Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang - 5

Nếu việc thực hiện chính sách phát triển DLST chỉ đem lại hiệu quả kinh tế ở mức vừa phải, nó không có tác động ảnh hưởng nhiều tới đời sống của người dân và cũng không ở mức được đánh giá là tốt và cũng không ở mức bị đánh giá là chưa tốt thì có thể nói thực hiện chính sách phát triển DLST đem lại lợi ích kinh tế ở mức trung bình.

- Các nội dung khác

Trong thời buổi của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ với sự phát triển của nền kinh tế tri thức thì việc đo lường các lợi ích kinh tế đem lại từ thực hiện chính sách phát triển DLST còn thể hiện ở mức độ ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển DLST. Có thể đo lường mức độ ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động DLST thông qua việc khảo sát và tìm hiểu về việc: Khách du lịch có thể tra cứu các nội dung về DLST thông qua các trang mạng hay không, việc đến du lịch có thuận lợi hay tiện nghi không, mức độ phủ sóng cũng như tốc độ truy cập internet có đáp ứng được cho du khách cũng như các hoạt động khác có liên quan hay không, có tạo App hay các ứng dụng để khách du lịch có thể dễ dàng tham gia DLST không,...? Điều quan trọng nhất chính là hiệu quả kinh tế của việc ứng dụng khoa học công nghệ vào thực hiện chính sách phát triển DLST.

Việc đánh giá thực hiện chính sách phát triển DLST có tốt hay không còn được thể hiện trong bối cảnh phát triển chung của các ngành nghề khác, tức là tốc độ tăng về mặt tỷ trọng trong tổng số các tương quan với các ngành nghề khác. Nếu tỷ trọng phát triển của DLST ngày càng tăng trong số các ngành nghề khác hoặc có sự dịch chuyển cơ cấu sang phát triển dịch vụ mà đặc biệt là trong lĩnh vực liên quan tới dịch vụ DLST thì cũng có thể coi là việc thực hiện chính sách phát triển DLST tốt nên đã phát huy được hiệu quả về mặt kinh tế.

Bên cạnh đó, cơ chế ban hành chính sách tới triển khai thực hiện chính sách về phát triển DLST có đảm bảo được hiệu quả kinh tế và đảm bảo tính

thực tế cao hay không hay các chính sách này được ban hành từ các nhà quản lý chỉ ngồi phòng lạnh. Khi xét đến mặt kinh tế thì chi phí cho việc thực hiện chính sách phát triển DLST cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển DLST là tốt hay chưa tốt.

b) Tiêu chí phát triển bền vững về xã hội

Việc thực hiện chính sách phát triển DLST đem lại lợi ích về kinh tế là rất quan trọng nhưng chúng ta cũng không thể bỏ qua vấn đề về mặt xã hội.

Đối với hoạt động du lịch nói chung và hoạt động du lịch sinh thái nói riêng thường kéo theo hệ lụy về mặt xã hội. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vấn đề xã hội là do hoạt động DLST:

Một là, có sự di chuyển của người dân từ vùng này tới vùng khác (người dân ở đây không chỉ là khách du lịch mà còn là người làm nghề phục vụ DLST), kéo theo đó là các văn hóa khác nhau, từ đó thường nảy sinh các mâu thuẫn về văn hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

Hai là, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội nhằm mục tiêu tăng lợi nhuận như: mại dâm, karaoke “tay vịn”, cờ bạc, rượu chè và nhiều tệ nạn xã hội khác. Các tệ nạn xã hội này thường do nhu cầu của khách du lịch, sau đó là do sự phát triển về kinh tế dẫn tới sự phát triển lệch lạc về mặt xã hội.

Ba là, làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Một số người có lợi thế hơn trong phát triển DLST sẽ có cơ hội phát triển vượt lên còn những người không bắt kịp với sự phát triển của DLST có thể sẽ bị bỏ lại phía sau.

Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang - 5

Việc đánh giá thực hiện chính sách phát triển DLST có tốt hay không theo tiêu chí bền vững về xã hội thì cần phải chú trọng vào sự công bằng và xã hội luôn tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người, cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có mức sống chấp nhận được.

Tóm lại, đối với thực hiện chính sách phát triển DLST thì tiêu chí phát triển bền vững về mặt xã hội được thể hiện thông qua việc các chính sách phát

triển DLST có đem lại lợi ích cho người dân một cách đồng đều hay không, mức độ chênh lệch giàu nghèo như thế nào, tạo ra sự xung đột hay tạo ra sự đồng thuận của xã hội, phúc lợi xã hội có gia tăng hay không, người dân được thụ hưởng văn hóa văn minh hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc,...

c) Tiêu chí phát triển bền vững về môi trường

Để đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển DLST bền vững về môi trường hay không thì cần phải đánh giá mức độ khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên DLST, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường sống. Phát triển bền vững về môi trường yêu cầu đặt ra là phải duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ DLST ở mức độ khai thác phù hợp, tạo điều kiện để môi trường tiếp tục tái tạo và phát triển.

Đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển DLST bền vững về môi trường hay không cần phải đánh giá ở những góc độ sau: Một là, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt đối với các tài nguyên không tái tạo được; Hai là, phát triển DLST phải nằm trong giới hạn chịu tải của hệ sinh thái; Ba là, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tầng Ozon; Bốn là, kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính; Năm là, bảo vệ tốt các hệ sinh thái nhạy cảm; Sáu là, giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước, khí, đất, lương thực thực phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường những khu vực ô nhiễm...

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang lây lan trên toàn thế giới thì việc đánh giá phát triển DLST có bền vững về môi trường hay không cũng phải tính đến điều này. Do đó, nếu đánh giá cao hơn nữa thì việc đánh giá thực hiện chính sách phát triển DLST có tốt hay không cần phải đánh giá cả vấn đề môi trường có dễ dẫn tới lây lan dịch bệnh hay không.

Tiểu kết Chương

Cơ sở lý luận và thực tiễn về DLST và chính sách phát triển DLST là nền tảng để vận dụng vào nghiên cứu việc thực hiện chính sách phát triển DLST trên địa bàn huyện Châu Phú; là cơ sở để hoạch định chính sách, đề ra giải pháp phù hợp trong quá trình phát triển DLST trên địa bàn huyện trong thời gian tới. Qua quá trình nghiên cứu Chương 1 cũng đã có một số phát hiện mới cả về mặt lý luận và thực tiễn về phát triển DLST ở địa phương. Về mặt lý luận, luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ được các khái niệm có liên quan, đưa ra được các nội dung và tiêu chí đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển DLST. Luận văn đã chỉ ra muốn thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thì việc hoàn thiện và thực hiện chính sách là một yếu tố vô cùng quan trọng để thực hiện mục tiêu đề ra. Về mặt thực tiễn, trên nền tảng những tiềm năng, lợi thế đã có để phát triển DLST một cách bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, thì việc đề ra những giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển DLST là một yếu tố quyết định trong thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển DLST trên địa bàn huyện trong thời gian tới. Bên cạnh đó, đã nêu các bước qui trình thực hiện chính sách và các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thực hiện chính sách. Từ đó, làm cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng, những kết quả đạt được và những hạn chế trong thực hiện chính sách phát triển DLST trong Chương 2 của luận văn.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG


2.1. Khái quát về huyện Châu Phú


2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Huyện Châu Phú nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh An Giang, bao gồm 01 thị trấn và 12 xã. Đông giáp huyện Phú Tân ngăn cách bởi sông Hậu, Bắc giáp thành phố Châu Đốc, Tây giáp huyện Tịnh Biên, Nam giáp huyện Châu Thành, với tổng chiều dài đường ranh giới là 63,89 km; là một trong ba huyện đồng bằng thuộc vùng trũng tứ giác Long Xuyên, nằm phía tây sông Hậu. Huyện có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có tuyến quốc lộ 91 và sông Hậu đi qua với chiều dài 33 km, là cầu nối quan trọng giữa thành phố Long Xuyên và thành phố Châu Đốc, là trục giao thông chính của du khách tham quan chùa Bà Chúa Xứ Núi Sam và các danh lam thắng cảnh của vùng Thất Sơn. Diện tích tự nhiên 456,93 km2, dân số trung bình 206.531 nhân khẩu, mật độ dân số 452 người/km2; là huyện đa dân tộc, tôn giáo với bốn dân tộc anh em là Kinh, Chăm, Khmer, Hoa cùng sinh sống lâu đời, cùng tạo ra những giá trị văn hóa dân tộc phong phú, đa dạng. Là một huyện có đặc thù sản xuất nông nghiệp với thế mạnh là sản xuất lúa, vườn cây ăn quả, sản xuất rau màu và nuôi trồng thủy sản với hệ thống giao thông thông suốt và hệ sinh thái khá đa dạng. Vì thế, có điều kiện rất thuận lợi để phát triển DLST và nghỉ dưỡng; là một địa điểm có thể giữ chân du khách đến với An Giang.

Huyện Châu Phú hiện có 222 tuyến đường giao thông với tổng chiều dài trên 1.000 km, trong đó có 33 km quốc lộ 91, 02 đường tỉnh lộ 945, 947 dài 32,1 km; có 46 tuyến đường đô thị của thị trấn Cái Dầu, dài hơn 23,8 km; có hơn 300 cầu các loại, phần lớn đã được xây dựng mới kiên cố với trọng tải

lớn hoặc nâng cấp thay thế các cầu cũ đã xuống cấp. Nhìn chung, kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện phát triển khá nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông.

Vùng nghiên cứu

Nguồn: https://hdproland.com/posts/ban-do-an-giang-kich-thuoc-lon


Hình 2.1. Vùng nghiên cứu


2.1.2. Kinh tế

* Sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn

Giá trị sản xuất đất nông nghiệp đạt 185 triện đồng/ha, tăng 10 triệu đồng/ha so với năm 2019. Tổng diện tích xuống giống đạt 101,62% kế hoạch, năng suất và giá trị sản xuất bình quân tăng so cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực đạt 574.013 tấn, đạt 104,37% so với kế hoạch. Tiếp tục thực hiện mô hình sản xuất rau màu theo hướng an toàn với 04 tổ hợp tác sản xuất rau an toàn với diện tích 9,01 ha và có 07 nhà lưới giá rẻ, diện tích 7.600 m2.

Chuyển đổi 419 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, nâng tổng diện tích trồng cây ăn quả trên toàn huyện lên 1.500 ha, đạt 100%

kế hoạch, lợi nhuận bình quân từ cây ăn quả đạt từ 115 triệu đến 250 triệu đồng/ha. Tiếp tục thực hiện dự án trồng Nhãn xuồng xã Khánh Hòa (quy mô 250 ha), kết hợp thực hiện chính sách hỗ trợ cho hộ dân thực hiện dự án, hiện Nhãn xuồng Khánh Hòa đã được đăng ký thương hiệu và tem nhãn truy xuất nguồn gốc.

Thực hiện có hiệu quả mô hình chuỗi liên kết, tiêu thụ nông sản, mô hình hỗ trợ phát triển gắn với ứng dụng công nghệ cao, dự án VnSAT, các dự án thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Sản lượng thủy sản cả năm đạt 109.500 tấn, đạt 104,28% kế hoạch (tăng 30.000 tấn so với cùng kỳ). Tổng diện tích ao hầm 913,3 ha (tăng 225,58 ha so với cùng kỳ). Tiếp tục triển khai các dự án nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nuôi trồng thủy sản Nam Việt Bình Phú, đã triển khai và đưa dự án đi vào hoạt động với 352 ao, diện tích 302 ha, có sản phẩm ra thị trường từ đầu năm 2020 đến nay đạt 42.150 tấn. Ngoài ra, công ty Lộc Kim Chi đã giải phóng mặt bằng được 86 ha, đã đào ao nuôi cá 56 ha với diện tích mặt nước nuôi là 40 ha, có sản phẩm ra thị trường từ đầu năm 2020 đến nay đạt 16.400 tấn.

Tính đến cuối năm 2020, toàn huyện đạt 4/9 tiêu chí, 8/14 chỉ tiêu. Có 7/12 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, đạt tỷ lệ 58,33%.

* Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng

Trong năm trên địa bàn huyện phát triển mới 300 cơ sở, hộ kinh doanh (tăng 16 cơ sở so cùng kỳ), với tổng số vốn đầu tư 181.400 triệu đồng. Tổng diện tích sàn xây dựng 75.904 m2, giá trị khoảng 224.219 triệu đồng. Xây dựng, cải tạo 817/1.009 căn nhà với diện tích tương đương 75.904 m2, đạt 80,97% so với kế hoạch.

Đã triển khai thực hiện 40 công trình giao thông, đạt tỷ lệ 148% so với cùng kỳ, tổng mức đầu tư 161.799 triệu đồng, đạt 257,67% so với mức đầu tư

cùng kỳ, trong đó vốn ngân sách nhà nước là 156.156 triệu đồng, nhân dân đóng góp 5.743 triệu đồng. Cụ thể, nâng cấp láng nhựa 18 tuyến đường giao thông với tổng chiều dài 53,32 km, xây dựng 13 cây cầu (05 cầu bê tông, 08 cầu thép), xây dựng mới 09 cống.

* Thương mại – dịch vụ

Hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tiếp tục phát triển ổn định. Phát triển mới 484 cơ sở kinh doanh với tổng vốn đầu tư 197.759,4 triệu đồng; có 04 cửa hàng Bách hóa xanh đi vào hoạt động. Công tác kiểm tra thị trường, chống gian lận thương mại, chuyển đổi mô hình chợ, duy trì các tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn được tăng cường. Thực hiện kết nối hỗ trợ doanh nghiệp đưa sản phẩm nông sản vào tiêu thụ tại siêu thị, cửa hàng Bách hóa xanh trên địa bàn. Thông qua thiết kế và phương án đấu giá khai thác chợ Kênh 7, xã Vĩnh Thạnh Trung.

* Đầu tư xây dựng

Thực hiện 77 danh mục công trình với tổng mức đầu tư 963.197.000 đồng. Trong đó, 47 công trình năm 2019 chuyển tiếp, 30 công trình danh mục năm 2020. Tính đến nay đã nghiệm thu hoàn thành 21 công trình, đang thi công 35 công trình, thực hiện đầu tư 11 công trình và chuẩn bị đầu tư 10 công trình. Đã mời gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư và đang triển khai thực hiện 05 dự án lớn với quy mô trên 185 ha, tổng mức đầu tư trên 2.100 tỷ đồng. Cụ thể, dự án nâng cấp bến đò Khánh Hòa – Hòa Bình, kết hợp xây dựng mới tuyến đường đấu nối từ bến đò ra quốc lộ 91ở xã Mỹ Phú; dự án khu dân cư Tài Lộc Phát ở xã Thạnh Mỹ Tây; dự án khu đô thị mới Sao Mai tây Cái Dầu; dự án khu đô thị mới Sao Mai Bình Long; dự án căn hộ, biệt thự nghỉ dưỡng Cái Dầu.

* Tài nguyên và môi trường

Hoàn thành công tác điều chỉnh cục bộ quy hoạch sử dụng đất, đăng ký bổ sung dự án có thu hồi đất và sử dụng đất trồng lúa năm 2020 trình thông

Xem tất cả 77 trang.

Ngày đăng: 13/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí