Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 10


du lịch, khai thác thị trường. Thực hiện các chính sách đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập cảnh thuộc thẩm quyền của địa phương; tăng cường đầu tư chiều sâu cho du lịch, nâng cao chất lượng và tính đa dạng của sản phẩm du lịch tương xứng với hình ảnh được quảng bá.

- Củng cố, phát huy trách nhiệm và chất lượng hoạt động của Trung tâm xúc tiến du lịch thuộc sở chuyên ngành để tham mưu thực hiện tốt các nội dung hoạt động này. Về lâu dài cần thành lập các Văn phòng đại diện của tỉnh tại các trung tâm du lịch lớn trong nước và hướng đến các thị trường khách quốc tế tiềm năng.

3.6. Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của các bên liên quan trong thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

3.6.1. Phát huy vai trò, ý thức trách nhiệm của khách du lịch

Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ tài nguyên du lịch, tuyên truyền về quyền gắn với trách nhiệm của khách du lịch nhằm nâng cao ý thức tự giác của du khách về bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, ý thức tôn trọng cộng đồng, tôn trọng văn hóa bản địa. Hướng dẫn du khách tự giác thực hiện các nội quy, quy chế, các bộ quy tắc ứng xử khi tham gia du lịch.

Bố trí thời gian và nội dung hợp lý trong các hành trình du lịch, các tour du lịch để du khách thực sự được chủ động tham gia, trải nghiệm cùng cộng đồng địa phương nơi có tài nguyên du lịch, từ đó tạo sự ghi nhận, chia sẻ, trân trọng và ý thức cộng đồng trách nhiệm của khách du lịch trong bảo vệ tài nguyên, môi trường. Tổ chức thường xuyên các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường ở điểm đến du lịch và mời khách du lịch tham gia (như tổ chức trồng cây và gắn biển tên cho khách tham gia, hướng dẫn khách cùng thử nghiệm các kỹ năng đan lát, thêu dệt có thưởng bằng chính sản phẩm làm ra...). Thực hiện việc bình chọn, ghi danh, trao quà lưu niệm cho các du khách có đóng góp tích cực cho bảo vệ tài nguyên, môi trường trong hành trình du lịch, tổ chức các gói du lịch giảm giá, khuyến mại gắn với trách nhiệm tiêu dùng các sản phẩm địa phương, với mức độ hiểu biết của khách về văn hóa bản địa...


- Thực hiện các giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, môi trường xã hội an toàn cho khách du lịch ở điểm đến; đồng thời nhắc nhở, chấn chỉnh những du khách vi phạm nội quy, quy định, ứng xử thiếu văn hóa bằng các biện pháp cần thiết. Xử lý các trường hợp lợi dụng hoạt động du lịch để tổ chức, tham gia các tệ nạn xã hội, gây mất an ninh trật tự, mất an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.

3.6.2. Nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của các chủ thể kinh doanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

- Nâng cao ý thức cộng đồng trách nhiệm, nhận thức về kinh doanh du lịch bền vững, văn hóa kinh doanh cho các cơ sở kinh doanh du lịch và người lao động du lịch. Thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp ổn định giá cả, chăm sóc khách hàng, khuyến mại phù hợp... để kích thích tăng nhu cầu tiêu dùng và giảm tính thời vụ của du lịch, giảm áp lực lên tài nguyên du lịch, bảo đảm việc làm cho người lao động du lịch. Hỗ trợ, ưu đãi đầu tư, kinh doanh đối với các cơ sở lựa chọn đầu tư kinh doanh các nội dung mà tỉnh cần khuyến khích để đa dạng hóa sản phẩm và tăng sức hút với khách; hỗ trợ nâng cao năng lực tổ chức, quản trị kinh doanh của các cơ sở kinh doanh du lịch. Quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh, không để xảy ra tình trạng bắt chẹt, lừa dối khách; phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm. Phát huy tốt vai trò của các hiệp hội du lịch, hội doanh nghiệp, các tổ chức bảo vệ khách hàng, người tiêu dùng... để vừa bảo vệ và tạo sự cạnh tranh lành mạnh đồng thời liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các cơ sở kinh doanh du lịch, vừa bảo vệ tốt quyền lợi khách du lịch, từ đó thu hút, tăng số lượng khách du lịch đến với tỉnh.

- Thực hiện các biện pháp quản lý tài chính đúng quy định, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ hoạt động kinh doanh du lịch. Bố trí đầu tư trở lại thỏa đáng từ ngân sách cho các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch và phát triển cộng đồng ở các khu, điểm có hoạt động kinh doanh du lịch. Huy động sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch cho các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường, góp phần giảm nghèo, phát triển văn hóa xã hội, phát triển cộng đồng ở điểm đến du lịch.

Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 10


3.6.3. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Quan hệ giữa du khách và cộng đồng người dân địa phương ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Mối quan hệ này tốt đẹp là một trong những yếu tố tạo ra sự tham quan du lịch, đặc biệt là sự trở lại tham quan du lịch của du khách[2,tr.151-160]. Do đó, việc phát huy vai trò, trách nhiệm của công đồng trong thực hiện chính sách phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ hiện nay là rất quan trọng. Để làm được điều đó, cần thiết:

- Có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ (bằng việc sử dụng các đòn bẩy vật chất, hỗ trợ đào tạo, tập huấn…), tạo môi trường thuận lợi cho cộng đồng tham gia đầu tư kinh doanh du lịch. Các nội dung kinh doanh du lịch khác nhau được khuyến khích, hỗ trợ, tạo môi trường ở các mức độ khác nhau; thông qua đó cơ quan quản lý huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng, đồng thời điều tiết được sự phát triển du lịch của địa phương theo hướng bền vững, tránh được sự phát triển không cân đối hoặc quá mức, quá tải trong việc sử dụng tài nguyên, ảnh hưởng đến môi trường du lịch. Các lĩnh vực kinh doanh cần tăng cường thu hút, khuyến khích cộng đồng tham gia đầu tư là: Đầu tư các dự án xây dựng cơ sở lưu trú chất lượng cao, dự án xây dựng các khu vui chơi giải trí, hoạt động lữ hành, các dịch vụ phục vụ hành trình du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề.

- Hướng dẫn, phát huy trí tuệ và khả năng của các cá nhân trong cộng đồng trong việc phát triển đa dạng các loại hàng hoá, sáng tạo ra các dịch vụ mới, tạo sự độc đáo trong phong cách phục vụ; khuyến khích sự tham gia, sáng tạo của cộng đồng để khôi phục các sản phẩm đặc sản truyền thống và tạo nên các sản phẩm hàng hoá, các dịch vụ có thương hiệu gắn với du lịch Phú Thọ… để từ đó đa dạng hoá sản phẩm du lịch.

- Khuyến khích, hỗ trợ cộng đồng bản địa phát huy bản sắc (đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số), truyền thống văn hoá, sử dụng các yếu tố văn


hoá truyền thống của cộng đồng để trực tiếp tạo ra các dịch vụ thu hút khách du lịch (như hỗ trợ thành lập các câu lạc bộ hát Xoan, diễn xướng dân gian, đâm đuống, đội cồng chiêng thôn bản ở các bản động vùng cao huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Thanh Thuỷ, Yên Lập; hỗ trợ phục dựng các làng nghề cổ vùng Lâm Thao, Việt Trì; hỗ trợ mở các dịch vụ du lịch thôn bản ở Tân Sơn, Thanh Sơn…).

- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương về ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên, ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục, các nét kiến trúc làng xã cổ, nét đẹp nguyên bản của các lễ hội,…

Có sự đầu tư cần thiết về nguồn kinh phí và các biện pháp hỗ trợ thông tin, truyền thông… cho các hoạt động này (hỗ trợ duy trì lễ hội Trò Trám ở Tứ Xã, tục cướp cây bông ở Đào Xá, hát Xoan Kim Đức, vật đuổi giải Cao Xá…).

Thực hiện các nhóm giải pháp nói trên liên quan đến vai trò và đặt ra yêu cầu trách nhiệm của nhiều chủ thể, trong đó, UBND tỉnh, với vị trí, chức năng theo quy định của pháp luật là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, có trách nhiệm chủ động tham mưu để Tỉnh ủy có các chủ trương lãnh đạo về phát triển du lịch bền vững của tỉnh Phú Thọ; tham mưu và đề xuất trình HĐND tỉnh ban hành các quyết sách chung về phát triển du lịch bền vững; trực tiếp chỉ đạo thực hiện đồng bộ, thống nhất các giải pháp phát triển du lịch bền vững trên toàn tỉnh; trao đổi, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp để huy động sự tham gia và phát huy vai trò của các tổ chức này cho phát triển du lịch. Sở VH,TT&DL và các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh tham mưu, giúp UBND tỉnh trong tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển du lịch bền vững gắn với chức năng của đơn vị mình. UBND tỉnh, với sự tham mưu, giúp việc của các cơ quan chuyên môn trực thuộc, sử dụng tổng thể các biện pháp quản lý như tạo môi trường (thể chế, chính sách, hành chính, an ninh, xã hội...), tạo điều kiện (tiếp cận nguồn lực, thị trường, xúc tiến, quảng bá...), tuyên


truyền, động viên khuyến khích, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, xử lý vi phạm, để thúc đẩy thực hiện các giải pháp phát triển du lịch bền vững thuộc trách nhiệm của các chủ thể của hoạt động du lịch. Các cơ sở kinh doanh du lịch, du khách, cộng đồng dân cư được động viên và có trách nhiệm tham gia, góp phần thực hiện những giải pháp cụ thể liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hoặc gắn với quyền lợi của mình, từ đó góp phần thực hiện tốt các giải pháp chung về phát triển du lịch bền vững, hướng đến đạt mục tiêu phát triển du lịch bền vững của tỉnh.


Tiểu kết Chương 3

Có thể thấy rằng, việc thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay đạt được cả những thành tựu và hạn chế. Để có thể khắc phục những hạn chế, phát huy tính tích cực, nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển du lịch ở Phú Thọ hiện nay, theo chúng tôi cần thực hiện một số giải pháp như nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Tăng cường nguồn lực, thu hút vốn đầu tư; đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ phát triển du lịch; Tăng cường bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch; Đa dạng hóa các hình thức xúc tiến, quảng bá du lịch, phát triển thị trường; Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của các bên liên quan trong thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Các giải pháp này có sự thống nhất với nhau; do đó, cần thiết phải thực hiện một cách đồng bộ.


KẾT LUẬN

Du lịch ngày càng khẳng định được vị thế của mình đối với với sự phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển du lịch hiện nay là vấn đề đang được Nhà nước ta quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Để có thể phát triển du lịch một cách hiệu quả cần có một chính sách phát triển du lịch chất lượng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích thực hiện chính sách phát triển du lịch có tầm quan trọng đặc biệt. Theo đó, thực hiện chính sách phát triển du lịch là toàn bộ quá trình đưa chính sách vào thực tế đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề trong phát triển du lịch. Quá trình này cần tập trung xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; phổ biến, tuyên truyền chính sách; phân công, phối hợp thực hiện chính sách; duy trì chính sách; điều chỉnh chính sách; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách; đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm trong thực hiện chính sách.

Phú Thọ là địa phương có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng với định hướng phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Những phân tích, tổng hợp trong những năm qua cho thấy, việc thực hiện chính sách phát triển du lịch của tỉnh đã đạt được những thành quả nhất định, góp phần thúc đẩy, tạo động lực cho sự phát triển du lịch của tỉnh. Qua đó, khẳng định vị thế của Phú Thọ trong thị trường du lịch của vùng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, quá trình này còn những hạn chế nhất định. Những hạn chế này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Chính vì vậy, để có thể phát triển hơn nữa du lịch của tỉnh Phú Thọ, cần nâng cao hơn nữa hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển du lịch của tỉnh, nhằm phát huy hơn nữa những ưu điểm của chính sách cũng như khắc phục, hạn chế những hạn chế còn tồn tại của chính sách. Đó là nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Tăng cường nguồn lực, thu hút vốn đầu tư; đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ phát triển du lịch; Tăng cường bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng


yêu cầu phát triển du lịch; Đa dạng hóa các hình thức xúc tiến, quảng bá du lịch, phát triển thị trường; Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của các bên liên quan trong thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp này là một trong những cơ sở để xây dựng Phú Thọ trở thành một vùng du lịch trọng điểm của khu vực và du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn như Nghị quyết của Tỉnh cũng như Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đề ra.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/11/2023