------------------------------
Luận văn
Thực trạng lợi nhuận và một số giải pháp nâng cao lợi nhuận ở công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP
--------------------------
LỜI NÓI ĐẦU
Khi nói đến hoạt động sản xuất kinh doanh, người ta thường đề cập đến hiệu quả của nó. Năng suất - chất lượng- hiệu quả là mục tiêu phấn đấu của nền sản xuất tiên tiến, là thước đo của trình độ về mọi mặt trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như đối với từng đơn vị sản xuất.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng lợi nhuận và một số giải pháp nâng cao lợi nhuận ở công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP - 2
- Những Biện Pháp Nâng Cao Lợi Nhuận Trong Doanh Nghiệp .
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Một đơn vị sản xuất là một tế bào của nền kinh tế nói chung, sự phát triển mạnh mẽ của mỗi tế bào đó sẽ tạo nên sự tăng trưởng của nền kinh tế . ở nước ta các doanh nghiệp Nhà nước là nơi trực tiếp sáng tạo ra của cải vật chất, tạo nguồn tích luỹ cho xã hội, nó giữ vai trò chủ đạo trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế nước ta đang ở trong bước chuyển mình lớn từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, được Nhà nước bao cấp hoàn toàn sản xuất kinh doanh , đến nay các đơn vị này phải tự hạch toán kinh doanh lời ăn, lỗ chịu, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nỗ lực rất lớn để tồn tại.
Mặt khác, trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh găy gắt diễn ra giữa các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau đã đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng tích luỹ vốn phát triển và đầu tư mở rộng kinh doanh. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao thu được nhiều lợi nhuận. Lợi nhuận hiện nay được coi là một trong những đòn bảy kinh tế có hiệu lực nhất kích thích mạnh mẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Lợi nhuận không những phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường mà nó còn là nguồn tài chính quan trọng để thực hiện tái sản xuất mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống của người lao động trong doanh nghiệp.
Xuất phát từ vai trò to lớn của lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh, trong quá trình thực tập tại công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội (TOCONTAP) được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Phương Liên và các cô chú phòng tài chính kế toán của công ty em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Lợi nhuận và các giải pháp nâng cao lợi nhuận ở công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP”.
Trong khuôn khổ thời gian thực tập cho phép, luận văn của em đã hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi những khuyết điểm, hạn chế đòi hỏi phải nghiên cứu sâu hơn. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ dậy của thầy cô giáo, cùng toàn thể các bạn đọc để giúp em hoàn thành luận văn tốt hơn.
Trong quá trình hoàn thành bài luận văn này em đã được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Phương Liên bộ môn Quản Trị Tài Chính Quốc Tế và sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cô, chú, bác, anh chị trong công ty XNK tạp phẩm Hà Nội (TOCONTAP )
Với lòng biết ơn sâu sắc: em xin bày tỏ lời cám ơn trân thành tới cô Nguyễn Thị Phương Liên cùng các cô chú, anh chị thuộc công ty XNK tạp phẩm Hà Nội (TOCONTAP) trong thời gian qua đã hết lòng giúp đỡ tạo điều kiện cho em để hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2003 Sinh viên: Đặng Thu Trang K35-E1-TMQT
Chương I: Những lý luận chung về lợi nhuận.
I/Lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1.Doanh nghiệp.
1.1Khái niệm :
Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là một tổ chức kinh tế được tổ chức ra để tiến hành các hoạt đông SXKD theo pháp luật vì mục tiêu lợi nhuận .
Tuỳ theo các tiêu thức phân loại mà tồn tại các loại hình doanh nghiệp khác nhau , theo hình thức sở hữu vốn thì doanh nghiệp được chia thành 3 loại :
Doanh nghiệp nhà nước .
Doanh nghiệp tư nhân .
Doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp .
Doanh nghiệp nhà nước : là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức hoạt động SXKD nhằm phục vụ mục tiêu KT-CT của nhà nước .
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân thành lập ,quản lí và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với các khoản nợ của doanh nghiệp .
Doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp : Là doanh nghiệp trong đó chủ doanh nghiệp là tập thể các cá nhân hoặc tổ chức . Những thành viên này cùng tiến hành các hoạt động sxkd ,cùng phân chia lợi nhuận và cùng chịu trách nhiệm các khoản nợ của công ty trong phần vốn góp của mình.
Việc phân loại này chỉ rõ mối quan hệ sở hữu vốn ,tài sản thuộc các thành phần kinh tế khác nhau ,là căn cứ để phân chia hiệu quả kinh tế theo vốn góp và cũng là căn cứ để nhà nước quy định chế độ chính sách kinh tế
,định hướng phát triển phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.
1.2Đặc trưng của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường .
Trong nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau nên cũng tồn tại những đặc trưng khác nhau .Tuy nhiên doanh nghiệp nói chung đều mang những đặc trưng sau:
Mọi doanh nghiệp đều không ngừng tìm cách nâng cao hiệu quả
SXKD.
Các DN là các đơn vị tự chủ trong SXKD và tự chủ về tài chính.
Hoạt động SXKD của doanh nghiệp bị chi phối bởi các quy luật của nền kinh tế thị trường như: Quy luật cạnh tranh ,quy luật cung cầu, quy luật giá trị ...
Mọi lợi ích kinh tế của doanh nghiệp được phân phối một cách
công bằng .
2/Lợi nhuận của doanh nghiệp
2.1Khái niệm:
*Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp trong hoạt động SXKD . Đó là kết quả tài chính cuối cùng sau một quá trình tiến hành SXKD của doanh nghiệp .
*Theo thuật ngữ Thương Mại (The langugue of trade): Lợi nhuận ( profit) là thu nhập ròng có được do sản xuất hay bán các hàng hoá và dịch vụ. Nghĩa là số tiền còn lại dành cho nhà doanh nghiệp sau khi đã thanh toán tất cả các khoản vốn (lãi suất), đất đai (tô), lao động ( bao gồm chi phí quản lý, lương, tiền công), nguyên liệu thô, thuế và khấu hao. Nếu như doanh
nghiệp làm ăn kém cỏi, lợi nhuận có thể là số âm và trong trường hợp đó
chúng biến thành các khoản lỗ.
*Đứng ở góc độ doanh nghiệp, lợi nhuận thực chất là khoản chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí SXKD mà doanh nghiệp bỏ ra để có được doanh thu đó trong một thời kì nhất định. Theo đó ,lợi nhuận được xác định như sau:
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí - Thuế
*Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận
Việc nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ nguồn gốc và bản chất lợi nhuận được các nhà kinh tế học tiến hành từ những năm đầu của thế kỷ 18. Mặc dù vậy khoảng gần 200 năm sau thì nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận mới được K. Marx làm sáng tỏ, ông cũng chính là người đã vạch trần bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản đối với người lao động làm thuê.
Trước đó các trường phái kinh tế học và các nhà tư tưởng kinh tế đã không ngừng nghiên cứu về nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận nhưng vẫn không thể đi đến thống nhất giải thích một cách rõ ràng rằng lợi nhuận được sản sinh ra từ đâu.
Người đầu tiên nghiên cứu về lợi nhuận đó là Adamsmith, theo ông “ Lợi nhuận là khoản khấu trừ vào giá trị sản phẩm do công nhân tạo ra”, nguồn gốc của lợi nhuận là do toàn bộ tư bản đầu tư đẻ ra trong cả lĩnh vực sản xuất và lưu thông.
Khác với Adamsmith, DavidRicardo cho rằng “ Lợi nhuận là phần giá trị dư thừa ra ngoài giá trị hàng hoá do công nhân tạo ra luôn luôn lớn hơn số tiền công mà công nhân được hưởng và phần chênh lệch đó chính là lợi nhuận”. Như vậy, tư tưởng của DavidRicardo đã có những tiến bộ hơn những lý luận của Adamsmith, Ông đã chỉ ra được nguồn gốc của lợi nhuận
chính là “phần giá trị thừa” ngoài các chi phí trả cho công nhân và chính lợi nhuận do công nhân tạo ra chứ không phải do toàn bộ tư bản đầu tư đẻ ra.
Vào thế kỷ 19, nguồn gốc của lợi nhuận mới được nhận thức một cách đúng đắn qua sự phân tích của K.Marx. Bằng vào những lí luận khoa học và phương pháp khoa học, K.Marx chỉ ra rằng tham gia vào quá trình tạo ra giá trị hàng hoá có 3 bộ phận đó là : tư bản bất biến, tư bản khả biến và giá trị thặng dư.
Tư bản bất biến là bộ phận giá trị tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất ( nhà xưởng, máy móc, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ...) mà giá trị của nó được bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào sản phẩm, không biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất ( ký hiệu là c)
Tư bản khả biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức sức lao động của công nhân làm thuê tạo ra và không được trả công , nói cách khác đó là bộ phận tư bản được dùng để mua sức lao động không tái hiện ra giá trị nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về mặt lượng ( ký hiệu là v)
Giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra ngoài giá trị hàng hoá sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không ( ký hiệu là m)
Từ đó ta thấy rằng tham gia vào việc tạo ra giá trị thặng dư có 2 yếu tố là : tư bản bất biến và tư bản khả biến. Nếu ký hiệu giá trị hàng hoá được sản xuất trong xí nghiệp tư bản chủ nghĩa là Gt thì Gt =c+v+m (1)- hao phí lao động thực tế của xã hội để sản xuất ra hàng hoá. Nhưng đối với các nhà tư bản để che dấu sự bóc lột của mình họ cho rằng giá trị thặng dư không phải do sức lao động của công nhân làm thuê tạo ra mà đó là do hao phí tư bản tạo ra, tức là c và v, c+v tạo ra. Trên quan điểm đó các chủ tư bản cho rằng
chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo ra lợi nhuận chứ không phải do bộ
phận (v) tạo ra giá trị thặng dư.
Nếu ký hiệu chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là K (K=c+v) thì ta có giá trị hàng hoá: Gt=K+m (2), từ đó ta có K=Gt-m, điều đó cho thấy chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn chi phí thực tế của xã hội để sản xuất ra hàng hoá. Khi c+v chuyển thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa thì đối với nhà tư bản, giá trị thặng dư biểu hiện thành sự tăng lên bề ngoài của chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa mà nhà tư bản thu được.
Giá trị thặng dư một khi so sánh với tổng tư bản ứng trước thì mang hình thức lợi nhuận. Nếu ký hiệu lợi nhuận là p thì từ (1) và (2) ta có Gt=K+p hay giá trị hàng hoá chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa + lợi nhuận. Thực chất của lợi nhuận là giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất, hay giá trị thặng dư là nội dung bên trong, là cơ sở của lợi nhuận, còn lợi nhuận là biểu hiện bên ngoài của m.
Trên thực tế khi xét về mặt lượng, cơ sở của p là m nhưng lượng p thu được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào giá trên cả thị trường.
-Khi giá cả bằng giá trị thì p=m
-Khi giá cả lớn hơn giá trị thì p>m
-Khi giá cả nhỏ hơn giá trị thì p Như vậy ta có thể thấy p có thể lớn hơn hoặc bằng hoặc nhỏ hơn m và được qui định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường. Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hoá nhỏ hơn giá trị hàng hoá, do đó lợi nhuận của doanh nghiệp thu được là nhỏ hơn giá trị thặng dư. Ngược lại, khi cung nhỏ hơn cầu dẫn tới giá cả hàng hoá sẽ lớn hơn giá trị hàng hoá và do đó lợi nhuận sẽ lớn hơn giá trị thặng dư. Bên cạnh đó K.Marx còn chỉ ra được quan hệ mâu thuẫn giữa lợi nhuận và tiền lương. Việc hạ thấp tiền lương trong khi các giá cả hàng hoá