Tạo Cơ Hội Có Việc Làm Và Mang Lại Lợi Ích Cho Người Dân Bản

- Sự tồn tại và phát triển DLST gắn liền với môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái. Ô nhiễm môi trường, suy thoái các hệ sinh thái sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động DLST.

Vì thế, mọi hoạt động DLST phải được quản lý chặt chẽ để ít tác động tới môi trường, đồng thời phải trích một phần thu nhập từ hoạt động DLST để đầu tư thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển các thế hệ sinh thái.

1.4.3. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng


Đây là nguyên tắc quan trọng đối với DLST, bởi các giá trị văn hóa bản địa là một yếu tố không thể tách rời các giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể. Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực, sẽ làm thay đổi hệ sinh thái đó. Hậu quả của quá trình này sẽ tác động trực tiếp đến DLST.

Vì thế, việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của DLST.

1.4.4. Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho người dân bản

địa


Đây là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST. Nếu như các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

loại hình du lịch thiên nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này, phần lớn lợi nhuận thuộc về các công ty điều hành thì ngược lại, DLST dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp nhằm cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương.

Ngoài ra, DLST luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của người dân bản địa, như đảm nhiệm vai trò hướng dẫn viên, đáp ứng chỗ nghỉ cho khách, cung ứng các nhu cầu về thực phẩm, hàng lưu niệm cho

Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang - 4

khách,...thông qua đó sẽ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương. Kết quả là cuộc sống của người dân sẽ ít bị phụ thuộc hơn vào việc khai thác tự nhiên, đồng thời họ sẽ nhận thấy lợi ích của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển DLST. Sức ép của dân cư đối với môi trường sẽ giảm đi và chính cộng đồng địa phương sẽ là những người chủ thật sự, những người bảo vệ các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa của nơi diễn ra hoạt động DLST.

1.5. Nội dung thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái


1.5.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện và ban hành các văn bản chính

sách


Tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái là một quá

trình khá phức tạp, diễn ra trong một thời gian dài, vì thế cần phải được lập kế hoạch, lên chương trình để các cấp, các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện một cách chủ động. Các kế hoạch bao gồm kế hoạch tổ chức điều hành; kế hoạch cung cấp các nguồn lực; kế hoạch thời gian triển khai thực hiện; kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách và dự kiến những nội quy, quy chế.

Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển DLST trước khi triển khai thực hiện phải đảm bảo các yêu cầu về tính khoa học, tính khả thi và đúng thời gian. Việc thực hiện chính sách phát triển DLST là quá trình phức tạp và lâu dài. Trên cơ sở những chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển DLST; hằng năm cấp ủy, chính quyền các cấp phải ban hành nghị quyết, kế hoạch, quyết định để tổ chức thực hiện một cách chủ động.

1.5.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách


Phổ biến, tuyên truyên chính sách giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính sách.

Các chủ thể phổ biến tuyên truyền đó là chính quyền các cấp phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị xã hội và cán bộ, đảng viên trong toàn hệ thống chính trị. Thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách phát triển DLST phải xây dựng kế hoạch tổ chức phổ biến tuyên truyền tại địa phương.

Công tác phổ biến, tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

1.5.3. Phân công, phối hợp thực hiện


Sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban chuyên môn, chính quyền các cấp góp phần để việc thực hiện chính sách hiệu quả hơn. Trong đó, UBND các cấp là cơ quan chủ trì; các cơ quan chuyên môn chịu trách nhiện tham mưu giúp UBND ban hành các quyết định, kế hoạch thực hiện. Muốn thực hiện chính sách phát triển DLST có hiệu quả phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền, các yếu tố tham gia thực thi chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách phát triển DLST.

Phân công, phối hợp các đối tượng thực hiện: thực hiện chính sách phát triển DLST có thể tác động đến lợi ích của một bộ phận dân cư theo các hướng khác nhau, có bộ phận được hưởng lợi nhiều, có bộ phận hưởng lợi ít, có bộ phận không được hưởng lợi,...Vì thế, để việc thực hiện chính sách phát

triển DLST thực hiện được mục tiêu cần phải phối hợp các yếu tố, bộ phận, đối tượng tác động có liên quan.

1.5.4. Duy trì chính sách


Duy trì chính sách là toàn bộ hoạt động đảm bảo cho chính sách phát huy tác dụng trong đời sống chính trị xã hội. Tính khả thi của chính sách sẽ góp phần to lớn cho chính sách được duy trì. Để việc duy trì chính sách đạt hiệu quả thì phải đảm bảo các công cụ, các biện pháp thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

1.5.5. Điều chỉnh chín sách


Tất cả các chính sách trong quá trình triển khai thực hiện có khả năng bộc lộ những vấn đề chưa phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội hoặc bị tác động bởi các yếu tố khách quan mà chủ thể chính sách không thể lường hết như: dịch bệnh, thiên tai, suy thoái kinh tế, biến đổi khí hậu,...Vì thế, sau một thời gian triển khai đưa chính sách vào đời sống xã hội cần phải sơ kết đánh giá để điều chỉnh chính sách cho phù hợp với điều kiện cụ thể thì chính sách mới có thể được duy trì và phát huy hiệu quả. Việc điều chỉnh chính sách phải do cơ quan ban hành chính sách thực hiện một cách linh hoạt từ điều chỉnh biện pháp, giải pháp, cơ chế thực hiện và các nội dung khác, nhưng không làm thay đổi mục tiêu chính sách, nếu thay đổi mục tiêu chính sách xem như chính sách thất bại.

1.5.6. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách


Chính sách sau khi được được triển khai thực hiện không phải lúc nào cũng được các cơ quan, tổ chức thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao nhất để đảm bảo tiến độ, hiệu quả trong thực hiện. Ví thế, công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng cần phải thực hiện thường xuyên trong quá trình thực hiện chính sách. Công tác kiểm tra, đôn đốc là

hoạt động của cơ quan có thẩm quyền nhằm kịp thời bổ sung hoàn thiện chính sách; chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện chính sách, nâng cao hiệu quả thực hiện mục tiêu chính sách, phát hiện xử lý kịp thời các vi phạm chính sách. Căn cứ để kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách là kế hoạch triển khai thực hiện.

1.5.7. Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm


Định kỳ hằng quý, 6 tháng, năm và theo giai đoạn; chính quyền các cấp tổ chức sơ kết để đánh giá việc thực hiện chính phát triển DLST của địa phương với những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, đề xuất các giải pháp để thực hiện hiệu quả trong thời gian tiếp theo nhằm kịp thời bổ sung, hoàn chỉnh chính sách. Có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ, đánh giá giữa kỳ; cơ sở để đánh giá tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành thực thi chính sách trong các cơ quan nhà nước là kế hoạch được giao và những nội quy, qui chế.

Đối tượng được xem xét, đánh giá kết quả thực hiện chính sách phát triển DLST là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các đơn vị phối hợp thực hiện và đánh giá việc thực thi của các đối tượng tham gia thực hiện chính sách phát triển DLST bao gồm các đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ chính sách, nghĩa là tất cả các thành viên xã hội trên địa bàn với tư cách là công dân.

1.6. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái

1.6.1. Đối tượng thực hiện chính sách


Các đối tượng thực hiện chính sách phải có sự thống nhất từ các cơ quan chuyên môn tại địa phương trong quá trình thực hiện mục tiêu chính sách để không ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện.

Môi trường thực thi chính sách là các yếu tố liên quan đến các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường tự nhiên của địa phương cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách.

Với tư cách là đối tượng tham gia thực hiện mục tiêu chính sách và cũng là đối tượng thụ hưởng lợi ích mà chính sách mang lại; nên sự đồng thuận, ủng hộ của người dân trên địa bàn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của chính sách. Vì thế, mục tiêu của chính sách phải đảm bảo giải quyết hài hòa lợi ích của các nhóm đối tượng.

1.6.2. Chủ thể chính sách


Trong tổ chức thực hiện chính sách phát triển DLST ở địa phương, chủ thể chính sách bao gồm: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn tại địa phương là những đơn vị trực tiếp thực hiện chính sách; đội ngũ cán bộ, công chức tại địa phương, năng lực của đội ngũa cán bộ công chức ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực hiện chính sách phát triển DLST trên địa bàn. Bên cạnh đó, người dân trên địa bàn với tư cách là đối tượng tham gia thực hiện chính sách cũng là chủ thể chính sách; nên phong tục, tập quán sinh hoạt, trình độ dân trí, cách ứng sử của người dân trên địa bàn cũng ảnh hưởng rất lớn đến thực hiện chính sách phát triển DLST ở địa phương.

1.6.3. Nguồn lực tài chính thực hiện chính sách


Hiệu quả thực hiện chính sách bị ảnh hưởng rất lớn từ việc đảm bảo nguồn lực tài chính cho thực hiện chính sách phát triển DLST. Nguồn lực tài chính ngày càng có vị trí quan trọng để cùng nhân sự và các yếu tố khác thực hiện thắng lợi chính sách phát triển DLST tại địa phương.

1.7. Các tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách phát triển du lịch

Có rất nhiều tiêu chí và cách đánh giá thực hiện chính sách phát triển DLST vì DLST là hoạt động vừa chịu ảnh hưởng lại vừa có tác động rất đa dạng tới các lĩnh vực khác. Ngoài ra, mỗi phương pháp nghiên cứu lại có thể xây dựng một hệ thống tiêu chí đánh giá riêng. Do cách tiếp cận của đề tài có liên quan tới nội dung “phát triển” nên các tiêu chí đánh giá của đề tài sẽ đánh giá trên cách tiếp cận về phát triển bền vững.

Đứng trên cách tiếp cận về “phát triển bền vững” của Liên hợp quốc đã được Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland) đưa ra từ năm 1987 và đã được Liên hợp quốc xác nhận lại khái niệm về phát triển bền vững tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển tại Rio de Janeiro. Theo cách tiếp cận phát triển bền vững thì có thể hiểu “Thực hiện chính sách phát triển DLST bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại về DLST mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu về DLST của các thế hệ tương lai”.

Theo đó, để Thực hiện chính sách phát triển DLST bền vững thì các chính sách về phát triển DLST phải đảm bảo được 3 tiêu chí sau:

- Phát triển bền vững về kinh tế.

- Phát triển bền vững về mặt xã hội.

- Phát triển bền vững về mặt môi trường.

Cụ thể các tiêu chí đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển DLST như

sau:


a) Tiêu chí phát triển bền vững về kinh tế

- Trường hợp nào thì đánh giá là phát triển kinh tế tốt?

Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái chỉ được đánh giá là

tốt khi nó đem lại nhiều lợi ích cho người dân, nó giúp giải quyết tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập của người dân, thậm trí nếu thu

hút được khách du lịch nước ngoài thì hoạt động DLST còn giúp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại chỗ giúp tăng thu ngoại tệ cho đất nước.

Thực hiện chính sách phát triển DLST được đánh giá là tốt khi nó không chỉ giúp phát triển kinh tế trong phạm vi một ngành mà nó còn có tính chất lan tỏa về kinh tế giúp phát triển nhiều ngành nghề khác phục vụ du lịch như phát triển ngành vận tải, phát triển ẩm thực địa phương, phát triển các ngành sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và các ngành nghề mang tích chất đặc sản của địa phương.

Ngoài việc thực hiện chính sách phát triển DLST giúp tạo ra tính lan tỏa về phát triển các ngành nghề thì nó còn được đánh giá là tốt khi tạo ra tính lan tỏa về phát triển cho cả một vùng miền thậm chí là cả quốc gia (như trường hợp phát triển du lịch của đất nước Thái Lan).

- Trường hợp nào thì đánh giá là phát triển kinh tế chưa tốt?

Để đánh giá về mặt kinh tế là rất khó vì trong nhiều trường hợp thực hiện chính sách phát triển DLST có đem lại nhiều lợi ích về kinh tế nhưng vẫn không phát huy được hết nguồn tài nguyên DLST (hay nói cách khác là vẫn có cách khác để đem lại lợi ích kinh tế cao hơn) thì cũng không thể đánh giá là thực hiện chính sách DLST tốt được.

Nếu việc thực hiện chính sách phát triển DLST đem lại nhiều lợi ích nhưng lợi ích kinh tế đó chỉ đem lại trước mắt mà không bền vững lâu dài thì không thể coi là phát triển tốt về mặt kinh tế được.

Bên cạnh đó, nếu lợi ích kinh tế mang lại từ việc thực hiện chính sách phát triển DLST chưa đồng đều mà chỉ mang tích cục bộ, mang tính lợi ích nhóm hay nói cách khác lợi ích kinh tế chỉ đem lại cho một nhóm người nào đó thì cũng có thể đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển DLST là chưa tốt.

- Trường hợp nào thì đánh giá là phát triển kinh tế ở mức trung bình?

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2023