Thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - 28

Phụ lục 6:

BỐ TRÍ CÁC ĐIỂM GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ

BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM (tính đến 31/12/2017)



STT


TTGTVL

Số lượng điểm giải quyết chế độ BHTN

Tổng số

Chia ra

Điểm tiếp nhận

Điểm ủy thác

I

Vùng Đồng bằng Sông Hồng

1

Hà Nội

7

7

0

2

Hải Phòng

4

4

0

3

Vĩnh Phúc

3

3

0

4

Bắc Ninh

2

2

0

5

Hải Dương

6

2

4

6

Hưng Yên

2

2

0

7

Hà Nam

1

1

0

8

Nam Định

5

3

2

9

Thái Bình

4

4

0

10

Ninh Bình

3

1

2

Tổng

37

29

8

II

Vùng Đông Bắc

11

Hà Giang

4

4

0

12

Cao Bằng

3

3

0

13

Lào Cai

3

3

0

14

Bắc Kạn

3

3

0

15

Lạng Sơn

5

2

3

16

Tuyên Quang

5

3

2

17

Yên Bái

4

3

1

18

Thái Nguyên

1

1

0

19

Phú Thọ

6

6

0

20

Bắc Giang

2

2

0

21

Quảng Ninh

6

4

2

Tổng

42

34

8

III

Tây Bắc

22

Điện Biên

4

4

0

23

Lai Châu

3

3

0

24

Sơn La

4

4

0

25

Hòa Bình

4

4

0

Tổng

15

15

0

IV

Bắc Trung Bộ

26

Thanh Hóa

7

7

0

27

Nghệ An

4

4

0

28

Hà Tĩnh

3

3

0

29

Quảng Bình

1

1

0

30

Quảng Trị

3

3

0

31

Thừa-Thiên Huế

3

3

0

Tổng

21

21

0

V

Nam Trung Bộ

32

Đà Nẵng

3

3

0

33

Quảng Nam

3

3

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - 28

Quảng Ngãi

3

3

0

35

Bình Định

5

5

0

36

Phú Yên

3

3

0

37

Khánh Hòa

6

4

2

38

Ninh Thuận

3

3

0

Tổng

26

24

2

VI

Tây Nguyên

39

Kon Tum

1

1

0

40

Gia Lai

3

3

0

41

Đak Lak

3

3

0

42

Đak Nông

1

1

0

43

Lâm Đồng

4

4

0

Tổng

12

12

0

VII

Đông Nam Bộ

44

TP. Hồ Chí Minh

8

8

0

45

Bình Thuận

4

4

0

46

Bình Phước

3

3

0

47

Bình Dương

4

4

0

48

Đồng Nai

6

6

0

49

Bà Rịa-Vũng Tàu

6

6

0

50

Tây Ninh

3

3

0

Tổng

34

34

0

VIII

Đồng bằng Sông Cửu Long

51

Long An

4

4

0

52

Đồng Tháp

4

4

0

53

An Giang

11

2

9

54

Tiền Giang

4

4

0

55

Vĩnh Long

3

3

0

56

Bến Tre

5

5

0

57

Kiên Giang

5

2

3

58

Cần Thơ

4

4

0

59

Hậu Giang

3

3

0

60

Trà Vinh

1

1

0

61

Sóc Trăng

4

1

3

62

Bạc Liêu

1

1

0

63

Cà Mau

2

2

0

Tổng

51

36

15

Tổng cộng cả nước

238

205

33

34

(Nguồn: Bộ LĐ-TB&XH)

Phụ lục 7:


PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA Họ và tên chuyên gia Trần Dũng Hà Chức vụ Trưởng 1

PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA


Họ và tên chuyên gia: Trần Dũng Hà.

Chức vụ: Trưởng phòng Chế độ chính sách, BHXH Thành phố Hồ Chí Minh Ngày phỏng vấn: 22/9/2016.

Địa điểm phỏng vấn: Phòng Chế độ chính sách, BHXH TP. Hồ Chí Minh


Tác giả: Thưa Ông, theo quy định hiện hành, đối tượng tham gia BHTN gồm những người có HĐLĐ hoặc HĐLV không xác định thời hạn, xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng. Ông đánh giá như thế nào về phạm vi đối tượng BHTN hiện nay?

Ông Trần Dũng Hà: So với thời gian đầu mới triển khai BHTN, phạm vi đối tượng BHTN hiện nay đã được mở rộng hơn. Tuy nhiên, theo tôi, phạm vi hiện nay vẫn còn hẹp, BHTN vẫn chưa thực sự hướng đến những người có rủi ro việc làm cao như lao động mùa vụ, lao động tự do...

Tác giả: Có ý kiến cho rằng nếu mở rộng cho những đối tượng này sẽ rất khó quản lý do họ không có phát sinh quan hệ lao động trên thực tế?

Ông Trần Dũng Hà: Đúng là như vậy, nhưng không có nghĩa là không làm được. Trong tương lai, tôi cho rằng việc mở rộng diện bao phủ BHTN là điều tất yếu, cũng là phù hợp với xu hướng của các nước trên thế giới cũng như định hướng đảm bảo an sinh xã hội của Việt Nam.

Tác giả: TP.Hồ Chí Minh là địa phương có thị trường lao động sôi động nhất nước, cũng là địa phương có khối lượng công việc tiếp nhận, giải quyết chế độ BHTN hàng tháng rất nhiều (khoảng hơn 60.000 lượt người mỗi tháng), Ông có cho rằng những quy định hiện hành của nhà nước về BHTN là phù hợp với đặc thù của TP.HCM?

Ông Trần Dũng Hà: Hiện nay, các quy định về BHTN đều áp dụng chung cho tất cả các địa phương, chưa có cơ chế mở cho các địa phương. Theo tôi, nếu phải điều chỉnh chính sách trong thời gian đến thì nên tăng tính chủ động cho địa phương để họ có thể phát huy thế mạnh về ngân sách, nguồn lực, tự chủ trong bố trí địa điểm, cơ sở vật chất, có thể có sự hỗ trợ nhiều hơn cho NLĐ mất việc làm ngoài các chế độ BHTN hiện có.

Tác giả: Ông đánh giá như thế nào về sự phối hợp giữa Sở LĐ-TB&XH, BHXH thành phố, Trung tâm DVVL thành phố và các cơ quan liên quan trong quản lý nhà nước, tổ chức thực thi chính sách BHTN trên địa bàn?

Ông Trần Dũng Hà: Ngay từ khi chính sách đi vào cuộc sống, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương rất chủ động và có nhiều sáng tạo trong thực hiện BHTN, đặc biệt là sự chủ động ngồi lại với nhau giữa các cơ quan có liên quan, cùng bàn bạc để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn như vấn đề chốt sổ cho NLĐ mất việc được kịp thời, liên kết với ngân hàng để thanh toán trợ cấp thất nghiệp cho NLĐ qua thẻ ATM... Tuy vậy, vấn đề quản lý dữ liệu tham gia BHTN, kiểm soát tình trạng việc làm của NLĐ đang hưởng BHTN ... vẫn còn rất bị động, không thể kiểm soát được nếu tách BHTN với thông tin lao động- việc làm của toàn thành phố.

Tác giả: Vậy thì theo Ông, có cần thiết phải có một cơ quan thường trực thống nhất chỉ đạo, quản lý toàn diện chính sách việc làm, trong đó bao gồm cả BHTN để có sự toàn diện trong quản lý chính sách việc làm của địa phương, trong đó có thông tin lao động- việc làm- thất nghiệp?

Ông Trần Dũng Hà: Điều này theo tôi là cần thiết, bởi BHTN không chỉ là sự hỗ trợ bằng tiền cho NLĐ mất việc làm thông qua trợ cấp thất nghiệp mà điều quan trọng hơn, là sự cung cấp dịch vụ cho người bị mất việc làm (hỗ trợ tìm việc làm, đào tạo nghề) tạo điều kiện để họ sớm quay trở lại thị trường lao động. Do đó, quản lý BHTN nhất thiết phải gắn với quản lý các chính sách việc làm khác như chính sách hỗ trợ tạo việc làm; thông tin thị trường lao động; dịch vụ việc làm và hỗ trợ nâng cao kỹ năng nghề cho NLĐ...

Tác giả: Theo Ông, cần có những giải pháp gì trong thời gian đến để hoạt động quản lý nhà nước về BHTN được hoàn thiện hơn?

Ông Trần Dũng Hà: Theo tôi, các nội dung chính sách BHTN cần được tiếp tục hoàn thiện, về đối tượng, mức hưởng, quy trình, thủ tục, giao quyền tự chủ nhiều hơn cho địa phương, có cơ quan thường trực chỉ đạo ở địa phương, làm thường xuyên hơn công tác tuyên truyền, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, xử lý sau thanh tra, kiểm tra, bổ sung nội dung vi phạm, chế tài xử phạt, nhất là đối với NSDLĐ trong việc khai báo thông tin, đóng BHTN.

Tác giả: Xin cảm ơn câu trả lời của Ông!

Phụ lục 8:


PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA Họ và tên chuyên gia Phạm Thị Hồng Huệ Chức vụ 2

PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA


Họ và tên chuyên gia: Phạm Thị Hồng Huệ.

Chức vụ: Trưởng phòng BHTN, Trung tâm DVVL TP. Hồ Chí Minh.

Ngày phỏng vấn: 03/6/2017

Địa điểm phỏng vấn: Phòng BHTN, Trung tâm DVVL TP. Hồ Chí Minh


Tác giả: Với số lượng người đến làm thủ tục BHTN hơn 60.000 lượt người mỗi tháng, Trung tâm DVVL TP. Hồ Chí Minh có những khó khăn gì trong công tác tiếp nhận, giải quyết chế độ BHTN cho NLĐ bị mất việc làm, thưa Bà?

Bà Phạm Thị Hồng Huệ: Là một trong những địa phương có số lượng người đến làm thủ tục BHTN hàng tháng lớn nhất cả nước, công tác tiếp nhận, giải quyết BHTN cho NLĐ bị mất việc làm gặp phải hai khó khăn sau:

Thứ nhất, về nhân sự: Do số lượng người đến liên hệ đông trong khi số lượng CBCNV có hạn (chỉ có 84 lao động định biên), nên chỉ giải quyết được một lượng hồ sơ có hạn trong ngày. Điều này làm kéo dài thời gian chờ đợi của người làm thủ tục, một số trong số này phải mất 2-3 lần đến liên hệ mới được tiếp nhận. Bên cạnh đó, khối lượng công việc nhiều gây áp lực lớn cho đội ngũ CBCNV. Để giải quyết chế độ BHTN cho NLĐ theo đúng thời gian quy định, chúng tôi phải thường xuyên bố trí nhân viên làm thêm giờ đồng thời thuê nhân viên của các Trung tâm dạy nghề để bố trí cho các chi nhánh.

Thứ hai, về cơ sở vật chất: Hiện nay, các điểm tiếp nhận giải quyết chế độ BHTN là các địa điểm thuê, diện tích nhỏ, không ổn định nên chưa đáp ứng được nhu cầu công việc đồng thời cũng gây khó khăn trong việc bố trí thêm nhân sự và phương tiện làm việc. Điều này cũng dẫn đến thực tế là các hoạt động tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, giải quyết các thủ tục liên quan đến trợ cấp

thất nghiệp và tư vấn tìm việc làm, tư vấn hỗ trợ học nghề không thể thực hiện trong một lần NLĐ đến liên hệ tại các chi nhánh.

Tác giả: Bà đánh giá như thế nào về sự cần thiết phải phân bổ định suất lao động cho Phòng BHTN dựa trên khối lượng hồ sơ tiếp nhận?

Bà Phạm Thị Hồng Huệ: Tôi cho rằng việc phân bổ định suất lao động cho Phòng BHTN dựa trên khối lượng hồ sơ tiếp nhận là hoàn toàn hợp lý. Nó sẽ giúp giảm tải khối lượng công việc cho CBCNV ở những Trung tâm DVVL có số lượng người đến làm thủ tục hưởng BHTN đông, từ đó, các Trung tâm DVVL sẽ có điều kiện nâng cao chất lượng đối với công tác tiếp nhận, giải quyết chế độ BHTN cho NLĐ bị mất việc làm.

Tác giả: Thưa bà, gần đây, một số địa phương trên cả nước xảy ra tình trạng trục lợi BHTN như: NLĐ không trung thực trong khai báo đúng tình trạng việc làm, NLĐ gần đến tuổi nghỉ hưu nhưng xin nghỉ việc để hưởng trợ cấp thất nghiệp… Ở Thành phố Hồ Chí Minh có xảy ra tình trạng này không?

Bà Phạm Thị Hồng Huệ: Ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng có xảy ra một vài trường hợp như vậy.

Tác giả: Vậy Phòng Bảo hiểm thất nghiệp đã làm gì để hạn chế tình trạng này?

Bà Phạm Thị Hồng Huệ: Chúng tôi đã triển khai thực hiện các giải pháp như sau: Thứ nhất, đẩy mạnh thực hiện tư vấn tập thể, tư vấn cá nhân tại các khâu: Tiếp nhận hồ sơ, trả quyết định, thông báo việc làm; Rà soát, kiểm tra người lao động có việc làm thông qua phần mềm kết nối dữ liệu với BHXH và phần mềm các doanh nghiệp báo cáo tình hình biến động lao động trước khi tiếp nhận hồ sơ, trả quyết định và thông báo về việc tìm kiếm việc làm. Thứ hai, phối hợp với Bảo hiểm xã hội Thành phố kiểm tra điều kiện hưởng trước khi trình lãnh đạo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội ký Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp và trước khi chi trả trợ cấp thất nghiệp từ tháng thứ hai trở đi. Thứ ba, phát tờ thông tin về những nội dung người lao động cần lưu ý khi đến nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và khi trả quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp bấm tờ thông tin này vào sau tờ phụ lục ngày thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm. Thứ tư, đưa những nội dung người lao động cần lưu ý trong quá trình hưởng trợ cấp thất nghiệp lên màn hình LCD tại Trung tâm và các chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp. Thứ năm, dán

thông tin những người lao động vi phạm điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm và các chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp. Thứ sáu, chuyển hồ sơ những người lao động không đồng ý nộp lại tiền trợ cấp thất nghiệp đã nhận đến Thanh tra Sở Lao động -Thương binh và Xã hội đề nghị xử phạt theo quy định. Thứ bảy, đưa nội dung xử phạt vi phạm hành chính vào mẫu thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng.

Tác giả: Đối với một số người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp sai quy định thì làm thế nào để thu hồi lại tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động đã nhận, thưa Bà?

Bà Phạm Thị Hồng Huệ: Chúng tôi đã có các giải pháp đã thực hiện để thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp sai quy định. Một là, phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội TP. Hồ Chí Minh thu hồi khi người lao động đến làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội hoặc giải quyết chế độ trợ cấp một lần tại cơ quan Bảo hiểm xã hội. Phối hợp với cơ quan BHXH các quận, huyện trên địa bàn chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp trú đóng để xác định nơi người lao động đang làm việc và phối hợp thực hiện thu hồi. Hai là, liên hệ trực tiếp đề nghị người lao động nộp lại tiền trợ cấp đã nhận sai quy định bằng các hình thức: Gọi điện thoại, gửi công văn đến nhà người lao động, cử nhân viên đến nhà người lao động và đến công ty nơi người lao động đang làm việc nhờ họ hỗ trợ yêu cầu người lao động nộp tiền trợ cấp thất nghiệp. Ba là, đối với những trường hợp không liên lạc được với người lao động do thay đổi số điện thoại, nơi ở, hộ khẩu ngoài TP. Hồ Chí Minh thì gửi công văn cho các Trung tâm Dịch vụ việc làm trong cùng hệ thống đề nghị hỗ trợ thu hồi. Chuyển danh sách người lao động chưa nộp lại tiền bị thu hồi lên website của Trung tâm và dán danh sách người lao động bị thu hồi trợ cấp thất nghiệp tại các chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp.

Tác giả: Xin cảm ơn câu trả lời của Bà.

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 17/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí