VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
NGUYỄN ĐÌNH HẢI
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN ĐÌNH HẢI
NGÀNH CHÍNH SÁCH CÔNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ VĂN HÓA VẬT THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PẮC, TỈNH ĐẮK LẮK
KHÓA X - NĂM 2019
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN ĐÌNH HẢI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ VĂN HÓA VẬT THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PẮC, TỈNH ĐẮK LẮK
Ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐỖ VĂN DƯƠNG
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực được ghi rò nguồn trích dẫn. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay.
Đắk Lắk, ngày 30 tháng 9 năm 2021
Tác giả luận văn
NGUYỄN ĐÌNH HẢI
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu chương trình cao học chuyên ngành Chính sách công tại Học viện Khoa học xã hội. Đến nay, tôi đã hoàn thành xong chương trình học của mình. Bản thân đã được Giám đốc Học viện Khoa học xã hội giao quyết định thực hiện đề tài "Thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk” .
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo đã trang bị những kiến thức rất bổ ích cho bản thân tôi trong quá trình tham gia học tập tại trường, đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo hướng dẫn khoa học TS. Đỗ Văn Dương đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn Lãnh đạo Học viện Khoa học xã hội, Văn phòng Khoa Chính sách công đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi trong quá trình học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học và hoàn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!
Đắk Lắk, ngày 30 tháng 9 năm 2021
Tác giả luận văn
NGUYỄN ĐÌNH HẢI
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA VẬT THỂ 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể 8
1.2. Nội dung, chủ thể thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể 20
1.3. Các điều kiện đảm bảo thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể 27
1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể một số địa phương và kinh nghiệm rút ra cho huyện Krông Pắc 31
Tiểu kết chương 1 35
Chương 2 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA VẬT THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PẮC, TỈNH ĐẮK LẮK 36
2.1. Những yếu tố tác dộng đến thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk 36
2.2. Thực trạng việc thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk 39
2.3. Bài học kinh nghiệm 57
Tiểu kết chương 2 58
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA VẬT THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PẮC, TỈNH ĐẮK LẮK 59
3.1. Phương hướng bảo đảm thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk 59
3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk 63
Tiểu kết chương 3 72
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu | |
Di sản văn hóa | DSVH |
Khoa học xã hội | KHXH |
Khoa học và Kỹ thuật | KH&KT |
Hội đồng nhân dân | HĐND |
kinh tế - xã hội | KT-XH |
Nhà xuất bản | Nxb |
Văn hoá - Thông tin | VHTT |
Xã hội chủ nghĩa | XHCN |
Ủy ban nhân dân | UBND |
United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc) | UNESCO |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 2
- Đặc Điểm Thực Hiện Chính Sách Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Vật Thể
- Nội Dung, Chủ Thể Thực Hiện Chính Sách Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Vật Thể
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Di sản là báu vật mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước, là kết tinh lao động sáng tạo mà ông cha ta từ đời này qua đời khác đã dày công tạo dựng. Vì vậy, việc bảo tồn các di sản, di tích là việc làm quan trọng và vô cùng cần thiết trong công cuộc kiến thiết nước nhà. Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, hệ thống pháp luật qua các thời kỳ đều đề cập đến yêu cầu bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử, di sản văn hóa, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh đất nước. Cùng với xây dựng hành lang pháp lý, trong giai đoạn 2011-2018, thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa và Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa, Chính phủ đã hỗ trợ trực tiếp trên 1.560 tỷ đồng cho các địa phương trên cả nước để chống xuống cấp và tu bổ di tích. Trong đó, văn hóa vật thể là một bộ phận của văn hoá dân tộc, góp phần tạo ra những giá trị văn hóa cao trong nền văn hóa của dân tộc, đặc biệt là trong nền văn hóa tinh thần cho con người nếu biết tận dụng và phát huy một cách toàn diện. Tại Điều 2 Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi có quy định di sản văn hóa vật thể bao gồm: Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Đắk Lắk được xem là cái nôi của văn hóa Tây Nguyên, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống, những phong tục, tập quán, lễ hội, những di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, đây chính là những yếu tố để tạo nên vùng đất này có bản sắc văn hóa riêng biệt, trường tồn theo thời gian. Tại khoản 2 Điều 15 Mục 1 Chương III Luật Du lịch năm 2017 đã chỉ rò: “Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch”. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 36 di tích được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; trong đó có 02 di tích quốc gia đặc biệt, 17 di tích quốc gia, 17 di tích cấp tỉnh và 30 di tích nằm trong danh mục tiềm năng.