Một Số Yếu Tố Liên Quan Đến Tình Trạng Trầm Cảm.

Điều này không giống so với một số nghiên cứu về lo âu trên các nhóm đối tượng khác nhau thường cho kết quả nữ có nguy cơ lo âu trên các nhóm bệnh nhân, họ cũng đưa ra lý do là nữ giới thường nhậy cảm và rất dễ bị tổn thương tâm lý hơn so với nam giới. Nhưng trên nhóm bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản có những đặc điểm khác như tỉ lệ nam mắc bệnh GERD nhiều hơn so với nữ do dùng nhiều rượu bia, thuốc lá, ăn đồ ăn cay, nóng và có nhiều bệnh lý nền hơn so với nữ. Đó có thể là nguyên nhân lý giải cho kết quả ở trên. Song sự khác biệt giữa tỉ lệ có biểu hiện lo âu ở nhóm bệnh nhân nam giới và nữ giới trong nghiên cứu này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm bệnh nhân có BHYT thì tỉ lệ lo âu là 45,1% thấp hơn tỉ lệ lo âu ở nhóm bệnh nhân không có BHYT (50%) và nguy cơ lo âu ở nhóm bệnh nhân có BHYT chỉ bằng 0,82 lần nhóm không có BHYT . Điều này khá phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trương Thị Phương về tình trạng lo âu và trầm cảm của bệnh nhân ung thư điều trị tại BV K năm 2013 cũng có kết quả tương tự với tỉ lệ lo ở nhóm không có BHYT (14,6%) cao hơn nhóm không có BHYT. Điều này có thể giải thích là do việc có BHYT giúp bệnh nhân GERD giảm bớt được gánh nặng tài chính một phần nào đó, yếu tố khả năng tài chính của bệnh nhân là một yếu tố rất quan trọng tác động đến quá trình và khả năng điều trị bệnh GERD của người bệnh. Song sự khác biệt tỉ lệ lo âu giữa nhóm có và không có BHYT trong nghiên cứu này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Theo tổng cục thống kê thu nhập bình quan đầu người của người lao động Việt Nam năm 2021 là 5,7 triệu đồng. Vì vậy chúng tối tiến hành nghiên cứu sự lo âu trên 2 nhóm bệnh nhân GERD có thu nhập dưới 6 triệu đồng và trên 6 triệu đồng và kết quả cho thấy rằng. Tỉ lệ lo âu ở nhóm bệnh nhân có thu nhập dưới 6 triệu (47,4%) cao hơn tỉ lệ lo âu ở nhóm có thu nhập trên 6 triệu (39,5%) và nguy có biểu hiện lo âu ở nhóm có thu nhập dưới 6 triệu cao gấp 1,38 lần nguy cơ lo âu ở nhóm có thu nhập trên 6 triệu. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Lưu Thị Liên về tình trạng stress, lo âu và trầm cảm của nhân viên y tế huyện Sóc Sơn Hà Nội năm 2019, thấy rằng những nhân viên y tế có thu nhập dưới 5 triệu đồng (28,72%) có tỉ lệ lo âu cao hơn nhóm có thu nhập trên 5 triệu (21,56%) [62]. Có thể nhận thấy thu nhập là một yếu tố ảnh hưởng đến sự biểu hiện lo âu trên người bệnh GERD song sự khác biệt tỉ lệ giữa 2 nhóm thu nhập trên của chúng tôi không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Tương tự với các yếu tố trên, trong nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra rằng bệnh lý nền trên nhóm bệnh nhân mắc GERD cũng là một yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ lo âu trên nhóm bệnh nhân này. Tỉ lệ lo âu trên nhóm bệnh nhân có bệnh lý nền (57,1%) cao hơn so với nhóm bệnh nhân không có bệnh lý nền (40%) và nguy cơ biểu hiện lo âu ở nhóm bệnh nhân có bệnh lý nền cao gấp 2 lần so với nhóm không có bệnh lý nền. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu Zhi Xiang On và các cộng sự [11]. Có thể thấy rằng bệnh lý nền là một yếu tố tác động

đến tâm lý của người bệnh GERD làm tăng sự biểu hiện lo âu trên nhóm bệnh nhân này. Song sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Như vậy đối với các yếu tố cá nhân như giới tính, việc có hay không có BHYT, bệnh lý nền, thu nhập theo tháng trong nghiên cứu này cho kết quả như nam có tỉ lệ lo âu cao hơn nữ, và BHYT, bệnh lý nền, thu nhập theo tháng là các yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ lo âu trên nhóm bệnh nhân GERD song sự khác biệt trên không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

4.3.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, cho kết quả tỉ lệ có biểu hiện trầm cảm ở nhóm bệnh nhân Nam giới(53,1%) cao hơn khá nhiều so với tỉ lệ có biểu hiện trầm cảm ở nhóm bệnh nhân nữ (36%). Nguy cơ có biểu hiện trầm cảm ở nhóm bệnh nhân nam cao gấp 2.02 lần so với nguy cơ có biểu hiện trầm cảm ở nhóm bệnh nhân Nam giới. Kết quả nghiên cứu trong bài khá tương tự với kết quả nghiên cứu của Pham Phương Mai 2018 về nghiên cứu tình trạng stress, lo âu và trầm cảm ở trẻ vị thành niên bị viêm loét dạ dày tá tràng mạn tính [60] và nghiên cứu của Trương Thị Phương về tình trạng trầm cảm và trầm cảm của bệnh nhân ung thư điều trị tại BV K năm 2013 cũng cho tỷ lệ trầm cảm trên nam giới cao hơn nữ giới [61].

Có sự khác biệt so với một số nghiên cứu về trầm cảm trên các nhóm đối tượng khác nhau thường cho kết quả nữ có nguy cơ trầm cảm trên các nhóm bệnh nhân khác, Có thể lý giải là do là nữ giới thường nhậy cảm và rất dễ bị tổn thương tâm lý hơn so với nam giới, dễ bị tác động bởi các yếu tố của môi trường xung quanh. Nhưng trên nhóm bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản có những đặc điểm khác như tỉ lệ nam mắc bệnh GERD nhiều hơn so với nữ do dùng nhiều rượu bia, thuốc lá, ăn đồ ăn cay, nóng và có nhiều bệnh lý nền hơn so với nữ. Đó có thể là nguyên nhân lý giải cho kết quả ở trên. Song sự khác biệt giữa tỉ lệ có biểu hiện trầm cảm ở nhóm bệnh nhân Nam giới và nữ giới trong nghiên cứu này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm bệnh nhân có BHYT thì tỉ lệ trầm cảm là 45,1% thấp hơn tỉ lệ trầm cảm ở nhóm bệnh nhân không có BHYT (50%) và nguy cơ trầm cảm ở nhóm bệnh nhân có BHYT chỉ bằng 0,82 lần nhóm không có BHYT . Điều này khá phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trương Thị Phương về tình trạng trầm cảm và trầm cảm của bệnh nhân ung thư điều trị tại BV K năm 2013

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

[61] cũng có kết quả tương tự với tỉ lệ lo ở nhóm không có BHYT (12,2%) cao hơn nhóm không có BHYT. Điều này có thể giải thích là do việc có BHYT giúp bệnh nhân GERD giảm bớt được gánh nặng tài chính một phần nào đó, yếu tố khả năng tài chính của bệnh nhân là một yếu tố rất quan trọng tác động đến quá trình và khả năng điều trị bệnh GERD của người bệnh. Song sự khác biệt tỉ lệ trầm cảm giữa nhóm có và không có BHYT trong nghiên cứu này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Theo tổng cục thống kê thu nhập bình quan đầu người của người lao động Việt Nam năm 2021 là 5,7 triệu đồng. Vì vậy chúng tối tiến hành nghiên cứu sự trầm cảm trên 2 nhóm bệnh nhân GERD có thu nhập dưới 6 triệu đồng và trên 6 triệu đồng và kết quả cho thấy rằng. Tỉ lệ trầm cảm ở nhóm bệnh nhân có thu nhập dưới 6 triệu (57,1%) cao hơn tỉ lệ trầm cảm ở nhóm có thu nhập trên 6 triệu (44%) và nguy có biểu hiện trầm cảm ở nhóm có thu nhập dưới 6 triệu cao gấp 1,7 lần nguy cơ trầm cảm ở nhóm có thu nhập trên 6 triệu. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Lưu Thị Liên về tình trạng stress, lo âu và trầm cảm của nhân viên y tế huyện sóc sơn hà nội năm 2019 [62] rằng những nhân viên y tế có thu nhập dưới 5 triệu đồng (19,68%) có tỉ lệ trầm cảm cao hơn nhóm có thu nhập trên 5 triệu (13,17%). Có thể nhận thấy thu nhập là một yếu tố ảnh hưởng đến sự biểu hiện trầm cảm trên người bệnh GERD song sự khác biệt tỉ lệ giữa 2 nhóm thu nhập trên của chúng tôi không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Thực trạng lo âu và trầm cảm ở người bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu và quốc tế Bệnh viện E năm 2021 - 7

Tương tự với các yếu tố trên, trong nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra rằng bệnh lý nền trên nhóm bệnh nhân mắc GERD cũng là một yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ trầm cảm trên nhóm bệnh nhân này. Tỉ lệ trầm cảm trên nhóm bệnh nhân có bệnh lý nền (57,9%) cao hơn so với nhóm bệnh nhân không có bệnh lý nền (39,5%) và nguy cơ biểu hiện trầm cảm ở nhóm bệnh nhân có bệnh lý nền cao gấp 2,1 lần so với nhóm không có bệnh lý nền. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Zhi Xiang On và các cộng sự [11]. Song sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Như vậy đối với các yếu tố cá nhân như giới tính, việc có hay không có BHYT, bệnh lý nền, thu nhập theo tháng trong nghiên cứu này cho kết quả như nam có tỉ lệ biểu hiện trầm cảm cao hơn nữ, và BHYT, bệnh lý nền, thu nhập theo tháng là các yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ lo âu trên nhóm bệnh nhân GERD song sự khác biệt trên không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

4.3.3. Mối liên quan giữa các đặc điểm của bệnh trào ngược dạ dày thực quản với tình trạng lo âu, trầm cảm.

Đối với tình trạng biểu hiện lo âu.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự liên quan giữa triệu chứng đau ngực trên nhóm bệnh nhân GERD với tỉ lệ biểu hiện lo âu cụ thể tỉ lệ có biểu hiện lo âu ở nhóm bệnh nhân có đau ngực (72,7%) cao hơn so với tỉ lệ lo âu ở nhóm bệnh nhân không có đau ngực (34,8%). Nguy cơ có biểu hiện lo âu ở nhóm có đau ngực cao gấp 5 lần so với nhóm không có đau ngực và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết qủa nghiên cứu tương tự với kết quả nghiên cứu của tác giả Saleh Mohammad Channa và các cộng sự (2019) cho kết quả tỉ lệ lo âu ở nhóm có đau ngực (48,2%) cao hơn so với nhóm không có đau ngực (23,9%) [10]. Có thể thấy rõ ràng tác động của đau ngực đến biểu hiện lo âu của bệnh nhân GERD cơn đau của bệnh không dữ dội, cấp tính như trong các bệnh tim mạch, hô hấp khác

nhưng các cơn đau kéo dài dai dẳng tác động rất lớn tới tâm lý của người bệnh GERD.

Đối với yếu tố kết quả nội soi thì trong số 57 bệnh nhân có tới 55 bệnh nhân có trào ngược LA độ A và chỉ có 2 bệnh nhân có kết quả trào ngược LA độ B. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ lo âu ở nhóm bệnh nhân có kết quả trào ngược LA độ B (100%) cao hơn so với tỉ lệ trào ngược LA độ A (40%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) có sự khác biệt lớn có thể do chủ yếu đối tượng nghiên cứu là nhóm bệnh nhân trào ngược độ A (96,5%) và độ B (3,5%). Nhưng cũng không thể phủ nhận được giai đoạn bệnh GERD càng nặng thì mức độ lo âu không tăng. Thời gian mắc bệnh càng dài có thể do điều trị không có kết quả do người bệnh không tuân thủ chế độ ăn và uống thuốc theo lời bác sĩ lâu dần bệnh sẽ tiến chứng nặng hơn và dẫn tới các biến chứng nặng nề hơn cho bệnh nhân.

Đối với nhóm yếu tố thời gian mắc bệnh thì trong nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả như sau tỉ lệ lo âu ở nhóm bệnh nhân mắc bệnh GERD trên 12 tháng (45,9%) thì tỉ lệ lo âu cao hơn so với nhóm có thời gian mắc bệnh dưới 12 tháng (35%). Nguy cơ lo âu ở nhóm có thời gian mắc bệnh trên 12 tháng thì cao gấp 1,6 lần so với nhóm có thời gian mắc bệnh dưới 12 tháng. Kết quả này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Trương Thị Phương về tình trạng trầm cảm và trầm cảm của bệnh nhân ung thư điều trị tại BV K năm 2013 [61] cũng có kết quả tỉ lệ lo âu ở nhóm có thời gian chẩn đoán trên 6 tháng (19,7%) cao hơn tỉ lệ lo âu có thời gian chân đoán dưới 6 tháng (9,2%).

Đối với nhóm theo thang điểm GERD-Q thì Tỉ lệ bệnh nhân có biểu hiện lo âu ở nhóm bệnh nhân có điểm GERD-Q <9 (23,7%) thấp hơn so với nhóm bệnh nhân có điểm GERD-Q ≥9 (78,9%).Nguy cơ có biểu hiện lo âu ở nhóm bệnh nhân có điểm GERD-Q <9 chỉ bằng 0,083 lần nguy cơ có biểu lo âu ở nhóm bệnh nhân có GERD-Q≥9 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả cho thấy rằng có mối quan hệ giữa các mức độ của thang điểm GERD-Q ứng với mức độ và giai đoạn bệnh GERD đến sự biểu hiện lo âu trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu.

Đối với tình trạng biểu hiện trầm cảm.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự liên quan giữa triệu chứng đau ngực trên nhóm bệnh nhân GERD với tỉ lệ biểu hiện trầm cảm cụ thể tỉ lệ có biểu hiện trầm cảm ở nhóm bệnh nhân có đau ngực (72,7%) cao hơn so với tỉ lệ trầm cảm ở nhóm bệnh nhân không có đau ngực (39,1%). Nguy cơ có biểu hiện trầm cảm ở nhóm có đau ngực cao gấp 4,2 lần so với nhóm không có đau ngực và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết qủa nghiên cứu tương tự với kết quả nghiên cứu của tác giả Saleh Mohammad Channa và các cộng sự (2019) [10] cho kết quả tỉ lệ trầm cảm ở nhóm có đau ngực (49,1%) cao hơn so với nhóm không có đau ngực (35,6%). Có thể thấy rõ ràng tác động của đau ngực đến biểu hiện trầm cảm của bệnh nhân GERD cơn đau của bệnh không dữ dội, cấp tính như trong các

bệnh tim mạch, hô hấp khác nhưng các cơn đau kéo dài dai dẳng tác động rất lớn tới tâm lý của người bệnh GERD.

Đối với yếu tố kết quả nội soi thì trong số 57 bệnh nhân có tới 55 bệnh nhân có trào ngược LA độ A và chỉ có 2 bệnh nhân có kết quả trào ngược LA độ B. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ trầm cảm ở nhóm bệnh nhân có kết quả trào ngược LA độ B (100%) cao hơn so với tỉ lệ trào ngược LA độ A (40%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) có sự khác biệt lớn có thể do chủ yếu đối tượng nghiên cứu là nhóm bệnh nhân trào ngược độ A (96,5%) và độ B (3,5%). Nhưng cũng không thể phủ nhận được giai đoạn bệnh GERD càng nặng thì mức độ trầm cảm không tăng. Thời gian mắc bệnh càng dài có thể do điều trị không có kết quả do người bệnh không tuân thủ chế độ ăn và uống thuốc theo lời bác sĩ lâu dần bệnh sẽ tiến chứng nặng hơn và dẫn tới các biến chứng nặng nề hơn cho bệnh nhân.

Đối với nhóm yếu tố thời gian mắc bệnh thì trong nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả như sau tỉ lệ trầm cảm ở nhóm bệnh nhân mắc bệnh GERD trên 12 tháng (45,9%) thì tỉ lệ trầm cảm cao hơn so với nhóm có thời gian mắc bệnh dưới 12 tháng (35%). Nguy cơ trầm cảm ở nhóm có thời gian mắc bệnh trên 12 tháng thì cao gấp 1,6 lần so với nhóm có thời gian mắc bệnh dưới 12 tháng. Kết quả này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Trương Thị Phương về tình trạng trầm cảm và trầm cảm của bệnh nhân ung thư điều trị tại BV K năm 2013 [61] cũng có kết quả tỉ lệ trầm cảm ở nhóm có thời gian chẩn đoán trên 6 tháng (19,7%) cao hơn tỉ lệ trầm cảm có thời gian chân đoán dưới 6 tháng (9,2%).

Đối với nhóm theo thang điểm GERD-Q thì Tỉ lệ bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm ở nhóm bệnh nhân có điểm GERD-Q <9 (23,7%) thấp hơn so với nhóm bệnh nhân có điểm GERD-Q ≥9 (78,9%).Nguy cơ có biểu hiện trầm cảm ở nhóm bệnh nhân có điểm GERD-Q <9 chỉ bằng 0,083 lần nguy cơ có biểu trầm cảm ở nhóm bệnh nhân có GERD-Q≥9 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả cho thấy rằng có mối quan hệ giữa các mức độ của thang điểm GERD-Q ứng với mức độ và giai đoạn bệnh GERD đến sự biểu hiện trầm cảm trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu.

KẾT LUẬN


Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng thang đo HADS được Zigmond và Snaith để xác đình tình trạng lo âu, trầm cảm của 57 người bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu và quốc tế bệnh viện E và một số yếu tố liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

1. Tỉ lệ lo âu và trầm cảm ở người bệnh trào ngược dạ dày thực quản quản tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu và quốc tế bệnh viện E năm 2021

- Đối với tình trạng lo âu: tỷ lệ có biểu hiện lo âu là 42,1%. Trong đó nhóm bệnh nhân lo âu thực sự là 17,5% và có triệu chứng lo âu chiếm 24,6%.

- Đối với tình trạng trầm cảm; tỷ lệ có biểu hiện của trầm cảm là: 45,6%.

Trong đó nhóm bệnh nhân có trầm cảm thực sự là 21,1% và có triệu chứng của trầm cảm chiếm 24,5%.

- Tỉ lệ người bệnh GERD có ít nhất một rối loạn tâm thần là 47,4%, cụ thể: nhóm có cả 2 biểu hiện lo âu và trầm cảm chiếm 40,4% và nhóm có 1 biểu hiện chiếm 7%.

2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu và trầm cảm ở người bệnh trào ngược dạ dày thực quản quản tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu và quốc tế bệnh viện E

Dấu hiệu lo âu ở người bệnh có mối liên quan với các yếu tố là:

- Tình trạng đau ngực với tỉ lệ lo âu ở nhóm có đau ngực cao hơn nhóm không có đau ngực.

- Thang điểm GERD-Q với tỉ lệ lo âu ở nhóm có điểm GERD-Q < 9 thấp hơn nhóm có điểm GERD-Q≥9.

Dấu hiệu trầm cảm ở người bệnh có mối liên quan với yếu tố là:

- Tình trạng đau ngực với trầm cảm ở nhóm có đau ngực cao hơn nhóm không có đau ngực.

- Thang điểm GERD-Q với tỉ lệ trầm cảm ở nhóm có điểm GERD-Q < 9 thấp hơn nhóm có điểm GERD-Q ≥ 9.

Các yếu tố chưa tìm thấy sự liên quan đến tình trạng lo âu và trầm cảm là: Giới tính, việc sử dụng BHYT, bệnh lý nền, thu nhập hàng tháng, kết quả nội soi, thời gian mắc bệnh.

KHUYẾN NGHỊ


Từ những kết quả của nghiên cứu, chúng tôi đưa ra những khuyến nghị sau

- Nên sử dụng các công cụ như thang đo HADS, để phát hiện các vấn để tâm lý trên bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản

- Nên kết hợp các can thiệp diều trị tâm lý song song với điều trị thể chất trên bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, góp phần làm tăng chất lượng cuộc sống cho người bệnh

- Đánh giá thang điểm GERD-Q trên bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản từ đó cần lưu ý với nhóm bệnh nhân có điểm GERD-Q cao và nhóm bệnh nhân có tình trạng đau ngực

- Tiếp tục phát triển các nghiên cứu tìm hiểu các giải pháp can thiệp hiệu quả về tâm lý xã hội trên bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nimish Vakil, M.D., F.A.C.G., Sander V. van Zanten, et al (2006). The Montreal Definition and Classification of Gastroesophageal Reflux Disease: A Global Evidence- Based Consensus". American Journal of Gastroenterology101, pp.1900-1920., .

2. Muramatsu. A, T. Azuma, T. Okajima, et al (2004). "Evaluation of treatment for gastro-oesophageal reflux disease with a proton pump inhibitor, and relationship between gastro-oesophageal relux disease and Helicobacter pylori infection in Japan Aliment Pharmacol Ther 20, pp.102-106., .

3. Khean-Lee Gob (2011). “Gastroesophageal Reflux Disease in Asia: A historical perspective and present challenges” Journal of . Gastroenterology and Hepatology 26 Suppl. 1, pp. 2-10., .

4. Lê Văn Dũng (2001). Nhận xét hình ảnh nội soi - mô bệnh học thực quản ở những bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng trào ngược dạ dày - thực quản. Luận văn thạc sỹ y học, Trường ĐH Y Hà Nội., .

5. Quách Trọng Đức. Trần Kiều Miên (2005). - Viêm trào ngược dạ đến thực quan trên nội soi ở bệnh nhân Việt Nam có biểu hiện Dyspepsia. Tần suất. Đặc điểm lâm sàng và Nội soi Y Học TP.Hồ Chí Minh Tập 9 Phụ bản số 1/2005, tr 35-39.,

.

6. World Health Organization (1946), 1948, New York, truy cập ngày, tại trang

web https://www.who.int/about/who-we-are/frequently-asked-questions., .

7. Cẩm nang bệnh, truy cập ngày 26/04/2020, tại trang web

http://www.camnangbenh.com/stress/., .

8. Jean Marc Olivé (2008), Bài bình luận nhân ngày sức khoẻ tâm thần thế giới 10/10/2008, truy cập ngày 11/11/2013, tại trang web http://www.wpro.who.int/vietnam/mediacentre/releases/2008/10102008/vi/in dex.html., .

9. Đại học Y tế Công cộng (dự án VINE) (2011), Gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở Việt Nam 2008, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 48-50., .

10. Mohammad S., Chandio B., Soomro A.A., et al. (2019). Depression and Anxiety in Patients with Gastroesophageal Reflux Disorder With and Without Chest Pain. Cureus, 11(11), e6103.

11. On Z.X., Grant J., Shi Z., et al. (2017). The association between gastroesophageal reflux disease with sleep quality, depression, and anxiety in a cohort study of Australian men. J Gastroenterol Hepatol, 32(6), 1170–1177.

12. Trần Đình Xiêm (1995), Các rối loạn khí xác và rối loạn lo âu. Tâm thần học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh., .

13. Nguyễn Việt Thiêm (2000), Bài giảng chuyên để tâm thần. Đại học Y Hà Nội., .

14. Burows G. Judd F. (1999), “Anxiety disorder”, Foundation of Clinical Psychiatry Australia, p. 128-148., .

15. Guze S.B., Goodman D W. (1979), Anxiety, Neurosis, Psychiatric Diagnosis., .

16. Tiller J.W.G (1990), Anxiety; perception and respiration, University of Otago Press, New Zealand., .

Xem tất cả 72 trang.

Ngày đăng: 25/09/2024