Sự Hài Lòng Về Chính Sách Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Khi Khám Chữa Bệnh

90,75%). Bệnh nhân không hài lòng về vấn đề này chỉ chiếm 9,25% ( không ý kiến chiếm 6,75%). Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Hà Thị Thúy (2012)chỉ có 77,1% bệnh nhân hài lòng. Bệnh viện đang từng bước phát triển và hoàn thiện, các khoa phòng ngày càng được mở rộng và khang trang hơn để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người bệnh.

Mức độ hài lòng và rất hài lòng về phòng khám bệnh được trang bị trang thiết bị, máy móc hiện đại, tân tiến chiếm tỉ lệ 73,25%, 19,5% bệnh nhân không ý kiến vì họ không sử dụng các thiết bị máy móc khi khám chữa bệnh nên chưa đánh giá được, 7% bệnh nhân không hài lòng và rất không hài lòng vì họ thấy máy móc của bệnh viện chưa đầy đủ để phục vụ cho họ hoặc có ý kiến cũng cho rằng công tác duy tu, bảo dưỡng chưa tốt, khiến tuổi thọ của trang thiết bị giảm xuống… làm hạn chế chất lượng khám chữa bệnh, một số than phiền rằng bệnh việnchưa sử dụng hết hiệu quả các trang thiết bị hiện đại do cán bộ chưa đủ trình độ để vận hành thiết bị.So với nghiên cứu của Ngô Thị Thúy Nhi (2015) thì sự hiện đại của phòng khám chỉ chiếm được 50,6% bệnh nhân hài lòng và rất hài lòng. Sự hiện đại của máy móc trang thiết bị ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng khám chữa bệnh, vì vậy bệnh viện cần đầu tư để nâng cấp chất lượng cũng như số lượng các may móc này hơn nữa phục vụ cho người dân.

Sự hài lòng chung về cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện chiếm tỉ lệ 76,35%, không hài lòng là 23,65%. Kết quả này cũng sắp sỉ với nghiên cứu của Ngô Thị Thúy Nhi (2015) với tỉ lệ hài lòng là 77,8% và không hài lòng là 22,2%.

5.2.4 Sự hài lòng về chính sách chăm sóc bệnh nhân sau khi khám chữa bệnh

Mức độ hài lòng về việc bệnh viện gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe bệnh nhân sau thời gian đã khám chữa bệnh tại bệnh viện và mức độ hài lòng về việc bệnh viện gọi điện thoại tư vấn thêm cho bệnh nhân về tình trạng sức khỏe sau khi đã khám chữa bệnh tại bệnh viện được bệnh nhân trả lời 100% là bệnh viện chưa thực hiện việc này. Thường thì chính sách chăm sóc bệnh nhân sau khi khám chữa bệnh chỉ được thực hiện ở các bệnh viện tư nhân, còn các bệnh viện công hầu như chưa được quan tâm nhiều. Trong tương lai các bệnh viện nên thực hiện chính sách chăm sóc bệnh nhân sau khi khám chữa bệnh để theo dõi được tình hình bệnh tật của bệnh nhân tốt hơn, đồng thời tạo được thiện cảm của bệnh nhân với bệnh viện, bệnh nhân sẽ cảm thấy được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn.

Tỉ lệ hài lòng và rất hài lòngvề chất lượng thuốc được cấp chiếm 63,2%(59,8% hài lòng), không ý kiến chiếm 6%, không hài lòng và rất không hài lòng chiếm 30,8% (30,6% không hài lòng). Kết quả này gần giống với nghiên cứu của Hà Thị Thúy (2012)với tỉ lệ hài lòng và rất hài lòng về chất lượng thuốc chiếm 63,5%. Lý do khiến tỉ lệ hài lòng này thấp là vì chất lượng thuốc BHYT chưa thật sự tốt. Về chủng loại thì thuốc BHYT và thuốc khi khám thông thường không khác nhau, mà chỉ khác về hàm

lượng, nồng độ;bên cạnh đó thuốc dùng trong BHYT có đến 50 – 60% là thuốc nội (do các xí nghiệp, công ty dược trong nước sản xuất)do vậy mà chất lượng thuốc vẫn còn hạn chế, dẫn đến chất lượng chữa bệnh của người dân cũng giảm theo, bệnh nhân uống thuốc nhiều mà vẫn không khỏi bệnh. Đây là một vấn đề được quan tâm nhiều, ảnh hưởng tâm lý của người dân khi tham gia BHYT. Họ nghĩ rằng thà bỏ tiền ra nhiều hơn để khám dịch vụ, hoặc đi bệnh viện tư mà chất lượng thuốc được tốt hơn. Danh mục thuốc được BHYT chi trả là một trong các yếu tố quyết định đến chất lượng điều trị khám chữa bệnh BHYT, quyền lợi hưởng BHYT. Đề nghị phía bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnhnói riêng và BHYT Việt Nam nói chung nên có những chính sách mới, giải pháp mới để cải tiến danh mục thuốc BHYT người dân thấy những quyền lợi mà mình được hưởng khi tham gia BHYT là xứng đáng(https://xetnghiemmau.com).

Về lý do bệnh nhân trở lại bệnh việnkhám chữa bệnh có đến 74,5% bệnh nhân trả lời là vì đây là nơi đăng kí BHYT ban đầu; một số trả lời vì thuận tiện, gần nhà; hoặc vì đây là bệnh viện tuyến huyện thuộc hạng cao nhất trong khu vực nên có chất lượng tốt hơn các bệnh viện khác. Có 12% cho rằng bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế phục vụ tốt. 9,5% cảm thấy chất lượng thuốc tốt. Và chỉ có 4% trả lời cơ sở vật chất, trang thiết bị khang trang, hiện đại. Điều này cho thấy vẫn còn nhiều tồn đọng, chất lượng khám chữa bệnh BHYT của bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh chưa thật sự tốt. Bệnh nhân phần lớn quay trở lại bệnh việnkhám chữa bệnh là vì gần nhà, thuận tiện hơn nữa đây cũng là bệnh viện hạng cao nhất trong khu vực nên không còn sự lựa chọn nào khác chứ không phải là vì chất lượng phục vụ thật sự tốt.Vì thế việc nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT tại bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh không chỉ để khuyến khích người dân tự nguyện và tích cực tham gia BHYT, mà còn là điều kiện để phát huy tính hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh BHYT cho bệnh nhân, nâng cao sự hài lòng của các đối tượng BHYT đối với công tác chăm sóc y tế của huyện nhà

5.2.5 Đề nghị để BHYT Việt Nam tiến bộ hơn

Có 9 trong số 34 đối tượng đóng góp ý kiến đều cho rằng cần phải cải thiện chất lượng thuốc trong BHYT. Đây là một vấn đề gây nhiều bức xúc nhất cho người dân, khi mà số tiền họ bỏ ra để đóng BHYT là không nhỏ nhưng chất lượng thuốc họ nhận lại là chưa xứng đáng. Bộ Y tế nên xem xét lại vấn đề này, có giải pháp để vừa đảm bảo quỹ BHYT không bị bội chi vừa đảm bảo chất lượng thuốc BHYT cho người dân.

Tạo sự công bằng về chất lượng thuốc, dịch vụ, cũng như thái độ phục vụ của nhân viên y tế cho bệnh nhân khám BHYT và dịch vụ là ý kiến của 7 bệnh nhân đến khám. Chủ yếu đây là các đối tượng tham gia BHYT bắt buộc. Họ thấy thật bất công khi họ bị bắt buộc tham gia BHYT, phải đóng nhiều tiền nhưng đổi lại chất lượng khám chữa, bệnh không tốt. Sự bất công này cũng tạo nên sự e dè cho người dân khi

tham gia BHYT, mà mục tiêu của BHYT của nước ta là tiến tới BHYT toàn dân. Vì vậy việc khắc phục vấn đề này là rất cấp bách, Bộ Y tế nên chú ý.

Có 7 đối tượng có ý kiến nên có thêm ngày thứ 7 hoặc chủ nhật để khám BHYT, phục vụ chủ yếu cho đối tượng công nhân viên chức, học sinh sinh viên. Vì các đối tượng này đều đi học, hoặc đi làm việc vào các ngày trong tuần từ thứ 2 tới thứ 6 nên không có thời gian đi khám, nếu đi khám vào các ngày này thì phải xin nghỉ, mất một ngày làm việc hoặc một ngày học ảnh hưởng đến thi đua, cũng như hiệu suất công việc và học tập.

Có 5 bệnh nhân đề nghị thông tuyến tỉnh BHYT cho bệnh nhân khám ngoại trú. Họ cho rằng việc thông tuyến này sẽ giúp cho bệnh nhân được tiếp cận chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tốt hơn nếu như dịch vụ BHYT ở tuyến xã hoặc huyện không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của họ. Việc làm này vừa có mặt phải cũng như mặt trái của nó; bệnh nhân khi tham gia BHYT sẽ được hưởng chất lượng khám chữa bệnh tốt hơn nhưng đồng thời cũng sẽ dẫn đến việc các bệnh viện tuyến tỉnh sẽ bị quá tải do lượng bệnh nhân đổ về càng ngày càng nhiều hơn.

Nâng cao trình độ chuyên môn bác sĩ ở các tuyến cơ sở để giải quyết vấn đề xin vượt tuyến cũng như nâng cao chất lượng điều trị là ý kiến của 3 bệnh nhân được hỏi. Đây cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đề nghị Bộ Y tế quan tâm và có giải pháp giải quyết vấn đề này.

Có 2 bệnh nhân có ý kiến nên cải thiện chất lượng, số lượng máy móc, trang thiết bị của các bệnh viện tuyến cơ sở để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Đối với học sinh, sinh viên nên giảm tiền đóng BHYT hoặc miễn phí hoàn toàn, đây là ý kiến của 2 bệnh nhân đến khám, vì đây là đối tượng chưa có khả năng kinh tế do đó nên được nhân sự quan tâm nhiều hơn của cộng động.

Có 2 bệnh nhân có ý kiến thẻ BHYT nên có hình, đóng mộc giáp lai để người dân đi khám bệnh không cần mang theo CMND khi đi khám chữa bệnh. Đây cũng là một ý kiến hay để đơn giản hóa thủ tục hành chính đơn giản hơn, tránh phải có nhiều giấy tờ phức tạp, rườm rà.

Có 1 bệnh nhân cho rằng cần có chính sách thăm khám cho bệnh nhân đã tham gia lâu dài BHYT (trên 5 năm): như gọi điện thoại tư vấn để khám tổng quát. Đây là một việc làm nên làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc đối với bệnh nhân, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

BHYT cho học sinh, sinh viên nên mua theo hộ gia đình để giảm bớt chi phí có 1 ý kiến đóng góp. Vì theo Luật BHYT hiện tại thì mức đóng hàng tháng của đối tượng tự nguyện tham gia BHYT thuộc hộ gia đình được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi, cụ thể như sau: người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ

nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất (Quốc hội, 2014).

Phải có khu vực khám riêng và cấp phát thuốc riêng cho công nhân viên chức để rút ngắn thời gian khám vì những đối tượng này phải làm việc ở cơ quan, công ty. Mặc khác họ đóng tiền BHYT cao hơn người dân thường mà phải chờ đợi lâu dẫn đến không hài lòng có 1 ý kiến đóng góp.

5.2.6 Hài lòng chung về khám chữa bệnh BHYT

Tỉ lệ người bệnh hài lòng chung về khám chữa bệnh BHYT chiếm 81%, không hài lòng là 19%. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Hà Thị Thúy (2012)với tỉ lệ hài lòng của người bệnh chiếm 57,4%. Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể là do nghiên cứu Hà Thị Thúy được thực hiện tại bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, nơi có trình độ dân trí cao hơn so với người dân ở huyện Cao Lãnh,chủ yếu lao động chân tay. Vì vậy yêu cầu của họ về sự hài lòng cũng cao hơn so với những người dân sống ở huyện.

5.3 Những thuận lợi, khó khăn của bệnh viện trong việc thực thi các qui định, chính sách về BHYT

5.3.1 Về cơ sở vật chất

Nhìn chung phần cơ sở vật chấtbệnh viện được đầu tư khá khang trang, với tổng diện tích 21.836 m2được chia làm 9 khu vựctrực tiếp phục vụ khám chữa bệnh cho bệnh nhân và 8 khu vực phụ trợ.Bệnh viện bao gồm 19 khoa phòng khám bệnh,quy mô 150 giường bệnh, 7 khoa lâm sàng, 4 khoa cận lâm sàng, 4 phòng chức năng. So với bệnh viện Đa khoakhu vực Cù Lao Minh, Bến Tre trong nghiên cứu của Lê Quang Trung (2013), cũng là một bệnh viện hạng III ở tuyến huyện nhưng có diện tích lớn hơn gấp đôi với 41.000 m2, 360 giường bệnh, 12 khoa lâm sàng, 4 khoa cận lâm sàng và 4 phòng chức năng. Giải thích cho sự chênh lệch này là vì khu vực Cù Lao Minh là một phần của tỉnh Bến Tre, có 4 huyện: Chợ Lách, Mỏ Cày, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú. Do đó bệnh viện Đa khoa khu vực Cù Lao Minh là bệnh viện chung cho cả 4 huyện trong khu vực, nên phải có qui mô lớn hơn nhiều.

5.3.2 Về trang thiết bị, máy móc củabệnh viện

Bệnh viện hiện có gần như đầy đủ các máy móc, trang thiết bị cần thiết theo quy định của Bộ Y tế đối với bệnh viện tuyến huyện (Bộ Y tế, 2004)để phục vụ cho bệnh nhân đến khám chữa bệnh. Tuy nhiên bệnh viện vẫn còn thiếu máy chụp CT (CT

– Scanner), nên phần nào vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân. Mặt khác chất lượng máy móc đã xuống cấp, không còn hoạt động tốt do công tác bảo quản chưa tốt, một số máy móc vẫn còn “trùm mền” không đưa vào sử dụng do thiếu cán bộ đủ trình độ để vận hành thiết bị cũng làm cho chất lượng điều trị bị giảm sút.Một minh chứng rõ ràng là mức độ hài lòng và rất hài lòng về phòng

khám bệnh được trang bị trang thiết bị, máy móc hiện đại, tân tiến chỉ chiếm tỉ lệ 73,25%.

So với nghiên cứu Vũ Khắc Lương (2012)về thực trạng khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT tại trạm y tế phường thuộc thành phố Rạch Giá, Kiên Giangthì số lượng trang thiết bị ở 3 trạm y tế phường chỉ có đủ 65,9% trong tổng số 176 loại trang thiết bị theo qui định. Điều này có thể được giải thích là vì nghiên cứu của Vũ Khắc Lương được thực hiện ở trạm y tế nên không được quan tâm đầu tư nhiều do vậy mà còn thiếu nhiều trang thiết bị; còn bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh là một bệnh viện hạng III, trung tâm khám chữa bệnh trong khu vực nên được đầu tư kỹ lưỡng hơn về trang thiết bị.

5.3.3 Về chất lượng, số lượng cán bộ y tế

Hiện tại bệnh viện có 175 viên chức, trong đó: 1 trình độ Chuyên khoa II và 2 thạc sĩ nằm trong ban giám đốc bệnh viện, 16 bác sĩ chuyên khoa I, 9 bác sĩ, 4 dược sĩ đại học, 12 dược sĩ trung học, 12 cử nhân điều dưỡng, 16 y sỹ, 79 điều dưỡng trung học, 24 cán bộ khác.Về số lượng bệnh viện còn thiếu một số chuyên khoa như gây mê hồi sức, chẩn đoán hình ảnh, sản, tai mũi họng…. để áp dụng nhiều kỹ thuật mới phục vụ nhu cầu khám và điều trị cho bệnh nhân. Về chất lượng của đội ngũ cán bộ y bác sĩ, nhân viên y tế qua đánh giá của bệnh nhân đến khám cho thấy, chỉ có 55,75% bệnh nhân hài lòng với năng lực chuyên môn của y bác sĩ; do đây là một viện tuyến huyện nên trình độ chuyên môn của các bác sĩ còn hạn chế. So với nghiên cứu của Trịnh Thị Hiền (2016)thì mức độ hài lòng của người bệnh về năng lực chuyên môn của y bác sĩ cao hơn chiếm 67,01%; do nghiên cứu này được thực hiện ở bệnh viện Đống Đa, Hà Nội là một bệnh viện ở thành phố, vì vậy mà trình độ chuyên môn của bác sĩ cũng cao hơn.

5.3.4 Về việc thu chi quỹ BHYT của bệnh viện

Hàng năm quỹ BHYT của bệnh viện được cân đối thu chi hợp lý, không xảy ra trường hợp bội chi. Cụ thể số thu chi BHYT của bệnh viện trong 3 năm trở lại đây (năm 2014, 2015, 2016) được trình bày qua bảng sau:

Bảng 4.35 Số thu, chi quỹ BHYT của bệnh viện qua các năm



Năm

Số thu BHYT (đồng)

Số chi BHYT (đồng)

2014

9.232.160.391

8.770.552.371

2015

10.491.301.622

9.442.171.460

2016

15.239.588.550

13.258.442.039

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tại bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2017 - 10


Tình hình thu chi quỹ BHYT qua các năm của bệnh viện luôn đảm bảo số thu cao hơn số chi nên tránh được tình trạng bội chi xảy ra. Tình trạng này được duy trì khá tốt một phần là do bệnh nhân khám chữa bệnh BHYT đúng với nơi đăng ký khám

chữa bệnh ban đầu, hạn chế việc khám chữa bệnh sai tuyến, vượt tuyến có thể dẫn đến số chi BHYT tăng cao.Kết quả này so với nghiên cứu của Nguyễn Lê Kim Huỳnh (2014) cũng khá phù hợp; số thu, chi đều tăng đều qua các năm và không có tình trạng bội chi.

5.3.5 Về số lượng và chất lượng thuốc dùng cho BHYT

Việc cung ứng thuốc dùng cho BHYT trong bệnh viện hiện nay nhìn chung luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời giúp đáp ứng nhu cầu điều trị, bảo đảm chất lượng khám chữa bệnh. Về chất lượng thuốc, bệnh viện luôn đảm bảo chất lượng thuốc trong kê đơn, hướng dẫn sử dụng thuốc trong điều trị và đảm bảo chất lượng thuốc tại bệnh viện. Bệnh viện lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện dựa vào danh mục thuốc tân dược được thanh toán BHYT theo thông tư 40/2014/TT-BYT, kết quả đấu thầu cung ứng thuốc, thực tế nhu cầu của bệnh viện và quy chế bệnh viện.So với nghiên cứu của Vũ Khắc Lương (2012) thì tỉ lệ thuốc thiết yếu chỉ từ 58,6

– 62% vì nghiên cứu này được thực hiện ở trạm y tế.

5.4 Giới hạn của đề tài

Nghiên cứu thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tại bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnhchỉ được tiến hànhtrong thời gian ngắn (1/4/2017 đến 1/5/2017) nên còn bỏ sót nhiều đối tượng nghiên cứu, chưa tiếp xúc cũng như khảo sát được hết ý kiến của bệnh nhân khi đến khám chữa bệnh.

Cỡ mẫu của nghiên cứu còn ở mức hạn chế, 400 đối tượng khảo sát trong 1 tháng so với số lượng 700 lượt khám chữa bệnh/ngày của bệnh viện là quá chênh lệch.Nên kết quả chưa đại diện cho sự hài lòng chung của toàn bộ bệnh nhân đến khám BHYT.

Đối tượng nghiên cứu được thực hiện trên các bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên nên chưa khảo sát được đối tượng trẻ em do đó kết quả và kết luận có thể chưa phản ánh hết thực trạng khám chữa bệnh BHYT tại bệnh viện.

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


6.1 Kết luận

Qua nghiên cứu “Thực trạng khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2017” trên 400 đối tượng khám chữa bệnh ngoại trú, rút ra kết luận:

6.1.1Tỉ lệ hài lòng của người khám chữa bệnh BHYT ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Sự hài lòng chung về khám chữa bệnh BHYT chiếm 81%, trong đó:

Hài lòng về thủ tục hành chính là 84,85%, với:

Hài lòng về thời gian chờ khám là 77,75%

Hài lòng về thời gian chờ làm thủ tục thanh toán viện phí là 96%

Hài lòng về thời gian chờ lãnh thuốc là 74%

Hài lòng về cách tổ chức làm thủ tục hành chính là 87%

Hài lòng về sự nghiêm túc, trật tự nơi làm thủ tục hành chính là 88%

Hài lòng về tinh thần, thái độ phục vụ, chuyên môn của nhân viên y tế là82,4%, với:

Hài lòng về nhân viên khi tiếp đón bệnh nhân là 85,25%

Hài lòng về thái độ của nhân viên khi bệnh nhân hỏi thăm, nhờ hướng dẫn là 87%

Hài lòng về thái độ phục vụ của điều dưỡng phòng khám là 86,75%

Hài lòng về thái độ của bác sĩ khi điều trị là 91,25%

Hài lòng về thái độ của nhân viên thu viện phí là 92,25%

Hài lòng về thái độ phục vụ của nhân viên cấp phát thuốc là 83%

Hài lòng về cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện chiếm 76%

Hài lòng về phòng, sảnh chờ rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát, có đủ ghế ngồi cho bệnh nhân là 68%

Hài lòng về phòng, sảnh chờ có khu vực bắt số, có nhân viên hướng dẫn để đảm bảo công bằng cho bệnh nhân theo thứ tự đến khám của bệnh nhân là 86%

Hài lòng về phòng khám bệnh rộng rãi, sạch sẽ là 90,75%

Hài lòng về phòng khám bệnh được trang bị trang thiết bị, máy móc hiện đại, tân tiến là 72,75%

Hài lòng về chính sách chăm sóc bệnh nhân sau khi khám chữa bệnh (dành cho bệnh nhânkhám chữa bệnh ≥ 2 lần): 346 bệnh nhân đã khám chữa bệnh ≥ 2 lần

Lý do bệnh nhân trở lại bệnh việnkhám chữa bệnh: 74,5% bệnh nhân trả lời có lý do khác trở lại bệnh việnkhám chữa bệnh (đây là nơi đăng kí BHYT ban đầu; một số trả lời vì thuận tiện, gần nhà; hoặc vì đây là bệnh viện tuyến huyện thuộc hạng cao nhất trong khu vực nên có chất lượng tốt hơn các bệnh viện khác).

Chỉ có 12% cho rằng bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế phục vụ tốt. Có 9,5% cảm thấy chất lượng thuốc tốt.

Chỉ có 4% trả lời cơ sở vật chất, trang thiết bị khang trang, hiện đại.

Sự không hài lòng chung về khám, chữa bệnh BHYT chiếm 19%, trong đó:

Hài lòng về trình độ chuyên môn của bác sĩ điều trị là 55,75%

Hài lòng về lối đi trong khoa, hành lang bằng phẳng, rộng rãi, dễ đi là 64,25%

Hài lòng về việc bệnh viện gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe bệnh nhân sau thời gian đã khám chữa bệnh tại bệnh viện: có 346 đối tượng được hỏi đều có ý kiến khác là bệnh viện không gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe bệnh nhân sau thời gian đã khám chữa bệnh tại bệnh viện.

Hài lòng về việc bệnh viện gọi điện thoại tư vấn thêm cho bệnh nhân về tình trạng sức khỏe sau khi đã khám chữa bệnh tại bệnh viện: 100% bệnh nhân khám bệnh nhiều hơn 2 lần (346 bệnh nhân) đều trả lời bệnh viện không gọi điện thoại tư vấn thêm cho bệnh nhân về tình trạng sức khỏe sau khi đã khám chữa bệnh tại bệnh viện.

Hài lòng về chất lượng thuốc được cấp là 63,2%

6.1.2Những thuận lợi, khó khăn của bệnh viện trong việc thực thi các qui định, chính sách về BHYT

Về cơ sở vật chất: bệnh viện có tổng diện tích 21.836 m2, quy mô 150 giường bệnh, 7 khoa lâm sàng, 4 khoa cận lâm sàng, 4 phòng chức năng. Hiện tại bệnh viện gồm 9 khu vực trực tiếp phục vụ khám chữa bệnh cho bệnh nhân và 8 khu vực phụ trợ. Các phòng khám được được đầu tư xây dựng rất rộng rãi và khang trang, bao gồm 19 khoa phòng, được bố trí ở 2 tầng lầu. Tuy nhiên các hành lang đi lại và sảnh chờ của bệnh việnchưa được rộng rãi, vào giờ cao điểm rất chật hẹp, gây khó khăn cho việc đi lại.

Về trang thiết bị, máy móc: bệnh viện hiện có gần như đầy đủ các máy móc, trang thiết bị cần thiết theo quy định của Bộ Y tế đối với bệnh viện tuyến huyện để phục vụ cho bệnh nhân đến khám chữa bệnh. Tuy nhiên bệnh viện vẫn còn thiếu máy chụp CT (CT – Scanner), mặt khác chất lượng máy móc đã xuống cấp, không còn hoạt động tốt do công tác bảo quản chưa tốt, một số máy móc vẫn không đưa vào sử dụng do thiếu cán bộ đủ trình độ để vận hành thiết bị.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/03/2024