Kinh Nghiệm Về Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt Ở Việt Nam

thành phố Horsholm, địa phương có thu nhập tính theo đầu người cao nhất Đan Mạch, cho biết nhà máy này đã giúp làm giảm chi phí sưởi ấm và nâng cao giá trị các ngôi nhà của người dân địa phương.

Ở thành phố Horsholm (Đan Mạch), chỉ có 4% rác thải được đưa tới bãi rác và 1%, gồm hoá chất, sơn và chất thải điện tử, được chuyển tới bãi chôn rác đặc biệt. 61% chất thải của thành phố được tái chế và 34% được đốt trong nhà máy biến chất thải thành năng lượng. Những nhà máy này đã sử dụng nhiều thiết bị sàng lọc mới, để loại ra những chất có thể gây ô nhiễm trước khi đưa rác vào lò đốt. Mức ô nhiễm trong khói của các nhà máy này thấp hơn tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt của châu Âu từ 10 đến 20%. Những chất thải có thể gây ô nhiễm được xử lý theo phương pháp riêng, chứ không phải đem chôn.

1.5.2. Kinh nghiệm về quản lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam

1.5.2.1. Tỉnh Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh đất chật, người đông, với hơn 90% dân số sống ở khu vực nông thôn có nghề chính là làm ruộng. Trong chính sách mở cửa để phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, hàng trăm làng nghề, xã nghề được khôi phục và hoạt động trở lại, cùng nhiều trung tâm thương mại, chợ lớn nhỏ mọc lên tại các thị trấn, thị tứ, vùng nông thôn đã thu hút hàng vạn lao động. Đời sống người dân nông thôn được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi. Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình phát triển cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng ở nông thôn như: cung cấp nước sinh hoạt, rác thải, nước thải tại các làng nghề, thị trấn, thị tứ...

Hiện tại nông thôn Thái Bình do tập trung dân số với mật độ cao, chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp, một số kết hợp sản xuất làng nghề, dịch vụ nông nghiệp, nông thôn. Phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp ngoài một phần làm thức ăn gia súc, phân bón, chất đốt, phần còn lại bị vương vãi trong đường làng, ngò xóm rất cần thiết phải thu gom chuyển đến nơi tập trung để có biện pháp xử lý phù hợp bảo đảm vệ sinh môi trường (VSMT). Việc xây dựng chuồng trại chăn nuôi chưa hợp lý, chăn thả gia súc tự do, cho nên chất thải từ chăn nuôi cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nông thôn hiện nay. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực và thải ra một lượng đáng kể vỏ bao bì gồm: túi ni-lông, chai lọ thuỷ tinh, chai nhựa, bị vứt bỏ bừa bãi trên đồng ruộng, kênh mương, ao hồ sau khi sử dụng. Bên cạnh đó, thực trạng hoạt động sản xuất của phần lớn làng nghề, xã nghề đều ở quy mô nhỏ,

công nghệ sản xuất lạc hậu và chưa được quan tâm vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường. Khối lượng chất thải rắn không được thu gom hoặc thu gom đạt tỷ lệ thấp gây tình trạng chất đống bừa bãi ra trục đường giao thông, kênh mương, ao hồ... Ngoài ra, do đời sống của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao, sản phẩm tiêu thụ ngày càng nhiều dân đến lượng chất thải tăng và chưa được thu gom và xử lý triệt để. Vì vậy, môi trường nói chung và chất thải rắn tại các vùng nông thôn Thái Bình nói riêng đang là vấn đề rất cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành và nhân dân.

Từ thực trạng nêu trên, Thái Bình đưa ra một mô hình thu gom và xử lý chất thải rắn đã được một số cơ sở trong tỉnh áp dụng hiệu quả, góp phần vào công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững địa phương.

Mô hình được áp dụng theo quy mô nhỏ ở cấp thôn hoặc xã. Thành lập một tổ thu gom rác thải từ năm đến bảy người có quy chế hoạt động cụ thể và chịu sự quản lý của chính quyền xã hoặc thôn. Tổ thu gom rác được trang bị xe chở rác, các vật dụng cần thiết gồm: cuốc, xẻng, quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, chổi... Tổ thu gom hoạt động hằng ngày vào các giờ quy định (thường từ 15 đến 16 giờ), trong khoảng thời gian này, các nhân viên thuộc tổ thu gom có trách nhiệm thu gom rác và vệ sinh đường làng, ngò xóm trong thôn hoặc xã. Rác thải sau khi thu gom được vận chuyển đến bãi rác đã được quy hoạch thuộc địa giới hành chính của thôn, xã. Tại bãi rác, các nhân viên tiếp tục thực hiện các công đoạn xử lý tiếp theo. Đối với chất thải rắn nông thôn hiện nay nên lựa chọn phương pháp xử lý bằng cách chôn lấp dễ thực hiện và đạt hiệu quả kinh tế.

Vị trí bãi chôn lấp phải nằm trong tầm khoảng cách hợp lý tới nguồn phát sinh phế thải, tại khu đất trống, không phá hoại cảnh quan, xa khu vực dân cư và nên khuất gió. Diện tích bãi chôn lấp tuỳ theo khối lượng rác thải và điều kiện của từng địa phương. Bố trí bãi chôn lấp cách xã nguồn nước mặt, các dòng chảy. Ngăn chặn sự rò rỉ của nước bãi rác thải với nước ngầm bằng các lớp lót chống thấm và thành đê bao của bãi chôn lấp. Các yêu cầu thiết kế về mặt bằng, đường vào ra, rào chắn, biển hiệu phải tuân thủ đúng quy định, chú ý lớp lót chống thấm, hệ thống đê kè chung quanh bãi rác. Lớp lót chống thấm có thể được sử dụng bằng đất sét có độ dày từ 0,5 m trở lên. Bãi chôn lấp được chia thành các ô nhỏ và có độ sâu trung bình hơn 1m.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Các chỉ dẫn khi chôn lấp rác thải: khu vực chôn lấp rác cần chia thành những ô nhỏ thường bắt đầu chôn lấp từ các ô phía cuối bãi chôn lấp ra Rác thải sau khi

được đổ vào vị trí quy định được trải thành những lớp dày 20-40 cm lên đáy bãi chôn lấp và tiếp tục trải những lớp khác lên trên. Mỗi lớp rác thải phải được đầm nén 5-6 lần. Cuối ngày cần phủ lên một lớp đất dày 5-10 cm rồi lại đầm nén. Mỗi ô hoàn chỉnh phải kết thúc trước khi bắt đầu ô tiếp theo. Phun hoá chất diệt côn trùng và rắc vôi bột vào lớp rác thải đã đầm nén trước khi phủ đất lên trên. Khi đóng bãi cần có lớp phủ đất cuối cùng. Đây là phương pháp chôn chất thải rắn có kiểm soát, dễ thực hiện và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Thu từ nhân dân theo đơn vị gia đình bằng tiền mặt hoặc thóc để mọi người dân đều có ý thức, trách nhiệm gìn giữ vệ sinh môi trường và có nguồn tài chính trả công cho nhân viên lao động trực tiếp thu gom và xử lý chất thải rắn.

Thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội - 5

1.5.2.2. Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội Các bước tiến hành xây dựng mô hình

Điều tra, khảo sát tình trạng ô nhiễm do rác thải sinh hoạt của địa phương.

Tuyên truyền vận động người dân và chính quyền hưởng ứng việc thu gom, xử lý rác.

Lên phương án khả thi về xây dựng và tổ chức thực hiện.

Dựa trên phương án khả thi, phân bổ nguồn kinh phí do Tổ chức ủng hộ và phần kinh phí do tỉnh, huyện và nhân dân cần phải đóng góp để thực hiện dự án. Địa phương dành 1.500m2 tương lai 3.000m2) để xây dựng mô hình tại địa điểm thích hợp xa nhà dân.

Tổ chức đội thu gom, vận chuyển và xử lý rác.

Tuyên truyền, tập huấn cho người dân từ khâu phân loại khi bỏ rác vào thùng và có thói quen đổ rác như ở các thành phố.

Việc phân loại rác được tiến hành từ các gia đình, tại trạm tiếp tục lựa chọn, phân loại tiếp trong quá trình tập kết, đổ rác.

Xây dựng trạm xử lý rác cho nông thôn theo quy trình công nghệ của các nhà khoa học Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Quy trình xử lý

Rác thải của các hộ dân được phân loại sơ bộ ngay tại gia đình, mỗi gia đình có 2 thùng rác, một thùng đựng rác hữu cơ (thực phẩm thừa, lá cây...), một thùng đựng rác vô cơ các loại không phân hủy được (thủy tinh, nilon, vỏ sò, vỏ ốc...). Hàng ngày công nhân của đội thu gom đi thu gom đưa về sân tập kết. Ở đây, rác được tiếp


27

tục phân loại để loại bỏ các chất vô cơ. Phần hữu cơ được trộn lẫn với chế phẩm vi sinh BioMicromix rồi đưa vào bể ủ. Chế phẩm vi sinh BioMicromix là chế phẩm vi sinh vật ưa nhiệt, có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ, làm nhanh mất mùi hôi, không có ruồi muỗi. Mỗi bể ủ có thể tích từ 30-40m3.

Đây là mô hình tương đối hoàn chỉnh phục vụ cho việc xử lý rác ở quy mô nhỏ. Một mô hình xử lý rác sạch, không gây ô nhiễm môi trường, không tốn diện tích chôn lấp và tận dụng được nguồn phế thải hữu cơ để sản xuất phân bón phục vụ cho nông nghiệp. Mô hình trên có thể triển khai và nhân rộng ra nhiều địa phương trong cả nước, tạo cho nông thôn có cảnh quan vào môi trường trong sạch. Mô hình trên đã được nhân dân địa phương ủng hộ trong việc thu gom rác thải, giữ gìn vệ sinh làng xã sạch đẹp, không còn cảnh rác vứt bừa bãi. Kinh phí đầu tư tương đối rẻ, phù hợp cho điều kiện nông thôn nay ở nước ta. Với chi phí khoảng 400- 500 triệu đồng có thể xây dựng được một cơ sở xử lý rác với công suất từ 3-5tấn/ngày.

1.5.2.3. Mô hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở tỉnh Phú Yên

Tháng 6/2016, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND huyện Tuy An tỉnh Phú Yên triển khai đề án Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt nông thôn tại xã An Mỹ. UBND huyện Tuy An chọn xã An Mỹ làm mô hình điểm cho toàn huyện, bởi từ trước đó, nhiều hộ dân trong xã đã hùn nhau thuê xe bục bịch thu gom rác đi đổ. Tuy nhiên, bà con làm tự phát nên việc xử lý rác chưa đúng quy trình. Trong khi đó, tại xã An Mỹ, mỗi ngày có từ 15-20 tấn rác không được thu gom, làm mất cảnh quan, gây ô nhiễm môi trường. Trước nhu cầu của người dân, UBND huyện đã đầu tư kinh phí khoảng 200 triệu đồng giúp xã triển khai mô hình này.

Mô hình được thực hiện trên địa bàn 3 thôn Phú Long, Hòa Đa, Giai Sơn theo hình thức tự quản cộng đồng do Hội Liên hiệp phụ nữ xã đảm nhiệm. Trong quá trình thực hiện, Sở Tài nguyên và môi trường đã hỗ trợ 26 xe thu gom rác, 4 bộ đồ bảo hộ lao động và 6 tháng lương đầu tiên cho 5 người trong tổ thu gom rác, mỗi người 1,5 triệu đồng/tháng. Xã An Mỹ có 5 thôn. Phong trào xây dựng nông thôn mới đã giúp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, từ đây đẩy mạnh hoạt động dịch vụ thương mại, phát triển kinh tế hộ và đời sống của người dân ngày một nâng cao. Để đảm bảo phát triển bền vững, chính quyền xã quan tâm đến công tác vệ sinh, giữ gìn cảnh quan môi trường sống bằng cách đưa mô hình thu gom rác thải đi vào hoạt động. UBND xã đặt ra mục tiêu khoảng 65% lượng rác thải tại đây được thu gom, xử lý. Các

hộ dân được nâng cao ý thức sinh hoạt, hình thành thói quen tập hợp rác sinh hoạt vào một chỗ, không vứt rác bừa bãi ra kênh mương, đường làng…

Mô hình thu gom và xử lý rác thải ở huyện Tuy An không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường mà còn mang lại lợi ích mọi mặt về lâu dài. Từ đó có thể tác động lên ý thức, hành vi của mỗi người dân và trách nhiệm của chính quyền các cấp, góp phần xây dựng nông thôn mới văn minh, xanh - sạch - đẹp .

1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

Từ nghiên cứu kinh nghiệm một số nước trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam, ta thấy được một số bài học cần lưu ý cho huyện Hoài Đức trong quản lý RTSH như sau:

Xây dựng mô hình thu gom và xử lý rác thải phù hợp với địa phương: thành lập tổ thu gom, trang bị đầy đủ dụng cụ cần thiết, bố trí bãi xử lý rác thải xa khu dân cư và nguồn nước mặt có dòng chảy, có chỉ dẫn chôn lấp.

Quản lý rác thải dựa vào chính cộng đồng đó, chúng ta phải huy động và phát huy nội lực chính địa phương dưới sự hỗ trợ của các cơ quan chính quyền địa phương.

Để công tác quản lý rác thải thành công thì công tác tuyên truyền cho dân thay đổi thói quen vắt rác và công tác tổ thu gom là hết sức quan trọng.

Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ địa phương, cần có sự phối hợp chặt chữ giữa các đơn vị, ban ngành đặc biệt trong việc quản lý rác thải.

Nâng cao năng lực cộng đồng trong việc quản lý rác thải sinh hoạt.

Xây dựng mô hình thu gom và xử lý rác thải phải phù hợp với địa phương. Quản lý rác thải phải dựa vào chính cộng đồng đó, phát huy được vai trò sức mạnh của các tổ chức quần chúng và chính quyền các cấp trong việc quản lý rác thải sinh hoạt tại địa phương.

Để đảm bảo việc thu gom và xử lý rác thải được thuận lợi hơn cần tuyên truyền giáo dục vận động người dân ý thức tự phân loại rác thải và giữ gìn vệ sinh chung. Việc tuyên truyền phải được thực hiện một cách rộng rãi và phổ biến trên các phương tiện truyền thông và gây được sự chú ý của người dân.

Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ địa phương, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, các ban ngành trong việc quản lý rác thải sinh hoạt ở địa phương.


Tiểu kết chương 1

Chương 1 tập trung hệ thống hóa các khái niệm và nội hàm có liên quan đến thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt; đồng thời, làm rò quy trình và nhân tố tác động đến thực hiện chính sách. Kinh nghiệm triển khai thực tiễn ở trong và ngoài nước cũng được đề tài phân tích; từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm để triển khai chính sách cho khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của chương 1 đã làm rò được khung lý thuyết của đề tài, là cơ sở thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Huyện Hoài Đức nằm về phía Tây trung tâm thành phố Hà Nội; Phía Bắc giáp huyện Đan Phượng; Phía Nam giáp quận Hà Đông; Phía Tây giáp huyện Quốc Oai; Phía Đông giáp quận Nam Từ Liêm, quận Bắc Từ Liêm. Huyện có 20 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 01 thị trấn và 19 xã, với 129 thôn và 01 tổ dân phố.

Nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy, có quy mô diện tích đất đai 8.246,77 ha với đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 4 mùa khá rò nét trong năm; Nhiệt độ trung bình năm từ 23,1- 23,5 0C, lượng mưa trung bình năm là 1.600 - 1.800 mm, độ ẩm không khí trung bình năm là 83% - 85%.

Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên đã tạo những thuận lợi cho tiến trình phát triển đô thị hóa. Theo đó, huyện được quy hoạch là đô thị trung tâm của TP Hà Nội với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; các Quy hoạch phân khu đô thị S2, S3, S4 và GS đều đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt; đồng thời, là cửa ngò phía Tây Thủ đô nên gần thị trường tiêu thụ lớn của nội thành, góp phần gia tăng sản xuất và lưu thông hàng hóa trên địa bàn.

Trong những năm qua, tận dụng lợi thế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của TP Hà Nội, huyện Hoài Đức có tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh. Nhiều dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhiều khu đô thị được đầu tư xây dựng, kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

2.1.2. Hạ tầng kỹ thuật

Huyện Hoài Đức chỉ có loại hình vận tải chính là đường bộ, gồm có các trục đường lớn đi qua địa bàn như: trục đại lộ Thăng Long, Quốc lộ 32, Tỉnh lộ 423, 422, 70. Hiện tại trên địa bàn huyện có 816,8 km đường giao thông (273 km đường đô thị; 579,8 km các tuyến đường trục xã, ngò, xóm).

Đường tỉnh lộ do Thành phố quản lý đã được đầu tư xây dựng nâng cấp, cải tạo tạo và nhựa hóa đảm bảo nhu cầu giao thông và đi lại thuận tiện cho nhân dân với chiều dài 30,8 km gồm: Đại Lộ Thăng Long; Quốc lộ 32; Đường tỉnh 422;

Đường tỉnh 422B; Đường tỉnh 423; Đường đê Tả đáy phục vụ vào mục đích giao thông.

Đường huyện: 19,9 km gồm đường Sơn Đồng - Song Phương, đường Sơn Đồng - Đắc Sở - Tiền Yên, đường Song Phương - Vân Côn, đường Lại Yên - An Khánh, đường Lại Yên - Vân Canh, đường Lại Yên - Tiền Yên.

Hệ thống đường trong các khu đô thị mới: Khu đô thị mới Bắc Quốc lộ 32, Khu đô thị mới Vân Canh, Khu đô thị Nam An Khánh, Khu đô thị Bắc An Khánh chiều dài 104 km.

Đường giao thông trong các khu đất đấu giá, dịch vụ, công nghiệp, tái định cư chiều dài 82,3 km.

Đường xã: Các tuyến đường giao thông trục xã, liên xã, ngò xóm đã cứng hóa 579,8 km.

Về chiếu sáng: Hệ thống chiếu sáng các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ, đường huyện, các tuyến trục xã, liên xã, các tuyến đường trong các khu đô thị cơ bản đã được đầu tư xây dựng hệ thống điện chiếu sáng công cộng đạt 95%; Hệ thống chiếu sáng các tuyến đường trục xã, liên xã, trục thôn, đường ngò xóm hầu hết đã được chiếu sáng bằng hệ thống bóng đèn compac do nhân dân đóng góp đầu tư và duy trì.

Bến bãi đỗ xe: Hệ thống các bãi đỗ xe tập trung trên địa bàn huyện được quy hoạch theo các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị và quy hoạch Nông thôn mới, tuy nhiên chưa được đầu tư xây dựng.

Về thủy lợi: Huyện có hệ thống tưới tiêu gồm 76 trạm bơm có tổng công suất bơm là 65.400 m3/h; hệ thống kênh mương dài 115 km, đảm bảo được tưới tiêu trên địa bàn.

Về cấp điện: Huyện Hoài Đức hiện đang sử dụng lưới điện quốc gia. Mạng điện hạ thế đã vươn tới tất cả các khu vực trên địa bàn huyện. Hệ thống điện của huyện cơ bản được đầu tư đồng bộ theo quy hoạch, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của cả hệ thống.

Về Mạng lưới giao thông liên lạc: Huyện Hoài Đức có 01 Trung tâm viễn thông, 01 Bưu điện trung tâm; 20/20 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hóa, có các cột Anten trạm BTS phủ sóng di động và cáp quang Internet. 100% các hộ dân đều sử dụng điện thoại, dịch vụ Internet trong cuộc sống hàng ngày.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022