Tiêu Chí Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Hỗ Trợ Học Nghề, Tư Vấn, Giới Thiệu Việc Làm


thông đồng với NSDLĐ để hưởng TCTN, nghỉ việc vì lý do bị sa thải, kỷ luật nhưng vẫn được hưởng TCTN.

1.3.5.3. Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ hỗ trợ học nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm

Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp là một khía cạnh đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ, đào tạo nghề và cung cấp thông tin tìm kiếm việc làm mới trong quá trình thực hiện chính sách BHTN. Có thể sử dụng các chỉ số về số người được hỗ trợ đào tạo nghề, được tư vấn, giới thiệu việc làm mới để đánh giá như so sánh tỷ lệ số người được hỗ trợ đào tạo nghề và cung cấp thông tin tìm kiếm việc làm mới với tổng số người đăng ký thất nghiệp và hưởng TCTN; tỷ lệ số người có việc làm mới sau khi được hỗ trợ đào tạo nghề và cung cấp thông tin tìm kiếm việc làm mới để đánh giá kết quả thực hiện chính sách.

- Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề

Người sử dụng lao động có trách nhiệm về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ. Pháp luật lao động quy định NSDLĐ xây dựng kế hoạch hàng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ đang làm việc cho mình, đào tạo cho NLĐ trước khi chuyển làm nghề khác cho mình. Đây là giải pháp hữu ích giúp NLĐ duy trì việc làm và thu nhập. Có thể sử dụng các chỉ số như tỷ lệ phần trăm NSDLĐ nộp hồ sơ đề nghị trong tổng số NSDLĐ tham gia BHTN; tỷ lệ giữa số quyết định hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề trong tổng số hồ sơ đề nghị của NSDLĐ để đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi bị mất việc làm, hỗ trợ học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào quỹ BHTN. Chính sách BHTN và BHXH đều thể hiện bản chất kinh tế và bản chất xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm chung thì chính sách BHTN còn có những đặc điểm riêng nhất định. Đó là BHTN góp phần giải quyết tạm thời những khó khăn về tài chính cho NLĐ, hỗ trợ đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm, giới thiệu việc làm để giúp NLĐ thất nghiệp sớm tìm được việc làm, phát triển xã hội hài hòa về mặt lợi ích giữa NLĐ và NSDLĐ, thể hiện vai trò của nhà nước trong việc tạo ra một xã hội nhân văn, giảm thiểu sự bất công và các tệ nạn xã hội, thể hiện sự hoàn chỉnh trong hệ thống pháp luật chính sách ASXH.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Chương 1 của luận văn đã làm rõ và hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách BHTN. Phân tích các khái niệm, cơ sở lý luận về hiện tượng thất nghiệp và chính sách BHTN trong đó đề cập đến các khái niệm về thất nghiệp; người thất nghiệp; nguyên nhân, hậu quả của thất nghiệp, chính sách BHTN; vai trò, chức năng và nội dung của chính sách BHTN; hoạt động tổ chức thực hiện chính sách BHTN như đóng góp quỹ BHTN, các chính sách hỗ trợ tài chính, hỗ trợ học nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm, chăm sóc y tế thông qua chính sách BHYT. Đó là căn cứ khoa học quan trọng cho việc phân tích, so sánh thực trạng và đưa ra các kiến nghị, đề xuất hệ thống giải pháp ở các chương sau.


Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương - 8

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG


2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hải Dương nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, là một trong 07 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Phía đông giáp TP Hải Phòng; phía tây giáp tỉnh Hưng Yên; phía nam giáp tỉnh Thái Bình; phía bắc giáp tỉnh Hưng Yên. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương. Tỉnh Hải Dương có 12 đơn vị hành chính cấp huyện (02 thành phố và 10 huyện), diện tích tự nhiên 1668,2 km2 với dân số 1.797.228 người, trong đó có 1.035.331 người trong độ tuổi lao động, chiếm tỷ lệ 57,60% dân số toàn tỉnh, chia theo khu vực: Thành thị: 255.679 người; Nông thôn: 779.652 người. Mật độ dân số trung bình 1.044,26 người/km2.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Hải Dương có vị trí quan trọng, trên hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và kề sát vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ. Đây là nơi có lợi thế vô cùng lớn trong việc giao lưu, trao đổi thương mại với Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh lân cận như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình, Hưng Yên. Năm 2019, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP theo giá 2010) ước tăng 8,6% so với năm 2018 (kế hoạch năm tăng trên 8,5%) và là mức tăng thấp thứ 2 (năm 2015 - 8,2%) trong vòng 5 năm trở lại đây, cao hơn bình quân cả nước (ước tăng gần 7,0%); thấp hơn một số tỉnh lân cận như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Ninh Bình.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; cơ cấu kinh tế ước đạt 8,8% - 59,7% - 31,5% (năm 2018 là 9,9% - 57,3% - 32,8%). Nhóm ngành nông, lâm, thủy sản năm 2019 ước giảm 3,1%. Nhóm ngành công nghiệp,


xây dựng của tỉnh vẫn duy trì mức tăng trưởng cao, trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục khẳng định là điểm sáng, động lực chính của tăng trưởng kinh tế với mức tăng cao 13,5% nhờ sự đóng góp chủ lực của các ngành sản xuất sản phẩm điện tử; ngành sản xuất trang phục; ngành sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng ...

Chỉ số tiêu thụ tính chung cả năm 2019 tăng 10,8%. Chỉ số sử dụng lao động tăng 3,6% so với năm 2018, các ngành có chỉ số sử dụng lao động tăng nhiều như: Dệt tăng 21,5%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 27,9%; sản xuất thiết bị điện tăng 15,1%.

Tình hình phát triển doanh nghiệp: Năm 2019 thành lập mới được khoảng 1.900 doanh nghiệp, đạt 76% kế hoạch (trong đó có khoảng 100 hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp, đạt 9% kế hoạch); giải thể 160 doanh nghiệp.

Hoạt động đầu tư: Năm 2019, vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 2.150 tỷ đồng, tăng 31,1%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 46.923 tỷ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Trên địa bàn tỉnh hiện có 451 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 8.382,4 triệu USD. Trong năm 2019 có trên 40 dự án triển khai và đã hoàn thành đầu tư, đưa vào hoạt động SXKD.

Thu, chi ngân sách nhà nước: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 19.231 tỷ đồng, tăng 12,4% so với thực hiện năm 2018 (Ngân sách địa phương được hưởng 14.175 tỷ đồng). Về chi ngân sách nhà nước, tổng chi cân đối ngân sách địa phương, ước đạt 17.427 tỷ đồng, bằng 145,4% dự toán năm. Chi đầu tư phát triển ước đạt 5.792 tỷ đồng, bằng 265,5% dự toán năm. Chi thường xuyên

11.593 tỷ đồng, bằng 131,5% so với dự toán.

Lao động, việc làm và bảo đảm an sinh xã hội: Năm 2019 giải quyết việc làm mới cho 35.700 lao động, đạt 100,6% kế hoạch, xuất khẩu lao động được 4.320 người, đạt 100,4% kế hoạch năm. Thị trường lao động tiếp tục được củng cố và phát triển, đã thu hút sự góp mặt của 1.217 đơn vị với số lao động được tuyển dụng là 3.939 người.


2.2. Tình hình triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương

2.2.1. Lập kế hoạch thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Hàng năm, Trung tâm dịch vụ việc làm Hải Dương lập kế hoạch báo cáo cấp có thẩm quyền về các nội dung công tác bảo đảm thực hiện chính sách BHTN trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao. Nội dung kế hoạch gồm: (i) Các chỉ tiêu kế hoạch tiếp nhận hồ sơ và giải quyết chế độ BHTN như số hồ sơ tiếp nhận hưởng TCTN, số quyết định dự thảo đề xuất ban hành; số quyết định dự thảo hỗ trợ học nghề và (ii) Các chỉ tiêu kế hoạch thông tin, tuyên truyền, huấn luyện thực hiện chế độ BHTN như gửi thông tin đăng trên các website trực tuyến; số lượt hội nghị phổ biến chính sách BHTN tại các địa phương và các doanh nghiệp, trên đài phát thanh, truyền hình tỉnh, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và các kỹ năng bổ trợ khác cho nhân sự thực hiện chính sách, in tờ rơi tuyên truyền, treo băng rôn, áp phích. Căn cứ kế hoạch đã xây dựng, Trung tâm DVVL tỉnh tổ chức, phân công các phòng, ban chức năng triển khai thực hiện các nội dung theo đúng tiến độ thời gian dự kiến.

BHXH cấp huyện căn cứ tình hình thực hiện năm trước, 6 tháng đầu năm và khả năng phát triển đối tượng tham gia BHTN trên địa bàn lập kế hoạch thu BHTN. Trên cơ sở dự kiến kế hoạch, kế hoạch điều chỉnh để xây dựng điều chỉnh kinh phí hỗ trợ thu gửi đến BHXH tỉnh. Bảo hiểm xã hội tỉnh lập kế hoạch điều chỉnh thu BHTN và kinh phí hỗ trợ công tác thu đối với đơn vị do tỉnh trực tiếp thu. Tổng hợp toàn tỉnh và lập kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch thu gửi BHXH Việt Nam. Trên cơ sở kế hoạch thu BHTN, phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác thu được BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ kế hoạch thu cho BHXH tỉnh và BHXH cấp huyện.

2.2.2. Tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Trung tâm DVVL Hải Dương phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền những nội dung mới về chính sách BHTN được quy định trong Luật Việc làm, các chế độ BHTN bằng nhiều hình thức


phong phú và phù hợp như: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; đưa thông tin về chính sách, quy định của pháp luật về BHTN lên trang website http://vlhaiduong.vieclamvietnam.gov.vn để NLĐ và doanh nghiệp thuận tiện trong việc tra cứu thông tin. Phối hợp với các cơ quan BHXH, Ban chính sách Liên đoàn lao động, Ban quản lý các khu công nghiệp, Báo Hải Dương để tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHTN tới NSDLĐ và NLĐ; phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh mở chuyên mục hỏi đáp về chính sách BHTN, tổ chức chương trình tư vấn, giao lưu trực tuyến với tần suất 01 lần/tháng. Chương trình được các đài phát thanh huyện, thị xã, thành phố tiếp âm, phát sóng trực tiếp.

Tại các phiên giao dịch việc làm định kỳ thứ năm hàng tuần, các phiên giao dịch việc làm lưu động trên địa bàn tỉnh, các phiên giao dịch việc làm online kết nối với các tỉnh khu vực Bắc - Trung - Nam và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Trung tâm đều tổ chức hoạt động tuyên truyền chính sách BHTN, tư vấn, phát tờ rơi miễn phí cho NLĐ và đại diện doanh nghiệp tham gia. Xây dựng và tổ chức hoạt động hệ thống tổng đài 19006128 giải đáp và tư vấn cho NLĐ và NSDLĐ về chế độ BHTN. Ngoài ra, Trung tâm còn tổ chức các hội nghị phổ biến pháp luật lao động và chính sách BHTN tại các xã, phường, thị trấn và các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp

2.2.3.1. Phối hợp trong công tác ban hành văn bản quản lý, tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh được phân công thực hiện công tác tham mưu, chỉ đạo thực hiện các nội dung quản lý nhà nước liên quan đến chính sách BHTN, giải quyết chế độ BHTN cho NLĐ đã chủ động tham mưu với Tỉnh ủy, UBND, HĐND ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện quản lý về việc làm và BHTN nhằm tăng cường công tác QLNN về việc làm, BHTN, cụ thể như: Chương trình việc làm giai đoạn 2016-2020 số 23/Ctr-UBND ngày 06/01/2016; Kế hoạch số 109-KH/TU ngày 07/9/2018 và Kế hoạch số 4107/KH-UBND ngày 22/11/2018


thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TƯ ngày 23/5/2019 về “Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội”.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh đã ban hành các văn bản về lĩnh vực BHTN như: Quyết định số 576/QĐ-SLĐTBXH ngày 10/11/2014 về việc ban hành quy định về triển khai thực hiện BHTN trên địa bàn tỉnh Hải Dương; công văn số 1941/LĐTBXH-VLATLĐ ngày 10/11/2014 về việc phối hợp thực hiện BHTN; công văn số 2512/LĐTBXH-VLATLĐ ngày 23/9/2015 gửi các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh về việc thực hiện BHTN theo quy định của Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn; thông báo số 3317/LĐTBXH-BHXH-TB ngày 24/12/2015 thông báo kết luận cuộc họp về công tác phối hợp trong việc thực hiện BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh; chương trình phối hợp số 5969/CTPH-SLĐTBXH-BHXH ngày 28/12/2018 giữa Sở LĐTBXH và BHXH tỉnh về việc phối hợp thực hiện chính sách về BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp. Ngoài ra còn ban hành các văn bản liên quan đến phối hợp, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn tỉnh.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương được giao nhiệm vụ quản lý thu, chi đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách BHTN như công văn số 1089/UBND-VP ngày 27/05/2015 triển khai thực hiện chỉ thị 05/CT-TTg ngày 02/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT; công văn số 2725/UBND-VP ngày 20/11/2015 về việc thanh tra, kiểm tra, thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN đối với các doanh nghiệp; công văn số 1067/BHXH-KTTN ngày 07/8/2018 về việc khai thác và phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN đối với các đơn vị sử dụng lao động. Đồng thời để chỉ đạo và điều hành công tác trong các đơn vị trực thuộc, BHXH tỉnh đã ban hành nhiều văn bản như: Công văn số 221/BHXH-KTTN ngày 08/3/2018 về việc phối hợp đôn đốc thu nợ BHXH, BHYT, BHTN; quyết định số 408/QĐ-BHXH ngày 19/4/2018 về việc giao dự toán thu, chi cho BHXH cấp huyện; công văn số 409/BHXH-KHTC ngày 19/4/2018 hướng dẫn thực hiện dự toán thu chi; quyết định


số 478/QĐ-BHXH ngày 27/4/2018 ban hành quy trình luân chuyển, trách nhiệm và thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ- BNN trong nội bộ hệ thống BHXH tỉnh Hải Dương ... Chủ động báo cáo định kỳ hành tháng, quý với Thường trực Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh về tình hình thực hiện chế độ BHXH, BHYT cho NLĐ, nhân dân, học sinh, sinh viên trong tỉnh; trên cơ sở đó tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT trong tỉnh.

2.2.3.2. Phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến, tổ chức triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan triển khai các chuyên mục tuyên truyền, hướng dẫn triển khai thực hiện, tư vấn chính sách BHTN đến NSDLĐ và NLĐ trên địa bàn.

Trung tâm Dịch vụ việc làm đã phối hợp với phòng Chính sách lao động, Liên đoàn Lao động tỉnh, BHXH tỉnh và Ban quản lý các khu công nghiệp tổ chức công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng.

2.2.3.3. Phối hợp trong việc giải quyết các chế độ và xử lý các vấn đề phát sinh trong tổ chức triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tập trung công tác khảo sát, nắm tình hình thực hiện chính sách BHTN, công tác quản lý lao động để có các điều chỉnh kịp thời trong tổ chức thực hiện chính sách. Các phòng, ban chuyên môn phối hợp với Trung tâm DVVL để thường xuyên trao đổi thông tin, giải quyết kịp thời những phát sinh, vướng mắc trong việc thực hiện chính sách BHTN. Giao nhiệm vụ cho Trung tâm DVVL và BHXH tỉnh thực hiện chương trình phối hợp giữa hai đơn vị và hàng năm có tổ chức sơ kết đánh giá chương trình phối hợp trong đó có lĩnh vực BHTN. Năm 2019, Trung tâm DVVL và BHXH tỉnh đã xây dựng và ban hành quy trình phối hợp thực hiện giải quyết chế độ BHTN trên địa bàn tỉnh số 1930/QTrPH-BHXH-TTDVVL ngày 04/12/2019 thay thế quy trình số 810/QTrPH-BHXH-TTDVVL ngày 09/6/2016 phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và thực tế tại địa phương.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí