương cho người lao động thì phần lợi nhuận đó sẽ được dùng để bổ xung vào nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, phần còn lại thì phân phối vào các quĩ với mục đích tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cuối cùng là để phục vụ lợi ích của người lao động.

Kết luận: Qua phân tích trên ta có thể khẳng định bản chất của lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh là giá trị thặng dư , là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư - kết quả của lao động không được trả công, là quan hệ bóc lột trong xã hội TBCN. Nguồn gốc lợi nhuận là do người lao động làm thuê tạo ra, nó là phần giá trị dôi ra ngoài tiền công do người lao động làm ra. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa thì lợi nhuận bị nhà tư bản chiếm đoạt mất và biểu hiện quan hệ mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa chủ tư bản và công nhân làm thuê tạo lên mâu thuẫn giai cấp trong xã hội tư bản, còn dưới chế độ xã hội chủ nghĩa thì lợi nhuận chính là để phục vụ lợi ích của người lao động, nhờ có nó mà người lao động sẽ được thoả mãn về lợi ích kinh tế và góp phần vào việc phát triển kinh tế đất nước, xây dựng xã hội tiến bộ công bằng văn minh vì cuộc sống ấm no của người lao động.


2.2Kết cấu lợi nhuận .

Mỗi doanh nghiệp với mỗi ngành nghề ,mỗi lĩnh vực đầu tư lại đẻ ra một loại lợi nhuận khác nhau . Nhưng nhìn chung lợi nhuận doanh nghiệp bao gồm :

Lợi nhuận từ hoạt động SXKD

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính.

Lợi nhuận hoạt động bất thường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

2.2.1Lợi nhuận từ hoạt động SXKD:

Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, lao vụ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thực trạng lợi nhuận và một số giải pháp nâng cao lợi nhuận ở công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP - 2

Đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thì lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng mức lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được. Nó là điều kiện tiền đề để doanh nghiệp thực hiện tích luỹ phục vụ cho tái sản xuất mở rộng, đồng thời cũng là điều kiện tiền đề để doanh nghiệp lập ra các quỹ hỗ trợ mất việc làm, quỹ khen thưởng,...Do đó lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh phụ cụ thể:

*Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính

Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh chính được hình thành từ việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp, những nhiệm vụ này được ghi trong quyết định thành lập doanh nghiệp và được ghi trong giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ phận lợi nhuận này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức lợi nhuận cuả doanh nghiệp, đồng


thời đây cũng là chỉ tiêu phản ánh việc thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ mà doanh nghiệp đề ra.

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính được xác định là khoản chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính với chi từ hoạt động kinh doanh chính đó.

*Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh phụ

Là lợi nhuận thu được từ các hoạt động được tiến hành ngoài chức năng nhiệm vụ chính của doanh nghiệp,hỗ trợ các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp và tận dụng tối đa các nguồn lực của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, sức lao động và các yếu tố vật tư kỹ thuật, máy móc thiết bị.

Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh phụ là khoản chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động kinh doanh phụ và chi phí phân bổ cho hoạt động kinh doanh phụ đó.

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh phụ tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng mức lợi nhuận song nó có ảnh hưởng tới sự tăng giảm tổng mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được và đồng thời cho thấy việc tận dụng triệt để các cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, đa dạng hóa các cơ hội tìm kiếm lợi nhuận, giảm thiểu những rủi ro trước những biến đổi không thể lường hết được từ phía môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

*Phương pháp xác định lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp.

Ta có công thức xác định lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:


-Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Là toàn bộ những khoản doanh thu từ việc tiêu thụ những sản phẩm

hàng hoá và dịch vụ, lao vụ trong kỳ. Trong đó bao gồm:

+Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính: Là khoản tiền thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được ghi trong giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp.

+Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh phụ: Là khoản thu phụ thêm ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp nhằm khai thác và tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có trong doanh nghiệp.

-Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:

+Giảm gía hàng bán: Là khoản tiền mà doanh nghiệp chấp nhận giảm giá cho người mua trong trường hợp hàng kém phẩm chất hoặc sai qui cách phẩm chất theo hợp đồng, bên mua đề nghị giảm giá. Hoặc là do bên mua mua với số lượng lớn và được doanh nghiệp giảm giá. Như vậy giảm giá hàng bán có thể đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng hoá, thu hồi vốn nhanh. Song cũng có thể hàng bán bị giảm giá do chất lượng kém. Nếu hàng bán bị giảm giá nhiều thì làm cho doanh thu thuần của doanh nghiệp bị giảm và dẫn tới làm cho tổng lợi nhuận của doanh nghiệp giảm.

+Hàng bán bị trả lại: Phản ánh giá trị hàng đã bán (đã xác định doanh thu) nhưng bị bên mua từ chối trả lại do chất lượng hàng quá kém hoặc sai qui cách phẩm chất như đã thoả thuận trong hợp đồng...

+Thuế gián thu ở khâu tiêu thụ: Tuỳ thuộc vào ngành hàng và lĩnh vực kinh doanh khác nhau mà doanh nghiệp thuộc diện chịu thuế gián thu khác nhau. Thuế gián thu ở khâu tiêu thụ bao gồm:

Thuế XK

Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)


Thuế GTGT đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ đối với các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

+Trị giá vốn hàng bán :

Là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được. Trị giá vốn hàng bán tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp khác nhau mà được xác định khác nhau.

1. Đối với doanh nghiệp thương mại thì trị giá vốn hàng bán là chi

phí mua hàng hoá để tiêu thụ trong kỳ, nó bao gồm:

Giá mua của hàng hoá tiêu thụ trong kỳ

Chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí đóng gói... phân bổ cho hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.

2. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì trị giá vốn hàng bán là giá thành sản xuất của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, tiêu thụ trong kỳ bao gồm:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí quản lý phân xưởng

-Chi phí bán hàng

Là khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ... Bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp trả cho nhân viên bán hàng, chi phí về vật liệu đóng gói, vận chuyển bảo quản hàng hoá. Chi phí khấu hao tài sản cố định, công cụ, dụng cụ, đồ dùng... phục vụ cho bán hàng. Ngoài ra còn có các chi phí khác như chi phí quảng cáo, tiếp thị, điều tra thị trường, bảo hành, hoa hồng...


-Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Là toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình quản lý doanh nghiệp, quản lý hành chính và các chi phí chung khác của toàn bộ doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền.

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu dùng trong quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định. Ngoài ra còn có các khoản chi phí: thuế và lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.

2.2.2Lợi nhuận hoạt động tài chính

Là lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp

, đầu tư vốn ra bên ngoài doanh nghiệp như: góp vốn liên doanh, liên kết kinh doanh, góp vốn cổ phần, hoạt động mua bán tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, cho thuê tài sản, kinh doanh bất động sản, lãi tiền gửi và cho vay thuộc nguồn vốn kinh doanh và quỹ, mua bán ngoại tệ. Hiện nay xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán mà hoạt động đầu tư tài chính chủ yếu của các doanh nghiệp chủ yếu là đầu tư chứng khoán do sự linh hoạt trong chuyển đổi vốn của thị trường chứng khoán và khả năng thu lợi nhuận cao từ hoạt động đầu tư này.

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của các hoạt động tài chính.

-Lợi nhuận từ hoạt động tài chính được xác định như sau:


Doanh thu từ hoạt động tài chính : là các khoản thu từ các hoạt động đầu tư tài chính: hoạt động liên doanh liên kết, hoạt động mua bán


chứng khoán, thu lãi tiền gửi ngân hàng , chênh lệch tỷ giá hối đoái,

hoàn nhập quỹ dự phòng tài chính...

Chi phí hoạt động tài chính: bao gồm chi phí tham gia liên doanh liên kết, chi phí bán chứng khoán, chi phí môi giới cho vay, chi phí do chênh lệch chuyển đổi ngoại tệ, chi phí trả lãi vay, chi phí dự phòng tài chính...

2.2.3Lợi nhuận hoạt động bất thường

Là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động kinh doanh mang tính chất không thường xuyên, doanh nghiệp không dự kiến trước được hoặc có dự kiến nhưng không có khả năng thực hiện được.

Những khoản lợi nhuận này thu được do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan đem lại.

-Lợi nhuận hoạt động bất thường được xác định như sau:


Doanh thu từ hoạt động bất thường: là các khoản thu từ các hoạt động kinh doanh không thường xuyên, không dự tính trước hoặc có nhưng ít khả năng xảy ra của doanh nghiệp, bao gồm các khoản như: Thanh lý tài sản, nhượng bán tài sản cố định đã hết thời hạn sử dụng, nợ khó đòi đã xử lý nay đòi được, tiền phạt bồi thường do phía đối tác vi phạm hợp đồng, các khoản thu nhập bị bỏ sót...

Chi phí bất thường: là các khoản chi phí phát sinh ta mà doanh nghiệp không lường trước được bao gồm: Các khoản chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định đã hết thời hạn sử dụng, khoản tiền bị phạt bồi thường hợp đồng và truy thu thuế, tài sản thiếu không xác định được nguyên nhân, chi phí bị bỏ sót...


Từ các phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp ta có công

thức xác định tổng lợi nhuận của doanh nghiệp như sau:


Như vậy, có thể thấy do ngành hàng và lĩnh vực kinh doanh khác nhau mà có sự khác nhau về tỷ trọng lợi nhuận của mỗi bộ phận lợi nhuận trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp, từng giai đoạn và thời kỳ kinh doanh mà kết cấu lợi nhuận của doanh nghiệp có thể gồm 3 hoặc 4 bộ phận lợi nhuận mà doanh nghiệp đã đạt trong kỳ.

Nghiên cứu kết cấu lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể có những biện pháp thích hợp nhằm điều chỉnh và nâng cao lợi nhuận từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp cho phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp, đồng thời khắc phục những yếu kém, hạn chế còn tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phát huy những tích cực để thu được lợi nhuận cao nhất.


2.3Tỷ suất lợi nhuận .(TSLN)

Khái niệm:.TSLN của doanh nghiệp là những chỉ tiêu tương đối cho phép so sánh hiệu quả SXKD giữa các thời kì khác nhau trong một doanh nghiệp hay giữa các doanh nghiệp với nhau trong cùng một thời kì .

Dựa vào TSLN mà người ta đánh giá được hiệu quả SXKD của doanh

nghiệp . TSLN càng cao thì hiệu quả SXKD càng lớn và ngược lại .

Việc xác định tỷ suất lợi nhuận cũng có nhiều cách khác nhau, mỗi cách mang một nội dung kinh tế khác nhau tuỳ thuộc vào doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh mà sử dụng tỷ suất lợi nhuận cho phù hợp. Ta có thể xem xét một số tỷ suất lợi nhuận thông dụng sau:

2.3.1Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Là một chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ giữa tổng mức lợi nhuận đạt được trong kỳ với tổng doanh thu bán hàng trong kỳ. Tỷ suất lợi nhuận được xác định như sau:

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 15/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí