Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang - 9

ngành liên quan, doanh nghiệp các xã và cộng đồng dân cư đối với phát triển DLST.

3.2.5. Sắp xếp, kiện toàn hệ thống quản lý du lịch

- Hình thành hệ thống quản lý các điểm du lịch đồng bộ, chuyên nghiệp, hiệu quả để thúc đẩy phát triển DLST bền vững.

- Tăng cường năng lực quản lý du lịch, tập trung vào vai trò, trách nhiệm của địa phương trong quản lý môi trường du lịch, an toàn, an ninh trật tự, nhất là các xã trọng điểm du lịch.

- Tăng cường công tác quản lý điểm đến bảo đảm môi trường an toàn, sạch sẽ, văn minh và thân thiện.

3.3. Giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái

3.3.1. Sự cần thiết phát triển DLST ở huyện Châu Phú

Với xu hướng phát triển du lịch hiện nay đang quan tâm đến việc đảm bảo môi trường sinh thái, nâng cao nhận thức của toàn xã hội trong việc bảo vệ môi trường và xu hướng của du khách đang trở về với tự nhiên. Bên cạnh đó, với những lợi ích mà DLST mang lại, có thể khẳng định Châu Phú có các điều kiện, lợi thế để thúc đẩy phát triển DLST.

DLST ngày càng trở thành một loại hình du lịch được nhiều quốc gia quan tâm khai thác để phát triển và chiếm tỷ phần quan trọng trong cơ cấu của ngành du lịch. Đối với nhiều địa phương có điều kiện, lợi thế về môi trường sinh thái thuận lợi để phát triển DLST là một giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy kinh tế phát triển và nâng cao đời sống và thu nhập cho cộng đồng một cách bền vững.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

DLST

3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thiện chính sách phát triển

Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang - 9


- Đảng bộ huyện và Đảng bộ các xã nơi có các điểm DLST phải xây

dựng Nghị quyết chuyên đề về phát triển DLST để lãnh đạo thực hiện và quán triệt thống nhất trong hệ thống chính trị, tạo sự chuyển biến về nhận thức, làm cơ sở tuyên truyền vận động trong cộng đồng. Chính quyền cụ thể hóa bằng kế hoạch để quản lý, điều hành thực hiện chính sách phát triển DLST trong thời gian tới.

- Mạnh dạng thuê tư vấn có năng lực xây dựng quy hoạch tổng thể, chiến lược phát triển DLST trên địa bàn huyện đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Quy hoạch, chiến lược phát triển DLST phải trên cơ sở đồng bộ với quy hoạch kinh tế - xã hội của địa phương và đảm bảo liên kết vùng và khu vực.

- Chấn chỉnh việc phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển DLST một cách chặt chẽ, khoa học theo hướng rõ người, rõ việc; tránh chồng chéo không rõ trách nhiệm.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc các ngành, các cấp, cá nhân phụ trách trong thực hiện chính sách phát triển DLST để kịp thời phát hiện chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót.

- Định kỳ 6 tháng, năm và từng giai đoạn tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá rút kinh nghiệm và đề ra các giải pháp thực hiện trong thời gian tiếp theo.

- Trên cơ sở quy hoạch, có dự án cụ thể để tranh thủ ngân sách cấp trên đầu tư phát triển DLST. Bên cạnh đó, thực hiện chính sách kêu gọi các doanh nghiệp có năng lực tài chính đầu tư khai thác DLST trên địa bàn theo hướng hiện đại, đảm bảo đáp ứng hạ tầng kỷ thuật như: các điểm đến phải đảm bảo phương tiện vận chuyển, có nhà vệ sinh đạt yêu cầu, có hệ thống wifi, đảm

bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và nhân lực phục vụ chuyên nghiệp, hiện đại.

- Quan tâm thực hiện chính sách hình thành, hoàn thiện các tổ chức quản lý, phục vụ DLST như Tổ hợp tác, Hợp tác xã quản lý, kinh doanh các dịch vụ DLST.

- Thực hiện chính sách thể chế hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với người dân về phát triển DLST để người dân thấy được mình cũng là người thụ hưởng thành quả từ phát triển DLST trên địa bàn.

- Tiếp tục triển khai Chương trình hành động số 09-CTr/TU, ngày 05/12/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2025. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quản lý nhà nước về du lịch và các đối tượng có liên quan đến hoạt động phục vụ khách du lịch; lòng ghép các nội dung ứng dụng công nghệ hiện đại vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

- Chủ động thực hiện chính sách phối hợp tổ chức các diễn đàn để người dân chia sẻ kinh nghiệm và phản hồi các quy định còn bất cập trong các chính sách phát triển DLST để điều chỉnh phù hợp trong thời gian tiếp theo.

- Quan tâm thực hiện chính sách xúc tiến, quảng bá DLST trên địa bàn; tập trung quảng bá các sản phẩm du lịch hiện có nhằm nâng cao tính cạnh tranh giữa các sản phẩm trong huyện, thúc đẩy sự hoàn thiện trong từng sản phẩm du lịch. Từ đó, xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa bàn xã, thị trấn nhằm thu hút thêm khách du lịch đến với Châu Phú.

+ Thiết kế quà tặng du lịch, sản phẩm lưu niệm đặc trưng của huyện thông qua việc tổ chức các hội thi thiết kế và quảng bá rộng rãi đến với du khách trong và ngoài tỉnh.

+ Tăng cường tổ chức các đoàn mời gọi doanh nghiệp du lịch và báo chí đến khảo sát, trải nghiệm sản phẩm du lịch tại Châu Phú nhằm hợp tác, kết nối và đẩy mạnh công tác truyền thông du lịch.

Ngoài ra, để góp phần hoàn thiện chính sách phát triển DLST trên địa bàn huyện, cần quan tâm thực hiện một số chính sách sau:

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong cải cách hành chính và quản lý doanh nghiệp; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, thống kê du lịch cũng như đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực DLST.

- Xây dựng và triển khai chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá sản phẩm du lịch. Xây dựng phần mềm ứng dụng tra cứu thông tin du lịch Châu Phú trên thiết bị di động nhằm quảng bá về văn hóa, con người, các điểm du lịch, dịch vụ du lịch đặc sắc của huyện.

- Xây dựng các ấn phẩm thông tin điện tử tuyên truyền, quảng bá du lịch Châu Phú giúp du khách dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và tra cứu thông tin.

- Tập trung quảng bá du lịch Châu Phú thông qua các trang mạng xã hội lớn như Facebook, YouTube, Twitter,...

- Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới vào sản xuất gắn với các vùng sản xuất tập trung (sản xuất theo hướng hữu cơ và theo chuẩn GlobalGap).

+ Quy hoạch vùng trồng cây ăn quả (Nhãn Phát Tài, Chà Là,...) tại vùng Đông kênh 13 – Đông kênh Ranh Tịnh Biên – Bắc Cần Thảo – Tây kênh 12 với diện tích 200 ha thuộc ấp Long Thuận, xã Ô Long Vĩ.

+ Phát triển diện tích trồng Sầu Riêng tại tiểu vùng Kênh 7 – Kênh 8 ấp Bình Thạnh, xã Bình Chánh.

+ Tiếp tục triển khai thực hiện đề án 200 ha và mở rộng thêm 50 ha Nhãn Xuồng cơm vàng thuộc ấp Khánh An - Khánh Mỹ - Khánh Phát, xã Khánh Hòa.

+ Quy hoạch diện tích 30 ha Nhãn Mỹ Đức tại vùng cánh đồng nhỏ thuộc ấp Mỹ Phó, xã Mỹ Đức.

Từ các vùng quy hoạch trồng cây ăn quả tập trung kết nối thành các tuyến tham quan các vườn cây ăn quả theo hình thức du khách tự hái để thu hút khách du lịch.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu đề tài luận văn “Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang”, luận văn cũng đã có một số phát hiện mới cả về mặt lý luận và thực tiễn về phát triển DLST ở địa phương. Về mặt lý luận, luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ được các khái niệm có liên quan, đưa ra được các nội dung và tiêu chí đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển DLST. Luận văn đã chỉ ra muốn thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thì việc hoàn thiện và thực hiện chính sách là một yếu tố vô cùng quan trọng để thực hiện mục tiêu đề ra. Về mặt thực tiễn, trên nền tảng những tiềm năng, lợi thế đã có để phát triển DLST một cách bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, thì việc đề ra những giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển DLST là một yếu tố quyết định trong thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển DLST trên địa bàn huyện trong thời gian tới. Bên cạn đó, đã nêu các bước qui trình thực hiện chính sách và các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thực hiện chính sách.

Quá trình nghiên cứu luận văn cũng đã chỉ ra được những ưu thế nhất định trong thực hiện chính sách phát triển DLST trên địa bàn huyện Châu Phú trong thời gian qua như (1) Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và nhận thức trong hệ thống chính trị về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội; (2) Hạ tầng kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái thuận lợi phát triển DLST, (3) Tình hình an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, (4) Các hệ sinh thái đa dạng, tổ chức sản xuất trên địa bàn thuận lợi để phát triển DLST. Bên cạnh những ưu thế trên, vẫn còn những hạn chế nhất định ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển DLST trong thời gian tới cần khắc phục như (1) Nhìn nhận về điều kiện phát triển DLST trong hệ thống chính trị chưa rõ ràng, (2) Chưa có một dự án ngang tầm để thúc đẩy phát triển DLST, (3) Việc phân công, phối hợp thực hiện chính sách đôi lúc chưa chặt chẽ, thiếu khoa học, (4), Công tác kiểm tra,

đôn đốc thực hiện chính sách chưa thường xuyên, (5) Việc đánh giá, rút kinh nghiệm còn hình thức, (6) Sự đầu tư từ ngân sách và kêu gọi đầu tư của doanh nghiệp rất hạn chế, gần như không có để tạo điều kiện phát triển DLST, (7) Chưa có các tổ chức quản lý, phục vụ dịch vụ du lịch, (8) Chưa thể chế hóa các văn bản quy phạm pháp luật trong tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, (9) Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ phát triển DLST chưa được quan tâm đúng mức, (10) Thiếu các điều kiện để người dân chia sẻ kinh nghiệm và phản hồi các chính sách bất cập, (11) Công tác quảng bá, xúc tiến còn rất hạn chế.

Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc thực hiện chính sách phát triển DLST trên địa bàn huyện Châu Phú, để phát huy những lợi thế và khắc phục những hạn chế còn tồn tại cần thực hiện một số giải pháp như (1) Cấp ủy xây dựng nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo thực hiện, (2) Thuê tư vấn thiết kế quy hoạch tổng thể, xây dựng chiến lược phát triển DLST, (3) Chấn chỉnh việc phân công, phối hợp trong thực hiện chính sách, (4) Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc trong thực hiện chính sách, (5) Định kỳ tổ chức sơ, tổng kết để đánh giá rút kinh nghiệm trong thực hiện chính sách, (6) Tranh thủ các nguồn đầu tư từ ngân sách, từ các doanh nghiệp để phát triển DLST,

(7) Xây dựng và hoàn thiện các tổ chức quản lý, phục vụ dịch vụ du lịch, (8) Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, (9) Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý, điều hành và phục vụ phát triển DLST, (10) Tạo mọi điều kiện để người dân chia sẻ kinh nghiệm trong tham gia hoạt động du lịch và phản hồi các chính sách, (11) Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến DLST, (12) Tổ chức lại sản xuất một cách hiệu quả, phù hợp để thúc đẩy phát triển DLST trên địa bàn.

Trên đây, là tổng quan kết quả nghiên cứu của luận văn về đề tài “Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” góp phần định hướng, tạo sự đột phá trong hoạch định chính

sách phát triển kinh tế - xã hội của huyện một cách bền vững trong thời gian tới./.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2023