Thế Lữ với tiến trình văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 - 2

trên con đường phấn đấu đăng trên tạp chí Văn nghệ (số 47 năm 1953) - Thế Lữ phủ định hầu như tất cả mọi đóng góp của mình vào nền văn học.

Khoảng năm 1956 - 1957, Thơ mới tuy vẫn bị phê phán nhưng đã được nhìn lại với con mắt rộng hơn và Thế Lữ vẫn được coi là trường hợp có nhiều yếu tố tích cực hơn cả. Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945 (Tập 5 tủ sách ĐHSP - Nxb GD 1962), Nguyễn Trác cũng dành một chương viết về Thế Lữ và tập Mấy vần thơ.

Tháng 3 - 1963, trong một lần nói chuyện, nhà thơ Tố Hữu tâm sự "Tôi cũng thích nhạc điệu và hơi thở của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận... trong tâm hồn các anh lúc đó tôi tìm thấy những nỗi băn khoăn đau buồn của những người cùng thế hệ, đòi hỏi tự do, ước mơ hạnh phúc, tuy các anh chưa tìm thấy lối ra và nhiều khi rơi vào chán nản [39].

Năm 1966, Phan Cự Đê cho ra đời một chuyên luận công phu và toàn diện về Phong trào Thơ mới (1932 - 1945). Ông đã phê phán khuynh hướng thoát ly tiêu cực, đồng thời ghi nhận tấm lòng yêu nước, yêu dân tộc, yêu cuộc sống của các nhà Thơ mới. Đặc biệt, ông đề cao Thế Lữ với tinh thần dân tộc tinh thần yêu nước khá rõ nét qua bài thơ Nhớ rừng.

Trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945 của Nguyễn Hoành Khung (Nxb GD 1973), ông đã dành cả một mục trong chương 3 - Phong trào Thơ mới để nhìn nhận Thế Lữ như là người tiêu biểu đầy đủ của cái "tôi" Thơ mới. Ông đánh giá cao những yếu tố tiến bộ và ngòi bút tài hoa dồi dào của Thế Lữ.

Ở miền Nam, sau Cách mạng, Thơ mới cũng là đối tượng được các nhà phê bình nghiên cứu quan tâm. Đã có nhiều bài tiểu luận về tác giả, tác phẩm về phong trào Thơ mới đăng tải trên các tạp chí Bách khoa nghiên cứu văn học... Đặc biệt là sự xuất hiện khá nhiều tập hồi ký chuyên khảo, chuyên luận về thi ca tiền chiến như Lược thảo về thơ của Uyên Thao (Nxb 1967), Thi ca

Việt Nam hiện đại của Trần Tuấn Việt, Nxb 1969. Đặc biệt là cuốn Việt Nam thi nhân tiền chiến (Nxb 1968 - 1969), Nguyễn Tấn Long nhận định: "Thế Lữ đặt cho Thơ mới một nền móng vững chắc, ông gây được niềm tin mãnh liệt trong lòng khách yêu thơ, những sáng tác của ông vừa xuất hiện đã khua những tiếng vang sâu rộng; tựa như tia lửa loé sáng trong màn đêm, những hồn thơ còn đang mò mẫm sợ sệt cái táo bạo của Thơ mới, bỗng nhiên bắt được mục tiêu tiến bước...".

Từ thời kỳ đổi mới đến nay, văn học lãng mạng nói chung trong đó có Thế Lữ đã được thẩm định lại. Nhiều bài nghiên cứu chuyên luận của các tác giả Hà Minh Đức, Nguyễn Hoành Khung, Trần Đình Hượu, Phan Cự Đê, Vũ Ngọc Phan… đã đánh giá lại trào lưu lãng mạn nói chung dưới ánh sáng của tư duy mới.

Những năm 1984 - 1987 liên tiếp có nhiều bài viết về Thế Lữ. Trong Từ điển văn học tập 1 Nguyễn Hoành Khung khẳng định "Ngòi bút của Thế Lữ khá dồi dào, già dặn, tạo nên được những bức tranh đẹp, thi vị (...) Thế Lữ đã đóng góp quan trọng vào việc hiện đại hoá thơ ca Việt Nam, khẳng định biểu hiện giá trị sinh động của Thơ mới.

Năm 1987 trong cuốn Nhà văn và tác phẩm trong trường phổ thông, Lê Bảo viết "Nếu trước đó ít lâu, Tản Đà dạo khúc nhạc đầu với "Non nước nặng một lời thề vẫn còn sáo nhị thì Thế Lữ đã đem đến cho sân khấu âm nhạc một giọng kèn đồng".

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Năm 1989, Hà Minh Đức khi viết khải luận Phong trào thơ mới Việt Nam thời kỳ 30 - 45 đã nhận xét: "Thế Lữ, người mở đầu cho phong trào Thơ mới, ông hoàng của chủ nghĩa lãng mạn đã kết hợp được trong thơ tình cảm chân thực và mở rộng với chất lãng mạn, thanh cao".

Vào dịp kỷ niệm 60 năm phong trào Thơ mới đã có rất nhiều bài nghiên cứu về văn nghiệp của Thế Lữ. Đáng chú ý phải kể đến cuốn sách Nhìn lại

Thế Lữ với tiến trình văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 - 2

một cuộc cách mạng trong thi ca của Hà Minh Đức (năm 1993) đã chọn hai bài thơ Nhớ rừng Cây đàn muôn điệu của Thế Lữ xếp đầu danh sách.

Năm 1997 có bài Thế Lữ, nghệ sĩ hai lần tiên phong của Phan Trọng Thưởng (Tạp chí Văn học số tháng 7) và các bài của Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Xuân Sanh (báo Văn nghệ) nhân kỷ niệm lần thứ 80 ngày sinh Thế Lữ.

Năm 2000 Nxb KHXH đã công bố tập 25 trong hệ thống trọn bộ 42 tập của Tổng tập văn học Việt Nam. Cuốn sách được in nhiều nhà thơ trong đó tập Mấy vần thơ tập mới của Thế Lữ được in lại toàn bộ. Năm 2002 có tiểu luận Thế Lữ - người mở đầu một trào lưu thơ ca của Hà Minh Đức. Tác giả đã có cái nhìn bao quát sâu sắc làm nổi bật hồn thơ Thế Lữ.

Năm 2005, Phạm Đình Ân cho ra đời cuốn Thế Lữ - tác gia tác phẩm. Cuốn sách đã có cái nhìn tổng quát về toàn bộ văn nghệ và những bài viết về Thế Lữ.

Ngoài những bài nghiên cứu nói trên đã có rất nhiều những luận văn thạc sĩ nghiên cứu về thơ Thế Lữ, song những luận văn này chỉ mới đề cập thơ Thế Lữ ở những khía cạnh nhất định, chưa nghiên cứu sâu về những đóng góp của Thế Lữ trong công cuộc hiện đại hoá văn học. Ở luận văn này, chúng tôi sẽ làm rõ vị trí của Thế Lữ trong tiến trình văn học giai đoạn 1930 - 1945.

2.2. Về văn xuôi

2.2.1. Như trên đã nói, Thế Lữ thuộc vào số ít những nghệ sĩ đa tài của nền văn học nghệ thuật trước cách mạng. Ông không chỉ là người mở đầu cho phong trào Thơ mới mà còn là cây bút đầu tiên của một vài thể loại văn xuôi nghệ thuật như truyện kinh dị, truyện trinh thám, truyện đường rừng... song hoạt động nghiên cứu về sự nghiệp văn xuôi của Thế Lữ vẫn chưa được sự chú ý của nhiều bạn đọc.

Người đầu tiên nghiên cứu văn xuôi của Thế Lữ là Vũ Ngọc Phan. Trong cuốn Nhà văn hiện đại Vũ Ngọc Phan viết "về thơ, người ta thấy rõ các thi cốt, các chân tài của Thế Lữ. Về tiểu thuyết, tuy loại truyện trinh thám ông chưa thành công, nhưng về những truyện ghê sợ, ông đã chứng tỏ là một tiểu thuyết gia có biệt tài". Cũng trong cuốn sách này ông cho rằng: "Vàng và Máu của Thế Lữ là một tiểu thuyết mà tác giả tỏ ra một văn gia có biệt tài. Nghệ thuật viết tiểu thuyết của Thế Lữ ở đây đã lên tới trình độ cao" [26 - 27 - 28].

Tác giả Phạm Thế Ngũ trong cuốn Việt Nam Văn học giản ước tân biên đã dành 11 trang nói về những truyện kinh dị lãng mạn và truyện trinh thám của Thế Lữ. Theo Phạm Thế Ngũ, bên cạnh một Thế Lữ mở đường cho Thơ mới còn có một Thế Lữ văn xuôi đặc sắc.

2.2.2. Từ giữa những năm 1980 đến nay, trong không khí đổi mới mạnh mẽ của xã hội, nhiều tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn, nhiều tập thơ lãng mạn được xuất bản với số lượng lớn. Song văn xuôi của Thế Lữ nói chung cũng như các truyện kinh dị, truyện trinh thám của Thế Lữ vẫn được đánh giá rất cao.

Báo văn nghệ số 23 ra ngày 3/6/89 đăng bài Thương tiếc nhà thơ Thế Lữ, tác giả Tế Hanh viết: "Ở nơi anh cái chất mở đường đi tiên phong thật rõ ràng, trong thơ, trong truyện, trong báo chí, trong sân khấu" [26 - 383].

Nguyễn Hoành Khung trong Lời giới thiệu bộ sách 8 tập Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945 viết: "Ngôi sao rực rỡ nhất của phong trào Thơ mới thời kỳ đầu, cũng là cây bút văn xuôi đặc sắc, dồi dào, đề tài và bút phát khá đa dạng. Ông được biết trước hết là ở loại truyện kinh dị (...) rồi loại truyện tình lãng mạn đường rừng (...) và nhất là truyện trinh thám, ông là một trong những người dẫn đầu về thể loại tiểu thuyết ở nước ta...".[37-423]

Năm 1991, trong cuốn Thế Lữ - cuộc đời trong nghệ thuật tác giả Hoài Việt có bài: Thế Lữ như tôi viết trong bài viết của mình ông đánh giá rất cao

những truyện quái dị của Thế Lữ so với các nhà văn cùng thời. Ông khẳng định: "Thế Lữ là một nhà thơ, nhà văn giàu tưởng tượng, giàu mộng mơ nhưng ông lại rất tỉnh táo trong phương pháp suy luận khoa học” [26-412; 413].

Tiếp đến trên tạp chí Văn học số 7 năm 1997, Phan Trọng Thưởng có bài Thế Lữ nghệ sĩ hai lần tiên phong. Tác giả đã khẳng định: "Với loại truyện li kỳ rùng rợn Thế Lữ đã đạt đỉnh cao của loại truyện này" chỉ sau khi tập Mấy vần thơ ra đời được ít lâu Thế Lữ dần chuyển sang lĩnh vực văn xuôi với hai sở trường là tiểu thuyết ly kỳ rùng rợn và tiểu thuyết trinh thám như Vàng và Máu (Đời nay-1937), Bên đường thiên lôi (1936); Mai Hương và Lê Phong (1937)... Với Vàng và Máu, ông có thể được coi là tác giả đạt đỉnh cao nghệ thuật của loại truyện này [76-13]. Cũng trong bài viết này Phan Trọng Thưởng đã khẳng định công lao to lớn của Thế Lữ trong việc mở ra khuynh hướng mới cho văn chương nhóm Tự lực văn đoàn: "Cùng với Lan Khai và một vài tác giả khác chuyên viết về loại truyện đường rừng, bí hiểm văn xuôi Thế Lữ mở ra một khuynh hướng mới của văn chương Tự lực văn đoàn [76-13].

Năm 2003 trên Tạp chí Văn học số 8, Phạm Đình Ân có bài viết Thế Lữ trong Tự lực văn đoàn. Trong bài viết này bên cạnh việc khẳng định vị trí, vai trò và đóng góp của Thế Lữ với nhóm Tự lực văn đoàn tác giả còn khẳng định "Văn xuôi nghệ thuật của Thế Lữ cũng có một vẻ đẹp riêng, hấp dẫn cho thấy một khía cạnh đáng lưu ý ở tài năng Thế Lữ [2-68].

Nhìn chung, nhiều năm qua văn xuôi của Thế Lữ được học tập và nghiên cứu rất đơn giản và dè dặt. Trong phạm vi nhà trường, học sinh không được tiếp cận với các tác phẩm văn xuôi, ít được biết đến Thế Lữ ở phương diện nhà phê bình văn học, nhà dịch thuật, nhà nghệ sĩ đa tài, nhà đạo diễn sân khấu. Song ở luận văn này, chúng tôi muốn nghiên cứu một khía cạnh nhỏ trong mảng văn xuôi của Thế Lữ đặc biệt là trong truyện trinh thám và truyện kinh dị để khẳng định Thế Lữ - tác giả tiên phong của thể loại truyện này.

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Để thực hiện đề tài trên, luận văn sẽ nghiên cứu một cách cụ thể những sáng tác của Thế Lữ giai đoạn 1930 -1945 ở hai lĩnh vực Thơ và Văn xuôi (không khảo sát nghiên cứu hoạt động sân khấu, báo chí, lý luận, phê bình văn học). Đặc biệt, luận văn này sẽ làm rõ hơn vị trí tiên phong của Thế Lữ đối với một số thể loại văn học trong chặng đường văn học 1930 - 1945 nói riêng và nền văn học nước nhà nói chung. Đúng như nhận định của PGS. TS Phan Trọng Thưởng: Thế Lữ - Nghệ sĩ hai lần tiên phong và đánh giá của Lê Đình Kỵ trong lời giới thiệu Tuyển tập Thế Lữ: "Cho đến nay trong lịch sử văn học Việt Nam không có một tên tuổi nào đáng được xếp bên cạnh Thế Lữ trong hai loại sáng tác khá độc đáo này" [2b - 55, 56].

4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

Từ các thành tựu nghệ thuật tiêu biểu trên các lĩnh vực Thơ và văn xuôi, luận văn này nghiên cứu đánh giá vị trí của Thế Lữ với tiến trình văn học Việt Nam thời kỳ 30 - 45 một cách có hệ thống theo quan điểm nghiên cứu mới nhất.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp lịch sử: Nhằm nghiên cứu tác giả, tác phẩm dưới góc nhìn của lịch sử văn học để làm nổi bật vị trí, vai trò của Thế Lữ trong tiến trình văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Trong quá trình triển khai luận văn chúng tôi sử dụng phương pháp thẩm mĩ truyền thống và phương pháp thống kê khi tiếp cận tác phẩm.

- Phương pháp so sánh: Với quan điểm lịch sử trên đây luận văn sẽ cố gắng so sánh Thế Lữ trên cả bình diện lịch đại và đồng đại để góp phần làm sáng tỏ vai trò "mở đường", "tiên phong" của Thế Lữ đối với văn học Việt Nam giai đoạn 30 - 45 ở một số thể loại.

6. CẤU TRÖC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Sự xuất hiện của Thế Lữ trong bối cảnh văn học Việt Nam thời kỳ 30 - 45

Chương 2: Những phẩm chất cách tân trong thơ Thế Lữ

Chương 3: Thế Lữ với những đóng góp về văn xuôi nghệ thuật

Chương 1

SỰ XUẤT HIỆN CỦA THẾ LỮ TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI KỲ 30 - 45

1.1. BỐI CẢNH VĂN HOÁ, XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI KỲ 1930 - 1945

1.1.1. Vài nét về tình hình chính trị - văn hoá - xã hội

Hiện thực đời sống xã hội không chỉ là đối tượng phản ánh một nền văn học nhất định mà còn là nhân tố làm nảy sinh chính nền văn học ấy. Theo mối quan hệ biện chứng này thì vào đầu thế kỷ XX, xã hội nước ta đã xuất hiện đầy đủ tiền đề cho một nền văn học hiện đại ra đời.

Đến đầu thập kỷ 30 của thế kỷ này, thực dân Pháp đã thực hiện ở Việt Nam hai cuộc khai thác thuộc địa lớn nhằm bù đắp những thiệt hại kinh tế ở chính quốc do cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất gây ra. Xã hội Việt Nam do đó cũng biến đổi theo. Các đô thị mọc lên rất nhanh theo đà phát triển của kinh tế Tư bản chủ nghĩa. Việc buôn bán bắt đầu sôi động ở các thành phố lớn. Bộ máy viên chức của thực dân và phong kiến đã có qui mô hoàn chỉnh. Một tầng lớp tiểu tư sản được hình thành từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến đầu thập kỷ 30 đã phát triển đông đảo và chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong dân số các đô thị. Theo thống kê niên giám của Đông Dương năm 1932

- 1933, số trí thức tân học bao gồm học sinh, sinh viên và viên chức đã lên tới 35 vạn người.

Hầu hết các tầng lớp và giai cấp trên đều sống ở các đô thị. Một lối sống tư sản hoá được gọi là "văn minh thành thị" lan tràn trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lớp trên. Lối sống đô thị hoá được thể hiện rõ trong cách ăn mặc của thanh niên nam nữ. Cuối thập kỷ 30 người ta thấy xuất hiện nhiều thiếu nữ Hà Thành mặt đánh phấn, môi đỏ chót, áo màu, giày cao gót, chơi ping

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2022