Thực trạng công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2013 - 1


 

Mục lục6.1. Phương pháp phỏng vấn sâu. 51. Tính cấp thiết của đề tài.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.3. Đối tượng nghiên cứu.4. Khách thể nghiên cứu.5. Phạm vi nghiên cứu.6. Phương pháp nghiên cứu.6.1. Phương pháp phỏng vấn sâu.6.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi.6.3. Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu, số liệu.6.4. Phương pháp phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS6.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu.7. Kết cấu của khóa luận.CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG GIẢM NGHÈO1.1. Một số khái niệm về nghèo.1.2. Phương pháp tiếp cận và xác định chuẩn nghèo.1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nghèo.1.4. Công tác xã hội.1.5. Nhân viên xã hội.1.6. Các vai trò của nhân viên xã hội với công tác giảm nghèo.2. Vấn đề nghèo trên thế giới.2.1. Thực trạng nghèo trên Thế giới.2.2. Nguyên nhân dẫn tới nghèo trên thế giới.3. Vấn đề nghèo tại Việt Nam.3.1. Thực trạng nghèo tại Việt Nam.3.2. Nguyên nhân nghèo tại Việt Nam.4. Các vấn đề của người nghèo.4.1. Sức khỏe và y tế.4.2. Giáo dục:4.3. Bất bình đẳng giới.5. Hậu quả của tình trạng nghèo.Thứ nhất, ảnh hưởng của tình trạng nghèo tới phát triển kinh tế.Thứ hai, đối với vấn đề chính trị - xã hội.Thứ ba, đối với các vấn đề về văn hoá.6. Luật và các chính sách giảm nghèo tại Việt Nam.6.1. Nhóm chính sách tạo điều kiện cho người nghèo ổn định, phát triển sản xuất, việc làm, tăng thu nhập.6.2. Nhóm chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội.7. Một số mô hình giảm nghèo trên thế giới và tại Việt Nam.7.1. Trên thế giới.7.2. Tại Việt Nam.TIỂU KẾT CHƯƠNG 1CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH.1.1. Đặc điểm tự nhiên.1.2. Đặc điểm xã hội.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.1.4. Công tác thực hiện chính sách giảm nghèo.1.5. Kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo năm 2013.Bảng 1: Kết quả công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành năm 2013.2. Thực trạng công tác giảm nghèo tại huyện Thuận Thành.2.1. Đặc điểm của người nghèo trên địa bàn.Bảng 2.2. Số thành viên trong gia đình người nghèo. (đơn vị: %)Bảng 2.3. Số lao động trong gia đình nghèo và cận nghèo. (đơn vị: %)Biểu đồ 2.1. Trình độ học vấn của người nghèo (đơn vị: %).Bảng 2.4. Nghề nghiệp của người nghèo.Bảng 2.5. Số nguồn thu nhập của người nghèo (Đơn vị : %)Biểu đồ 2.2. Nguồn thu nhập chính của người nghèo.2.2. Nguyên nhân nghèo.2.3. Đánh giá công tác giảm nghèo năm 2013.Bảng 2.7. Kết quả sự tham gia của người nghèo trong các chươngBiều đồ 2.3. Nguyên nhân không tham gia chương trình giảm nghèo.Bảng 2.7. Những khó khăn khi tham gia chương trình giảm nghèo.Bảng 2.8. Những thuận lợi khi tham gia chương trình giảm nghèo.Biểu đồ 2.4. Người nghèo đánh giá kết quả chương trình giảm nghèo. (Đơn vị: %)2.4. Những mong muốn, kiến nghị của người nghèo.TIỂU KẾT CHƯƠNG 2CHƯƠNG 3:1.1. Thực hiện chính sách và tăng cường nguồn lực cho giảm nghèo.1.2. Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm tăng thu nhập cho người nghèo.1.3. Giải pháp về các chính sách xã hội hỗ trợ người nghèo.2. Nhóm các giải pháp đặc thù tại các địa phương khó khăn, nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao.3. Phát triển công tác xã hội trong công tác giảm nghèo tại địa phương.TIỂU KẾT CHƯƠNG 3KẾT LUẬNDanh mục tài liệu tham khảo.PHỤ LỤC 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾNĐề tài: Thực trạng công tác thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Thuận Thành năm 2013Anh/chị hãy cho biết:PHỤ LỤC 2. PHIẾU HỎI SÂU VỚI NGƯỜI NGHÈO PHIẾU PHỎNG VẤN SÂUPHỤ LỤC 3. PHIẾU HỎI SÂU VỚI CÁN BỘ ĐỊA PHƯƠNG PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU

Mục lục

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3

3. Đối tượng nghiên cứu 3

4. Khách thể nghiên cứu 3

5. Phạm vi nghiên cứu 4

6. Phương pháp nghiên cứu 5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

 

6.1. Phương pháp phỏng vấn sâu. 5

6.1. Phương pháp phỏng vấn sâu. 5

Thực trạng công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2013 - 1

6.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi. 5

6.3. Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu, số liệu. 5

6.4. Phương pháp phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 6

6.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu. 6

7. Kết cấu của khóa luận 6

PHẦN 2: NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG GIẢM NGHÈO 7

1. Các khái niệm. 7

1.1. Một số khái niệm về nghèo. 7

1.2. Phương pháp tiếp cận và xác định chuẩn nghèo. 11

1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nghèo. 14

1.4. Công tác xã hội. 19

1.5. Nhân viên xã hội. 20

1.6. Các vai trò của nhân viên xã hội với công tác giảm nghèo... 21

2. Vấn đề nghèo trên thế giới. 24

2.1. Thực trạng nghèo trên Thế giới. 24

2.2. Nguyên nhân dẫn tới nghèo trên thế giới. 29

3. Vấn đề nghèo tại Việt Nam. 31

3.1. Thực trạng nghèo tại Việt Nam 31

3.2. Nguyên nhân nghèo tại Việt Nam 33

4. Các vấn đề của người nghèo 35

4.1. Sức khỏe và y tế. 35

4.2. Giáo dục: 35

4.3. Bất bình đẳng giới. 36

5. Hậu quả của tình trạng nghèo 36

6. Luật và các chính sách giảm nghèo tại Việt Nam. 40

6.1. Nhóm chính sách tạo điều kiện cho người nghèo ổn định, phát triển sản xuất, việc làm, tăng thu nhập. 40

6.2. Nhóm chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội. 42

7. Một số mô hình giảm nghèo trên thế giới và tại Việt Nam. 44

7.1. Trên thế giới. 44

7.2. Tại Việt Nam 45

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 48

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH. 49

1. Địa bàn nghiên cứu 49

1.1. Đặc điểm tự nhiên. 49

1.2. Đặc điểm xã hội. 50

1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. 52

1.4. Công tác thực hiện chính sách giảm nghèo. 56

1.5. Kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo năm 2013. 61

2. Thực trạng công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành 63

2.1. Đặc điểm của người nghèo trên địa bàn 63

2.2. Nguyên nhân nghèo. 70

2.3. Đánh giá công tác giảm nghèo năm 2013. 71

2.4. Những mong muốn, kiến nghị của người nghèo. 78

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 81

CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH TRONG THỜI GIAN TỚI 82

1. Nhóm giải pháp chung. 82

1.1. Thực hiện chính sách và tăng cường nguồn lực cho giảm nghèo. 82

1.2. Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm tăng thu nhập cho người nghèo. 83

1.3. Giải pháp về các chính sách xã hội hỗ trợ người nghèo. 84

2. Nhóm các giải pháp đặc thù tại các địa phương khó khăn, nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao 86

3. Phát triển công tác xã hội trong công tác giảm nghèo tại địa phương. 86

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 89

KẾT LUẬN 90

PHỤ LỤC 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN 94

PHỤ LỤC 2. PHIẾU HỎI SÂU VỚI NGƯỜI NGHÈO 98

PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU 98

PHỤ LỤC 3. PHIẾU HỎI SÂU VỚI CÁN BỘ ĐỊA PHƯƠNG 99

PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU 99


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài.


Nghèo là một vấn đề xã hội mang tính chất toàn cầu, nó không chỉ diễn ra ở các nước chậm phát triển với nền kinh tế lạc hậu mà còn diễn ra ở các nước đang phát triển và trong bối cảnh thế giới bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu, làm cho sản xuất đình trệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giảm thì vấn đề nghèo lại càng gia tăng nhanh. Theo thống kê, trong số 7 tỷ người sống trên hành tinh này, hiện có khoảng 1,1 tỷ người đang sống dưới mức cực kỳ nghèo theo chuẩn quốc tế là 1,25 USD một ngày.

Chính phủ Việt Nam coi vấn đề giảm nghèo là mục tiêu quan trọng xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong hơn hai mươi năm đổi mới và phát triển, chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều đề án, chương trình, giải pháp nhằm giảm tỷ lệ nghèo xuống mức thấp nhất, cả hệ thống chính trị Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng, giảm nghèo, đã đạt được những kết quả to lớn và bền vững rất đáng tự hào, được nhân dân trong nước hưởng ứng mạnh mẽ, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Vừa qua, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) đã tổ chức sự kiện đặc biệt “Công nhận thành tích nổi bật trong đấu tranh xóa đói, giảm nghèo” cho 38 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh khối dân cư giàu có và trung lưu ngày một gia tăng, vẫn còn một bộ phận lớn dân cư tình trạng nghèo. Theo báo cáo của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 22% (năm 2005) xuống còn 9,6% (năm 2012). Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo giai đoạn 2005-2012 chưa vững chắc, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân


cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía bắc và Tây Nguyên. Tỷ lệ hộ tái nghèo, phát sinh nghèo hằng năm còn cao, bình quân mỗi năm có khoảng 1/3 hộ tái nghèo và phát sinh nghèo mới so với tổng số hộ thoát nghèo. Sự chồng chéo của hệ thống chính sách giảm nghèo đang trở thành yếu tố cản trở hiệu quả thực hiện các chính sách và mục tiêu giảm nghèo. Trong báo cáo gửi đại biểu Quốc hội khóa XIII của Bộ Lao động và Thương binh xã hội, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: Việc thực hiện chính sách an sinh xã hội và giảm nghèo thời gian qua còn nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau, dẫn đến manh mún, dàn trải nguồn lực, chồng chéo, trùng lặp, hiệu quả chưa cao. Theo thống kê sơ bộ, có khoảng trên 70 chính sách hỗ trợ đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, người nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Sự chồng chéo về chính sách tuy không chồng chéo về nguồn lực nhưng dẫn tới sự dàn trải, phân tán nguồn lực đầu tư trong khi khả năng bố trí ngân sách nhà nước còn hạn chế, làm ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của các công trình, chính sách, các địa phương, cơ sở không chủ động được việc bố trí nguồn vốn theo nhu cầu... Đồng thời, việc chậm hướng dẫn, sửa đổi một số chính sách đã gây khó khăn cho các địa phương trong việc tổ chức thực hiện.

Thuận Thành là huyện lớn thứ hai của tỉnh Bắc Ninh về diện tích và dân số, một huyện có lịch sử lâu đời với 17 xã và 1 thị trấn. Trong những năm qua, Đảng ủy, UBND huyện Thuận Thành luôn quan tâm thực hiện công tác GN, đề ra các chương trình, chính sách giúp đỡ, tạo điều kiện hộ nghèo vượt khó vươn lên làm chủ cuộc sống. Năm 2013 vừa qua, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm 0,98% so với năm 2012 còn 3.52%, đời sống của người nghèo được nâng cao. Tuy nhiên, tỷ hộ nghèo giảm nhanh nhưng thiếu bền vững nhất là ở những vùng, địa phương khó khăn, thuần nông. Công tác triển khai các chính


sách, chương trình giảm nghèo ở một số địa phương còn bất cập, hiệu quả chưa cao, chưa có sự đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai công tác giảm nghèo. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về công tác giảm nghèo, tìm ra những mặt được và chưa được trong quá trình thực hiện để đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện công tác giảm nghèo có hiệu quả hơn trong những giai đoạn tiếp theo ở huyện Thuận Thành có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Xuất phát từ những lý do trên, em đã chọn và nghiên cứu đề tài : “Thực trạng công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2013” làm khóa luận tốt nghiệp.

2. Nhiệm vụ nghiên cứu.


Thứ nhất, hệ thống hóa những lý luận căn bản và thực tiễn về nghèo.


Thứ hai, hướng tới phân tích và đánh giá thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Thuận Thành. Trong đó đi sâu phân tích, chỉ rõ những mặt thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện các chính sách giảm nghèo của phòng Lao động thương binh & xã hội huyện Thuận Thành trên địa bàn trong năm 2013. Từ đó đề xuất các giải pháp giảm nghèo theo hương bền vững phù hợp hoàn cảnh của địa phương.

3. Đối tượng nghiên cứu.


Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là công tác giảm nghèo của phòng Lao động thương binh xã hội huyện Thuận Thành năm 2013.

4. Khách thể nghiên cứu.


Khách thể nghiên cứu của khóa luận là các chủ hộ nghèo (100 bảng hỏi) của huyện cùng với đội ngũ cán bộ thực hiện công tác giảm nghèo cấp huyện và xã. Cụ thể như sau:

Hộ nghèo


- 30 bảng hỏi: Xã Song Hồ - xã có tỷ lệ nghèo thấp nhất.


- 40 bảng hỏi: Xã Ngũ Thái - xã có tỷ lệ huyện cao nhất.


- 30 bảng hỏi: Thị trấn Hồ - trung tâm huyện, nơi đặt trụ sở Huyện ủy, UBND huyện.

Cán bộ.


- 1 phỏng vấn sâu: Nguyễn Công Hưng – phó trưởng phòng LĐTBXH huyện Thuân Thành, cán bộ chuyên trách công tác giảm nghèo.

- 1 phỏng vấn sâu: Nguyễn Văn Tuân – cán bộ chính sách Thị trấn Hồ.


- 1 phỏng vấn sâu: Nguyễn Văn Cương – cán bộ chính sách xã Song Hồ.


- 1 phỏng vấn sâu: Nguyễn Văn Cường – cán bộ chính sách xã Ngũ Thái.


5. Phạm vi nghiên cứu.


- Nội dung: Khóa luận tập trung tìm hiểu, phân tích hiện trạng công tác thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Thuận Thành trên hệ thống chỉ tiêu cơ bản, từ đó đưa ra một số đề xuất.

- Thời gian: Tập trung nghiên cứu hiện trạng nghèo và công tác giảm nghèo của địa phương trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013.

- Không gian: Huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/01/2024