Đại học Quốc gia Hà nội Khoa luật
Đỗ Thị Thu Hiền
theo pháp luật lao động Việt nam
Luận văn thạc sĩ luật học
Đại học Quốc gia Hà nội Khoa luật
Đỗ Thị Thu Hiền
Thanh tra lao động
theo pháp luật lao động Việt nam
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60 38 50
Luận văn thạc sĩ luật học
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lưu Bình Nhưỡng
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TRA VÀ THANH 5
TRA LAO ĐỘNG
1.1. Những vấn đề chung về thanh tra 5
1.1.1. Khái niệm thanh tra 5
1.1.2. Đặc điểm của thanh tra 9
1.1.3. Phân loại thanh tra 10
1.1.3.1. Thanh tra nhà nước 11
1.1.3.2. Thanh tra nhân dân 13
1.1.4. Vị trí, vai trò của thanh tra 13
1.2. Thanh tra lao động - thương binh và xã hội 15
1.2.1. Vị trí và chức năng của Thanh tra Lao động - Thương binh 16 và Xã hội
1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Lao động - Thương 16 binh và xã hội
1.2.3. Tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động - Thương 17 binh và Xã hội
1.2.3.1. Tổ chức của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội 17
1.2.3.2. Hoạt động của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội 18
1.2.4. Các loại Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội 20
1.2.5. Vai trò của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội 24
Thanh tra lao động theo quan niệm của Tổ chức lao động quốc | 27 | |
tế (ILO) và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới | ||
1.2.6.1. | Thanh tra lao động theo quan niệm của ILO | 27 |
1.2.6.2. | Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới | 30 |
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA LAO | 35 | |
ĐỘNG Ở VIỆT NAM | ||
2.1. | Pháp luật về thanh tra lao động | 35 |
2.1.1. | Nội dung cơ bản của pháp luật về Thanh tra lao động | 35 |
2.1.1.1. | Những quy định của pháp luật về Thanh tra | 35 |
2.1.1.2. | Những quy định của pháp luật về Thanh tra lao động | 39 |
2.1.2. | Đặc điểm của pháp luật về Thanh tra lao động | 44 |
2.1.3. | Một số nhận xét về pháp luật về Thanh tra lao động | 46 |
2.1.3.1. | Những ưu điểm của pháp luật về Thanh tra lao động hiện nay | 46 |
2.1.3.2. | Hạn chế của pháp luật về Thanh tra lao động hiện nay | 48 |
2.2. | Khái quát thực trạng tổ chức và hoạt động của thanh tra lao động tại việt nam hiện nay | 52 |
2.2.1. | Thực trạng tổ chức của Thanh tra lao động | 52 |
2.2.1.1. | Thực trạng tổ chức của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | 52 |
2.2.1.2. | Thực trạng tổ chức của Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | 55 |
2.2.2. | Thực trạng hoạt động của Thanh tra lao động | 56 |
2.2.2.1. | Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo | 56 |
2.2.2.2. | Hoạt động thanh tra hành chính | 56 |
2.2.2.3. | Hoạt động thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động | 57 |
2.2.2.4. | Hoạt động thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động | 69 |
2.3. | Những hạn chế và tồn tại trong tổ chức và hoạt động của thanh tra lao động | 62 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thanh tra lao động theo pháp luật lao động Việt Nam - 2
- Vị Trí Và Chức Năng Của Thanh Tra Lao Động - Thương Binh Và Xã Hội
- Các Loại Thanh Tra Lao Động - Thương Binh Và Xã Hội
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
2.3.l. Những hạn chế và tồn tại trong tổ chức của Thanh tra lao động 62
2.3.2. Những hạn chế và tồn tại trong hoạt động của Thanh tra 64 lao động
2.4. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế 66
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP 68
LUẬT VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
3.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về thanh tra lao động ở 68 Việt Nam
3.1.1. Xuất phát từ yêu cầu của quan hệ lao động trong bối cảnh 68 hiện nay
3.1.2. Xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước về lao động 70
3.1.3. Xuất phát từ yêu cầu khắc phục những hạn chế, tồn tại trong 70 tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động
3.2. Giải pháp cụ thể 72
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về thanh tra 72
3.2.1.1. Về thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành 73
3.2.1.2. Về trách nhiệm của cơ quan thanh tra, Thủ trưởng cơ quan 76 quản lý nhà nước
3.2.1.3. Về chế tài xử lý, cưỡng chế đối với đối tượng thanh tra 76
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về Thanh tra lao động 76
3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về lao động 79
3.2.4. Hoàn thiện pháp luật về xử phạt hành chính về hành vi vi 81 phạm pháp luật lao động
3.2.5. Các giải pháp khác 81
KẾT LUẬN 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC 91
MỞ ĐẦU
l. Tính cấp thiết của đề tài
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước (Lời nói đầu Bộ luật Lao động năm l994 - sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007).
Trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, thế yếu thuộc về người lao động. Người sử dụng lao động, vì lợi ích kinh tế, luôn có xu hướng vi phạm pháp luật lao động, xâm hại đến quyền và lợi ích chính đáng của người lao động được pháp luật bảo vệ. Một thực tế đáng lo ngại là tình hình vi phạm pháp luật lao động ngày càng phức tạp và gia tăng, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không ngừng tăng qua các năm, thậm chí rất nghiêm trọng.
Hơn 400 Thanh tra viên lao động thực hiện toàn bộ các hoạt động thanh tra trong cả nước; khoảng gần 50 vạn doanh nghiệp được thành lập và hoạt động; 6.250 vụ tai nạn lao động, trong đó có 507 vụ tai nạn lao động làm 550 người chết, 1.221 người bị thương nặng và một số vụ tai nạn nghiêm trọng khác, làm thiệt hại về vật chất là 39.388 tỷ đồng và thiệt hại về tài sản là 2.7 tỷ đồng… (số liệu thống kê của 63 tỉnh thành, trên phạm vi cả nước, trong năm 2009) là những "con số biết nói", làm cho bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào cũng thấy "giật mình" và lo ngại, đặc biệt đối với cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Thanh tra lao động là một chức năng không thể thiếu của quản lý nhà nước về lao động, thực hiện chức năng thanh tra chính sách lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động, với mục đích cuối cùng là nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong
cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, đảm bảo quyền lao động của người lao động, đảm bảo việc làm nhân văn. Tuy nhiên, kết quả hoạt động thực tiễn cho thấy hoạt động của thanh tra lao động chưa phát huy hết hiệu lực và hiệu quả, mục đích đạt được còn rất hạn chế. Câu hỏi mà ai cũng có thể đặt ra là "Vì sao?".
Trước đòi hỏi ngày càng cao của nhu cầu quản lý nhà nước và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt trước đòi hỏi của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, thanh tra lao động nói riêng và thanh tra nói chung cần phải được nghiên cứu và hoàn thiện, trong đó, hoàn thiện pháp luật về thanh tra lao động là vấn đề đặt ra cấp thiết, là một trong những nguyên nhân của thực trạng đáng lo ngại trên.
Đó là lý do lựa chọn, và đồng thời cũng là nhiệm vụ sẽ được giải quyết trong luận văn này, với đề tài: "Thanh tra lao động theo pháp luật lao động Việt Nam".
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, công trình nghiên cứu, đề tài khoa học và bài viết liên quan đến thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó đáng lưu ý là một số công trình sau: "Hoàn thiện pháp luật thanh tra trong giai đoạn hiện nay", Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Thị Thương Huyền (2009); "Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội, thực trạng và giải pháp", Luận văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Thị Hồng Diệp (2009); "Quy trình và phương pháp tiến hành một cuộc thanh tra chính sách lao động", do Nguyễn Xuân Bân chủ biên (2000), Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội; "Các điều kiện và giải pháp để chuyển phương thức thanh tra theo đoàn sang Thanh tra viên phụ trách vùng", Đề tài cấp Bộ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội do TS. Bùi Sỹ Lợi chủ nhiệm (2003); "Nâng cao năng lực hệ
thống thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội", Đề án của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (2005); "Qua đợt thí điểm Thanh tra viên phụ trách vùng và phát phiếu tự kiểm tra tại doanh nghiệp", TS. Bùi Sỹ Lợi (2005), Tạp chí Lao động và Xã hội; "Vai trò của thanh tra lao động trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp", TS. Bùi Sỹ Lợi (2006), Tạp chí Lao động và Xã hội… Ngoài ra còn có nhiều bài viết trên các báo, tạp chí và trang website cũng phản ánh về vấn đề này…
Tính đến nay, có thể khẳng định rằng, ở Việt Nam hầu như chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống về thanh tra lao động theo pháp luật lao động Việt Nam. Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những kết quả đã đạt được của các công trình trước đó, luận văn này sẽ đưa ra những lý luận cơ bản nhất về thanh tra, thanh tra chuyên ngành và thực trạng hoạt động thanh tra lao động; phân tích, đánh giá, nhận xét hệ thống pháp luật về thanh tra nói chung và pháp luật về thanh tra lao động nói riêng; đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra lao động, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lao động trong bối cảnh hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là góp phần xây dựng những vấn đề lý luận pháp lý về thanh tra lao động; đánh giá hệ thống pháp luật về thanh tra lao động hiện hành và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật thanh tra lao động để nâng cao năng lực của thanh tra lao động Việt Nam.
Luận văn có nhiệm vụ tìm hiểu những quan điểm, quan niệm, quy định của pháp luật lao động Việt Nam về thanh tra lao động, soi vào thực tiễn hoạt động của thanh tra lao động; tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc; đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thanh tra lao động và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động hiện nay.