Khái Niệm, Ý Nghĩa, Nhiệm Vụ Của Thống Kê Tài Sản Cố Định

(2): Do ảnh hưởng của nhân tố X thay đổi bao nhiêu % làm giá trị sản xuất kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng (giảm) bao nhiêu đơn vị tiền tệ.

(3): Do ảnh hưởng của nhân tố T thay đổi bao nhiêu % làm giá trị sản xuất kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng (giảm) bao nhiêu đơn vị tiền tệ.

(4): Do ảnh hưởng của nhân tố Z thay đổi bao nhiêu % làm giá trị sản xuất kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng (giảm) bao nhiêu đơn vị tiền tệ.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


1. Trình bày nguyên tắc chung để xác định giá trị sản xuất của doanh nghiệp. Hãy nêu nội dung và phương pháp tính GO, VA và NVA.

2. Hãy nêu các hình thức biểu hiện kết quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.

3. Trình bày các đơn vị đo lường kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phổ biến trong thống kê.

4. Trình bày các nguyên tắc xác định giá trị sản xuất xây lắp.

5. Xét về mặt giá trị, giá trị sản xuất bao gồm mấy bộ phận? Trình bày nội dung cụ thể từng bộ phận.

6. Trình bày khái niệm, nguyên tắc và những điều cần lưu ý khi tính chi phí trung gian.

7. Vì sao phải phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm? Cho biết các phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp?

8. Có số liệu thống kê của 1 doanh nghiệp ở 2 kỳ như sau:


Chỉ tiêu

Kỳ gốc

Kỳ báo cáo

1. Giá trị gia tăng (tỷ đồng)

270

330

2. % IC trong GO

40

45

3. Cấu thành của VA (%)

100

100

Trong đó :

+ Khấu hao TSCĐ


15


15

+ Quỹ phân phối cho lao động

15

15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Thống kê doanh nghiệp - 7

a. Tính các chỉ tiêu liên quan đến GO của đơn vị trong 2 kỳ

b. Tính NVA theo các phương pháp đã học (2 phương pháp).

9. Có một tài liệu thống kê của một doanh nghiệp như sau:


Sản xuất

Tiêu dùng

Nông, lâm

thủy sản

Công nghiệp

và xây dựng

Lĩnh vực

khác

Nông, lâm thủy sản

900

1300

200

Công nghiệp và xây dựng

1200

4000

100

Lĩnh vực khác

200

300

300

Thu nhập lần đầu của người lao động

300

200

100

Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp

400

500

200

Khấu hao tài sản cố định

100

700

100

Hãy tính GO, VA, NVA của doanh nghiệp?

10. Có tài liệu sau đây của Công ty cà phê KA:

Sản lượng (tấn)

Kỳ gốc

Kỳ báo cáo

Loại I

600

700

Loại II

200

220

Loại III

200

200

Loại sản phẩm

Yêu cầu:

a. Xác định hệ số phẩm cấp bình quân của từng kỳ

b. Đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp bằng phương pháp hệ số phẩm cấp.

11. Có tài liệu sau đây của Công ty chè Việt Yên:


Loại sản phẩm

Đơn giá

(1000đ/kg)

Sản lượng (tấn)

Kỳ gốc

Kỳ báo cáo

Loại I

180

600

700

Loại II

120

200

220

Loại III

80

200

200

Yêu cầu:

a. Xác định đơn giá bình quân của từng kỳ

b. Đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp bằng phương pháp hệ số theo đơn giá bình quân.

12. Có tài liệu sau đây của Công ty chè Việt Yên:


Loại sản phẩm

Đơn giá

(1000đ/sp)

Sản lượng (sp)

Kỳ gốc

Kỳ báo cáo

A


5.000

6.400

Loại I

220

3.000

4.000

Loại II

180

1.200

1.400

Loại III

100

800

1.000

B


15.000

14.000

Loại I

140

11.000

10.000

Loại II

90

4.000

4.000

Yêu cầu:

a. Xác định giá trị sản xuất trong từng kỳ.

b. Đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm theo hệ số phẩm cấp.

c. Đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm theo đơn giá bình quân

13. Có số liệu thống kê về tình hình kết quả sản xuất trong 2 quý của 1 doanh nghiệp như sau:

Chỉ tiêu

Quý I

Quý II

1. Giá trị thành phẩm sản xuất bằng nguyên vật liệu của khách hàng

160.000

175.000

Trong đó: Giá trị nguyên vật liệu khách hàng mang đến

100.000

120.000

2. Giá trị bán thành phẩm đã sản suất

280.000

250.000

Trong đó: - Bán ra ngoài

40.000

50.000

- Phục vụ cho sản xuất thành phẩm

195.000

180.000

- Phục vụ cho bộ phận phúc lợi

15.000

10.000

- Để lại kỳ sau tiếp tục chế biến

30.000

10.000

3. Giá trị thành phẩm sản suất bằng nguyên vật liệu của xí nghiệp

600.000

720.000

Trong đó: Bán ra ngoài

400.000

600.000

4. Giá trị thứ phẩm được nhập kho thành phẩm và bán ra ngoài

15.000

20.000

5. Giá trị hoạt động dịch vụ công nghiệp

70.000

50.000

Trong đó: - Sửa chữa MMTB cho bên ngoài

8.000

5.000

- Sửa chữa MMTB cho phân xưởng sản xuất cơ bản

52.000

30.000

- Sửa chữa MMTB cho đội xây dựng

10.000

15.000

6. Tiền thu cho thuê mặt bằng sản xuất

50.000

30.000

7. Giá trị sản phẩm phụ hoàn thành trong kỳ

60.000

40.000

Trong đó: - Bán cho đại lý K

20.000

12.000

- Bán cho công ty thương nghiệp H

25.000

25.000

8. Giá trị điện sản suất trong kỳ

45.000

30.000

Trong đó: - Phục vụ cho phân xưởng phát điện

3.000

2.000

- Phục vụ cho phúc lợi công cộng

25.000

14.000

- Phục vụ cho sản suất th́nh phẩm

17.000

14.000

9. Giá trị phế liệu thu hồi bán và thu được tiền

57.000

36.000

10. Giá trị sản phẩm dở dang: - Đầu kỳ

10.000

80.000

- Cuối kỳ

80.000

70.000

Yêu cầu xác định:

a. Giá trị sản xuất công nghiệp ( GO ) trong từng quý? Biết rằng: Giá trị bán thành phẩm đầu quý I = 0

b. Đánh giá tình hình biến động giá trị sản xuất quý II so với quý I và cho nhận xét?

14. Có số liệu thống kê kết quả sản xuất của xí nghiệp Dệt trong 2 quý cuối năm 2005 như sau: (số liệu tính theo giá cố định - Đvt: 1000đ )

Chỉ tiêu

Quý 3

Quý 4

1.Giá trị thành phẩm sản xuất bằng NVL của xí nghiệp

360.000

600.000

Trong đó: Bán ra ngoài

300.000

580.000

2. Giá trị bán thành phẩm đã sản xuất

375.000

300.000

Trong đó: - Bán ra ngoài

30.000

20.000

- Phục vụ sản suất thành phẩm

300.000

260.000

- Phục vụ phúc lợi công cộng

35.000

15.000

- Để lại kì sau tiếp tục chế biến

10.000

5.000

3. Giá trị vải in nhuộm cho khách hàng

450.000

250.000

Trong đó: Gía trị vải khách hàng mang đến

330.000

150.000

4. Giá trị thứ phẩm được nhập kho thành phẩm và bán ra

ngoài

30.000

20.000

5. Giá trị sản phẩm phụ hón th́nh trong kỳ

30.000

40.000

Trong đó: - Bán cho đại lý K

24.000

20.000

- Bán cho công ty thương nghiệp H

6.000

20.000

6. Tiền thu cho thuê mặt bằng sản xuất

40.000

40.000

7. Giá trị hoạt động dịch vụ công nghiệp

180.000

150.000

Trong đó: - Sửa chữa MMTB cho bên ngoài

15.000

10.000

- Sửa chữa MMTB cho phân xưởng sản xuất

cơ bản

155.000

135.000

- Sửa chữa MMTB cho đội xây dựng

10.000

5.000

8. Giá trị điện sản xuất trong kỳ

75.000

60.000

Trong đó: - Tự dùng

8.000

5.000

- Phục vụ cho phúc lợi công cộng

4.000

8.000

- Phục vụ cho sản xuất thành phẩm

38.000

35.000

Yêu cầu: Đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất của xí nghiệp quý 4 so với quý 3 và nhận xét.

CHƯƠNG 3: THỐNG KÊ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP


3.1. Thống kê tài sản cố định trong doanh nghiệp

3.1.1. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê tài sản cố định

3.1.1.1. Khái niệm

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bên cạnh sức lao động và đối tượng lao động doanh nghiệp cần phải có tư liệu sản xuất. Trong đó tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau.

Khác với các đối tượng lao động (nguyên nhiên vật liệu ...) các tư liệu lao động (như máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, nhà khai thác, vật kiến trúc...) là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, biến đổi nó theo mục đích của mình. Tuy nhiên việc quản lý tài sản cố định trên thực tế rất phức tạp. Thông thường một tư liệu lao động được coi là một tài sản cố định (TSCĐ) phải đồng thời thoả mãn 4 tiêu chuẩn cơ bản

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản (TSCĐ hữu hình) hay do tài sản đó mang lại (TSCĐ vô hình)

- Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách tin cậy

- Thời gian sử dụng tối thiểu: Thường từ 1 năm trở lên

- Phải đạt giá trị tối thiểu ở một mức quy định. (Tiêu chuẩn này được quy định riêng đối với từng nước và có thể được điều chỉnh cho phù hợp với mức giá cả của từng thời kỳ).

Những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn quy định trên được coi là những công cụ lao động nhỏ, được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp.

Trên thực tế việc xem xét tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định của doanh nghiệp không phải là vấn đề đơn giản.

3.1.1.2. Ý nghĩa, nhiệm vụ

a. Ý nghĩa

Thống kê TSCĐ của doanh nghiệp có nhiều ý nghĩa trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua thống kê TSCĐ đánh giá việc trang bị TSCĐ cho người lao động, nâng cao năng suất lao động, giải phóng con người khỏi những lao động chân tay nặng nhọc vất vả. Đồng thời TSCĐ cũng là cơ sở vật chất kỹ thuật, là nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp hay của toàn bộ nền kinh tế. Điều này còn được thể hiện rò rệt trong mỗi chế độ xã hội chính là sự khác nhau về trình độ sử dụng TSCĐ

b. Nhiệm vụ

Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp, thống kê TSCĐ là một công cụ, hổ trợ đắc lực cho công tác quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp. Để việc quản lý TSCĐ có hiệu quả, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Thống kê tổng hợp chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng, kết cấu, hiện trạng và tình hình tăng giảm TSCĐ.

- Thống kê được các phương pháp đánh giá TSCĐ và các phương pháp khấu hao.

- Nghiên cứu tình hình trang bị TSCĐ cho người lao động trong sản xuất.

- Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ.

3.1.2. Phân loại tài sản cố định

TSCĐ trong doanh nghiệp, có nhiều công dụng khác nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tùy theo mục đích nghiên cứu, để quản lý tốt cần phải phân loại tài sản cố định. Phân loại tài sản cố định là việc sắp xếp, các tài sản cố định trong doanh nghiệp thành các loại, các nhóm tài sản cố định có cùng tính chất, đặc điểm theo các tiêu thức nhất định. Trong doanh nghiệp thường phân loại TSCĐ theo một số tiêu thức sau:

3.1.2.1. Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện:

Tài sản cố định của doanh nghiệp được phân thành tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.

Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với các tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình. Theo tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp được phân thành những nhóm sau:

- Nhà cửa, vật kiến trúc: gồm nhà làm việc, nhà kho, xưởng sản xuất, cửa hàng, chuồng trại chăn nuôi, tháp nước, đường sá, cầu cống, hàng rào,… phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

- Máy móc thiết bị: gồm các loại máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh như các thiết bị động lực, máy móc, thiết bị công tác và các loại thiết bị chuyên dùng khác.

- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: gồm ô tô, máy kéo, tàu thuyền, toa xe, băng tải, hệ thống ống dẫn nước, dẫn nhiên liệu, hệ thống đường dây điện, truyền thanh, thông tin…

- Thiết bị dụng cụ quản lý

- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm

- Tài sản cố định hữu hình khác: là loại tài sản cố định chưa được xếp vào loại trên như: tác phẩm nghệ thuật, tài liệu chuyên môn,…

Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp có đặc điểm: tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giữ nguyên hình thái ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ; trong quá trình sử dụng tài sản cố định hữu hình bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp.

Tài sản cố định hữu hình thường là bộ phận chủ yếu trong tổng số tài sản và đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, việc xác định một tài sản được ghi nhận là tài sản cố định hữu hình hay là một khoản chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Tài sản cố định vô hình, trong điều kiện phát triển và mở rộng các quan hệ hàng hoá tiền tệ, sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng như nét đặc thù trong đầu tư của từng ngành, những khoản chi này nếu đồng thời thoả mãn 4 tiêu chuẩn cơ bản trên và không hình thành các tài sản cố định hữu hình thì được coi là các tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp như các chi phí liên quan trực tiếp đến đất sử dụng; Chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả. Riêng những chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là tài sản vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn được 7 điều kiện sau:

- Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản cố định vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán.

- Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản cố định vô hình để sử dụng hoặc để bán.

- Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản cố định vô hình đó

- Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai.

- Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản cố định vô hình đó.

- Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản cố định vô hình đó

- Ước tính có đầy đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình,…

Bên cạnh những đặc điểm nêu trên, một tư liệu lao động chỉ được coi là tài sản cố định khi nó là sản phẩm của lao động. Do đó tài sản cố định không chỉ có giá trị sử dụng mà còn có giá trị. Nói cách khác tài sản cố định phải là hàng hoá như mọi hàng hoá thông thường khác. Thông qua mua bán, trao đổi các tài sản cố định có thể được chuyển dịch quyền sở hữu và quyền sử dụng từ chủ thể này sang chủ thể khác trên thị trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022