Nguyên Nhân Dẫn Tới Nghèo Trên Thế Giới.

2.2. Nguyên nhân dẫn tới nghèo trên thế giới.

Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc xác định nguyên nhân của tình trạng nghèo. Trên thực tế không có một nguyên nhân biệt lập, riêng rẽ dẫn tới tình trạng nghèo nhất là nghèo trên diện rộng, có tính chất xã hội. Nó cũng không phải là nguyên nhân thuần tuý về mặt kinh tế hoặc do thiên tai địch hoạ. Ở đây nguyên nhân của tình trạng nghèo là có sự đan xen, thâm nhập vào nhau của cái tất yếu lẫn cái ngẫu nhiên, cái cơ bản và cái tức thời, cả nguyên nhân sâu xa lẫn nguyên nhân trực tiếp, tự nhiên lẫn kinh tế -xã hội.

Thực tế đã cho thấy, nghèo trên thế giới bắt nguồn từ không ít nguyên nhân, trong đó phải kể đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến nay vẫn đeo đuổi nhiều nước, đặc biệt các nước phát triển trong đó có Mỹ. Thêm vào đó, khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng đang phải đối mặt với khủng hoảng nợ công nên buộc phải áp dụng chính sách “thắt lưng buộc bụng” làm ảnh hưởng


đến các vấn đề an sinh xã hội, khiến tình trạng thất nghiệp càng trở nên trầm trọng và cũng có tác động không nhỏ đến phần còn lại của thế giới.

Nguyên nhân quan trọng nữa phải kể đến là giá lương thực trên thế giới tăng cao. Dân số thế giới gia tăng trong khi sản xuất lương thực chỉ đủ cho 7 tỷ người ăn mà chẳng có dư thừa, nên bất cứ biến động nào như thiên tai, lũ lụt, hạn hán khiến sản lượng giảm, đều có thể làm lương thực tăng giá. Đó là chưa kể quá trình đô thị hoá đang tăng tốc khiến đất đai canh tác ở nhiều nước ngày càng bị thu hẹp, trong khi đầu tư cho nông nghiệp vẫn chưa được chú trọng đúng mức.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn đến nghèo trên thế giới được liệt kê ra là chiến tranh, cơ cấu chính trị (thí dụ như chế độ độc tài, các quy định thương mại quốc tế không công bằng), cơ cấu kinh tế (phân bố thu nhập không cân bằng, tham nhũng, nợ quá nhiều, nền kinh tế không có hiệu quả, thiếu những nguồn lực có thể trả tiền được), thất bại quốc gia, tụt hậu về công nghệ, tụt hậu về giáo dục, thiên tai, dịch bệnh, dân số phát triển quá nhanh và không có bình đẳng nam nữ.

Yếu tố nguy hiểm chính cho sự nghèo tương đối là thất nghiệp và thiếu việc làm. Ngoài ra những yếu tố nguy hiểm khác là phân bố thu nhập quá mất cân bằng, thiếu giáo dục và bệnh tật mãn tính.

Cho đến thế kỷ 19 sự nghèo nàn phần lớn không được xem như là có nguyên nhân từ xã hội mà là do lỗi lầm cá nhân hay "trời muốn". Cùng với công nghiệp hóa và các tranh cãi chung quanh "câu hỏi xã hội" tại châu Âu, quan điểm cho rằng hiện tượng nghèo nàn phổ biến là kết quả của sự thất bại của thị trường và có thể được làm giảm thiểu bằng các biện pháp quốc gia. Thí dụ như ở Liên hiệp Anh, việc chống nghèo chính là khởi điểm của một


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

chính sách xã hội hiện đại. Thế nhưng trong thời gian gần đây hiệu quả của việc chống nghèo bằng chính sách xã hội tại nhiều nước công nghiệp đã bị đặt câu hỏi vì nhiều hình thức nghèo mới xuất hiện.

3. Vấn đề nghèo tại Việt Nam.

Thực trạng công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2013 - 4

 

3.1. Thực trạng nghèo tại Việt Nam.3.2. Nguyên nhân nghèo tại Việt Nam.

3.1. Thực trạng nghèo tại Việt Nam.


Đặc điểm đáng chú ý của tình trạng nghèo ở Việt Nam đó là ngay trong một vùng, một tỉnh, tỷ lệ nghèo cũng rất khác nhau. Có tới 90% người nghèo sống ở vùng nông thôn, kinh tế chậm phát triển, lao động dư thừa, thời gian nhàn rỗi cao, năng suất lao động thấp, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán nhìn chung còn lạc hậu so với đô thị. Chỉ có 10% hộ nghèo sống ở đô thị, nhưng đa số mức sống của người nghèo ở đô thị cũng bằng mức sống trung bình ở nông thôn.

Về xã nghèo, Chính phủ xác định có 1.715 xã nằm ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, trong đó có hơn 1.000 xã đặc biệt khó khăn thuộc 91 huyện của 30 tỉnh, thành phố.

Tình trạng nghèo biến đổi theo thời gian và không gian. Sự biến động này không thuần túy chỉ có giảm mà cũng có lúc tăng ở từng khu vực, vì nó phụ thuộc rất lớn vào phát triển, tăng trưởng kinh tế, vào các chính sách, giải pháp của Đảng và Nhà nước cũng như từng địa phương, vào các yếu tố khách quan khác như khủng hoảng kinh tế - tài chính của khu vực, thiên tai, địch họa… Nhưng nhìn chung tỷ lệ nghèo ở nước ta giảm nhanh trong những năm đây. Cụ thể như sau:


Biểu đồ 1.1.


(nguồn: Trang thông tin giảm nghèo quốc gia: giamngheo.molisa.gov.vn)


Qua biểu đồ trên, ta thấy rằng tỷ lệ nghèo ở nước ta liên tục giảm trong giai đoạn 2010 – 2013. Tuy nhiên, tốc độ giảm nghèo ở các khu vực khác nhau trên cả nước là chưa đồng đều, ở một số khu vực tỷ lệ nghèo vẫn còn khá cao như vùng miền núi Tây bắc hay miền núi Đông Bắc.

Theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam, vào năm 2004 chỉ số nghèo tổng hợp (tiếng Anh: Human Poverty Index-HPI) xếp hạng 41 trên 95 nước. Trong Báo cáo "Khởi đầu tốt nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam về giảm nghèo và những thách thức mới" của Ngân hàng thế giới ngày 24/1/2013, đã ghi nhận: Trong vòng 20 năm (1990-2010), tỷ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm từ gần 60% xuống còn 20,7% với khoảng hơn 30 triệu người thoát nghèo. Tuy nhiên, trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam, rất nhiều đại biểu cho rằng tỷ lệ hộ nghèo giảm không


phản ánh thực chất vì số người nghèo trong xã hội không giảm, thậm chí còn tăng do tác động của lạm phát (khoảng 40% kể từ khi ban hành chuẩn nghèo đến nay) và do là suy giảm kinh tế. Mặc dù vậy, nhiều hộ gia đình vừa thoát nghèo vẫn rất dễ rớt trở lại vào cảnh nghèo. Trong thập kỷ tới đây nỗ lực của Việt Nam trong việc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự nghiệp giảm nghèo.

3.2. Nguyên nhân nghèo tại Việt Nam.


Nguyên nhân gây ra nghèo ở Việt Nam được nhiều cơ quan chính phủ và quốc tế phân tích và đưa ra nhiều quan điểm, tựu chung nghèo ở Việt Nam được hiểu xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan.

3.2.1. Nguyên nhân khách quan.


Các nguyên nhân khách quan được đề cập đến bao gồm: (1) Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang, bom mìn, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị sút giảm do mất mát trong chiến tranh, thương tật, hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh, học tập cải tạo trong một thời gian dài. (2) Chính sách nhà nước thất bại: sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính sách giá lương tiền đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu của Việt Nam làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đình ở nông thôn cũng như thành thị, lạm phát tăng cao có lúc lên đến 700% năm. (3) Hình thức sở hữu: việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước và tập thể của các tư liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã


làm thui chột động lực sản xuất.(4) Việc huy động nguồn lực nông dân quá mức, ngăn sông cấm chợ đã làm cắt rời sản xuất với thị trường, sản xuất nông nghiệp đơn điệu, công nghiệp thiếu hiệu quả, thương nghiệp tư nhân lụi tàn, thương nghiệp quốc doanh thiếu hàng hàng hóa làm thu nhập đa số bộ phận giảm sút trong khi dân số tăng cao. (5) Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị lao động, không được đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chính sách quản lý bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản nông dân di cư, nhập cư vào thành phố. (6) Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do nguồn vốn đầu tư thấp và thiếu hệu quả vào các công trình thâm dụng vốn của Nhà nước.

3.2.2. Nguyên nhân chủ quan.


Nguyên nhân chủ quan bao gồm: (1) Việt Nam là nước nông nghiệp đến năm 2008 vẫn còn khoảng 70% dân số sống ở nông thôn trong khi tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc gia thấp. Theo Ngân hàng thế giới, hệ số Gini tại khu vực nông thôn đã tăng từ 0,365 năm 2004 lên 0,413 năm 2010 và chênh lệch giữa thu nhập trung bình đầu người của nhóm 20% hộ khá giả nhất với 20% hộ nghèo nhất đã tăng từ mức 7 lần năm 2004 lên 8,5 lần năm 2010; (2) Người dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có các thiết bị phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như: thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn lao động... rủi ro về chính sách thay đổi không lường trước được; (3) Kinh tế phát triển không bền vững, tăng trưởng tuy khá nhưng chủ yếu là do nguồn vốn đầu tư trực tiếp và đầu tư vào con người ở mức cao nhưng hiệu quả còn hạn chế, số lượng lao động được đào tạo đáp ứng


nhu cầu thị trường còn thấp, nông dân khó tiếp cận tín dụng ngân hàng nhà nước.

4. Các vấn đề của người nghèo.


Cuộc sống nghèo gặp rất nhiều vấn đề khó khăn. Trong đó 3 vấn đề thường gặp của người nghèo làvấn đề sức khỏe, vấn đề giáo dục và vấn bất bình đẳng giới.

 

4.1. Sức khỏe và y tế.4.2. Giáo dục:4.3. Bất bình đẳng giới.

4.1. Sức khỏe và y tế.


Người nghèo thường thờ ơ với sức khỏe của mình, thiếu khám sức khỏe định kỳ, khi bệnh nặng mới chịu chữa trị thì nguy hiểm đến tính mạng và thêm nữa là điều kiện dinh dưỡng của người nghèo thấp, dẫn tới sức khỏe kém.

Đặc biệt, người nghèo là phụ nữ và trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương. Họ thiếu thông tin và hiểu biết,nên khả năng tiếp cận dịch vụ y tế hữu hiệu của những người nghèo là rất thấp.

Trẻ em nghèo thiếu dinh dưỡng, thiếu máu, nhiễm trùng là những vấn đề thông thường nhất.

Tỷ lệ tử vong cao ở phụ nữ nghèo khi sinh nở và trẻ sơ sinh.


Ngày nay, khi nhiều vật giá đều tăng, giá dịch vụ y tế và thuốc chữa bệnh ngày càng tăng, điều này làm người nghèo ngày càng khó khăn trong việc tiếp cân với các dịch vụ y tế.

4.2. Giáo dục:


Số người mù chữ thường là người nghèo và số năm đi học của họ cũng ít hơn so với các đối tượng khác trong xã hội.


Mặc dù, các trường bán công và tư thục được thành lập ngày càng nhiều và được nhà nước khuyến khích, nhưng nhiều người nghèo vẫn không thể tới trường do không đủ khả năng chi trả học phí.

4.3. Bất bình đẳng giới.


Người nghèo do hiểu biết hạn chế, nên sự bất bình đẳng giới ở người nghèo xảy ra cao. Hậu quả là bạo hành trong gia đình xảy ra nhiều hơn và nhiều người nghèo còn có tâm lý “trọng nam khinh nữ” nên sự phân biệt nam nữ là một trong những nguyên nhân hộ nghèo thường đông con. Điều này làm tăng gánh nặng kinh tế không chỉ của người nghèo mà còn của cả xã hội. Đồng thời việc sinh nhiều con cũng làm suy giảm sức khỏe của phụ nữ.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/01/2024