Bảng 3.20: Mức độ lo âu của người bệnh GERD theo thời gian mắc bệnh.
Lo âu | Không lo âu | POR (KTC 95%) | p | ||||
Số BN | % | Số BN | % | ||||
Thời gian mắc bệnh | ≤12 tháng | 7 | 35,0 | 13 | 65,0 | 0,63 (0,21-1,95) | 0,424 |
>12 tháng | 17 | 45,9 | 20 | 54,1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Dịch Tễ Học Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản
- Kết Quả Nghiên Cứu Của Zhi Xiang On Và Các Cộng Sự
- Đặc Điểm Về Tần Suất Tập Luyện Thể Thao Của Đối Tượng Nghiên Cứu.
- Một Số Yếu Tố Liên Quan Đến Tình Trạng Trầm Cảm.
- Thực trạng lo âu và trầm cảm ở người bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu và quốc tế Bệnh viện E năm 2021 - 8
- Thực trạng lo âu và trầm cảm ở người bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu và quốc tế Bệnh viện E năm 2021 - 9
Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.
Nhận xét:
Tỉ lệ bệnh nhân có biểu hiện lo âu ở nhóm bệnh nhân có thời gian mắc bệnh
≤12 tháng(35%) thấp hơn so với nhóm bệnh nhân có thời gian mắc bệnh >12 tháng (45,9%). Nguy cơ có biểu hiện lo âu ở bệnh nhân có thời gian mắc bệnh ≤12 tháng chỉ bằng 0,63 lần so với nhóm bệnh nhân có thời gian mắc bệnh >12 tháng, song sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3.21: Mức độ lo âu của người bệnh GERD theo điểm GERD-Q.
Lo âu | Không lo âu | POR (KTC 95%) | p | ||||
Số BN | % | Số BN | % | ||||
Điểm GERD-Q | <9 | 9 | 23,7 | 29 | 76,3 | 0,083 (0,02-0,31) | 0 |
≥9 | 15 | 78,9 | 4 | 21,1 |
Nhận xét:
Tỉ lệ bệnh nhân có biểu hiện lo âu ở nhóm bệnh nhân có điểm GERD-Q <9 (23,7%) thấp hơn so với nhóm bệnh nhân có điểm GERD-Q ≥9 (78,9%).Nguy cơ có biểu hiện lo âu ở nhóm bệnh nhân có điểm GERD-Q <9 chỉ bằng 0,083 lần nguy cơ có biểu lo âu ở nhóm bệnh nhân có GERD-Q≥9 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3.22: Mức độ trầm cảm của người bệnh GERD theo triệu chứng đau ngực.
Trầm cảm | Không trầm cảm | POR (KTC 95%) | p | ||||
Số BN | % | Số BN | % | ||||
Triệu chứng đau ngực | Có | 8 | 72,7 | 3 | 27,3 | 4,15 (0,97-17,74) | 0,044 |
Không | 18 | 39,1 | 28 | 60,9 |
Nhận xét:
Tỉ lệ bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm ở nhóm bệnh nhân có đau ngực(72,7%) cao hơn so với nhóm bệnh nhân không có đau ngực(39,1%). Nguy cơ có biểu hiện trầm cảm ở bệnh nhân có đau ngưc cao gấp 4,15 lần so với nhóm bệnh nhân không có đau ngực và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3.23: Mức độ trầm cảm của người bệnh GERD theo kết quả nội soi
Trầm cảm | Không trầm cảm | POR (KTC 95%) | p | ||||
Số BN | % | Số BN | % | ||||
Kết quả nội soi | LA độ A | 24 | 43,6 | 31 | 56,4 | 0,204 | |
LA độ B | 2 | 100,0 | 0 | 0 |
Nhận xét:
Tỉ lệ bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm ở nhóm bệnh nhân trào ngược độ A(43,6%) thấp hơn so với nhóm bệnh nhân trào ngược độ B(100%) và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3.24: Mức độ trầm cảm của người bệnh GERD theo thời gian mắc bệnh.
Trầm cảm | Không trầm cảm | POR (KTC 95%) | p | ||||
Số BN | % | Số BN | % | ||||
Thời gian mắc bệnh | ≤12 tháng | 7 | 35,0 | 13 | 65,0 | 0,51 (0,17-1,57) | 0,237 |
>12 tháng | 19 | 51,4 | 18 | 48,6 |
Nhận xét:
Tỉ lệ bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm ở nhóm bệnh nhân có thời gian mắc bệnh ≤12 tháng(35%) thấp hơn so với nhóm bệnh nhân có thời gian mắc bệnh >12 tháng(51,4%). Nguy cơ có biểu hiện trầm cảm ở bệnh nhân thời gian mắc bệnh ≤12 tháng chỉ bằng 0,51 lần so với nhóm bệnh nhân có thời gian mắc bệnh >12 tháng và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3.25: Mức độ trầm cảm của người bệnh GERD theo điểm GERD-Q.
Trầm cảm | Không trầm cảm | POR (KTC 95%) | p | ||||
Số BN | % | Số BN | % | ||||
Điểm GERD-Q | <9 | 10 | 26,3 | 28 | 73,7 | 0,067 (0,016-0,28) | 0 |
≥9 | 16 | 84,2 | 3 | 15,8 |
Nhận xét:
Tỉ lệ bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm ở nhóm bệnh nhân có điểm GERD-Q
<9 (26,3%) thấp hơn so với nhóm bệnh nhân có điểm GERD-Q ≥9 (84,2%).Nguy cơ có biểu hiện trầm cảm ở nhóm bệnh nhân có điểm GERD-Q <9 chỉ bằng 0,067 lần nguy cơ có biểu lo âu ở nhóm bệnh nhân có GERD-Q≥9 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm của người bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu và quốc tế bệnh viện E năm 2021.
4.1.1 Tuổi.
Tổng số người bệnh GERD tham gia nghiên cứu là 57 người với độ tuổi trung bình là 41,9±13,7, tuổi nhỏ nhất là 22 và tuổi lớn nhất là 78. Người bệnh GERD tham gia nghiên cứu có tỉ lệ phân bố khá đều giữa các nhóm tuổi, trong đó cao nhất là nhóm tuổi dưới 30 tuổi với tỉ lệ 28,1%, tiếp theo đó là đến nhóm có độ tuổi trên 50 tuổi với tỉ lệ 26,3% và nhóm có độ tuổi từ 41-50 tuổi với tỉ lệ 24,6% và cuối cùng là nhóm có độ tuổi từ 31-40 tuổi với tỉ lệ 21%. Như vậy tuổi bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với một số nghiên cứu trong nước.
Đoàn Thị Hoài [14] tuổi trung bình là 40±10,4, Nguyễn Thị Hòa Bình [37] lứa tuổi mắc bệnh nhiều là 30 - 49, Nguyễn Cảnh Bình và cộng sự [38] tuổi trung bình là 42.75±11,07 ( bệnh GERD được chẩn đoán từ triệu chứng ở nóng), Trần Việt Hùng
[39] tuổi trung bình là 43,04±13,22, Tạ Long và Đào Văn Long đã ghi nhận thông tin của 2117 bệnh nhân [40] được chân đoán GERD qua bộ câu hỏi, tuổi trung binh là 44±14. Nhưng khi so sánh với các nghiên cứu ở ngoài nước chúng tôi thấy không phù hợp với nghiên cứu của M.E. Numans và N.G. Dewit [41], tuổi trung bình là 48±15.2. T. Scholten tuổi trung bình 52,6 ± 13,8. L BGerson và cộng sự tuổi trung bình: 55,4 ± 14,2. H.El-serag và cộng sự tuổi thường gặp là 60 - 69 [42]. Tuổi trong nhóm bệnh của chúng tôi nhỏ hơn so với một số nghiên cứu ở ngoài nước có thể do
- Điều kiện sống, sinh hoạt ở các nước Phương Tây khác.
- Chọn mẫu bệnh nhân vào nghiên cứu khác nhau.
- Kinh tế phát triển khá nên bệnh có điều kiện đi kiểm tra sức khỏe khi có triệu chứng nhiều hơn.
- Theo hội nghị Châu Á thái bình dương GERD đang gia tăng ở Châu Á và lứa tuổi ngày càng thấp hơn [43]
4.1.2. Giới.
Trong nghiên cứu của chúng tôi Nam(56,1%) chiếm tỉ lệ cao hơn nữ (43,9%). Điều này giống với một số nghiên cứu về GERD là bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn [41] M.E.Numans nghiên cứu theo bằng câu hỏi Carlson dent nam chiếm 53%, Marc Nobon nam chiếm 53%. Ting Kin Chuung và cộng sự tỉ lệ nam nữ 47/19. L.B.Gerson và cộng sự nam chiếm 74%, T. Scholten; nam chiếm 54,3"%, Dương Minh Thắng; nam chiếm 74,4%, Lê Văn Dũng, nam chiếm 30%. Lê Thị Hoa: nam chiếm 60%. Trần Việt Hùng; nam chiếm 57,3%, Quách Trong Đức, Trần Kiều Miền nam nữ 2,6/1 [41] [44] [45] [39].
Khác với 1 số nghiên cứu trong nước. Tạ Long và Đào Văn Long [20] với số lượng bệnh nhân ở cả 3 miền cho thấy nữ chiếm 55%, Đoàn Thị Hoài [46] nữ chiếm 57,5%, Amstrong và cộng sự (24) nữ chiếm 56,9%, X-Q Ma ở Thượng Hải Trung Quốc nữ chiếm 55,4 % [47]. A.Ruigo'mez [48] nữ chiếm 53.49%
- Điều này có thể do đặc thù của từng địa phương ( sinh hoạt, ăn uống, môi trường sống, tuổi thọ của nam hoặc nữ khác nhau...).
- Cách chọn mẫu nghiên cứu theo chẩn đoán ban đầu khác nhau.
- Thiết kế nghiên cứu khác nhau.
- Mẫu nhỏ, hoặc mẫu lớn
4.1.3. Thời gian mắc bệnh
Theo nghiên cứu của chúng tôi thời gian mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản dưới 1 năm chiếm tỉ lệ 35,1%, Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu trong nước, nghiên cứu của Đặng Thị Thu Hiền cho thấy thời gian mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản < 1 năm chiếm tỉ lệ cao nhất 44%; nghiên cứu của Trần Việt Hùng [39], thời gian mắc bệnh dưới 1 năm cũng chiếm đa số nhưng tỉ lệ gặp thì thấp hơn 43,9%. Không tương đồng với nghiên cứu của Dương Minh Thắng là 94,4% [49].
Có sự khác biệt này là do tác giả nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân cao tuổi, do đó nhóm có thời gian mắc bệnh chiếm tỉ lệ cao hơn cả, một phần do cách chọn mẫu vào nghiên cứu và tùy vào từng vùng địa lý.
4.1.4. Đặc điểm lâm sàng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nhiều triệu chứng cơ năng nhưng không có triệu chứng đặc hiệu.
- Nóng rát: Là tiêu chuẩn chọn bệnh nhân vào nghiên cứu vì vậy tỉ lệ nóng rát sau xương ức của chúng tôi là 77,2%, triệu chứng điển hình của trào ngược, trong 57 bệnh nhân nghiên cứu có 44 bệnh nhân có tổn thương thực quản. Theo Da Silva E.P nghiên cứu trên 218 bệnh nhân có viêm thực quản trên nội soi, thấy sự hiện diện của triệu chứng nóng rát không dự đoán được tổn thương ở nội soi, chỉ có khoảng 50-60% những bệnh nhân có triệu chứng này là có viêm thực quản qua nội soi, nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi có 90% có tổn thương thực quản [50].
Một số nghiên cứu khác thấy tỉ lệ nóng rát như Quách Trọng Đức, Hồ Xuân Linh triệu chứng nóng rát chiếm 44%. Nguyễn Tuấn Đức thấy triệu chứng nóng rất chiếm 57.5%, nhưng nghiên cứu của Đoàn Thị Hoài thì triệu chứng nóng rát chi chiếm 15,1% [46]
- Triệu chứng ợ chua: đây là 1 trong 2 triệu chứng quan trọng nhất để chẩn đoán GERD trên lâm sàng, một số nghiên cứu ở Châu Á đã sử dụng triệu
chứng nóng rát và hoặc ợ chua như là một chẩn đoán GERD, hai triệu chứng này khi chiếm ưu thế có thể hình thành nền tảng cho chẩn đoán GERD chính xác. Trong nghiên cứu của chúng tôi ợ chua chiếm tỉ lệ 71,9% phủ hợp với nghiên cứu của Marcellus Simadibrata sử dụng bằng GERD-Q 2011: 65% có ợ chua từ 4-7 ngày trong tuần [51], nhưng nghiên cứu của Đoàn Thị Hoài cho thấy ợ chua chiếm tỉ lệ 87,7% [46], Wong.W.M và cộng sự: ợ chua 81.6% [52]. Sự khác biệt này có thể do mẫu của chúng tôi quá nhỏ.
- Triệu chứng đau ngực trong nghiên cứu của chúng tôi là 19,3%. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của tác giả Saleh Mohammad Channa và các cộng sự (2019) với tỉ lệ đau ngực là 43,75% [10]. Sự khác biệt này có thể do cách thiết kế nghiên cứu khác nhau.
- Các triệu chứng khác như đau thượng vị gặp tỉ lệ 9%, nuốt khó 5%, nuốt đau 4% ..... các triệu chứng này không phù hợp với 1 số nghiên cứu:
Nghiên cứu của Wong W.M và cộng sự có tỉ lệ đau thượng vị là 50% [52], Hội nghị toàn cầu GERD đã nhận định rằng đau thượng vị có thể là triệu chứng chủ yếu của GERD.
4.1.5. Mức độ nặng trào ngược dạ dày thực quản theo phân loại LA
Theo nghiên cứu của chúng tôi 100% là mức độ nhẹ, trong đó 96% được chẩn đoán độ A, độ B là 4%; không gặp biến chứng (Ung thư thực quản, hẹp thực quản, thoát vị hoành, hay những biến chứng khác). Nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt với một số nghiên cứu: Theo Đoàn Thị Hoài [46] Độ A 67.7%, Độ B 19,3%. Độ C 6,5%. Độ D 6,5%, Nghiên cứu của Quách Trọng Đức và cộng sự [5] độ A 65,3%, độ B 28%, độ C 5,9%, độ D 0.8% loét thực quản 1,4% và thực quản Barrett 1.6%. Da Silva E.P và cộng sự [50] nghiên cứu trên 218 bệnh nhân có viêm thực quản trên nội soi, phân loại LA độ A 114(52,3%), độ B 77 (35,3% ), độ C 24(11,0%), độ D 3(1.4%) , Ho Khek Yu và cộng sự [53] phần lớn bệnh nhân nội soi chẩn đoán GERD có mức độ nhẹ. Noriaki Furukawa và cộng sự [54] tỉ lệ chung của viêm thực quản ở 6010 bệnh nhân Nhật Bản là 16,3%, trong đó A và B là 14,2%. C và D là 20%. Nhóm nghiên cứu GERD ở Trung quốc trong 102 bệnh nhân GERD độ A 32( 49.23%), B (38.10%), C5 (7,97%), D4(6.35%), Barrett thực
quản có 2 bệnh nhân, hẹp thực quản có 1 bệnh nhân, nhưng nghiên cứu này không phát hiện ca biến chứng do trào ngược dạ dày thực quản nào.
Tổn thương thực quản theo phân loại LA qua nội soi cho thấy ở những nghiên cứu của Việt Nam cũng như châu Á có tỉ lệ tổn thương mức độ nhẹ là cao nhất, tổn thương độ C và D cũng như những biến chứng như loét, Barrett thực quản, hẹp thực quản thì gặp với tỉ lệ thấp khác với các nghiên cứu ở châu Âu là thường gặp độ C, D và gặp các biến chứng nhiều hơn.
4.1.6. Mức độ nặng trào ngược dạ dày thực quản theo điểm GERD
GERD Q là 1 công cụ đơn giản và đã được chứng minh hỗ trợ giúp chẩn đoán GERD chính xác; đánh giá tác động của triệu chứng; theo dõi đáp ứng điều trị tiên đoán được viêm trợt và tăng tiết acid bất thường dựa vào tổng số điểm triệu chứng lâm sàng và các triệu chứng đã ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, GERD Q có thể giúp các bác sĩ xác định bệnh nhân bị GERD nhẹ hay nặng để quyết định phương thức điều trị cho bệnh nhân [55].
Tỷ lệ bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có điểm GERQ trên 8 là khá cao 54,4%, dưới 8 là 45,6%. Điểm GERD-Q trung bình là 7,71 ± 1,92, điểm GERD Q thấp nhất là 3 và cao nhất trong nhóm là 12 điểm. Phần lớn bệnh nhân có điểm GERD Q nằm trong khoảng từ 8-10 điểm (45,6%) và 3-7 điểm (45,6%), so bệnh nhân có điểm GERD-Q > 10 chiếm tỉ lệ thấp nhất 8,8%; dưới 2 điểm không có bệnh nhân nào.
Nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Thu Hiền [56] cho thấy 82% bệnh nhân có điểm GERD 8-10; 18 % bệnh nhân có điểm GERD > 10.
Jonasson và cộng sự (2013) khảo sát trên 169 bệnh nhân có triệu chứng của GERD thấy GERD Q trung bình là 9,6 ± 3,0 và 75% trong số họ có điểm GERD Q
≥ 8 [28], nhóm các bệnh nhân có viêm thực quản trong nghiên cứu của Pique và cộng sự ( 2016) cũng có điểm GERD Q trung bình lên tới 8,7 ± 3,1 [57]. Ngay cả một nghiên cứu gần đây ở châu Á của tác giả Gong và cộng sự năm 2019 trên 149 đối tượng người Hàn Quốc có triệu chứng gợi ý GERD cũng cho thấy phổ điểm GERD Q từ 3 – 15 điểm và điểm GERD Q trung bình là 8 điểm, trong đó 56,4% bệnh nhân có GERD Q ≥ 8 [58].
Theo bảng điểm GERD Q thì mức điểm ≥ 8 kết hợp với điểm tác động ≥ 3 điểm thì khả năng cao bệnh nhân bị GERD nặng, điểm GERD Q ≥ 8 và điểm tác động < 3 tương ứng với viêm thực quản mức độ nhẹ, điểm GERD Q thấp thì khả năng GERD càng thấp. Nghiên cứu của chúng tôi thấy các bệnh nhân chủ yếu có điểm GERD Q từ 0 – 7 và điểm tác động < 3, đây là những đối tượng trong nhóm có khả năng bị GERD thấp. Có tới 100% bệnh nhân trong số này (điểm GERD Q tử 0 – 7) có kết quả nội soi là viêm thực quản độ A, đồng nghĩa với việc phần lớn đối tượng trong nhóm khả năng bị GERD thấp theo bảng phân loại dựa trên điểm GERD Q thì mức độ viêm thực quản cũng nhẹ (LA A). Điều này cũng phù hợp với những quan điểm từ đồng thuận Lyon gần đây cho rằng viêm thực quản độ A ít đặc hiệu cho GERD [59].
4.2. Xác định tỉ lệ lo âu và trầm cảm ở người bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu và quốc tế bệnh viện E năm 2021.
Thang đo lo âu và trầm cảm của bệnh viện (HADS) được Zigmond và Snaith
[1] xây dựng cách đây 30 năm để đánh giá sự lo lắng và trầm cảm trong một nhóm bệnh nhân nói chung. Dần dần nó đã trở thành một công cụ phổ biến, cho thực hành và nghiên cứu lâm sàng.
Tại Việt Nam thang đo này được mua bản quyền và dịch sang tiếng Việt bởi Khoa nghiên cứu y học hành vi thuộc Trường Đại Học New South Well, Úc. Thang điểm HADS đã được nhiều nghiên cứu đánh giá về tính giá trị, độ tin cậy và khẳng định có thể áp dụng tại Việt Nam, không có sự khác biệt về mặt văn hoá.
Thực trạng lo âu
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 17,5% người bệnh GERD tham gia nghiên cứu có mức độ lo âu thực sự, 24,6% người bệnh có triệu chứng lo âu và 57,9% người bệnh không có biểu hiện lo âu. Qua đó ta thấy rằng tổng số người bệnh có các biểu hiện của lo âu là 42,1% và có 57,9% số người bệnh không có biểu hiện lo âu
Tỉ lệ lo âu trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Saleh Mohammad Channa và các cộng sự (2019) với tỉ lệ lo âu là 34,8% [10]. Các tác giả sử dụng thang điểm HADS để đánh giá tình trạng lo âu trầm cảm ở người bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở 2 nhóm bệnh nhân không đau ngực và có đau ngực. Trong nghiên cứu cắt ngang này, 258 bệnh nhân liên tiếp được chẩn đoán GERD được bao gồm từ ngày 1 tháng 1 năm 2019 đến ngày 30 tháng 7 năm 2019. Trong số 258 người tham gia, 112 người báo cáo lo lắng về đau ngực. Sự chênh lệch giữa 2 kết quả nghiên cứu có thể giải thích ở nghiên cứu của tác giả Saleh Mohammad Channa và các cộng sự tiến hành nghiên cứu trên nhóm người sống trong hai môi trường có điều kiện sống và làm việc khác nhau về nhiều mặt như kinh tế, văn hóa, chính trị cũng như về đời sống xã hội của đối tượng tại các địa điểm khác nhau.
Điều này cũng tương tự với nghiên cứu của Nghiên cứu của Zhi Xiang On và các cộng sự kết quả tỉ lệ lo âu trên đối tượng nghiên cứu này là 20,7% [11]. Trong nghiên cứu này về mối liên quan giữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) với chất lượng giấc ngủ, trầm cảm và lo lắng đàn ông Úc. Trong nghiên cưu này nghiên cứu này tác giả dùng bảng câu hỏi GERD-Q thang điểm Beck, trong nghiên cứu này có 1612 người trong đó 1391người không mắc GERD (86.3%) và 221 người mắc GERD. Sự chênh lệch này có thể giải thích là do sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu, nghiên cứu của chúng tôi lấy cả 2 giới tính còn nghiên cứu của Zhi Xiang On nghiên cứu trên đối tượng là đàn ông Úc. Có sự khác nhau về điều kiện môi trường sống và làm việc giữa 2 đối tượng nghiên cứu và cách thiếu kế nghiên cứu và sử dụng thang đo đánh gia lo âu và trầm cảm giữa 2 nghiên cứu là khác nhau.
Thực trạng trầm cảm
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 21,1% người bệnh GERD tham gia nghiên cứu có mức độ trầm cảm thực sự, 24,5% người bệnh có triệu chứng trầm cảm và 54,4% người bệnh không có biểu hiện trầm cảm. Qua đó ta thấy rằng tổng số người bệnh có các biểu hiện của trầm cảm là 45,6% và có 54,4% số người bệnh không có biểu hiện trầm cảm.
Tỉ lệ trầm cảm trong nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng so với nghiên cứu của tác giả Saleh Mohammad Channa và các cộng sự (2019) với tỉ lệ trầm cảm là 41,8% [10]. Sự chênh lệch không đáng kể giữa 2 kết quả nghiên cứu có thể giải thích ở nghiên cứu của tác giả Saleh Mohammad Channa và các cộng sự tiến hành nghiên cứu trên nhóm người sống trong hai môi trường có điều kiện sống và làm việc khác nhau về nhiều mặt như kinh tế, văn hóa, chính trị cũng như về đời sống xã hội của đối tượng tại các địa điểm khác nhau.
Tỉ lệ trầm cảm trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Nghiên cứu của Zhi Xiang On và các cộng sự có tỉ lệ trầm cảm là 37,2% [11].
Trong nghiên cứu này về mối liên quan giữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) với chất lượng giấc ngủ, trầm cảm và lo lắng đàn ông Úc. Trong nghiên cưu này nghiên cứu này tác giả dùng bảng câu hỏi GERD-Q thang điểm Beck, trong nghiên cứu này có 1612 người trong đó 1391người không mắc GERD (86.3%) và 221 người mắc GERD. Sự chênh lệch này có thể giải thích là do sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu, nghiên cứu của chúng tôi lấy cả 2 giới tính còn nghiên cứu của Zhi Xiang On nghiên cứu trên đối tượng là đàn ông Úc. Có sự khác nhau về điều kiện môi trường sống và làm việc giữa 2 đối tượng nghiên cứu và cách thiếu kế nghiên cứu và sử dụng thang đo đánh gia trầm cảm và trầm cảm giữa 2 nghiên cứu là khác nhau.
Như vậy qua các nghiên cứu về tình trạng biểu hiện trầm cảm, trầm cảm của người bệnh GERD tham gia nghiên cứu đã cho thấy tỉ lệ trầm cảm và trầm cảm trên nhóm bệnh nhân này tại Việt Nam có tỉ lệ cao hơn so với các nghiên cứu trên thế giới. Qua đó cho thấy sự cần thiết phải có biện pháp hỗ trợ tâm lý cho người bệnh GERD tại Việt Nam từ phía các bác sĩ, các nhân viên y tế và mọi người xung qunh họ và quan trọng hơn nữa là từ chính bản thân người bệnh GERD.
4.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu, trầm cảm của người bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu và Quốc tế Bệnh Viện E năm 2021.
4.3.1. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu
Trong nghiên cứu của chúng tôi, cho kết quả tỉ lệ có biểu hiện lo âu ở nhóm bệnh nhân Nam giới(53,1%) cao hơn khá nhiều so với tỉ lệ có biểu hiện lo âu, ở nhóm bệnh nhân nữ (28%). Nguy cơ có biểu hiện lo âu ở nhóm bệnh nhân nam cao gấp 2.91 lần so với nguy cơ có biểu hiện lo âu ở nhóm bệnh nhân Nam giới. Kết quả nghiên cứu trong bài khá tương tự với kết quả nghiên cứu của Pham Phương Mai năm 2018 về nghiên cứu tình trạng stress lo âu và trầm cảm ở trẻ vị thành niên bị viêm loét dạ dày tá tràng mạn tính [60] và nghiên cứu của Trương Thị Phương về tình trạng lo âu và trầm cảm của bệnh nhân ung thư điều trị tại BV K năm 2013
[61] cũng cho tỷ lệ lo âu trên nam giới cao hơn nữ giới.