Thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 2


Huyện Krông Pắc là huyện duy nhất ở miền Trung - Tây Nguyên được chọn để xây dựng thành “huyện điểm văn hoá” giai đoạn 2005 - 2010. Sau 5 năm thực hiện, những kết quả đạt được trong kế hoạch xây dựng “huyện văn hoá” được khẳng định chính là đòn bẩy làm thay đổi toàn diện bộ mặt kinh tế -văn hoá - xã hội của huyện. Trên địa bàn huyện hiện có 03 di tích, danh lam thắng cảnh đã được công nhận, ngoài ra còn có một số di tích khảo cổ đã được khai quật như Buôn Mrâo, cùng một số hồ sinh thái tự nhiên như hồ Ea Nhái, hồ Krông Buk hạ…,. Những di tích, danh lam thắng cảnh nói trên là những di sản quý giá, có giá trị tiềm năng, thế mạnh để đầu tư, khai thác, phát triển du lịch, thu hút khách tham quan, trải nghiệm, du lịch sinh thái, du lịch về nguồn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng, người dân nơi có di tích, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Tuy nhiên, trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản trên địa bàn huyện còn bất cập, hạn chế; việc đầu tư cơ sở hạ tầng tại di tích chưa thỏa đáng để phát huy hết giá trị tiềm năng, lợi thế của di tích để di tích trở thành sản phẩm du lịch, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên địa bàn huyện. Cho đến hiện nay, huyện Krông Pắc vẫn chưa có Đề án bảo tồn các di tích trên địa bàn. Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk” để nghiên cứu nhằm đưa ra một số nhận định về công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể của tỉnh Đắk Lắk nói chung, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy giá trị di sản trên địa bàn huyện Krông Pắc nói riêng, tỉnh Đắk Lắk nói chung.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Liên quan đến vấn đề thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể, đã có một số công trình nghiên cứu cụ thể như sau:

2.1. Những nghiên cứu liên quan đến chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể

- “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể vùng Trường Sơn - Tây Nguyên tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam” của tác giả Bàn Thị Trang [15]


đã đưa ra những vấn đề chung về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể của 18 dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể vùng Trường Sơn - Tây Nguyên tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Đồng thời đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Tác giả đã vận dụng một số kinh nghiệm trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể vào phần đề xuất giải pháp của đề tài.

- Trong Hội nghị quốc tế “Bảo vệ di sản văn hoá vật thể và phi vật thể: Hướng đến Phương pháp tiếp cận tổng thể” tổ chức tại Nara, Nhật Bản từ 19 đến 23/10/2004, Tuyên bố Yamato về Phương pháp tiếp cận tổng thể trong bảo vệ di sản văn hoá vật thể và phi vật thể đã được thông qua. Với bản Tuyên bố này, các quan niệm về di sản văn hóa đã được nhân loại định nghĩa cụ thể trên phương diện lý luận theo Công ước và Quy chế của UNESCO. Đây là những quan niệm cụ thể nhằm giúp nhận diện một cách đúng đắn khoa học về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên thế giới. Những định nghĩa, quan niệm về di sản văn hóa được tác giả vận dụng vào phương pháo tiếp cận nghiên cứu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

- Bảo vệ & phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam của tác giả Trương Quốc Bình [1] bàn đến vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa ở Việt Nam, những kiến giải về vai trò quan yếu của các sưu tập hiện vật trong quá trình chuẩn bị xây dựng và tổ chức hoạt động của các bảo tàng ở Việt Nam và việc phát huy những giá trị đặc sắc của kho tàng di sản văn hóa.

- Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam do Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam phát hành năm 2009 của Nhóm tác giả [9] đã nêu những nhận thức khoa học của các nhà khoa học trong và ngoài nước về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, những văn bản pháp lý của UNESCO và Việt Nam về di sản văn hóa phi vật thể. Ngoài ra, còn nói đến nhiệm vụ sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong Chương trình mục tiêu quốc gia.

Thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 2


2.2. Những nghiên cứu liên quan đến thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể

- “Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên” của tác giả Nguyễn Đức Tuy [17], đã có một số đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn: tác giả đã đưa ra định nghĩa phát triển du lịch bền vững, trên 4 trụ cột kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường. Nhận định mức độ phát triển du lịch bền vững của vùng Tây Nguyên; đề xuất các giải pháp nhằm phát triển vùng du lịch Tây Nguyên theo hướng bền vững, đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù để du lịch bền vững Tây Nguyên phát triển mạnh. Từ các đề xuất cho Tây Nguyên, tác giả đã vận dụng cho địa bàn nghiên cứu của mình.

- Trong Bài viết đăng trên Tạp chí Tài chính Kỳ 2 - Tháng 9/2020 “Cơ chế, chính sách tài chính đối với công tác bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam” [3] của tác giả Nguyễn Thanh Hiền đã nói về thực tiễn triển khai các chính sách về di sản văn hóa nói chung, cơ chế tài chính cho công tác bảo tồn di sản văn hóa nói riêng vẫn còn nhiều vướng mắc, hạn chế, nên chưa phát huy hết tiềm năng của lĩnh vực này. Bài viết nêu những cái chung, tác giả vận dụng để đưa ra quan điểm riêng cho địa phương.

- Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở nước ta hiện nay” của Ths Đỗ Thanh Hương [24] đăng trên Tạp chí Cộng sản, tác giả đã khái quát được hệ thống pháp luật về di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng, tuy nhiên còn một số hạn chế, bất cập. Do đó, việc hoàn thiện thể chế và các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể là rất cần thiết hiện nay, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong quá trình xây dựng văn hóa, con người Việt Nam thời kỳ mới. Những kiến giải về việc hoàn thiện pháp luật là cơ sở để tác giả tham khảo vận dụng trong đề tài.

- “Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình” của tác giả Bùi Quốc Hoàn [4] đã nêu ra những cơ sở lý luận, đặc điểm, những yếu tố ảnh hưởng, thực trạng việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình, những


đánh giá về quá trình thực thi chính sách, đồng thời đưa ra những quan điểm, mục tiêu và giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.

Có thể thấy, vấn đề nghiên cứu về thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể dưới góc độ chuyên ngành chính sách công hầu như rất ít, chủ yếu là nghiên cứu về vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể dưới góc độ của nhà quản lý văn hóa (khác chính sách công). Hay chỉ nói đến nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể (khác vật thể). Cho đến thời điểm tác giả nghiên cứu chưa có công trình nào đề cập về việc thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk. Tuy vậy, các công trình nghiên cứu trên đây là nguồn tài liệu quý giá giúp tác giả kế thừa có chọn lọc những thông tin phù hợp để triển khai đề tài này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Từ lý luận về chính sách công, luận văn nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm góp phần mang lại hiệu quả trong việc thực hiện chính sách phát triển giá trị văn hóa vật thể của huyện Krông Pắc nói riêng và tỉnh Đắk Lắk, cả nước nói chung.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ như sau:

- Nghiên cứu và hệ thống hóa lý luận về thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể;

- Phân tích các yếu tố tác động và thực trạng thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk;

- Nêu phương hướng và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện chính sách phát triển giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk hiện nay.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn công tác thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.

- Ngoài ra, còn tham khảo tài liệu về công tác thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể tại các địa phương khác làm cơ sở đề xuất giải pháp.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Luận văn tiến hành nghiên cứu công tác thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.

- Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn từ năm 2015 - 2020.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện dưới góc độ tiếp cận liên ngành và tiếp cận lý luận về chính sách công: quy trình hoạch định chính sách, thực hiện, đánh giá, có sự tham gia của chủ thể chính sách...

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn tác giả sử dụng phương pháp chính là nghiên cứu chính sách công kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và thực tế, cụ thể như sau:

- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu: từ các văn bản pháp lý, những tài liệu sách, báo có liên quan đến đề tài tác giả sưu tầm được trong quá trình nghiên cứu, tác giả phân tích tập hợp lại thành một hệ thống viết vào luận văn. Nhằm tìm hiểu, phân tích các giá trị văn hóa vật thể nói riêng và di sản văn hóa nói chung.

- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: trên cơ sở những tài liệu thu thập qua quá trình điều tra khảo sát, tác giả đem đối chiếu, so sánh, phân tích, rút ra những kết luận mang tính khoa học để viết vào luận văn.


- Phương pháp phân tích kết hợp định lượng và định tính để tiếp cận, tìm hiểu một chu trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách.

- Phương pháp phân tích chính sách: Là đánh giá tính toàn vẹn, thống nhất, khả thi và hiệu quả của chính sách nhằm điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu và thực tế. Phương pháp này được sử dụng để phân tích những vấn đề thực tế thực hiện chính sách (chương 2) và đề xuất giải pháp (chương 3).

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phần làm rò hơn những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Luận văn đã phân tích, tổng hợp các chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể, cung cấp thông tin tư liệu khách quan, cập nhật và có hệ thống cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy và quản lý văn hóa ở địa phương.

- Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp, định hướng trong việc thực thi có hiệu quả chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc nói riêng, tỉnh Đắk Lắk nói chung và cho những ai quan tâm.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận; đề tài luận văn có ba chương, gồm:

Chương 1: Cơ sở khoa học thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể.

Chương 2: Những yếu tố tác động và thực trạng thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp đảm bảo thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.


Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA VẬT THỂ

1.1. Khái niệm, đặc điểm thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể

1.1.1. Khái niệm thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể

1.1.1.1. Chính sách công, đã và đang trở thành một khoa học độc lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đã phát triển. Mặc dù khái niệm chính sách công ở các quốc gia khác nhau với các góc độ nghiên cứu khác nhau nên vẫn còn những cách hiểu tương đối khác biệt. Tuy nhiên, nhìn chung ở các quốc gia và giới học thuật đều đã thống nhất với nhau rằng chính sách công thuộc về lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội.

Ở các nước phát triển và các tổ chức kinh tế quốc tế, thuật ngữ “Chính sách công” được sử dụng rất phổ biến. Có thể nêu ra một số quan niệm sau:

Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do chính phủ tiến hành (Peter Aucoin, 1971); Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó (William Jenkin, 1978); Chính sách công là cái mà chính phủ lựa chọn làm hay không làm (Thomas R. Dye, 1984); Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của nhà nước có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân (B. Guy Peter, 1990); Chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan nhà nước hay các quan chức nhà nước đề ra (William N. Dunn, 1992); Chính sách công bao gồm các quyết định chính trị để thực hiện các chương trình nhằm đạt được những mục tiêu xã hội (Charle L. Cochran and Eloise F. Malone, 1995).

Nói cách đơn giản nhất, chính sách công là tổng hợp các hoạt động của chính phủ/chính quyền, trực tiếp hoặc thông qua tác nhân bởi vì nó có ảnh hưởng tới đời sống của công dân (B. Guy Peters, 1999).


Từ các quan niệm trên, chính sách công có thể được nhìn nhận như sau:

- Trước hết, là một chính sách của nhà nước, của chính phủ (do nhà nước, do chính phủ đưa ra), là một bộ phận thuộc chính sách kinh tế và chính sách nói chung của mỗi nước.

- Thứ hai, về mặt kinh tế, chính sách công phản ánh và thể hiện hoạt động cũng như quản lý đối với khu vực công, phản ánh việc đảm bảo hàng hóa, dịch vụ công cộng cho nền kinh tế.

- Thứ ba, là một công cụ quản lý của nhà nước, được nhà nước sử dụng để: Khuyến khích việc sản xuất, đảm bảo hàng hóa, dịch vụ công cho nền kinh tế, khuyến khích cả với khu vực công và cả với khu vực tư; Quản lý nguồn lực công một cách hiệu quả, hiệu lực, thiết thực đối với cả kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, cả trong ngắn hạn lẫn trong dài hạn. Nói cách khác chính sách công là một trong những căn cứ đo lường năng lực hoạch định chính sách, xác định mục tiêu, căn cứ kiểm tra, đánh giá, xác định trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn lực công như ngân sách nhà nước, tài sản công, tài nguyên đất nước.

- Văn hóa. Thuật ngữ văn hóa đã xuất hiện từ lâu trong ngôn ngữ và đời sống của con người. Cho đến nay đã có rất nhiều định nghĩa về văn hóa, do các nhà nghiên cứu, các tổ chức và các quốc gia trên thế giới công bố. Từ góc độ tiếp cận về chính sách công, có thể dễ dàng nhận thấy hai yếu tố quan trọng khi đề cập tới khái niệm văn hóa, đó là: hoạt động văn hóa và giá trị văn hóa. Do đó tác giả đã vận dụng khái niệm về văn hóa của GS Trần Ngọc Thêm “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vật thể và phi vật thể) do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [9] trong nghiên cứu về văn hóa. Đồng thời, cách tiếp cận này giúp tác giả phân loại các vấn đề cần quản lý có tính hệ thống, làm cho việc hoạt động quản lý sẽ cụ thể, hiệu quả hơn.

- Di sản văn hóa. Với nhận thức di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân, để bảo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022