Thẩm định báo cáo ĐTM và kiểm tra, giám sát việc thực hiện báo cáo ĐTM - 13

một số điều của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự do Ủy ban Thường vụ Quốc Hội thông qua ngày 27/2/2009. Nhưng như thế vẫn là chưa đủ, bởi lực lượng CSMT có chức năng chức năng phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm về môi trường; điều tra xử lý các vi phạm khác về môi trường. Trong khi đó, pháp luật về BVMT chưa có một điều khoản nào quy định địa vị pháp lý của cơ quan CSMT trong Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành. Vì vậy, nên quy định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan Cảnh sát môi trường trong luật bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật liên quan để lực lượng CSMT phát huy hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời hỗ trợ và phối hợp cùng cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cùng các chủ thể có liên quan thực hiện công tác bảo vệ môi trường hiệu quả vì mục tiêu phát triển bền vững.

3.2.2.3. Quy định cụ thể, chi tiết địa vị pháp lý của cộng đồng trong việc giám sát thực hiện nội dung Báo cáo ĐTM nói riêng, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung trong Luật BVMT và các văn bản pháp quy liên quan.

Cho đến nay, pháp luật nước ta chưa quy định cơ chế giải quyết kiến nghị của người dân (trình tự, thủ tục của việc giải quyết kiến nghị) liên quan đến công tác BVMT. Pháp luật nước ta cũng chưa quy định cơ chế giải quyết các khiếu kiện tập thể, khiếu kiện đông người, không thừa nhận cơ chế kiện tập thể áp dụng cho lĩnh vực BVMT, điều mà các quốc gia trên thế giới đang áp dụng khá hiệu quả. Bên cạnh đó, điểm hạn chế trong quy định của pháp luật nước ta về việc phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong việc giám sát, thực thi việc tuân thủ pháp luật BVMT là sự thiếu cơ chế xử phạt các chủ thể không tuân thủ việc giải quyết các yêu cầu, khiếu nại, kiến nghị của người dân – các chủ thể không tuân thủ này bao gồm các chủ dự án hoặc các cơ quan nhà nước có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị của người dân.

Chính vì thiếu các cơ chế đảm bảo cho cộng đồng có quyền năng đích thực trong việc giám sát việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM nói riêng, việc tuân thủ pháp luật BVMT của các chủ thể gây hại cho môi trường nói riêng mà trong thực

tế, cộng đồng dân cư chưa thực sự phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường. Không ít cộng đồng dân cư chịu nhiều thiệt hại về môi trường như phải sống gần các khu vực bị ô nhiễm nguồn nước, sống gần các nhà máy thải ra các loại khí, chất thải độc hại... nhưng cộng đồng dân cư vẫn không kiến nghị, khiếu nại, tố cáo hoặc nếu có cũng chưa được giải quyết thỏa đáng, kịp thời, gây nhiều bức xúc cho người dân sống trong cộng đồng, điển hình là vụ đòi bồi thường thiệt hại của cộng đồng dân cư đối với Công ty Vedan Việt Nam vẫn chưa được giải quyết [28]. Một số nơi, phản ứng của người dân trở nên rất cực đoan, chẳng hạn, ngăn chặn không cho các phương tiện vận tải của nhà máy được hoạt động nhằm khiến cho hoạt động của nhà máy bị đình trệ, chặn xe chở rác không cho vào bãi rác... Những phản ứng tự phát kể trên rất không có lợi đối với việc giữ gìn trật tự, tri an, phát triển kinh tế và cũng không phải là cách bảo vệ môi trường tối ưu.

Vì vậy, nên quy định rõ địa vị pháp lý của cộng đồng trong việc giám sát thực hiện nội dung báo cáo ĐTM của chủ dự án nói riêng, trách nhiệm bảo vệ môi trường của các chủ thể hoạt động phát triển nói chung trong luật bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật liên quan. Tham khảo cơ chế giải quyết kiến nghị của người dân trong một số lĩnh vực khác để áp dụng cho lĩnh vực bảo vệ môi trường. Chẳng hạn, nên tham khảo Nghị định số 20/2008/NĐ - CP ngày 14/02/2008 về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của các nhân, tổ chức về quy định hành chính để xây dựng quy trình tiếp nhận, xử lý kiến nghị về môi trường của người dân theo hướng đáp ứng các yêu cầu như công khai, minh bạch, quy trình cụ thể, rõ ràng, thống nhất, thủ tục tiếp nhận đơn giản và thuận tiện. Bên cạnh đó, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan hữu quan, nguồn kinh phí giải quyết kiến nghị, quy định biện pháp chế tài cụ thể, nghiêm khắc.

3.2.2.4. Sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới hệ thống các chế tài xử lý vi phạm pháp luật BVMT đầy đủ, có hệ thống, mang tính nghiêm khắc, răn đe và phòng ngừa

Hiện nay, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đang diễn biến hết sức phức tạp trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội

nước ta, không những gây thiệt hại về môi trường sinh thái mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Một số trướng hợp vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường gây ảnh hưởng đến môi trường đặc biệt nghiêm trọng đã bị phát giác (Vụ Công ty Vedan Việt Nam xả thải xuống dòng sông Thị Vải [28], vụ Công ty thuộc da Hào Dương, vụ Công ty Huyndai Vinashin...). Nhưng khi cơ quan có thẩm quyền áp dụng các quy định của pháp luật để xử lý thì nảy sinh nhiều vấn đề, đặc biệt là hình thức và chế tài được áp dụng để xử lý các trường hợp này. Chế tài xử phạt hành chính thì mức phạt tiền là quá thấp không mang lại ý nghĩa và không có tính răn đe; bên cạnh đó, khó có thể truy cứu trách nhiệm hình sự vì pháp luật hình sự Việt Nam không quy định cụ thể và không thể áp dụng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân; còn khi áp dụng trách nhiệm dân sự thì không có cơ chế để bên bị thiệt hại (cộng đồng dân cư, nhà nước..) đòi bồi thường thiệt hại đã xảy ra đồng thời cũng rất khó để xác định mức độ thiệt hại trên thực tế để áp mức bồi thường. Thế nên, một yêu cầu cấp bách là phải sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới hệ thống các chế tài xử lý vi phạm pháp luật BVMT đầy đủ, có hệ thống, mang tính nghiêm khắc và phòng ngừa.

Trước hết, đối với chế tài hành chính nên sửa đổi Nghị định số 81/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/08/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo hướng tăng mức xử phạt đối với hình thức phạt tiền cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay để đảm bảo được tính nguyên khắc, răng đe của chế tài. Hiện nay, theo quy định của Nghị định số 81/2006/NĐ- CP, mức xử phạt tối đa đối với một hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường là 70.000.000 đồng là quá thấp cần phải được tăng lên. (Điểm b khoản 1 Điều 7).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Vừa qua, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10. Nhưng trong thời gian tới vẫn cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung phần tội phạm về môi trường theo hướng hình sự hóa các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường gây thiệt hại nghiêm trọng đối với môi trường; định lượng cụ thể các căn cứ, định

mức làm cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự; tăng mức chế tài hình sự cho các tội danh để đảm bảo được tính răn đe, phòng ngừa sự vi phạm;...

Thẩm định báo cáo ĐTM và kiểm tra, giám sát việc thực hiện báo cáo ĐTM - 13

Tiếp đến, cần có cơ chế cụ thể, rõ ràng để chủ thể bị thiệt hại (cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư, Nhà nước) đòi bồi thường thiệt hại do các hành vi vi phạm pháp luật của các chủ hoạt động phát triển gây ra; định lượng cụ thể các căn cứ, định mức làm cơ sở để bên bị thiệt hại xác định và khởi kiện. Nghiên cứu cho phép áp dụng cơ chế khởi kiện tập thể...

Trên đây là một số kiến nghị được tác giả rút ra qua quá trình nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm định báo cáo ĐTM và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM cũng như tìm hiểu việc thực thi các quy định này trong thực tiễn. Tác giả hi vọng rằng, đây là những gợi ý nhỏ góp phần vào việc hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này ở nước ta trong thời gian tới.


KẾT LUẬN


Môi trường tự nhiên có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Xã hội loài người không thể sống tách rời với môi trường tự nhiên. Nếu môi trường bị huỷ hoại thì cuộc sống của con người sẽ bị de doạ. Do vậy, vấn đề bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ là một trong những vấn đề cấp bách,

mang tính thời sự trong mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Thế nên, trách nhiệm và yêu cầu bảo vệ môi trường không chỉ đặt ra đối với mỗi cá nhân, mỗi tổ chức hay mỗi quốc gia mà là toàn cầu.

Trong những năm vừa qua, sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 với các quy định về ĐTM và đặc biệt Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định cụ thể và hợp lý hơn về ĐTM giúp cho việc hoạt động đánh giá tác động môi trường nói riêng, hoạt động bảo vệ môi trường nói chung thu được nhiều kết quả khả quan. Pháp luật về ĐTM đã có những đóng góp to lớn trong việc xét duyệt các dự án đầu tư, xử lý về mặt môi trường đối với các hoạt động phát triển, góp phần phòng ngừa, hạn chế ô nhiễm, suy thoái môi trường. Nếu xét dưới góc độ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, ĐTM đã trở thành một công cụ đắc lực cho việc quản lý, bảo vệ môi trường ở Việt Nam phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia. Nếu đặt vấn đề ở lợi ích công cộng, lợi ích xã hội, nó là cơ chế để công đồng tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường. Đặc biệt, ĐTM có thể đem lại những lợi ích cho các chủ thể thực hiện hoạt động này - chủ thể hoạt động phát triển.

Qua đề tài “Thẩm định báo cáo ĐTM và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM”, luận văn đã tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ vai trò của hoạt động đánh giá tác động môi trường đối với vấn đề bảo vệ môi trường. Đặc biệt, luận văn đã phân tích và đánh giá được ý nghĩa của hoạt động thẩm định báo cáo ĐTM cũng như hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM và các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM trên thực tế.

Trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng các quy định pháp luật và việc áp dụng chúng trên thực tế đã làm sáng tỏ được các nguyên nhân dẫn đến những bất cập, những mặt chưa được của quy định pháp luật về thẩm định báo cáo ĐTM và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM để từ đó đề xuất những ý kiến, những gợi ý nhỏ góp phần hoàn thiện pháp luật về thẩm định báo cáo ĐTM và kiểm tra, giám sát việc thực hiện báo cáo ĐTM nói riêng, pháp luật về đánh giá

tác động môi trường nói chung. Đồng thời, góp phần làm tăng hiệu quả thực thi pháp luật trên thực tế nhằm bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, nhưng với trình độ còn hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn thiếu, bên cạnh đó, đề tài được nghiên cứu là vấn đề khá hẹp và mang tính chất thực tiễn chuyên ngành nên khó tránh khỏi những điểm hạn chế trong cách nhìn nhận, đánh giá và giải quyết vấn đề. Do vậy, tác giả hi vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến phản hồi, góp ý chân thành từ phía độc giả để đề tài được nghiên cứu sâu sắc và hoàn thiện thiện hơn trong tương lai.

Nhân tiện đây, tôi xin chân thành cảm ơn TS.Vũ Quang - người hướng dẫn khoa học - đã chỉ bảo, hướng dẫn tận tình cho tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài này. Tiếp đến, là TS. Nguyễn Khắc Kinh (Phó chủ tịch Hội đánh giá tác đông môi trường, nguyên Vụ Trưởng vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường), TS. Vũ Thu Hạnh - Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội - cùng tất cả các thầy cô tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội và bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1994), Thông tư 1420/1994/ TT-BKHCNMT ngày 26/01 về hướng dẫn đánh giá tác đông môi trường đối với các cơ sở đang hoạt động, Hà Nội.

2. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1998), Thông tư 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29/04 về hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác đông môi trường đối với các dự án đầu tư, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Thông tư số 08/2006/TT- BTNMT ngày 08/9 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, Hà Nội

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Thông tư số 05/2008/TT- BTNMT ngày 08/12 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.Hà Nội

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Báo cáo kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trong nhiệm kỳ 2002 - 2007; Các định hướng và giải pháp tăng cường công tác này trong nhiệm kỳ mới”.

http://www.monre.gov.vn/MONREN ET/Modules/ Doc_Download.a spx?DocID=362.


6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư số 13/2009/TT- BTNMT ngày 18/08 ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường Hà Nội

7. Bộ Công an (2006), Quyết định số 1899/2006/QĐ-BCA ngày 29/11về thành lập Cục Cảnh sát môi trường,Hà Nội

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Quyết định số 19/2007/QĐ- BTNMT ngày 26 tháng 11 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về điều kiện, quy chế tổ chức và hoạt động của tổ chức dịch vụ thẩm định, Hà Nội

9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003), Quyết định số 04/2003/QĐ- BTNMT về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định, Hà Nội

10.Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Quyết định số 13/2006/QĐ- BTNMT ngày 08/09/ Ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường , Hà Nội

11.Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Thông tư liên tịch số 114/2006/TTLT-BTC-TNMT, Hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường, ngày 29/12/2006, Hà Nội.

12.Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư liên tịch số 02/2009/TTLT-BCA-BTNMT ngày 06/02/2009 hướng dẫn quan hệ phối hợp công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, Hà Nội

13.Lê Thạc Cán (1993), "Đánh giá tác động môi trường –Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn”, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, tr.15.

14.Chính phủ (2006), Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Hà Nội.

15.Chính phủ (2006), Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Hà Nội.

16. Chính phủ (2007), Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 /05 quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước;Hà Nội

17.Chính phủ (2008), Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;Hà Nội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2023