+ Mưa: chế độ mưa phân hóa thành 02 mùa rõ rệt trong năm, mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trong năm dao động từ 1.000 đến 1.300 mm/năm; tổng lượng mưa trung bình hàng năm vào mùa mưa chiếm từ 83% - 89% tổng lượng mưa cả năm.
+ Gió: chế độ gió ở vùng tứ giác Long Xuyên nói chung, huyện Châu Phú nói riêng khá thuần nhất với 2 chế độ gió mùa rõ rệt. Từ tháng 5 đến tháng 10 là gió mùa Tây Nam mang hơi nước về tạo mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là gió mùa Đông Bắc có đặc điểm lạnh và khô; tốc độ gió trung hình qua các năm khoảng 3m/s. Địa bàn huyện Châu Phú ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, các hiện tượng lốc xoáy có xảy ra nhưng tần suất thấp nên mức độ ảnh hưởng không lớn.
Tóm lại, với nền nhiệt cao khá đều trong năm, giàu nắng và ít bão, điều kiện khí hậu ở Châu Phú rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung (thâm canh tăng vụ và tăng năng suất cây trồng một cách rộng rãi theo không gian và thời gian), thuận lợi cho việc phát triển các thành phần loài thực vật nhiệt đới nói riêng phục vụ cho phát triển DLST.
+ Nắng: Châu Phú có số giờ nắng mỗi tháng dao động từ 90,3 – 258,4 giờ, trung bình từ 4 – 9 giờ nắng/ngày. Số giờ nắng trung bình trong năm giai đoạn 2015 – 2020 giao động trong khoảng 183,7 – 204,6 giờ.
- Tài nguyên thiên nhiên
+ Tài nguyên đất: Châu Phú là một trong những huyện có diện tích đất canh tác lớn trong tỉnh. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 39.626,2 ha, chiếm 86,72% diện tích đất tự nhiên của huyện. Các khu vực gần sông Hậu thuộc các xã Bình Thủy, Bình Mỹ, Bình Long, thị trấn Cái Dầu, Vĩnh Thạnh Trung, Mỹ Phú và Khánh Hòa được phù sa sông Hậu bồi đắp nên chủ yếu đất ở khu vực này là đất phù sa màu mỡ.
+ Tài nguyên nước:
Nước mặt: nguồn nước mặt được cung cấp chủ yếu từ sông Hậu chảy từ Bắc xuống Nam dài 33 km trên địa bàn huyện. Lưu lượng nước khá lớn đủ cung cấp nước cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt cho người dân; với hệ thống kênh rạch chằng chịt nối liền với sông Hậu mang nguồn nước trực tiếp phục vụ tưới tiêu cho hầu hết diện tích của vùng.
Nước ngầm: hiện chưa có số liệu khảo sát, đánh giá chi tiết về tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn; nước ngầm hiện nay chưa khai thác nhiều ở qui mô công nghiệp, rải rác ở khu vực nông thôn người dân sử dụng các giếng khoan để khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt.
+ Tài nguyên khoáng sản:
Cát sông phục vụ việc xây dựng với trữ lượng khá lớn, có thể cung cấp ngoài tỉnh với 02 mỏ khai thác cát. Ngoài ra, đất rất phù hợp cho sản xuất gạch, ngói; đất có nguồn gốc từ phù sa sông, chỉ cần khai thác lớp đất bề mặt dày 0,2 – 0,3 m là có thể đủ để cung cấp cho 40 nhà máy sản xuất gạch ngói lớn nhỏ trong tỉnh.
+ Tài nguyên nhân văn:
Huyện Châu Phú là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Kinh, Khmer, Chăm, Hoa với thành phần tôn giáo đa dạng như: Phật giáo, Cao Đài, Hiếu nghĩa, Thiên Chúa giáo,...Mặc dù mỗi dân tộc có phong tục, tôn giáo, tập quán riêng nhưng bao đời nay vẫn sống hòa thuận, đoàn kết, hội nhập vào cộng đồng chung và đã cùng nhau tạo nên một bản sắc văn hóa độc đáo. Các lễ, Tết truyền thống của cộng đồng dân tộc như: lễ hội Đức Quản cơ Trần Văn Thành (lễ hội cấp tỉnh), lễ hội Kỳ yên của các Đình thần, tết Dolta, tết CholchoThmay, lễ Tisad Bochia, lễ Hatgi, tết Ramadol,...
2.3.2. Đặc điểm xã hội, hiện trạng sử dụng đất của huyện Châu Phú
- Dân cư và lao động: theo niên giám thống kê huyện Châu Phú năm 2019, dân số trung bình vùng nghiên cứu là 206.531 người. Trong đó, dân
thành thị là 16.946 người, dân nông thôn là 189.585 người; nam giới là 102.732 người, nữ giới là 103.799 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên có xu hướng giảm nhanh, thực tế này cho thấy các xã, thị trấn đã triển khai và phát huy khá tốt các chính sách liên quan đến kế hoạch hóa gia đình.
Mật độ dân số trung bình 452 người/km2 (thấp hơn mật độ dân số trung bình của tỉnh An Giang là 540 người/km2). Trong giai đoạn 2015 – 2019 dân số trung bình có chiều hướng giảm.
Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số
Diện tích (Km2) | Dân số trung bình (người) | Mật độ dân số (Người/Km2) | |
TỔNG SỐ | 456,93 | 206.531 | 452 |
TT Cái Dầu | 6,42 | 16.946 | 2.639 |
Xã Khánh Hòa | 22,30 | 22.544 | 1.011 |
Xã Mỹ Đức | 39,29 | 19.671 | 501 |
Xã Mỹ Phú | 36,53 | 17.629 | 483 |
Xã Ô Long Vĩ | 62,44 | 10.497 | 168 |
Xã Vĩnh Thạnh Trung | 28,44 | 24.218 | 852 |
Xã Thạnh Mỹ Tây | 41,95 | 17.359 | 414 |
Xã Bình Long | 25,56 | 15.089 | 590 |
Xã Bình Mỹ | 35,19 | 20.573 | 585 |
Xã Bình Thủy | 15,50 | 15.100 | 974 |
Xã Đào Hữu Cảnh | 57,69 | 11.343 | 197 |
Xã Bình Phú | 48,60 | 7.394 | 152 |
Xã Bình Chánh | 37,03 | 8.168 | 221 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tạo Cơ Hội Có Việc Làm Và Mang Lại Lợi Ích Cho Người Dân Bản
- Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang - 5
- Thực Trạng Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Trên Địa Bàn Huyện Châu Phú
- Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang - 8
- Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang - 9
Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2019 của Chi cục Thống kê huyện Châu
Phú.
Bảng 2.2. Dân số phân theo xã
Đơn vị: Người | |||||
Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | |
TỔNG SỐ | 221.428 | 217.512 | 213.876 | 210.167 | 206.531 |
TT Cái Dầu | 18.168 | 17.847 | 17.549 | 17.245 | 16.946 |
Xã Khánh Hòa | 24.170 | 23.743 | 23.346 | 22.941 | 22.544 |
Xã Mỹ Đức | 21.090 | 20.717 | 20.371 | 20.018 | 19.671 |
Xã Mỹ Phú | 18.900 | 18.566 | 18.256 | 17.939 | 17.629 |
Xã Ô Long Vĩ | 11.254 | 11.055 | 10.870 | 10.681 | 10.497 |
Xã Vĩnh Thạnh Trung | 25.965 | 25.506 | 25.079 | 24.644 | 24.218 |
Xã Thạnh Mỹ Tây | 18.611 | 18.282 | 17.976 | 17.664 | 17.359 |
Xã Bình Long | 16.178 | 15.892 | 15.626 | 15.355 | 15.089 |
Xã Bình Mỹ | 22.057 | 21.666 | 21.304 | 20.935 | 20.573 |
Xã Bình Thủy | 16.190 | 15.903 | 15.637 | 15.366 | 15.100 |
Xã Đào Hữu Cảnh | 12.161 | 11.946 | 11.746 | 11.543 | 11.343 |
Xã Bình Phú | 7.927 | 7.787 | 7.657 | 7.524 | 7.394 |
Xã Bình Chánh | 8.757 | 8.602 | 8.459 | 8.312 | 8.168 |
Phú.
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2019 của Chi cục Thống kê huyện Châu
Với tập quán sinh sống lâu đời của người dân đồng bằng sông nước, cư
dân trên địa bàn huyện phân bố theo 2 dạng chính: dạng tập trung thành cụm, điểm bao gồm các đô thị, các trung tâm xã, các làng xóm và dạng tuyến phân bố tập trung theo các tuyến đường giao thông, các sông rạch lớn và một phần nhỏ phân bố trên vườn, ruộng, kênh nội đồng nhỏ.
Dân cư phân bố không đều giữa các xã, thị trấn; tập trung chủ yếu ở thị trấn và các xã ven trục quốc lộ 91. Cụ thể tập trung ở thị trấn Cái Dầu, xã Bình Mỹ, Bình Long, Vĩnh Thạnh Trung, Khánh Hòa, Mỹ Phú và Mỹ Đức.
Năm 2019, số lao động trên địa bàn nghiên cứu cụ thể như sau: lao động trong các doanh nghiệp là 3.500 người; số lao động hợp tác xã phân theo các ngành kinh tế là 231 người; số lao động trong các cơ sở kinh tế phi nông, lâm nghiệp và thủy sản là 25.136 người. Nhìn chung, nguồn lao động trên địa bàn huyện được đánh giá là dồi dào, trẻ nhưng chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đang từng bước nâng cao chất lượng lao động thông qua công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn.
- Hiện trạng sử dụng đất: theo niên giám thống kê huyện Châu Phú năm 2019, đất nông nghiệp toàn huyện là 39.626,2 ha, chiếm 86,7% diện tích đất tự nhiên.
Đất sản xuất nông nghiệp là 37.948,4 ha (trong đó đất trồng cây hàng năm 36.748 ha, đất trồng cây lâu năm 1.200,4 ha, đất nuôi trồng thủy sản 1.677,8 ha).
Đất phi nông nghiệp 6.035,3 ha, chiếm 13,2% diện tích đất tự nhiên; đất chưa sử dụng 31,7 ha, chiếm 0,1% diện tích đất tự nhiên.
Dựa vào hiện trạng sử dụng đất có thể thấy đặc trưng sinh thái của huyện Châu Phú là sản xuất nông nghiệp trồng lúa, rau màu, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản là chủ lực.
Bảng 2.3. Hiện trạng sử dụng đất
(Phân theo loại đất và theo xã, thị trấn đến 31/12/2019)
Tổng | Trong đó (Đơn vị: ha) | ||||
Đất sản xuất nông | Đất lâm | Đất nuôi trồng | Đất chuyên | Đất ở |
diện tích | nghiệp | nghiệ p | thủy sản | dùng | ||
TỔNG SỐ | 45.693,2 | 39.626,2 | - | 1.677,8 | 2.912,6 | 1.405, 5 |
TT Cái Dầu | 642,2 | 405,4 | - | 20,7 | 80,8 | 66,2 |
Xã Khánh Hòa | 2.229,9 | 1.583,0 | - | 168,7 | 101,0 | 171,1 |
Xã Mỹ Đức | 3.929,0 | 3.449,5 | - | 142,4 | 293,4 | 159,4 |
Xã Mỹ Phú | 3.652,7 | 3.206,1 | - | 331,7 | 227,6 | 125,6 |
Xã Ô Long Vĩ | 6.243,9 | 5.729,1 | - | 27,4 | 338,3 | 97,3 |
Xã Vĩnh Thạnh Trung | 2.843,6 | 2.272,1 | - | 247,1 | 260,4 | 124,8 |
Xã Thạnh Mỹ Tây | 4,195,3 | 3.740,8 | - | 40,9 | 285,9 | 130,2 |
Xã Bình Long | 2.556,1 | 2.147,5 | - | 76,4 | 219,6 | 82,8 |
Xã Bình Mỹ | 3.519,3 | 3.042,5 | - | 101,0 | 234,6 | 111,0 |
Xã Bình Thủy | 1.549,8 | 881,5 | - | 103,9 | 81,3 | 105,3 |
Xã Đào Hữu Cảnh | 5.768,9 | 5.272,5 | - | 5,8 | 348,7 | 98,2 |
Xã Bình Phú | 4.859,7 | 4.481,2 | - | 383,5 | 273,7 | 66,2 |
Xã Bình Chánh | 3.702,7 | 3.415,0 | - | 28,2 | 167,3 | 67,4 |
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2019 của chi cục Thống kê huyện Châu
Phú.
Bảng 2.4. Cơ cấu sử dụng đất
(Phân theo loại đất và theo xã, thị trấn đến 31/12/2019)
Tổng diện tích | Trong đó (Đơn vị: %) | ||||
Đất sản xuất nông | Đất lâm | Đất nuôi trồng | Đất chuyên | Đất ở |
nghiệp | nghiệp | thủy sản | dùng | |||
TỔNG SỐ | 100,00 | 86,72 | - | 3,67 | 6,37 | 3,08 |
TT Cái Dầu | 100,00 | 63,13 | - | 3,22 | 12,58 | 10,3 1 |
Xã Khánh Hòa | 100,00 | 70,99 | - | 7,57 | 4,53 | 7,67 |
Xã Mỹ Đức | 100,00 | 87,80 | - | 3,62 | 7,47 | 4,06 |
Xã Mỹ Phú | 100,00 | 87,77 | - | 9,08 | 6,23 | 3,44 |
Xã Ô Long Vĩ | 100,00 | 91,76 | - | 0,44 | 5,42 | 1,56 |
Xã Vĩnh Thạnh Trung | 100,00 | 79,90 | - | 8,69 | 9,16 | 4,39 |
Xã Thạnh Mỹ Tây | 100,00 | 89,17 | - | 0,97 | 6,81 | 3,10 |
Xã Bình Long | 100,00 | 84,01 | - | 2,99 | 8,59 | 3,24 |
Xã Bình Mỹ | 100,00 | 86,45 | - | 2,87 | 6,67 | 3,15 |
Xã Bình Thủy | 100,00 | 56,88 | - | 6,70 | 5,25 | 6,79 |
Xã Đào Hữu Cảnh | 100,00 | 91,40 | - | 0,10 | 6,04 | 1,70 |
Xã Bình Phú | 100,00 | 92,21 | - | 7,89 | 5,63 | 1,36 |
Xã Bình Chánh | 100,00 | 92,23 | - | 0,76 | 4,52 | 1,82 |
Phú.
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2019 của chi cục Thống kê huyện Châu
2.4. Ưu điểm, hạn chế trong thực hiện chính sách phát triển DLST ở
huyện Châu Phú
2.4.1. Những ưu điểm
- Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương luôn quan tâm trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành nên bước đầu tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cả hệ thống chính trị về vị trí, vai trò của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Điều kiện về tự nhiên, hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông tương đối hoàn chỉnh, thuận lợi trong thực hiện chính sách phát triển DLST.
- Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được đảm bảo, thuận lợi trong thực hiện chính sách phát triển DLST.
- Môi trường sinh thái ổn định, các hệ sinh thái tương đối đa dạng; tổ chức lại sản xuất trên địa bàn khá hoàn chỉnh, sản xuất theo hướng tập trung và an toàn; các vùng sản xuất cây ăn quả khá đa dạng và phong phú về chủng loại; các mô hình chăn nuôi cá trong ao, bè trên sông được quy hoạch tập trung, thuận lợi cho du khách tham quan. Từ đó, góp phần thuận lợi trong thực hiện chính sách phát triển DLST.
2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại
Qua nghiên cứu thực tiễn thực hiện chính sách phát triển DLST ở huyện Châu Phú, có thể thấy còn một số vấn đề sau cần khắc phục:
- Tuy nhận thức trong hệ thống chính trị về vị trí, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng nhận thức về những lợi thế trong phát triển DLST trên địa bàn chưa rõ, nên việc xác định chủ trương, hoạch định chính sách để đầu tư khai thác phát triển DLST còn rất hạn chế. Từ đó, doanh thu và hiệu quả kinh tế của DLST trên địa bàn còn thấp. Việc xây dựng kế hoạch, các văn bản chỉ đạo chưa chủ động, thiếu đánh giá thực trạng trên địa bàn để hoạch định chính sách; chủ yếu theo định hương chung của tỉnh.
- Trên địa bàn chưa có một dự án tổng thể về quy hoạch, khai thác phát triển du lịch nói chung, DLST nói riêng để làm cơ sở đầu tư khai thác.
- Việc phân công, phối hợp trong thực hiện chính sách đôi lúc chưa chặt chẽ, chưa khoa học, chủ yếu khoán cho Phòng Văn hóa và Thông tin huyện.