Các Phát Hiện Chủ Yếu Là Cơ Sở Đề Xuất Giải Pháp


thức vốn xã hội này. Mối quan hệ hợp tác công-tư, vì vậy, cần được tăng cường, nhà nước, các tổ chức quốc tế, cùng với các hiệp hội doanh nghiệp và tổ chức công đoàn cùng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm việc làm và khởi sự công việc tự tạo, mở rộng của các doanh nghiệp trẻ, đồng thời hỗ trợ và tăng cường cả các tiêu chuẩn lao động-việc làm. Mục tiêu là dần dần góp phần nâng cao chất lượng công việc, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế đối với tìm kiếm các hoạt động tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam.

- Gia đình, cho tới nay vẫn tiếp tục đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ về tài chính, tinh thần, mối quan hệ, thông tin và định hướng cho thanh niên lựa chọn việc làm. Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế hội nhập, thông tin và công nghệ phát triển như vũ bão, sự hỗ trợ tài chính, công nghệ và thông tin của Nhà nước và mạng lưới các tổ chức xã hội là hết sức cần thiết và đòi hỏi đòi hỏi có môi trường pháp lý và quy định phù hợp. Cụ thể, cần hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động một cách đồng bộ, cung cấp những thông tin về xu hướng việc làm trong từng ngành nghề, xu hướng yêu cầu kỹ năng, trình độ trong từng ngành nghề, vùng, tỉnh, thông tin cần được cập nhật thường xuyên. Bên cạnh đó cần xây dựng hệ thống hướng nghiệp, tư vấn cho thanh niên, dễ tiếp cận, không chỉ đối với thanh niên tìm kiếm việc làm mà cả thanh niên tự tạo việc làm

4.2 Các phát hiện chủ yếu là cơ sở đề xuất giải pháp


Thanh niên Việt Nam tự tạo việc làm có đặc điểm khá khác biệt so với tự tạo việc làm nói chung vì chỉ thường xuất hiện nhiều khi thị trường lao động khan hiếm việc làm, và mặc dù họ có thái độ tích cực đối với tự tạo việc làm nhưng còn có khá nhiều rào cản nếu lựa chọn khiến thanh niên ít đến với cơ hội này. Các kết quả nghiên cứu định tính và định lượng của luận án giúp phát hiện ra những động lực cũng như rào


cản, là cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên.

4.2.1 Phát triển văn hóa và tinh thần doanh nhân, là cơ sở hình thành mong muốn tự tạo việc làm cho thanh niên

Rào cản trong nhận thức về tự tạo việc làm: Kết quả nghiên cứu cho thấy, tâm lý xã hội Việt Nam nói chung vẫn ưa thích việc làm ổn định, vì vậy nhiều thanh niên đã tìm kiếm việc làm công như mục tiêu sự nghiệp của bản thân, chỉ coi tự tạo việc làm như là một công việc làm thêm hoặc thay thế lúc khó tìm việc làm hay thất nghiệp. Bên cạnh đó, quan điểm cho rằng “thiếu vốn” sẽ khó khởi nghiệp đang là rào cản lớn để thanh niên đến với tự tạo việc làm, trong khi “ý tưởng” và “đam mê” mới thực sự đóng vai trò quan trọng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Văn hóa và tinh thần doanh nhân là cơ sở hình thành mong muốn tự tạo việc làm cho thanh niên bao gồm một hệ thống các giá trị, niềm tin, thái độ của cộng đồng hay cá nhân hướng tới hành vi tự tạo việc làm và có thái độ coi trọng cơ hội tự tạo việc làm như một cơ hội sự nghiệp đối với thế hệ trẻ.

Kết quả nghiên cứu định tính và định lượng của luận án cho thấy một số môi trường tác động tới mong muốn tự tạo việc làm của thanh niên, bao gồm:

Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam - 21

Thứ nhất, đó là môi trường gia đình đã có thành viên tự tạo việc làm, đặc biệt có chủ hộ tự tạo việc làm. Những thành viên nữ trong hộ gia đình có ảnh hưởng lớn tới lựa chọn việc làm của thanh niên trong hộ;

Thứ hai, những thanh niên có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghề nghiệp mới (ví dụ: thương mại điện tử hoặc đào tạo phát triển kỹ năng mềm) hoặc áp dụng công nghệ


hiện đại và thay đổi nhanh (ví dụ: công nghệ thông tin) vì trong những lĩnh vực này thường khuyến khích khả năng phát triển cá nhân độc lập và sáng tạo của thanh niên;

Thứ ba, những thanh niên tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm công cho những doanh nghiệp cũng từng xuất phát từ tự tạo việc làm.

Thứ tư, trong môi trường đại học hoặc các khóa đào tạo khởi nghiệp ngắn hạn, câu lạc bộ doanh nhân trẻ, các cuộc thi ý tưởng và kế hoạch kinh doanh... là những hoạt động định hướng thanh niên theo các quá trình tự tạo việc làm và trách nhiệm xã hội, đống thời là cầu nối giữa thanh niên có nhu cầu tự tạo việc làm với các nhà tài trợ hay đầu tư.

Thứ năm, những thanh niên được hưởng lợi từ các chương trình hướng nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, các chương trình vinh danh thanh niên tự tạo việc làm thành công, các chương trình doanh nghiệp thành đạt chia sẻ kinh nghiệm và truyền nhiệt huyết kinh doanh cho thanh niên ..

4.2.2 Phát triển năng lực tự tạo việc làm cho thanh niên


Hạn chế trong kiến thức, kỹ năng tự tạo việc làm: Ngoài trình độ học vấn, trình độ nghề và chuyên môn kỹ thuật nói chung đã được cải thiện đối với thanh niên thời gian gần đây, thì giáo dục về tinh thần doanh nhân cũng như các kỹ năng kiến thức về kinh doanh, trách nhiệm xã hội là cần thiết để khuyến khích thanh niên tham gia khu vực tự tạo việc làm và khởi sự doanh nghiệp. Các hình thức giáo dục chính thức hoặc không chính thức, học trong khi làm, đào tạo những gì cần thiết giúp thanh niên hình thành thái độ đúng và kiến thức kỹ năng tự tạo việc làm phù hợp, nội dung này đang rất thiếu đối với thế hệ trẻ.


Thiếu các mạng lưới xã hội hỗ trợ thanh niên tự tạo việc làm: Thanh niên là giai đoạn chuyển đổi từ giai đoạn phụ thuộc vào gia đình sang giai đoạn tự lập nên uy tín chưa có đủ thời gian để kiểm định, năng lực hạn chế, vốn tài chính chưa có là những thách thức mà thanh niên gặp phải. Bên cạnh đó, thiếu vốn xã hội giao tiếp và liên kết cũng là một trong những rào cản đối với thanh niên đến với cơ hội tự tạo việc làm. Vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên vô cùng quan trọng trong điều kiện của thanh niên Việt Nam hiện nay khi muốn hình thành và tham gia các mạng lưới hay hỗ trợ xã hội.

Qua các câu chuyện điển hình của thanh niên tự tạo việc làm và ý kiến của các doanh nhân thành đạt, con đường học hỏi của họ vô cùng đa dạng, tùy thuộc vào nhu cầu và mục tiêu tại từng giai đoạn tự tạo việc làm. Nhìn chung có hai nội dung giáo dục đào tạo về tự tạo việc làm, một là nội dung về quản trị kinh doanh, về nghiên cứu và phát triển và quản lý; hai là nội dung về phát triển các kỹ năng mềm như trách nhiệm xã hội, phát hiện và giải quyết vấn đề, thích ứng nhanh với mọi tình huống...Các nội dung này được thanh niên học hỏi bằng nhiều cách thức khác nhau và ở những cấp độ khác nhau phù hợp với hoàn cảnh và năng lực của họ. Các hình thức đào tạo hiện nay bao gồm:

- Cách tiếp cận tổng thể: Các khóa học quản trị kinh doanh ngắn và dài hạn tại các trường cao đẳng, đại học, đề cập tới mọi chủ đề liên quan đến tự tạo việc làm và khởi sự, điều hành và phát triển doanh nghiệp.

- Cách tiếp cận theo nhu cầu: các khóa đào tạo cung cấp những kỹ năng cụ thể, riêng biệt, giúp thanh niên có thể bổ sung nhanh chóng những kiến thức, kỹ năng mình còn thiếu.


- Cách tiếp cận vừa học vừa làm: các khóa học, chương trình giúp thanh niên từ khâu xây dựng ý tưởng, lập kế hoạch và kết nối nhà đầu tư để họ thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình.

- Cách tiếp cận hỗ trợ: các chương trình đào tạo cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ họ lúc khó khăn và khuyến khích họ kiên định với lựa chọn của bản thân.

- Cách tiếp cận chuyển giao hay tự đào đạo: Công nhận và khuyến khích các mô hình tự tạo việc làm thành công của thanh niên, trên cơ sở đó nhân rộng mô hình cho những thanh niên khác. Mô hình này phù hợp với phần lớn thanh niên vì họ có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ cho nhau mà không đòi hỏi phải có trình độ cao. Cách thức này cũng phát huy hiệu quả tương tự như các mô hình giáo dục đồng đẳng.

4.2.3 Phát triển môi trường tự tạo việc làm cho thanh niên


Tạo môi trường thuận lợi phát triển thanh niên tự tạo việc làm và doanh nhân trẻ: Những gánh nặng về qui định hành chính kinh doanh phức tạp sẽ hạn chế khả năng sáng tạo kinh doanh của thanh niên hoặc khiến họ lạc hướng khi lợi dụng những kẽ hở luật lệ quy định để kiếm lợi, đi chệch khỏi mục đích ban đầu và bỏ rơi trách nhiệm xã hội. Những chính sách và chương trình riêng rẽ của các bộ ngành đã không phát huy hết tác dụng. Bên cạnh đó, các chương trình này chưa được thiết kế dựa trên những khảo sát nhu cầu thực tế của thanh niên tự tạo việc làm. Mối liên kết giữa các bên có tác động tới khả năng tự tạo việc làm của thanh niên như các bộ ngành, quản lý các cấp trung ương, địa phương; các nhà cung cấp dịch vụ; và cộng đồng cũng như bản thân thanh niên còn lỏng lẻo.

Tiếp cận với các nguồn vốn với lãi suất hỗ trợ: Đây là một trong những khó khăn lớn nhất đối với thanh niên tự tạo việc làm vì mọi cơ sở tạo sự tin tưởng cho một khoản vay hầu như thanh niên chưa thể có trong giai đoạn khởi nghiệp. Chương trình


này, khi tồn tại tách biệt đã gây khó khăn cho thanh niên khi tiếp cận vì bản thân các tổ chức cung cấp tín dụng chính thức chỉ có thể dựa trên các quy định hiện hành để tiến hành cho vay, xong thanh niên lại thường rất khó thỏa mãn những quy định này.

Đẩy mạnh các dịch vụ và hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, phát triển hoạt động tự tạo việc làm, kinh doanh: Các kết quả cho thấy các dịch vụ giúp hỗ trợ kiến thức thông tin về hành chính, pháp luật, điều hành một hoạt động kinh doanh, công việc tự tạo, bên cạnh những kiến thức hay chuyển giao công nghệ, cũng như dịch vụ tín dụng đặc biệt cần thiết đối với thanh niên tự tạo việc làm. Các hoạt động này ở Việt Nam mới mang tính chất riêng lẻ nhằm giải quyết tình trạng thiếu việc làm của thanh niên, chưa hình thành các hoạt động mang tính chất dịch vụ chuyên nghiệp.

4.3 Giải pháp tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam


Quan điểm và các phát hiện nghiên cứu được phân tích trên đây là cơ sở đề xuất hệ thống các giải pháp đa cấp độ, vĩ mô và vi mô, và đều nhằm tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên, bao gồm: mong muốn-năng lực tiềm năng-và môi trường tiếp cận nguồn lực tự tạo việc làm. Ở cấp độ vĩ mô là vai trò xây dựng và điều hành chính sách của các bộ, ngành liên quan, ở cấp độ vi mô là vai trò của các nhà cung cấp dịch vụ cho thanh niên, hiệp hội ngành/nghề, hiệp hội doanh nghiệp trẻ, các công ty tư vấn hoặc các trường dạy nghề / kỹ thuật và tổ chức đào tạo cũng như bản thân thanh niên và cộng đồng.

Các giải pháp phối hợp đa cấp độ này có thể chia làm hai pha, theo bốn giai đoạn tự tạo việc làm của thanh niên. Hai giai đoạn đầu thuộc pha thứ nhất, các giải pháp giúp hình thành mong muốn và xây dựng năng lực tự tạo việc làm cho thanh niên hầu như không có rủi ro, việc đầu tư vào con người trong pha này sẽ đem lại lợi ích cho thanh niên trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tuy nhiên, ở pha thứ hai, bao gồm hai giai đoạn cuối của quá trình tự tạo việc làm, khi thật sự phải đầu tư vốn tài chính kèm theo nhiều rủi ro,


đòi hỏi các giải pháp phải được kết nối và đồng bộ với các giải pháp từ pha thứ nhất. Hệ thống giải pháp này được mô hình hóa trong sơ đồ hình 4.1 sau.


4.3.1 Cấp độ vĩ mô


1

2

3

4

Ở cấp độ vĩ mô, với vai trò xây dựng và điều hành chính sách, xây dựng khuôn khổ luật pháp và các quy định hành chính, các bộ ngành như bộ Công thương, bộ Lao động, bộ Nội vụ, bộ Giáo dục và đào tạo, bộ Tư pháp, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, cần phối hợp để có những chính sách tác động tới môi trường kinh tế xã hội tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi cho thanh niên tự tạo việc làm. Hệ thống chính sách này còn rộng hơn và bao trùm một phần chính sách việc làm cho thanh niên vì các doanh nghiệp do thanh niên làm chủ có xu hướng cũng sử dụng lao động thanh niên và cho dù số thanh niên thực sự tự tạo việc làm không nhiều nhưng những kiến thức kỹ năng tự tạo việc làm họ học được cũng có tác dụng khi họ tham gia thị trường lao động ở bất kỳ khu vực nào.


Thanh niên, cộng đồng

Các nhà cung cấp dịch vụ cho TN

Cấp độ vĩ mô


Hình 4.1: Hệ thống giải pháp tăng cường khả năng tự tạo việc làm của thanh niên


CS thuế, tín dụng, tài chính

CS Giáo dục, đào tạo


CS Kinh tế vĩ mô

CS TT

Việc làm cho TN

Tự tạo việc làm cho TN

lao động


CS liên kết giữa các ngành, vùng kinh tế

CS khoa học và công nghệ


Hình 4.2: Lồng ghép và tích hợp các chính sách

Cách tiếp cận lồng ghép và tích hợp các chính sách giúp cải thiện vị thế của thanh niên trên thị trường lao động và do vậy tự tạo việc làm bền vững (Hình 4.2)

Về phía Chính phủ, cần tiến hành một khảo sát thực tế xác định các nhu cầu cụ thể, thách thức, cơ hội và năng lực của nam nữ thanh niên trong việc khởi sự và phát triển các doanh nghiệp nhỏ, tự tạo việc làm. Đó sẽ là cơ sở thiết kế khung chính sách và kế hoạch hành động của quốc gia phát triển các doanh nhân trẻ và thanh niên tự tạo việc làm. Vai trò của Chính phủ trong việc xây dựng và điều hành các chính sách, chiến lược và các chương trình khuyến khích hỗ trợ thanh niên tự tạo việc làm, do đó, thường được tìm thấy trong các lĩnh vực sau đây:

Khung chính sách mà Chính phủ phát triển cung cấp khuôn khổ chung cho việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tự tạo việc làm cho thanh niên bao gồm cả những hỗ trợ và chỉ đạo các cơ hội xúc tiến phát triển doanh nghiệp thanh niên. Điều này thường liên quan đến việc phối hợp liên bộ (ví dụ như giữa Đoàn Thanh niên, Bộ Lao động, Bộ

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 01/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí