Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang - 2

Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Hội nghị đã thu hút đông đảo các nhà khoa học, các địa phương và sự có mặt của các giảng viên đến từ thành phố Toulouse và Pau của Pháp.

2.3. Đánh giá các công trình nghiên cứu

2.3.1. Những vấn đề mà các công trình nghiên cứu trước đã làm

được

Có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển DLST, giải

pháp phát triển DLST, đánh giá tác động môi trường du lịch ở Việt Nam, cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, nghiên cứu phát triển DLST ở một số địa phương,...Các công trình nghiên cứu trên đã khái quát một cách tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan; xác định các cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DLST; đề cập đến sự tác động của du lịch đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của từng địa phương nói riêng, phát triển bền vững của đất nước và toàn cầu nói chung; xác định sự tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển đòi hỏi phải quan tâm phát triển loại hình DLST để giảm thiểu sự tác động tiêu cực đến môi trường, góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đối với người dân và du khách, tạo điều kiện để cộng đồng hưởng lợi trong phát triển DLST.

Như vậy, các công trình nghiên cứu đã đánh giá được hiệu quả thiết thực của loại hình DLST, góp phần phát triển du lịch bền vững. Từ đó, đề xuất các giải pháp để thúc đẩy loại hình DLST phát triển bền vững.

2.3.2. Những vấn đề khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung


Các công trình nghiên cứu ở các địa phương cụ thể, đa số chỉ nghiên cứu trên các địa bàn mà DLST đã phát triển ở mức độ nhất định để tổng hợp đánh giá và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trong thời gian tới. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về thực hiện chính sách phát triển

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

DLST; đặc biệt chưa có công trình nghiên cứu về DLST và thực hiện chính sách phát triển DLST trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang - 2


3.1. Mục đích nghiên cứu


Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn thực hiện chích sách phát triển DLST; luận văn đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển DLST trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


Để thực hiện được mục đích nghiên cứu của luận văn, cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

- Phân tích, đánh giá và làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách phát triển DLST.

- Phân tích, đánh giá việc thực hiện chính sách; thực trạng, tiềm năng, lợi thế và những hạn chế trong phát triển DLST của huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

- Đề xuất những giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển DLST trên địa bàn huyện Châu Phú trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu


4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về thực hiện chính sách phát triển DLST trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung:

Trên cơ sở những vấn đề về lý luận, thực tiễn về DLST và phát triển DLST; luận văn tập trung nghiên cứu một cách tổng quan về thực hiện chính sách phát triển DLST ở một số quốc gia, một số khu DLST trong và ngoài tỉnh. Trên cơ sở đó, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong phát triển DLST ở những khu DLST nói trên để nghiên cứu áp dụng, định hướng, đề xuất giải pháp cho chính sách phát triển DLST trên địa bàn huyện Châu Phú trong thời gian tới.

- Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu


5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và dựa trên các nghiên cứu khoa học đã được công bố có liên quan đến DLST và thực hiện các chính sách phát triển DLST.

Từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

a) Phương pháp phân tích tổng hợp

Luận văn tổng hợp và xử lý các tài liệu đã thu thập được để xây dựng các nội dung nhiệm vụ, bao gồm một số các tài liệu sau: (1) Các bài báo, hội thảo liên quan đến lĩnh vực và địa bàn nghiên cứu; (2) Tài liệu về các chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan tới DLST nói chung và tài liệu về chính sách phát triển DLST trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang nói riêng;…

b) Phương pháp thống kê, so sánh

Luận văn sử dụng phương pháp thu thập các số liệu thống kê số trong các hoạt động DLST trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Từ các số liệu đó, luận văn tiến hành so sánh, đối chiếu các thông tin có liên quan về cùng một vấn đề. Qua đó, có sự đánh giá khách quan về DLST trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

c) Phương pháp khảo sát, điều tra tại thực địa

Phương pháp nghiên cứu tiến hành khảo sát, điều tra tại thực địa thông qua thu thập thông tin qua trao đổi phỏng vấn trực tiếp với những người làm công tác DLST trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

d) Phương pháp chuyên gia

Phát triển DLST là lĩnh vực liên ngành có nhiều đối tượng tham gia. Vì vậy, cần có những chuyên gia trong lĩnh vực quản lý ngành du lịch cũng như những người có kinh nghiệm thực tế làm trong ngành du lịch đánh giá. Từ đó, đưa ra được các đánh giá phù hợp, phản ảnh đúng hiện trạng của hoạt động du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

e) Phương pháp dựa trên văn bản quy định từ các cơ quan chức năng

Tại Việt Nam, phát triển DLST không chỉ chịu sự quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mà còn chịu sự quản lý của nhiều bộ ngành khác vì đây là hoạt động không chỉ liên quan quan tới du lịch mà còn liên quan tới môi trường, an toàn thực phẩm, y tế, bảo vệ chủ quyền đất liền và biển đảo,...Do đó, khi nghiên cứu đề tài này cần phải dựa vào các văn bản quy định từ nhiều nguồn, nhiều cơ quan chức năng khác nhau.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn


6.1. Ý nghĩa lý luận

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải đánh giá được những tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, đặt trong mối quan hệ liên kết với các địa

phương khác và tranh thủ lợi thế đặc thù của vùng để khai thác. Từ đó, thực hiện các chính sách phù hợp để phát triển.

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải đồng bộ, hài hòa với các lĩnh vực khác và đảm bảo môi trường sinh thái.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Trên cơ sở thực hiện chính sách, đề ra những giải pháp cụ thể, thiết thực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tổ chức lại sản xuất trên địa bàn gắn với phát triển DLST, tạo điều kiện thúc đẩy thương mại

- dịch vụ phát triển.

- Tạo động lực mạnh mẽ để kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện phát triển một cách đồng bộ, bền vững; góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

- Từ thực tiễn phát triển DLST ở một số khu du lịch nước ngoài, trong và ngoài tỉnh. Từ đó, rút ra được những bài học kinh nghiệm để phát triển DLST trên địa bàn huyện Châu Phú.

- Luận văn còn có ý nghĩa thiết thực đối với hoạt động giáo dục và đào tạo, những người làm công tác nghiên cứu khoa học và các nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực du lịch.

7. Kết cấu của luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, lời cam đoan, mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng, danh mục hình, tài liệu tham khảo, phụ lục,...Nội dung luận văn được chia làm 03 chương như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái.

- Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

- Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái tại huyện Châu Phú đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI


Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về DLST và thực hiện chính sách phát triển DLST để làm rõ một số khái niệm quan trọng liên quan đến chủ đề của luận văn, xác định cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. Cụ thể, làm rõ nội hàm, các đặc trưng cơ bản, các nguyên tắc cơ bản của hoạt động DLST, đặc điểm của các đối tượng tham gia hoạt động DLST, tài nguyên DLST, quan hệ giữa DLST với phát triển bền vững.

1.1. Một số khái niệm có liên quan


1.1.1. Chính sách công


Chính sách công là những hành động ứng xử của Nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng (PGS.TS Nguyễn Khắc Bình – Học viện Khoa học xã hội).

1.1.2. Thực hiện chính sách công


Thực hiện chính sách công là quá trình đưa chính sách công vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực hiện chính sách công và tổ chức thực hiện chúng nhằm thực hiện hóa mục tiêu chính sách công (Giáo trình lý luận chung về thực hiện chính sách công).

1.1.3. Du lịch


- Du lịch được bắt nguồn từ tiếng Pháp, từ “Tour” mà chúng ta thường hiểu là một cuộc hành trình bao giờ cũng trở lại điểm xuất phát. Từ những năm 1930 của thế kỷ XX đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu những mặt khác nhau của du lịch và đưa ra rất nhiều khái niệm về du lịch. Liên hiệp

Quốc tế Các tổ chức lữ hành chính thức (Internationl Union of Official Travel Oragnization – IUOTO) khái niệm: “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,...”.

- Luật Du lịch Việt Nam (2017): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.

Như vậy có thể hiểu du lịch là hoạt động của con người di chuyển ra ngoài nơi cư trú vì mục tiêu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá,...để thỏa mãn nhu cầu về tinh thần.

1.1.4. Du lịch sinh thái


- Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học và cộng đồng xã hội. Đây là một khái niệm rộng, được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau. Có nhiều cách đặt vấn đề về DLST để đi đến sự thống nhất về bản chất của loại hình du lịch này và hiện vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu trên nhiều diễn đàn trong nước và quốc tế.

Nhìn ở góc độ nghĩa hẹp, có thể hiểu DLST là sự kết hợp ý nghĩa của 02 từ ghép “du lịch” và “sinh thái” hay có thể hiểu là du lịch gắn với tự nhiên. Tuy nhiên, không nên xem DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, vì thuật ngữ này có thể sử dụng trong tất cả các hoạt động du lịch được thực hiện ngoài thiên nhiên (ví dụ trượt tuyết, bám vách đá leo núi,...). Những hoạt động du lịch này có thể có mà có thể không thuộc hoạt động thân thiện với môi trường sinh thái.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2023