3.3.2.4 Về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản thế chấp:
Cần quy định cụ thể hơn về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản thế chấp. Vì vậy, Điều 325, Bộ luật Dân sự 2005 cần sửa đổi lại như sau:
Khi xử lý TSBĐ, mỗi bên nhận bảo đảm được thanh toán toàn bộ nghĩa vụ trong phạm vi bảo đảm theo thứ tự ưu tiên được xác định như sau:
1. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký thì việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSBĐ được xác định theo thứ tự đăng ký;
2. Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà có giao dịch bảo đảm có đăng ký, có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên thanh toán;
3. Trong trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà các giao dịch bảo đảm đều không có đăng ký thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm.
3.3.2.5 Về quyền ưu tiên thanh toán của bên cầm giữ khi xử lý TSBĐ:
Để có sự thống nhất và tính cụ thể trong các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và xác định rõ quyền ưu tiên của bên cầm giữ so với bên nhận bảo đảm chỉ là ưu tiên thanh toán, khi tài sản bị xử lý, còn bên nhận thế chấp vẫn có quyền xử lý tài sản đó dù tài sản đang bị người thứ ba cầm giữ (trừ trường hợp tài sản bị cầm giữ trước thời điểm giao dịch bảo đảo được xác lập), cần bổ sung thêm vào Điều 416 của Bộ luật Dân sự 2005 hai khoản như sau :
Có thể bạn quan tâm!
- Yêu Cầu Hoàn Thiện Pháp Luật Việt Nam Về Thế Chấp Và Xử Lý Tài Sản Thế Chấp
- Định Hướng Hoàn Thiện Pháp Luật Việt Nam Về Thế Chấp Và Xử Lý Tài Sản Thế Chấp
- Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành - 13
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
1. Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang chiếm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được cầm giữ tài sản khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng theo thỏa thuận.
2. Bên cầm giữ có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Cầm giữ toàn bộ hoặc một phần tài sản trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Thu hoa lợi từ tài sản cầm giữ và được dùng để bù trừ nghĩa vụ;
c) Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ;
d) Yêu cầu bên có tài sản bị cầm giữ thanh toán các chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản đó;
e) Được ưu tiên thanh toán nghĩa vụ khi tài sản cầm giữ bị xử lý.
3. Quyền cầm giữ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
f) Theo thỏa thuận của các bên;
g) Bên cầm giữ vi phạm nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ;
h) Bên có tài sản bị cầm giữ hoàn thành nghĩa vụ.
i) Khi tài sản cầm giữ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, khi ban hành Luật Giao dịch bảo đảm thì tinh thần của Điều 21 của Nghị định số 163/2006 cần phải sửa đổi lại như sau: “Trong trường hợp bên có quyền cầm giữ tài sản theo quy định tại Điều 416 Bộ luật Dân sự mà tài sản này đang được dùng để thế chấp thì bên nhận thế chấp vẫn có quyền xử lý tài sản đó nếu bên thế chấp thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc không thực hiện nghĩa vụ đã đến hạn. Bên cầm giữ tài sản được ưu tiên thanh toán từ số tiền thu được do xử lý tài sản so với quyền được thanh toán của bên nhận thế chấp.”
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, pháp luật về giao dịch bảo đảm nói chung và thế chấp tài sản nói riêng không ngừng được củng cố và ngày một hoàn thiện đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi cho bên có quyền trong các quan hệ nghĩa vụ. Tuy nhiên, quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm vẫn còn nhiều bất cập, cơ chế bảo đảm thực hiện chưa hiệu quả. Sự tản mát, sự thiếu tính thống nhất, thiếu tính rõ ràng trong các quy định, cứng nhắc trong cơ chế triển khai, đang làm cho hiệu lực điều chỉnh của pháp luật về giao dịch bảo đảm thấp. Trình tự thủ tục liên quan đến giao dịch bảo đảm còn mang nặng tính hành chính, khiến cho công tác xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của các TCTD gặp nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao. Nhằm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về vấn đề này, Nhà nước ta đang thực hiện dự án sửa đổi BLDS 2005 và dự thảo để ban hành Luật Giao dịch bảo đảm.
Trong bối cảnh đó, đề tài: “Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành” đã đóng góp một phần vào quá trình hoàn thiện pháp luật.
Với đề tài này, tác giả đã phân tích những vấn đề cơ bản liên quan đến thế chấp tài sản và xử lý tài sản thế chấp, khảo sát thực tiễn áp dụng tại các TCTD để tìm hiểu các vướng mắc khó khăn mà hiện nay các TCTD đang gặp phải khi xử lý tài sản thế chấp. Đối chiếu giữa quy định của pháp luật với thực tiễn hoạt động, cùng với sự so sánh trong quy định của các văn bản pháp luật, luận văn đã phân tích một số bất cập của pháp luật và theo đó đề ra giải pháp và một số kiến nghị cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật liên quan đến việc thế chấp tài sản và xử lý tài sản.
Có thể nói, kết quả nghiên cứu của luận văn này đã có một ý nghĩa nhất định cả về thực tiễn và lý luận. Tuy nhiên, nghiên cứu và đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản và xử lý tài sản thế chấp là một vấn đề không đơn giản, liên quan đến nhiều khía cạnh trong lĩnh vực pháp lý cũng như cơ chế, chính sách của nhà nước về các loại tài sản. Do đó, với thời gian gian nghiên cứu còn hạn
chế, chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến phản biện, đóng góp của các chuyên gia, các thầy cô để đề tài được nghiên cứu chuyên sâu hơn. Bên cạnh đó, tác giả cũng mong muốn những kiến nghị cụ thể của luận văn sẽ thật sự mang một ý nghĩa thiết thực, nếu được các nhà làm luật tham khảo và cân nhắc trong quá trình ban hành Luật Giao dịch bảo đảm cũng như sửa đổi các văn bản pháp luật hiện hành.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (1999), Nghị định 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
2. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.
3. Chính phủ (2009), Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.
4. Chính phủ (2010), Nghị định số 71/2010/NĐ-CP về quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Hà Nội.
5. Chính phủ (2010), Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm, Hà Nội.
6. Chính phủ (2012), Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.
7. Chính phủ (2013), Nghị định số 53/2013/NĐ-CP thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Hà Nội.
8. Chính phủ (2013), Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội.
9. Chính phủ (2013), Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng, Hà Nội.
10. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 05/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.
11. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP, Hà Nội.
12. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Hà Nội.
13. Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên Môi trường, Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN hướng dẫn về xử lý tài sản bảo đảm, Hà Nội.
14. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư 16/2010/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 71/2010/NĐ-CP về Luật nhà ở, Hà Nội.
15. Dương Công Chiến, “Hậu họa khi hợp đồng thế chấp bị tuyên vô hiệu”, Thời báo Ngân hàng, (118), tr.6.
16. Cục thuế Cần Thơ (2014), “Chính sách thuế khi bán tài sản thế chấp tại ngân hàng”, cantho.gdt.gov.vn ngày 20/08/2014.
17. Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2010); Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.164- 166.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ
Chính trị về Chiến lươc
xây dưn
g và hoàn thiên
hê ̣th ống pháp luật Viêt
Nam
đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Hà Nội.
20. Nguyễn Ngọc Điện (2013), “Thanh lý thế chấp trong luật dân sự Pháp theo quy định của Đạo luật ngày 23/3/2006”; nclp.org.vn ngày 19/02/2013.
21. Phan Đức (2014), “Tội phạm đòi nợ hiệu quả hơn tòa án”, anninhthudo.vn ngày 16/3/2014.
22. Thu Hằng (2012), “Kiến nghị tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại đến ngày 31/12/2015”, dangcongsan.vn ngày 26/10/2012.
23. Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương (2013), Đặc sản tuyên truyền pháp luật số 05/2013 – Chủ đề: Pháp luật về kinh doanh bất động sản; Hà Nội.
24. Đỗ Thanh Huyền (2011), Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản của ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
25. Chu Minh, “Kỳ họp 01/2014 của Hội đồng Thẩm phán và một số vấn đề nghiệp vụ (P1)”, tcbta.toaan.gov.vn.
26. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh (2014), Công văn số 829/HCM-TTGSNH4, TP.Hồ Chí Minh.
27. Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên Môi trường
(2014), Thông tư liên tịch 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại Nghị định 71/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Hà Nội.
28. Phạm Hà Nguyên (2014), “Giải chấp mới được bán nhà”, Thoibaonganhang ngày 15/09/2014.
29. Nhà pháp luật Việt - Pháp (1998), Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
30. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội.
31. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sư, Hà Nội.
32. Quốc hội (2005), Luật Nhà ở, Hà Nội.
33. Quốc hội (2006), Luật Kinh doanh bất động sản, Hà Nội.
34. Quốc hội (2010), Luật Các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.
35. Quốc hội (2008), Luật Thuế giá trị gia tăng, Hà Nội.
36. Quốc hội (2013), Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi, Hà Nội .
37. Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Hà Nội.
38. Vũ Thị Hồng Yến (2013), Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành, luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
39. Hà Tâm (2014), “Ngân hàng chết chìm với giao dịch đảm bảo”, baodautu.vn ngày 04/08/2014.
40. Trần Thanh Thanh (2012), Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
41. Hoài Nam (2015), “Xiết nợ, ngân hàng niêm phong nhà dân”, laodong.com.vn, ngày 18/3/2015.
42. Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (2012), Bản án số 28/2012/KDTM-ST ngày 28/07/2012 về tranh chấp hợp đồng tín dụng, Quảng Ngãi.
43. Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng (2012), Bản án số 06/2012/KHTM-PT ngày 26/12/2012 về tranh chấp hợp đồng tín dụng, Đà Nẵng.
44. Tổng cục thuế (2011), Công văn số 1220/TCT-CS về hóa đơn đối với tài sản đấu
giá thi hành án, Hà Nội.
45. Bùi Trang (2013), “Nguy cơ hàng vạn hợp đồng thế chấp của ngân hàng vô hiệu”, tinnhanhchungkhoan.vn ngày 15/7/2013.
46. Thanh Tùng (2014), “Ngân hàng có được tự bán tài sản thế chấp”, plo.vn ngày 19/2/2014.
47. ĐOÀN THÁI SƠN – Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, “Vướng mắc, bất cập của việc thế chấp bằng quyền sử dụng đất trong hoạt động ngân hàng”, http://luatcongdong.com.
48. Đào Duy Anh (2000), Từ điển Hán Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội..
49. Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
50. Hoàng Yến (2012), “Xử án tín dụng: Rối chuyện thế chấp, bảo lãnh”, Pháp luật TP. Hồ Chí Minh, (206);
51. Nguyễn Thị Nga, Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam – Thực trạng và hướng giải quyết, sách chuyên khảo, Nxb.Tư pháp, Hà Nội, năm 2015
52. Thế kha (2015), “3000 phôi sổ đỏ “mất tích” bí ẩn”, báo điện tử Dân trí (http://dantri.com.vn/xa-hoi/3000-phoi-so-do-mat-tich-bi-an-1433491152.htm)
53. Thu Hằng (2015), “Khẩn trương nghiên cứu xây dựng Luật Thừa phát lại”, báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, (http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=28340784 &cn_id=730465)