Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang - 8

- Công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách chưa thường xuyên, kiểm tra còn mang tính hình thức, chưa mạnh dạng phê bình, kiểm điểm các tổ chức, cá nhân chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

- Việc đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm trong thực hiện chính sách còn hình thức, chưa đi vào thực chất.

- Chưa tranh thủ được nguồn ngân sách cấp trên để đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển DLST; chưa kêu gọi được các doanh nghiệp đầu tư khai thác các tour DLST trên địa bàn huyện theo hình thức khép kín như: tham quan các vườn cây ăn quả kết hợp thưởng thức các món ăn đặc sản của địa phương; tham quan mô hình nuôi cá trong ao, trong bè kết hợp du lịch trên sông Hậu; tham quan nghiên cứu văn hóa người Chăm, Khmer; tham quan các thiết chế, lễ hội văn hóa và lưu trú Homsetay trên địa bàn,...

- Tại các điểm DLST chưa có hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ cho du khách; việc quản lý, thu gom rác thải chưa đảm bảo theo yêu cầu.

- Chưa xây dựng được các tổ chức quản lý, khai thác phục vụ các dịch vụ du lịch như Tổ hợp tác hay Hợp tác xã.

- Chưa có chính sách hỗ trợ để người dân có nhận thức đúng về phát triển du lịch sinh thái. Các chính sách nâng cao nhận thức của người dân còn thiếu hụt do chưa được thể chế hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật về công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với người dân về DLST.

- Công tác đào tạo và đào tạo lại cho các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về phát triển du lịch sinh thái còn thiếu.

- Thiếu các diễn đàn để người dân chia sẻ kinh nghiệm cũng như phản hồi các quy định còn bất cập của các chính sách về phát triển DLST.

- Công tác xúc tiến, quảng bá DLST trên địa bàn còn rất hạn chế.

Tiểu kết Chương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

Điều kiện về vị trí địa lý, hạ tầng kinh tế, xã hội, môi trường của huyện Châu Phú thuận lợi để phát triển DLST. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu cũng đã chỉ ra được những ưu thế nhất định trong thực hiện chính sách phát triển DLST trên địa bàn huyện Châu Phú trong thời gian qua như (1) Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và nhận thức trong hệ thống chính trị về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội; (2) Hạ tầng kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái thuận lợi phát triển DLST, (3) Tình hình an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, (4) Các hệ sinh thái đa dạng, tổ chức sản xuất trên địa bàn thuận lợi để phát triển DLST. Bên cạnh những ưu thế trên, vẫn còn những hạn chế nhất định ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển DLST trong thời gian tới cần khắc phục như (1) Nhìn nhận về điều kiện phát triển DLST trong hệ thống chính trị chưa rõ ràng, (2) Chưa có một dự án ngang tầm để thúc đẩy phát triển DLST,

(3) Việc phân công, phối hợp thực hiện chính sách đôi lúc chưa chặt chẽ, thiếu khoa học, (4), Công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách chưa thường xuyên, (5) Việc đánh giá, rút kinh nghiệm còn hình thức, (6) Sự đầu tư từ ngân sách và kêu gọi đầu tư của doanh nghiệp rất hạn chế, gần như không có để tạo điều kiện phát triển DLST, (7) Chưa có các tổ chức quản lý, phục vụ dịch vụ du lịch, (8) Chưa thể chế hóa các văn bản quy phạm pháp luật trong tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, (9) Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ phát triển DLST chưa được quan tâm đúng mức, (10) Thiếu các điều kiện để người dân chia sẻ kinh nghiệm và phản hồi các chính sách bất cập, (11) Công tác quảng bá, xúc tiến còn rất hạn chế. Tư đó, làm cơ sở để định hướng nhiệm vụ và đề ra các giải nhắm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển DLST trong Chương 3.

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI HUYỆN

CHÂU PHÚ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030


3.1. Định hướng chính sách phát triển du lịch sinh thái

Khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, đặc biệt là DLST, đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tăng tỷ lệ đóng góp trong cơ cấu GRDP chung của huyện, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành dịch vụ, tạo công ăn việc làm cho xã hội. Xây dựng thương hiệu và phấn đấu để huyện Châu Phú trở thành trung tâm du lịch sinh thái của tỉnh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Thực hiện chính sách cơ cấu lại ngành du lịch nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh về DLST của huyện, tạo bước đột phá phát triển toàn diện, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch,...để Châu Phú trở thành trung tâm DLST có uy tín và sức cạnh tranh cao trên địa bàn tỉnh và khu vực.

Thực hiện chính sách cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên – văn hóa, chú trọng phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng và giá trị cao, đẩy mạnh kết nối với các ngành, các lĩnh vực để hình thành chuỗi giá trị, đảm bảo cho du khách và cộng đồng được hưởng lợi từ hoạt động du lịch.

Quan tâm thực hiện chính sách hình thành hệ thống sản phẩm du lịch rõ nét, đặc sắc, đa dạng, mang đậm bản sắc địa phương và có thương hiệu; từng bước cải thiện năng lực cạnh tranh của ngành du lịch.

Tăng tỷ lệ đóng góp trực tiếp của ngành du lịch trong GRDP của huyện lên 15% vào năm 2025; tốc độ tăng trưởng số lượt khách bình quân 5%/năm, tăng tỷ trọng khách lưu trú lên 5%/tổng lượt khách vào năm 2025.

Thực hiện chính sách quy hoạch đô thị, trục đô thị, nâng cấp xã Vĩnh Thạnh Trung đạt tiêu chí thị trấn và thị trấn Cái Dầu đạt tiêu chí đô thị loại

IV. Lập quy hoạch tổng thể phát triển vùng DLST, nghỉ dưỡng ven sông Hậu tại xã Khánh Hòa; điểm DLST, nghỉ dưỡng kết hợp vùng trồng cây ăn quả tập trung tại xã Ô Long Vĩ, Khánh Hòa.


Hình 3 1 Mô hình vườn cây ăn quả của huyện Nguồn tác giả Chú trọng thực 1Hình 3 1 Mô hình vườn cây ăn quả của huyện Nguồn tác giả Chú trọng thực 2


Hình 3 1 Mô hình vườn cây ăn quả của huyện Nguồn tác giả Chú trọng thực 3Hình 3 1 Mô hình vườn cây ăn quả của huyện Nguồn tác giả Chú trọng thực 4


Hình 3.1. Mô hình vườn cây ăn quả của huyện


Nguồn: tác giả

Chú trọng thực hiện chính sách phát triển sản phẩm du lịch mô hình khép kín theo hướng tham quan và tự hái các loại trái cây như: Nhãn, Bưởi, Cam, Xoài, Na, Sầu riêng, Táo, Ổi, Chà là, Bơ, Sơri, Vú sữa,...thưởng thức các món ăn

đặc sản của địa phương từ các nguyên liệu tại chỗ như: cá Lóc nướng rơm, lẩu mắm, cá He kho lạt, cá Rô kho tộ, canh chua cá Linh bông điển điển; các món ăn từ cá Lóc, cá Tra, cá He, cá Hú, cá Lăng và các loại rau an toàn được trồng trên địa bàn,...tham quan làng hoa dịp Tết.

Nguồn tác giả Hình 3 2 Mô hình làng hoa Tết Ngoài ra kết hợp tham quan các mô 5

Nguồn: tác giả

Hình 3.2. Mô hình làng hoa Tết

Ngoài ra, kết hợp tham quan các mô hình nuôi cá trong ao, trong bè trên sông Hậu, du lịch trên sông, tham quan văn hóa đồng bào dân tộc Chăm, Khmer, lễ hội văn hóa truyền thống Quản Cơ Trần Văn Thành,...

Nguồn tác giả Hình 3 3 Mô hình nuôi cá trong ao của huyện 3 2 Nhiệm vụ 3 2 1 Cơ 6

Nguồn: tác giả


Hình 3.3. Mô hình nuôi cá trong ao của huyện


3.2. Nhiệm vụ

3.2.1. Cơ cấu lại thị trường khách du lịch

- Thị trường khách du lịch quốc tế: tăng cường công tác quảng bá các sản phẩm du lịch Châu Phú vào thị trường khách du lịch quốc tế và đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch có trọng điểm đối với khách du lịch quốc tế với sản phẩm du lịch trải nghiệm trực tiếp canh tác, thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp, di chuyển bằng xe lôi, xe đạp; thưởng thức các món ăn đặc sản của địa phương và nghỉ dưỡng theo mô hình homestay.

- Thị trường khách du lịch nội địa: kết hợp với các huyện, thị, thành phố có các khu du lịch để mở rộng thị trường, mở rộng hoạt động, tăng cường phát triển du lịch Châu Phú đến các khu vực trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Đặc biệt kết nối với thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc, huyện Tri Tôn, huyện Thoại Sơn để thu hút khách du lịch.

Nguồn tác giả Hình 3 4 Mô hình Homsetay trên địa bàn 3 2 2 Củng cố phát triển 7Nguồn tác giả Hình 3 4 Mô hình Homsetay trên địa bàn 3 2 2 Củng cố phát triển 8


Nguồn: tác giả

Hình 3.4. Mô hình Homsetay trên địa bàn

3.2.2. Củng cố, phát triển hệ thống các sản phẩm và các điểm du lịch

- Xây dựng các sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, đặc sắc và chất lượng, có giá trị gia tăng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước.

- Ưu tiên phát triển loại hình du lịch tâm linh, DLST nghỉ dưỡng ven sông Hậu, DLST nghỉ dưỡng kết hợp vùng trồng cây ăn quả và rau màu, đặc biệt tập trung ở các địa bàn xã Khánh Hòa, Bình Thủy, Ô Long Vĩ, khu đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành ở xã Thạnh Mỹ Tây và điểm dừng chân Vạn Hương Mai xã Mỹ Đức.

- Phát triển những sản phẩm du lịch mới có giá trị gia tăng cao và tăng cường trải nghiệm của khách du lịch như trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa, phong tục và tri thức bản địa, tìm hiểu ẩm thực địa phương đặc biệt là của đồng bào dân tộc Chăm, Khmer; có sự tham gia tích cực và chia sẻ lợi ích với cộng đồng; gắn với bảo vệ tài nguyên tự nhiên và văn hóa.

3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực du lịch theo cơ cấu hợp lý

- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo chất lượng, số lượng, phù hợp về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của huyện, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ lao động từ nông nghiệp, nông thôn sang lĩnh vực dịch vụ và du lịch.

- Đa dạng các phương thức đào tạo; khuyến khích đào tạo tại chỗ; doanh nghiệp tự đào tạo theo nhu cầu. Đưa vào các trường dạy nghề trên địa bàn huyện các loại hình đào tạo cán bộ quản lý, nhân viên chuyên trách và người lao động trong lĩnh vực du lịch.

- Chú trọng đào tạo kỹ năng nghề và các kỹ năng mềm đối với lực lượng lao động trực tiếp phục vụ du lịch, tăng nhanh tỷ lệ lao động du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng và nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ.

- Quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho cộng đồng dân cư, người dân bản địa tham gia vào lực lượng lao động, trở thành lực lượng tuyên truyền, quảng bá du lịch, đại diện cho hình ảnh và nét đẹp của địa phương.

- Ban hành cơ chế, chính sách ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực du lịch. Có chính sách đãi ngộ, thu hút nhân lực tham gia vào các lĩnh vực du lịch từ cấp quản lý đến người lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch.

3.2.4. Cơ cấu lại nguồn lực phát triển du lịch

- Nguồn lực đầu tư:

+ Đẩy mạnh thu hút đầu tư tư nhân, đây là nguồn lực chủ yếu để phát triển hạ tầng phục vụ du lịch, phát triển hệ thống sản phẩm du lịch; quy hoạch, bảo tồn, khai thác và phát triển tài nguyên; phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch chất lượng cao; ứng dụng khoa học công nghệ trong kinh doanh; nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của huyện.

+ Đầu tư công từ ngân sách nhà nước phục vụ phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ tại các điểm du lịch trọng điểm của huyện, các khu vực có tiềm năng phát triển DLST; phát triển nguồn nhân lực du lịch; xúc tiến quảng bá, nâng cao thương hiệu du lịch; ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động du lịch.

+ Huy động hiệu quả nguồn lực, tăng cường vai trò sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch.

- Về nguồn lực tài nguyên: khai thác hiệu quả các nguồn lực tài nguyên tự nhiên và nhân văn tại địa phương, chú trọng nguồn lực tài nguyên phi vật thể để phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của địa phương.

- Về nguồn lực khoa học công nghệ: sử dụng hiệu quả nguồn lực khoa học công nghệ thông qua việc ứng dụng khoa học hiện đại trong quản lý nhà nước về du lịch, quản lý điểm đến, quản lý doanh nghiệp, cung cấp thông tin và giá trị trải nghiệm phục vụ khách du lịch.

- Về phát huy nguồn lực tổng hợp, liên ngành: phối hợp, sử dụng hiệu quả nguồn lực tổng hợp của các ngành liên quan; tăng cường trách nhiệm các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2023